Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 tới bài 19
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 tới bài 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trac_nghiem_mon_lich_su_lop_6_bai_1_toi_bai_19.docx
Nội dung text: Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 tới bài 19
- TRẮC NGHIỆM SỬ LỚP 6: BÀI 1 TỚI BÀI 19 BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 1 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Lịch sử là gì? Câu 1. Lịch sử là những gì A. đang diễn ra. B. đã diễn ra trong quá khứ. C. chưa diễn ra. D. đã và đang diễn ra. Câu 2. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? A. Sử học. B. Khảo cổ học. C. Việt Nam học. D. Cơ sở văn hóa. Câu 3. Tư liệu truyền miệng A. bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời. B. chỉ là những tranh, ảnh. C. bao gồm di tích, đồ vật của người xưa. D. là các văn bản ghi chép. Câu 4. Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Các bài nghiên cứu khoa học. Câu 5. Tư liệu hiện vật gồm A. những câu truyện cổ. B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí. C. những công trình, di tích, đồ vật.
- D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa. Câu 6. Đền Hùng là tư liệu A. chữ viết. B. truyền miệng. C. hiện vật. D. thành văn. Câu 7. Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là A. con người. B. thượng đế. C. vạn vật. D. Chúa trời. Câu 8. Các truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc loại hình tư liệu A. hiện vật. B. truyền miệng. C. chữ viết. D. gốc. Câu 9. Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục" thuộc tư liệu A. hiện vật. B. truyền miệng. C. chữ viết. D. quốc gia. Câu 10. Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Không được coi là một tư liệu.
- Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của việc học lịch sử? A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. B. Khái quát được chuỗi các sự kiện thành định đề. C. Hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại. D. Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. Câu 12. Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là A. Đê-mô-crit. B. Hê-ra-crit. C. Xanh-xi-mông. D. Xi-xê-rông. Câu 13. Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định lịch sử là thầy dạy của cuộc sống? A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ. B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ. C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai. D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người. Câu 14. Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người? A. Thời gian hoạt động. B. Các hoạt động. C. Tính cá nhân. D. Mối quan hệ với cộng đồng. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 8 B Câu 2 A Câu 9 C Câu 3 A Câu 10 B Câu 4 D Câu 11 B
- Câu 5 C Câu 12 D Câu 6 C Câu 13 D Câu 7 A Câu 14 D TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 2 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Thời gian trong lịch sử Câu 1. Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì? A. Ánh sáng của Mặt Trời. B. Di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng. C. Mực nước sông hàng năm. D. Thời tiết mỗi mùa. Câu 2. Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. C. Trái Đất quay quanh chính nó. D. các vì sao. Câu 3. Một thiên niên kỉ gồm A. 100 năm. B. 1000 năm. C. 10 năm. D. 2000 năm. Câu 4. Năm 201 thuộc thế kỉ thứ mấy? A. III. B. IV. C. II. D. I. Câu 5. Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là bao nhiêu năm? A. 1840.
- B. 2021. C. 2200. D. 2179. Câu 6. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào? A. 2002. B. 1992. C. 1995. D. 2005. Câu 7. Công lịch là dùng lịch chung ở A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Mĩ. D. trên thế giới. Câu 8. Theo Công lịch thì 1 năm có A. 365 ngày chia thành 12 tháng. B. 366 ngày chia thành 12 tiếng. C. 365 ngày chia thành 13 tháng. D. 366 ngày chia thành 13 tháng. Câu 9. Dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, con người đã sáng tạo ra loại lịch nào? A. Nông lịch. B. Dương lịch. C. Âm lịch. D. Nhật lịch. Câu 10. Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một A. thập kỉ. B. thế kỉ.
- C. thiên niên kỉ. D. kỉ nguyên. Câu 11. Theo Công lịch, chu kì bao nhiêu năm thì có một năm nhuận? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định A. không gian diễn ra các sự kiện. B. chủ thể của sự kiện đã diễn ra. C. mối quan hệ giữa các sự kiện. D. thời gian xảy ra các sự kiện. Câu 13. Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm A. Đức Phật ra đời. B. Chúa Giê-su ra đời. C. Chúa Giê-su qua đời. D. nguyệt thực toàn phần. Câu 14. Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021). A. 1002 năm, 10 thế kỉ. B. 1005 năm, 11 thế kỉ. C. 1001 năm, 10 thế kỉ. D. 1005 năm, 10 thế kỉ. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 8 A Câu 2 A Câu 9 B
- Câu 3 A Câu 10 C Câu 4 A Câu 11 C Câu 5 C Câu 12 D Câu 6 B Câu 13 B Câu 7 D Câu 14 D TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 3 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Nguồn gốc loài người Câu 1. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam? A. Lạng Sơn, Thanh Hóa. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Hòa Bình, Lai Châu. D. Quảng Nam, Quảng Ngãi. Câu 2. Di cốt của Người tinh khôn được tìm thấy ở A. châu Á. B. châu Phi. C. châu Mĩ. D. hầu khắp các châu lục. Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là của Người tối cổ? A. Có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay cầm nắm, ăn hoa, quả lá. B. Lớp lông mỏng không còn. C. Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay. D. Có thân hình thẳng đứng. Câu 4. Cuối thế kỉ XIX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước ở A. Nê-an-đé-tan (Đức). B. Ê-ti-ô-pi-a (Đông Phi). C. Gia-va (In-đô-nê-xi-a). D. An Khê (Việt Nam).
- Câu 5. Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, có thể A. đi bằng hai chi sau. B. hoàn toàn đứng bằng hai chân. C. trồng trọt và chăn nuôi. D. đi lại, hoạt động giống người ngày nay. Câu 6. Người tinh khôn còn được gọi là A. vượn người. B. Người tối cổ. C. Người quá khứ. D. Người hiện đại. Câu 7. Bộ xương hóa thạch được tìm thấy vào năm 1974 tại Ê-ti-ô-pi-a (thuộc Đông Phi) được gọi là A. Người Ê-ti-ô-pi-a. B. Người Gia-va. C. Người Nê-an-đéc-tan. D. Cô gái Lu-cy. Câu 8. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy di cốt hóa thạch của Người tối cổ ở vùng nào trong khu vực Đông Nam Á? A. Pôn-a-ung (Mi-an-ma). B. Gia-va (In-đô-nê-xi-a). C. Thẩm Khuyên (Việt Nam). D. An Khê (Việt Nam). Câu 9. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào? A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại. Câu 10. Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.
- A. Nhỏ hẹp. B. Chủ yếu ở miền Bắc. C. Hầu hết ở miền Trung. D. Rộng khắp. Câu 11. Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người tối cổ? A. Di cốt hóa thạch. B. Di chỉ đồ đá. C. Di chỉ đồ đồng. D. Di chỉ đồ sắt. Câu 12. Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam? A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn). B. Núi Đọ (Thanh Hóa). C. Xuân Lộc (Đồng Nai). D. An Khê (Gia Lai). Câu 13. Nguồn gốc của loài người là A. Người tối cổ. B. Người tinh khôn. C. vượn cổ. D. vượn người. Câu 14. Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là A. từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn. B. từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn. C. sự hình thành các chủng tộc trên thế giới. D. sự hình thành các quốc gia cổ đại. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
- Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 8 D Câu 2 D Câu 9 A Câu 3 A Câu 10 D Câu 4 C Câu 11 A Câu 5 A Câu 12 D Câu 6 D Câu 13 D Câu 7 D Câu 14 B TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 4 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Xã hội nguyên thủy Câu 1. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết A. săn bắt, hái lượm. B. ghè đẽo đá làm công cụ. C. dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn D. trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của Người tinh khôn? A. Biết trồng lúa và chăn nuôi gia súc. B. Sống thành bầy khoảng 5 - 7 gia đình lớn. C. Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình. D. Biết làm trang sức tinh thế, làm đồ gốm. Câu 3. Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì? A. Nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống. B. Nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống. C. Nhóm gồm vài chục gia đình, không có quan hệ huyết thống. D. Nhiều bầy người nguyên thủy cư trú trên cùng một địa bàn. Câu 4. Người tối cổ đã làm gì để sử dụng công cụ lao động bằng đá có hiệu quả hơn? A. Ghè đẽo hai cạnh thật sắc bén. B. Ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- C. Tra cán vào công cụ bằng đá. D. Sử dụng những hòn đá trong tự nhiên. Câu 5. Tổ chức xã hội của Người tối cổ có điểm nổi bật là sống thành A. một gia đình, có người đứng đầu. B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu. C. nhóm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. D. từng gia đình cư trú trong các hang động, mái đá. Câu 6. Thành tựu về vật chất quan trọng đầu tiên của người nguyên thủy là A. tạo ra lửa. B. biết trồng trọt. C. biết chăn nuôi. D. làm đồ gốm. Câu 7. Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện ở các mặt A. công cụ lao động, cách thức lao động. B. công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú. C. đời sống tâm linh, cách thức lao động, địa bàn cư trú. D. đời sống nghệ thuật, công cụ lao động, cách thức lao động. Câu 8. Trên đất nước Việt Nam, dấu vết nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa A. Hòa Bình. B. Bắc Sơn. C. Quỳnh Văn. D. Dúi Đọ. Câu 9. Bộ lạc là tổ chức xã hội gồm A. 5 đến 7 gia đình lớn. B. vài chục gia đình có quan hệ huyết thống. C. nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn. D. từng gia đình sống trong hang động, mái đá.
- Câu 10. Đứng đầu bộ lạc là A. tộc trưởng. B. bộ trưởng. C. xóm trưởng. D. tù trưởng. Câu 11. Đứng đầu thị tộc là A. tộc trưởng. B. bộ trưởng. C. xóm trưởng. D. tù trưởng. Câu 12. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là tộc trưởng. A. thị tộc. B. bộ lạc. C. bầy người nguyên thủy. D. công xã nông thôn. Câu 13. Mỗi loài động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên được thị tộc tôn sùng gọi là A. vật tổ. B. đồ tổ. C. linh vật. D. tổ thị tộc. Câu 14. Động lực chủ yếu nào dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người? A. Quá trình lao động. B. Đột biến gen. C. Xuất hiện ngôn ngữ. D. Xuất hiện kim loại. Câu 15. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh của người nguyên thủy vẽ trên A. vách đá.
- B. mai rùa. C. thẻ tre. D. giấy pa-pi-rút. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 9 C Câu 2 B Câu 10 D Câu 3 B Câu 11 A Câu 4 B Câu 12 C Câu 5 C Câu 13 A Câu 6 A Câu 14 A Câu 7 B Câu 15 A A Câu 8 TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 5 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại? A. Giúp con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt. B. Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà. C. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại. D. Tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. Câu 2. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ thứ II TCN. B. Thiên niên kỉ thứ III TCN. C. Thiên niên kỉ thứ IV TCN. D. Thiên niên kỉ thứ V TCN. Câu 3. Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?
- A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người. B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ. C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa. D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa. Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy là sự xuất hiện của A. công cụ kim khí. B. chế độ tư hữu. C. đời sống vật chất. D. đời sống tinh thần. Câu 5. Cuối thời nguyên thủy, ở Việt Nam, con người sống A. định cư lâu dài. B. rất bấp bênh. C. ăn lông ở lỗ D. du mục đi khắp nơi. Câu 6. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là A. đồng đỏ. B. đồng thau. C. sắt. D. nhôm. Câu 7. Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam gắn với những nền văn hóa như A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. B. Đông Sơn, Phùng Nguyên, Bắc Sơn. C. Bắc Sơn, Đồng Đậu, Gò Mun. D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hòa Bình. Câu 8. Việc sử dụng phổ biến công cụ kim loại, đặc biệt là công cụ bằng sắt đã tác động như thế nào đến kinh tế cuối thời nguyên thủy? A. Diện tích canh tác nông nghiệp chưa được mở rộng.
- B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm dư thừa. C. Năng suất lao động tăng, tạo ra sản phẩm chỉ đủ để ăn. D. Diện tích canh tác nông nghiệp được mở rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao. Câu 9. Nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy xã hội xuất hiện các giai cấp là A. thống trị và bị trị. B. người giàu và người nghèo. C. tư sản và vô sản. D. địa chủ và nông dân. Câu 10. Cuối thời nguyên thủy, con người lần lượt phát hiện và sử dụng công cụ bằng kim loại A. đồng đỏ, đồng thau, sắt. B. đồng thau, đồng đỏ, sắt. C. đồng đỏ, sắt, đồng thau. D. sắt, đồng thau, đồng đỏ. Câu 11. Trong xã hội nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc và các thành viên thị tộc có quan hệ như thế nào? A. Bình đẳng. B. Kính trên nhường dưới. C. Huyết thống. D. Kính trọng người giàu có. Câu 12. Cuối thời nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc chiếm các sản phẩm dư thừa và trở thành A. người nghèo. B. người giàu. C. bình dân. D. thị dân. Câu 13. Cuối thời nguyên thủy, những thành viên thị tộc không có của cải nên trở thành
- A. người nghèo. B. người giàu. C. người cai trị. D. thị dân. Câu 14. Quá trình chuyển biến của xã hội cuối thời nguyên thủy ở phương Đông diễn ra A. đồng đều. B. không đồng đều. C. triệt để. D. không triệt để. Câu 15. Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú như thế nào? A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi. B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông. C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá. D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó. Câu 16. Đâu không phải chuyển biến về kinh tế vào cuối thời nguyên thủy? A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng. B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng. C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên. D. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm trang sức, làm đồ gốm. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 C Câu 9 A Câu 2 C Câu 10 A Câu 3 B Câu 11 A Câu 4 A Câu 12 B Câu 5 A Câu 13 A Câu 6 A Câu 14 D
- Câu 7 A Câu 15 B Câu 8 B Câu 16 D TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 6 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Câu 1. Ở Ai Cập, người đứng đầu nhà nước được gọi là A. Pha-ra-ông. B. En-xi. C. Thiên tử. D. Thiên hoàng. Câu 2. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là A. Pha-ra-ông. B. En-xi. C. Thiên tử. D. Thiên hoàng. Câu 3. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông A. Nin. B. Trường Giang. C. Ti-grơ. D. Ơ-phrát. Câu 4. Quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại được xây dựng trên nền tảng kinh tế A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thủ công nghiệp và thương nghiệp. C. mậu dịch hàng hải quốc tế. D. thủ công nghiệp hàng hóa. Câu 5. Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế
- A. thương nghiệp. B. thủ công nghiệp. C. nông nghiệp. D. dịch vụ. Câu 6. Các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ra đời vào khoảng A. thiên niên kỉ IV TCN. B. thiên niên kỉ III TCN. C. thế kỉ IV TCN. D. thế kỉ III TCN. Câu 7. Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch? A. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh mình. C. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa. D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 8. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực sông A. Nin. B. Trường Giang và Hoàng Hà. C. Ti-grơ và Ơ-phrát. D. Hằng và Ấn. Câu 9. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên A. đất sét. B. mai rùa. C. thẻ tre. D. giấy Pa-pi-rút. Câu 10. Cư dân Lưỡng Hà cổ đại viết chữ trên A. đất sét. B. mai rùa.
- C. thẻ tre. D. giấy Pa-pi-rút. Câu 11. Công trình nào dưới đây là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại? A. Tượng Nhân sư ở Ai Cập. B. Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà. C. Cổng I-sơ-ta ở Lưỡng Hà. D. Khu lăng mộ Gi-za ở Ai Cập. Câu 12. Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại? A. Tượng Nhân sư. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Cổng I-sơ-ta. D. Khu lăng mộ Gi-za. Câu 13. Ngành sản xuất phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp Câu 14. Tại sao ngành kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ. B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp. C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào. D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Câu 15. Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu A. phục vụ sản xuất nông nghiệp. B. phục vụ việc chiêm tinh, bói toán. C. phục vụ yêu cầu học tập.
- D. thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước. Câu 16. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp. B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân. C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc. D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi. Câu 17. Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện A. sức mạnh của đất nước. B. sức mạnh của thần thánh. C. sức mạnh và uy quyền của nhà vua. D. tình đoàn kết dân tộc. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 10 A Câu 2 B Câu 11 D Câu 3 A Câu 12 B Câu 4 A Câu 13 A Câu 5 C Câu 14 A Câu 6 A Câu 15 A Câu 7 A Câu 16 A Câu 8 C Câu 17 C Câu 9 D TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 7 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Ấn Độ cổ đại Câu 1. Những đồng bằng ở phía tây và phía đông Ấn Độ được bồi đắp bởi phù sa sông A. Nin. B. Ti-grơ và Ơ-phrát. C. Hằng và Ấn.
- D. Trường Giang và Hoàng Hà. Câu 2. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng thuận lợi cho Ấn Độ phát triển kinh tế A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. thương nghiệp. D. dịch vụ. Câu 3. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là sông A. Ấn. C. Hằng. C. Gô-đa-va-ri. D. Na-ma-da. Câu 4. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người nào đã sinh sống ở lưu vực sông Ấn? A. Người A-ri-a. B. Người Do Thái. C. Người Đra-vi-đa. D. Người Khơ-me. Câu 5. Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ? A. Người A-ri-a. B. Người Do Thái. C. Người Đra-vi-đa. D. Người Khơ-me. Câu 6. Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập chế độ A. quân chủ chuyên chế. B. cộng hòa quý tộc. C. đẳng cấp Vác-na. D. phân biệt tôn giáo.
- Câu 7. Chế độ đẳng cấp Vác-na là gì? A. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da. B. Sự phân biệt về tôn giáo. C. Sự phân biệt về trình độ học vấn. D. Sự phân biệt giàu - nghèo. Câu 8. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có mấy đẳng cấp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Đẳng cấp đứng đầu trong xã hội Ấn Độ cổ đại là A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra. Câu 10. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, ai thuộc đẳng cấp Bra-man? A. Tăng lữ. B. Quý tộc, chiến binh. C. Nông dân, thương nhân. D. Những người thấp kém. Câu 11. Những người thấp kém trong xã hội Ấn Độ cổ đại thuộc đẳng cấp A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra. Câu 12. Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới. A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
- B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra. C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man. D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man. Câu 13. Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại? A. Chữ Phạn. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Ka-na. Câu 14. Cư dân ở quốc gia cổ đại nào dưới đây đã sáng tạo ra chữ số 0? A. Ai Cập. B. Hi Lạp. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ. Câu 15. Ấn Độ là quê hương của tôn giáo những nào dưới đây? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Nho giáo và Phật giáo. C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo. D. Nho giáo và Đạo giáo. Câu 16. Quốc gia cổ đại nào là nơi khởi phát của Phật giáo? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 17. Theo lịch của người Ấn cổ đại, sau bao nhiêu năm sẽ có một tháng nhuận? A. 2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm.
- D. 5 năm. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 C Câu 10 A Câu 2 B Câu 11 D Câu 3 A Câu 12 A Câu 4 C Câu 13 A Câu 5 A Câu 14 D Câu 6 C Câu 15 C Câu 7 A Câu 16 A Câu 8 D Câu 17 D Câu 9 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 8: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 8 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII Câu 1. Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là A. Nin. B. Ti-grơ và Ơ-phrát. C. Hằng và Ấn. D. Trường Giang và Hoàng Hà. Câu 2. Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo điều kiện phát triển kinh tế A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. thương nghiệp. D. dịch vụ. Câu 3. Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc ra đời ở hạ lưu A. Hoàng Hà. B. Trường Giang. C. sông Hằng.
- D. sông Ấn. Câu 4. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc? A. Tần Thủy Hoàng. B. Lưu Bang. C. Tư Mã Viêm. D. Lý Uyên Câu 5. Đại diện của phái Nho gia ở Trung Quốc là A. Khổng Tử. B. Hàn Phi tử. C. Mặc Tử. D. Lão Tử. Câu 6. Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên A. mai rùa. B. đất sét. C. giấy Pa-pi-rút. D. vách đá. Câu 7. Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời A. Tần. B. Hán. C. Tấn. D. Tùy. Câu 8. Hàn Phi Tử là đại diện phái A. Nho gia. B. Pháp gia. C. Mặc gia. D. Đạo gia. Câu 9. Đại diện của phái Mặc gia ở Trung Quốc là
- A. Khổng Tử. B. Hàn Phi tử. C. Mặc Tử. D. Lão Tử. Câu 10. Lão Tử là đại diện phái A. Nho gia. B. Pháp gia. C. Mặc gia. D. Đạo gia. Câu 11. Trong xã hội phong kiến, các nông dân công xã nhận ruộng đất để canh tác được gọi là A. nông dân lĩnh canh. B. nông nô. C. địa chủ. D. quý tộc. Câu 12. Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ A. nộp tô. B. nộp sưu. C. đi lao dịch. D. phục vụ. Câu 13. Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc? A. Tần Thủy Hoàng. B. Lưu Bang. C. Tư Mã Viêm. D. Lý Uyên. Câu 14. Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì A. nhà Hạ. B. nhà Thương.
- C. nhà Chu. D. Xuân Thu - Chiến Quốc. Câu 15. Dưới thời Tần, các quan lại, quý tộc có nhiều ruộng đất tư trở thành A. địa chủ. B. lãnh chúa. C. vương hầu. D. nông dân lĩnh canh. Câu 16. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là A. quý tộc, quan lại - nông dân công xã. B. địa chủ - nông dân lĩnh canh. C. lãnh chúa - nông nô. D. tư sản - vô sản. Câu 17. Đâu là tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu? A. Kinh Thi. B. Li tao. C. Cửu Ca. D. Thiên vấn. Câu 18. Kĩ thuật in được phát minh bởi người A. Trung Quốc. B. La Mã. C. Ai Cập. D. Ấn Độ. Câu 19. Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì? A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về. C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng. D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
- Câu 20. Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là A. Vạn Lí Trường Thành. B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. C. Kim chỉ nam. D. Sử kí của Tư Mã Thiên. Câu 21. Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào? A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều. B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều. C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn. D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 8: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 12 A Câu 2 B Câu 13 B Câu 3 A Câu 14 D Câu 4 A Câu 15 A Câu 5 A Câu 16 B Câu 6 A Câu 17 A Câu 7 A Câu 18 A Câu 8 B Câu 19 A Câu 9 C Câu 20 A Câu 10 D Câu 21 A Câu 11 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 9: HI LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 9 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Hi Lạp và La Mã cổ đại Câu 1. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào? A. La Mã.
- B. Hy Lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 2. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền D. cộng hòa quý tộc. A. chuyên chính của giai cấp chủ nô. B. quân chủ chuyên chế. C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Câu 3. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã? A. Ốc-ta-viu-xơ. B. Pê-ri-clét. C. Hê-rô-đốt. D. Pi-ta-go. Câu 4. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại? A. Ta-lét. B. Pi-ta-go. C. Ác-si-mét. D. Ô-gu-xtu-xơ. Câu 5. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biến giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước. Câu 6. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten? A. Đại hội nhân dân. B. Viện Nguyên lão. C. Quốc hội.
- D. Nghị viện. Câu 7. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 8. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II A. được mở rộng nhất. B. thu hẹp dần. C. không thay đổi so với lúc mới thành lập. D. được mở rộng về phía Tây. Câu 9. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại? A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế. B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 10. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì? A. Quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp. Câu 11. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là A. chủ nô và nô lệ. B. quý tộc và nô lệ. C. chủ nô và nông nô. D. địa chủ và nông dân. Câu 12. Cuộc đấu tranh nào là minh chứng điển hình về sự phản kháng của nô lệ đối với chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây?
- A. Chiến tranh Pu-nic. B. Chiến tranh nô lệ ở Đức. C. Khởi nghĩa của Xpác-ta-cút. D. Chiến tranh Han-ni-bal. Câu 13. Ở nhà nước La Mã cổ đại, mọi quyền hành nằm trong tay A. Ốc-ta-viu-xơ. B. Đại hội nhân dân. C. Viện Nguyên lão. D. Thượng viện. Câu 14. Cư dân quốc gia cổ đại nào đã sáng tạo ra dương lịch? A. Hy Lạp và La Mã. B. Lưỡng Hà. C. Ai Cập. D. Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 15. Nền tảng kinh tế của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại là ? A. mậu dịch hàng hải. B. nông nghiệp trồng lúa nước. C. thủ công nghiệp hàng hóa. D. thủ công nghiệp và thương nghiệp. Câu 16. Nô lệ trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại không mang đặc điểm nào sau đây? A. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội. B. Có mặt ở hầu hết các lĩnh vực để phục vụ cho chủ nô. C. Lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô. D. Được tự do hơn nô lệ ở các quốc gia cổ đại khác. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) với phương Tây (Hy Lạp và La Mã)? A. Nền tảng kinh tế.
- B. Thể chế chính trị. C. Thời gian ra đời. D. Cơ cấu xã hội. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 9: HI LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 10 C Câu 2 A Câu 11 A Câu 3 A Câu 12 C Câu 4 D Câu 13 A Câu 5 D Câu 14 A Câu 6 A Câu 15 D Câu 7 A Câu 16 D Câu 8 A Câu 17 D Câu 9 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 10: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 10 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á Câu 1. Khu vực Đông Nam Á nằm ở A. phía đông nam của châu Á. B. phía tây nam của châu Á. C. phía đông bắc của châu Á. D. phía đông của châu Á. Câu 2. Đâu không phải tên quốc gia cổ đại ra đời trên lãnh thổ Việt nam ngày nay? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Kê-đa. Câu 3. Các vương quốc phong kiến lục địa ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế A. nông nghiệp.
- B. thương nghiệp. C. hải cảng. D. dịch vụ. Câu 4. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, trên lãnh thổ Cam-pu-chia ngày nay đã xuất hiện Vương quốc A. Chăm-pa. B. Chân Lạp. C. Sri Kse-tra. D. Kê-đa. Câu 5. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì A. phong kiến. B. chiếm hữu nô lệ. C. tư bản chủ nghĩa. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 6. So với các vương quốc phong kiến lục địa, các vương quốc phong kiến hải đảo ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế A. nông nghiệp. B. thương nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. dịch vụ. Câu 7. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở phía Bắc Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến nào? A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt. C. Chân Lạp. D. Chăm-pa. Câu 8. Vương quốc cổ Tha-tơn được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay? A. Bán đảo Mã Lai.
- B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi. C. In-đô-nê-xi-a. D. Miền Trung Việt Nam. Câu 9. Vương quốc cổ Đva-ra-va-ti được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay? A. Bán đảo Mã Lai. B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi. C. Lưu vực sông Mê Nam. D. Miền Trung Việt Nam. Câu 10. Vương quốc cổ Kê-đa được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay? A. Bán đảo Mã Lai. B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi. C. Lưu vực sông Mê Nam. D. Miền Trung Việt Nam. Câu 11. Vương quốc phong kiến Ca-lin-ga được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay? A. Đảo Gia-va. B. Sông Mê Nam. C. Sông I-ra-oa-đi. D. Hạ lưu sông Mê Công. Câu 12. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi các vương quốc phong kiến của tộc người nào đã được hình thành A. Người Miến. B. Người Môn. C. Người Khơ-me. D. Người Việt. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 10: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á
- Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 7 A Câu 2 D Câu 8 B Câu 3 A Câu 9 B Câu 4 B Câu 10 A Câu 5 A Câu 11 A Câu 6 B Câu 12 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 11: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 11 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á Câu 1. Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân quốc gia nào đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á? A. Ấn Độ. B. Hy Lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 2. Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Hy Lạp. D. Ai Cập. Câu 3. Người Việt cổ tiếp thu hệ thống chữ viết của nước nào? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Hy Lạp. D. Ai Cập. Câu 4. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á chủ yếu cung cấp mặt hàng gì? A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi
- B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm Câu 5. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào? A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm Câu 6. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với A. Ấn Độ, Trung Quốc. B. Nhật Bản, Triều Tiên. C. Ai Cập, Lưỡng Hà. D. Hy Lạp, La Mã. Câu 7. Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo. C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo và Phật giáo. Câu 8. Công trình nào ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ? A. Tháp Chăm. B. Phủ Tây Hồ. C. Chùa Hương. D. Tháp Bút. Câu 9. Đâu không phải tác phẩm văn học ảnh hưởng bởi văn học Ấn Độ? A. Ra-ma Khiên (Thái Lan). B. Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a).
- C. Riêm Kê (Cam-pu-chia). D. Con Rồng, cháu Tiên (Việt Nam). Câu 10. Kiểu kiến trúc - đền, núi ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Triều Tiên. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 11: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 6 A Câu 2 B Câu 7 A Câu 3 B Câu 8 A Câu 4 A Câu 9 D Câu 5 C Câu 10 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 12 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Nước Văn Lang Câu 1. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 2. Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là A. Quan lang. B. Lạc tướng. C. Lạc hầu. D. Bồ chính. Câu 3. Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới
- A. đóng khố, mình trần, đi chân đất. B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá. C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất. D. đóng khố, mình trần, đi giày lá. Câu 4. Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá. B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn. D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô. Câu 5. Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì? A. Săn bắt thú rừng. B. Trồng lúa nước. C. Đúc đồng. D. Làm đồ gốm. Câu 6. Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? A. Lúa gạo là lương thực chính. B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu. C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên. D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. Câu 7. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ hình thành ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay là A. Chăm-pa. B. Âu Lạc. C. Văn Lang. D. Phù Nam. Câu 8. Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm A. 15 bộ.
- B. 15 tỉnh. C. 15 đạo. D. 15 chiềng, chạ. Câu 9. Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào? A. Chia thành cấm quân và quân địa phương. B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ. C. Chia thành cấm binh và hương binh. D. Chưa có quân đội. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp. C. Nhu cầu chống ngoại xâm. D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp. Câu 11. Đâu không phải phong tục của người Văn Lang? A. Gói bánh chưng. B. Nhuộm răng đen. C. Xăm mình. D. Đi chân đất. Câu 12. Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng A. thuyền. B. ngựa. C. lừa. D. voi. Câu 13. Cư dân Văn Lang sống quần tụ trong các A. chiềng, chạ. B. làng, bản. C. xã, huyện.
- D. thôn, xóm. Câu 14. Tại sao cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ? A. Họ có chung huyết thống. B. Cần phải xua đổi thú dữ. C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm. D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp. Câu 15. Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang? A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội. B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội. C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên. D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính. Câu 16. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 17. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học. Câu 18. Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt? A. Đoàn kết. B. Trọng nghĩa khí. C. Chống ngoại xâm. D. Trọng văn.
- ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 10 D Câu 2 B Câu 11 D Câu 3 A Câu 12 A Câu 4 B Câu 13 A Câu 5 B Câu 14 C Câu 6 D Câu 15 A Câu 7 C Câu 16 A Câu 8 A Câu 17 C Câu 9 D Câu 18 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 13: NƯỚC ÂU LẠC Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 13 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Nước Âu Lạc Câu 1. Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược? A. Hùng Vương. B. Thục Phán. C. Hai Bà Trưng. D. Bà Triệu. Câu 2. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề A. luyện kim, đúc đồng. B. làm gốm, dệt tơ lụa. C. buôn bán. D. đánh bắt cá, tôm. Câu 3. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội). C. Phú Xuân (Huế). D. Hoa Lư (Ninh Bình).
- Câu 4. Tổ chức bộ máy Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở tổ chức A. Nhà nước thời Văn Lang. B. Nhà nước thời Tần. C. thị tộc bộ lạc của người Tây Âu. D. thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt. Câu 5. Đứng đầu nước Âu Lạc là A. Hùng Vương. B. An Dương Vương. C. Cao Lỗ. D. Triệu Đà. Câu 6. Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào? A. Tần. B. Hán. C. Tùy. D. Đường. Câu 7. Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Lý Nam Đế. D. Trưng Vương. Câu 8. Đâu không phải lí do An Dương Vương dời đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)? A. Vùng đất đông dân. B. Nằm ở trung tâm đất nước. C. Thuận lợi cho việc đi lại. D. Giàu tài nguyên thiên nhiên. Câu 9. Quân đội thời Âu Lạc như thế nào? A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
- B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ. C. Lực lượng khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến. D. Chưa có quân đội. Câu 10. Theo tương truyền, nỏ Liên Châu do ai chế tạo? A. An Dương Vương. B. Cao Lỗ. C. Hùng Vương. D. Liên Châu. Câu 11. Nội dung nào không phải biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia? A. Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố. B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh. C. Cải tiến vũ khí cho quân đội. D. Không đồng ý với đề nghị xin hòa của Triệu Đà. Câu 12. Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc? A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân. B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định. C. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc. D. Kế thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang. Câu 13. Vì sao nhà nước mới được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc? A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt. B. Tên của thủ lĩnh Âu Việt. C. Tên của thủ lĩnh Lạc Việt. D. Tên của một bộ lạc mạnh nhất tham gia cuộc kháng chiến. Câu 14. Kinh đô của nước Âu Lạc - Phong Khê, nay là A. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội. B. Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội.
- C. Tiên Phong - Phổ Yên - Thái Nguyên. D. Mai Phụ - Lộc Hà - Hà Tĩnh. Câu 15. Năm 208 TCN, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay diễn ra sự kiện gì? A. Nhà nước Âu Lạc ra đời. B. Nhà nước Văn Lang ra đời. C. Quân Tần tấn công nước Văn Lang. D. An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 13: NƯỚC ÂU LẠC Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 9 C Câu 2 A Câu 10 B Câu 3 B Câu 11 D Câu 4 A Câu 12 C Câu 5 B Câu 13 A Câu 6 A Câu 14 A Câu 7 A Câu 15 A Câu 8 D TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 14: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 14 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc Câu 1. Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc? A. Sử dụng chế độ tô thuế. B. Bắt cống nạp sản vật. C. Nắm độc quyền về muối và sắt. D. Bắt nhổ lúa trồng đay. Câu 2. Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa A. nhân dân ta với chính quyền phương Bắc.
- B. nô tì với địa chủ, hào trưởng. C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng. D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc. Câu 3. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì? A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển. C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc. D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt. Câu 4. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào? A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân. B. Chia Âu Lạc thành nhiều châu. C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã. Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc? A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc. B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực. C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta. D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta. Câu 6. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông. B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta. C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta. Câu 7. Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc? A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng. B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.
- C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới. D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển. Câu 8. Những chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc nhằm mục đích gì? A. Đồng hóa dân ta về văn hóa. B. Đồng hóa dân ta về mặt giống nòi. C. Đồng hóa dân ta, thôn tính, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. D. Mở rộng lãnh thổ, ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc. Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc? A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng. B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò. C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới. D. Năng suất tăng hơn trước. Câu 10. Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là A. đúc đồng. B. rèn sắt. C. làm giấy, làm thủy tinh. D. làm đồ gốm. Câu 11. Điểm nổi bật của tình hình văn hóa ở nước ta thời Bắc thuộc là gì? A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc. C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho nó phù hợp với thực tiễn. D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Câu 12. Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta? A. Sử dụng chế độ tô thuế, bóc lột, cống nạp nặng nề; nắm độc quyền về muối và sắt. B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi. C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lý hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.
- D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ. Câu 13. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì? A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng. B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc. C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán. D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? A. Nho giáo được coi là quốc giáo. B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta. C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán. D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc? A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình. B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời. C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta. D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt. Câu 16. Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai? A. Vua người Hán. B. Thứ sử người Hán. C. Thái thú người Hán. D. Hào trưởng người Việt. Câu 17. Thời Bắc thuộc, đứng đầu các châu là ai? A. Vua người Hán. B. Thứ sử người Hán. C. Thái thú người Hán. D. Hào trưởng người Việt.
- Câu 18. Thời Bắc thuộc, đứng đầu các quận là ai? A. Vua người Hán. B. Thứ sử người Hán. C. Thái thú người Hán. D. Hào trưởng người Việt. Câu 19. Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung ương đến địa phương. A. Châu, quận, huyện, làng, xã. B. Quận, châu, huyện, làng, xã. C. Quận, huyện, châu, làng, xã. D. Làng, xã, huyện, quận, châu. Câu 20. Lực lượng có vai trò quan trọng giúp chính quyền phương Bắc đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là A. quân đội đồn trú. B. tay sai người Việt. C. quân đội nước láng giềng. D. quân đội trong nước. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 14: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 11 C Câu 2 A Câu 12 A Câu 3 A Câu 13 A Câu 4 A Câu 14 A Câu 5 C Câu 15 D Câu 6 C Câu 16 D Câu 7 D Câu 17 B Câu 8 C Câu 18 C Câu 9 A Câu 19 A Câu 10 C Câu 20 A
- TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 15: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 15 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ Câu 1. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân Hán xâm lược. B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa. D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán. B. Thi Sách (chồng Trưng Trắc) bị Tô Định giết. C. Đời sống nhân dân lầm than. D. Tô Định tham lam, tàn bạo, bóc lột. Câu 3. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân ta. B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc. Câu 4. Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu? A. Luy Lâu. B. Cổ Loa. C. Mê Linh. D. Hát Môn. Câu 5. Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì? A. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta. B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng. C. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào? A. Bà Triệu là người có sức khỏe, có mưu lớn. B. Bà Triệu là người giàu mưu trí. C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa. D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc. Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu? A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước. B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu. C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng. D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội. Câu 8. Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu? A. Nhà Hán. B. Nhà Lương. C. Nhà Tùy. D. Nhà Đường. Câu 9. Năm 544 đánh dấu sự ra đời của nhà nước A. Vạn Xuân. B. Văn Lang. C. Âu Lạc. D. Đại Cồ Việt. Câu 10. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì? A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch. C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử. D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục.
- Câu 11. Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì? A. Đầu hàng nhà Lương. B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng. C. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục. D. Tự sát. Câu 12. Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc. B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương. C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện các chính sách đồng hóa. D. Nhân dân đã giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? A. Sự ủng hộ của nhân dân. B. Nhà Lương suy yếu. C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân. D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí. Câu 14. Nhận xét nào không phản ảnh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân ta do Lý Bí lãnh đạo? A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt. C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta. D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo. Câu 15. Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì? A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. B. Chống ách đô hộ của nhà Hán. C. Chống ách đô hộ của nhà Lương.
- D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Câu 16. Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường? A. Nhà Đường bắt nhân ta phải gánh vải trong điều kiện khó khăn. B. Do chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường. C. Mai Thúc Loan được nhân dân khắp nơi biết đến. D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ. Câu 17. Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền đô hộ. B. Do nhà Đường bắt nhân dân cống nạp vải. C. Tranh thủ cơ hội nhà Đường suy yếu. D. Tranh thủ cơ hội nhà Lương suy yếu. Câu 18. Ai là người được mệnh danh là "Bố Cái đại vương"? A. Phùng An. B. Mai Thúc Loan. C. Phùng Hưng. D. Lý Bí. Câu 19. Lý Bí tập hợp nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân A. Lương. B. Ngô. C. Hán. D. Đường. Câu 20. Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân A. Lương. B. Ngô. C. Hán. D. Đường.
- Câu 21. Bà Triệu lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân A. Lương. B. Ngô. C. Hán. D. Đường. Câu 22. Ai đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân Đường vào cuối thế kỉ XVIII? A. Phùng Hưng. B. Mai Thức Loan. C. Lý Bí. D. Triệu Quang Phục. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 15: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 12 B Câu 2 B Câu 13 B Câu 3 A Câu 14 C Câu 4 C Câu 15 A Câu 5 B Câu 16 B Câu 6 D Câu 17 A Câu 7 A Câu 18 C Câu 8 B Câu 19 A Câu 9 A Câu 20 C Câu 10 A Câu 21 B Câu 11 C Câu 22 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 16: CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 16 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc Câu 1. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì? A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
- B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta. C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta. Câu 2. Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật? A. Văn hóa Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. B. Nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc. C. Tiếp thu và sáng tạo yếu tố bên ngoài, giữ gìn những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc. D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Câu 3. Người Hán truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải A. sùng bái Nho giáo. B. học chữ Nho. C . học theo tục lệ Nho giáo. D. thay đổi phong tục theo người Hán. Câu 4. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với nước ta? A. Nô dịch. B. Đô hộ. C. Ru ngủ. D. Đồng hóa. Câu 5. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam thời kì Bắc thuộc là gì? A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự đồng hóa của phong kiến phương Bắc. B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc. C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Trung Quốc. D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 6. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta? A. Phật giáo. B. Nho giáo.
- C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo giáo. Câu 7. Đâu không phải nguyên nhân giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm Bắc thuộc? A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình. B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời. C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta. D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt. Câu 8. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục ăn trầu. C. Tục nhuộm răng đen. D. Tục xin chữ đầu năm. Câu 9. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán? A. Chữ Nôm. B. Chữ Nêm. C. Chữ Quốc ngữ. D. Chữ Phạn. Câu 10. Đâu không phải phong tục cổ của người Việt được lưu giữ đến ngày nay? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục xăm mình. C. Tục ăn trầu. D. Tổ chức các lễ hội. Câu 11. Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt A. có tinh thần nồng nàn yêu nước. B. không được học tiếng Hán. C. khó đồng hóa về văn hóa.
- D. có tinh thần đấu tranh dũng cảm. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 16: CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 C Câu 7 D Câu 2 C Câu 8 D Câu 3 D Câu 9 A Câu 4 D Câu 10 B Câu 5 B Câu 11 A Câu 6 C TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 17: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 17 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X Câu 1. Khúc Thừa Dụ quê ở A. Xuân Châu. B. Ái Châu. C. Diễn Châu. D. Hồng Châu. Câu 2. Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm A. Thái thú. B. Thái úy. C. Tiết độ sứ An Nam. D. Thứ sử An Nam. Câu 3. Ai lên thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông qua đời? A. Khúc Thừa Mỹ. B. Dương Đình Nghệ. C. Khúc Hạo. D. Mai Thúc Loan. Câu 4. Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã
- A. tiến hành nhiều chính sách tiến bộ. B. thi hành luật pháp nghiêm khắc. C. làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ. D. chia ruộng đất cho dân nghèo. Câu 5. Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán A. đưa quân sang đánh nước ta. B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta. C. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ. D. cử sứ sang yêu cầu Khúc Hạo sang triều cống. Câu 6. Dương Đình Nghệ quê ở đâu? A. Làng Giàng. B. Làng Đường Lâm. C. Làng Đô. D. Làng Vạn Phúc. Câu 7. Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì? A. Tiến quân sang Trung Quốc để đánh chúng đến cùng. B. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán. C. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. D. Tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 8. Năm 938, tướng nào của phương Bắc đã đem quân sang xâm lược nước ta? A. Tần Thủy Hoàng. B. Lưu Hoằng Tháo. C. Lưu Bang. D. Lý Uyên. Câu 9. Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì? A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn. B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù.
- C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng. D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa rồi mở đường cho chúng rút về nước. Câu 10. Kết quả của trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi. B. thất bại. C. không phân thắng bại. D. thắng lợi một phần. Câu 11. Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa gì? A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên. B. Đây là nơi ông mất. C. Đây là nơi ông xưng vương. D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông. Câu 12. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc A. thủy triều đang lên. B. thủy triều đang xuống. C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. Câu 13. Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã A. bị tử trận trong đám tàn quân. B. ngụy trang trốn về nước. C. bị quân ta bắt sống. D. chui vào ống đồng trở về nước. Câu 14. Sự kiện nào đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
- C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). Câu 15. Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối nào? A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc. B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. D. Chính sự cốt chuộng khoan dân giản dị. Câu 16. Nội dung nào phản ảnh đúng điều kiện khách quan thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công? A. Sự ủng hộ của nhân dân. B. Sự suy yếu của nhà Đường. C. Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó. D. Nền kinh tế trong nước đã phát triển hơn trước. Câu 17. Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta? A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường. B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường. C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn. D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường. Câu 18. Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ? A. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch. B. Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ. C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán. D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới. Câu 19. Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam? A. Ngô Quyền.
- B. Khúc Thừa Dụ. C. Khúc Hạo. D. Dương Đình Nghệ. Câu 20. Ai là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta? A. Triệu Đà. B. Lưu Hoằng Tháo. C. Thoát Hoan. D. Lưu Cung. Câu 21. Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán? A. Khi nước triều lên. B. Khi quân địch chuẩn bị tiến vào bãi cọc ngầm. C. Khi nước triều rút. D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Câu 22. Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là A. được lấy từ gỗ cây lim. B. rất to và nhọn. C. đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt. D. được lấy từ gỗ cây bạch đàn. Câu 23. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì? A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này. D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. Câu 24. Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938? A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.
- C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử. D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua. Câu 25. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn sau này? A. Tiêu diệt nội phản. B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch. C. Dựa vào địa hình để đề ra đường lối đấu tranh. D. Thực hiện kế vườn không nhà trống. Câu 26. Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì A. ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ. B. nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương. C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương. D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 17: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 14 D Câu 2 C Câu 15 D Câu 3 C Câu 16 A Câu 4 A Câu 17 C Câu 5 A Câu 18 D Câu 6 A Câu 19 C Câu 7 C Câu 20 B Câu 8 B Câu 21 C Câu 9 C Câu 22 C Câu 10 A Câu 23 D Câu 11 D Câu 24 C Câu 12 A Câu 25 D Câu 13 A Câu 26 A TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA
- Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 18 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Vương quốc Chăm-pa Câu 1. Cuối thế kỉ II, A. nhân dân Nhật Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. B. nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền. C. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy. D. quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ. Câu 2. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành A. Tượng Lâm. B. Nhật Nam. C. Chăm-pa. D. Chân Lạp. Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là A. thủ công nghiệp. B. thương nghiệp. C. nông nghiệp trồng lúa nước. D. công thương nghiệp hàng hóa. Câu 4. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ đâu? A. Chữ tượng hình. B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ Latinh. Câu 5. Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II? A. Trung Quốc có nhiều lực lượng nổi loạn. B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ, địa hình hiểm trở. C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy. D. Chính quyền người Việt cai quản toàn bộ vùng Tượng Lâm.
- Câu 6. Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Ấn Độ. D. Ả Rập. Câu 7. Quần thể kiến trúc nào của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? A. Thành Cổ Loa. B. Hoàng thành Thăng Long. C. Thánh địa Mỹ Sơn. D. Kinh thành Huế. Câu 8. Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Chăm-pa? A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu. B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. C. Đều ở nhà sàn và ăn trầu. D. Sống dưới chế độ quân chủ, đứng đầu là vua. Câu 9. Người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp? A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng. C. Khu Liên. D. Triệu Quang Phục. Câu 10. Kinh đô của nước Chăm-pa đóng ở A. Sa Huỳnh - Quảng Nam. B. Trà Kiệu - Quảng Nam. C. Hội An - Quảng Nam. D. Thượng Lâm - Quảng Nam. Câu 11. Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với mấy tầng lớp chính?
- A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 12. Nhân dân Tượng Lâm đứng dậy đấu tranh giành độc lập trong lúc nhà Hán A. tỏ ra bất lực với các huyện ở xa. B. còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước. C. suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. D. lo chống lại sự quấy phá của các nước xung quanh. Câu 13. Dưới thời Hán, huyện Tượng Lâm thuộc quận nào? A. Giao Chỉ. B. Cửu Chân. C. Nhật Nam. D. Giao Châu. Câu 14. Tộc người sinh sống chủ yếu trên lãnh thổ Vương quốc Chăm-pa từ trước thế kỉ X là người A. Chăm. B. Khơ-me. C. Kinh. D. Mông. Câu 15. Nhờ đâu, trong nhiều thế kỉ, Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân nước ngoài? A. Chính sách của nhà nước. B. Vị trí địa lí thuận lợi. C. Mối quan hệ mật thiết. D. Kinh tế phát triển. Câu 16. Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Chăm-pa là A. quý tộc.
- B. nông dân. C. dân tự do. D. nô lệ. Câu 17. Để sáng tạo chữ Chăm cổ, cư dân Chăm-pa đã dựa trên chữ cổ của người A. Ấn Độ. B. Ả-rập. C. Trung Quốc. D. Miến Điện. Câu 18. Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng A. đa thần. B. thần Núi. C. thần Mặt trời. D. thần Biển. Câu 19. Vương quốc Chăm-pa hình thành trên cơ sở của nền Văn hóa A. Óc Eo. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Hòa Bình. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 C Câu 11 C Câu 2 C Câu 12 A Câu 3 C Câu 13 C Câu 4 B Câu 14 A Câu 5 B Câu 15 B Câu 6 C Câu 16 D Câu 7 C Câu 17 A Câu 8 B Câu 18 A Câu 9 C Câu 19 B
- B Câu 10 TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 19: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 6 bài 19 giúp các em ôn tập và nắm vũng kiến thức bài học Vương quốc Phù Nam Câu 1. Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở Văn hóa Óc Eo là A. Chân Lạp. B. Phù Nam. C. Văn Lang. D. Chăm-pa. Câu 2. Vương quốc Phù Nam được thành lập nhờ sự ảnh hưởng của văn hóa A. Ấn Độ. B. Ả Rập. C. Trung Quốc. D. Miến Điện. Câu 3. Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là A. đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản. B. thủ công nghiệp, buôn bán, khai thác rừng. C. khai thác hải sản, ngoại thương đường biển. D. sản xuất nông nghiệp. Câu 4. Các lực lượng chính trong xã hội Phù Nam là A. tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. B. quý tộc, địa chủ, nông dân, tăng lữ, nô lệ. C. quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô lệ, thương nhân. D. thủ lĩnh quân sự, quý tộc, tăng lữ, nông dân, địa chủ. Câu 5. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia cổ khác trên đất nước Việt Nam là gì? A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc giàu mạnh. B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- C. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình. D. Sản xuất nông nghiệp rất phát triển. Câu 6. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm- pa và Phù Nam là A. chăn nuôi rất phát triển. B. đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài. C. nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển. D. làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công. Câu 7. Tình hình Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V như thế nào? A. Còn non yếu. B. Bị Chân Lạp thôn tính. C. Phát triển mạnh mẽ. D. Dần suy yếu. Câu 8. Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là A. nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa. B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới. C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi. D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương. Câu 9. Khi mới được thành lập, vương quốc Phù Nam có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc khu vực nào? A. Nam Bộ. B. Bắc Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 10. Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị quốc gia nào thôn tính? A. Chân Lạp. B. Chăm-pa. C. Văn Lang.
- D. Âu Lạc. Câu 11. Vương quốc Phù Nam hình thành trên cơ sở của nền Văn hóa A. Óc Eo. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Hòa Bình. Câu 12. Lực lượng nào không tồn tại trong xã hội Phù Nam? A. Tăng lữ. B. Nông dân. C. Thương nhân. D. Nô lệ. Câu 13. Cư dân Phù Nam theo tín ngưỡng A. đa thần. B. Hin-đu giáo. C. Phật giáo. D. thần Biển. Câu 14. Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á? A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển. B. Chính sách phát triển của nhà nước. C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ. D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SỬ 6 BÀI 19: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 8 C Câu 2 A Câu 9 A Câu 3 D Câu 10 A Câu 4 A Câu 11 A Câu 5 B Câu 12 D
- Câu 6 D Câu 13 A Câu 7 C Câu 14 A Trắc nghiệm môn Lịch sử 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tiếp theo) Câu 1: Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta là: A. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán. B. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán. C. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình. D. Đồng hóa dân tộc ta. Câu 2: Những tôn giáo đã được du nhập vào nước ta thời kì này đó là A. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo. C. Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo. D. Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo. Câu 3: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của A. Hai Bà Trưng B. Bà Triệu C. Mai Hắc Đế D. Lí Bí Câu 4: Khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp A. Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. B. Vua. quý tộc, nông dân công xã, nô tì. C. Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì. D. Quan lại đô hộ, quý tộc, hào trưởng, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì. Câu 5: Khi khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại A. Sông Hát (Hát Môn, Hà Nội). B. Núi Đụn (Thanh Oai, Hà Nội). C. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa). D. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hóa). Câu 6: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem A. 5000 quân B. 6000 quân
- C. 7000 quân D. 8000 quân Câu 7: Bộ phận giàu có chỉ là số ít, gọi chung là quý tộc bao gồm A. Hào trưởng Việt. B. Lạc tướng, Bồ chính. C. Quan lại đô hộ. D. Hào trưởng Việt, địa chủ Hán. Câu 8: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là A. Nho giáo được ra đời từ sớm. B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là «Thiên tử» và có quyền quyết định tất cả. C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra. D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện. Câu 9: Hai câu thơ sau đây nói về gì? “Hoàng qua đường hồ dị Đối diện Bà Vương nan” (Múa ngang ngọn giáo dễ chống hồ Đối mặt vua Bà thì thực khó) A. Hai Bà Trưng. D. Bà Lê Chân. C. Bà Triệu. D. Bà Thánh Thiên. Câu 10: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội nước ta từ thế kỉ I - VI là thành viên các công xã, bao gồm A. Nông dân lệ thuộc, nô lệ. B. Nông dân công xã, nô tì. C. Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc. D. Nông dân và thương nhân. Câu 11: Phật giáo ra đời ở A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. Cả ba quốc gia trên. Câu 12: Đạo giáo do ai sáng lập? A. Lão Tử
- B. Trang Tử C. Khổng Tử D. Hàn Mặc Tử Câu 13: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng nhân dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục cổ truyền của mình đó là A. Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày B. Đàn ông mặc khố, đàn bà mặc váy. C. Xăm mình, phụ nữ mặc yếm, váy, đi guốc ngà. D. Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai. Câu 14: Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc họ là A. Nông dân và thợ thủ công. B. Nô tì và nông dân lệ thuộc. C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. D. Nô tỉ và thợ thủ công. Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm A. 238 B. 248 C. 258 D. 268 Trắc nghiệm môn Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602) Câu 1: Về mặt hành chính, chính quyền đô hộ nhà Lương đã chia nước ta thành A. Hai quận (Giao Chỉ và Cửu Chân). B. Ba quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam). C. Sáu châu (Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu). D. Sáu châu (Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu). Câu 2: Để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta nhà Lương đã A. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới. B. Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng. C. Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo. D. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 3: Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là A. Nhà Hán B. Nhà Ngô C. Nhà Lương
- D. Nhà Tần Câu 4: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu? A. Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mất lòng dân. B. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương. C. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước ta. D. Câu A và B đúng. Câu 5: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm A. 541 B. 542 C. 543 D. 544 Câu 6: Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng. Họ là ai? Ở đâu? A. Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở Chu Diên (Hà Nội). B. Phạm Tu ở Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội). C. Lý Phục Man ở Cổ Sở (Hà Tây), Tinh Thiều ở Thái Bình. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 7: Khi được nhà Lương phong cho chức “gác công thành”, Thiều tỏ thái độ A. Thần phục, chấp nhận. B. Phản kháng chống lại nhà Lương. C. Bất bình, bỏ về quê. D. Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương. Câu 8: Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là A. Lý Bắc Đế. B. Lý Nam Đế. C. Lý Đông Đế. D. Lý Tây Đế. Câu 9: Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thế kỉ VI A. Tiết Tổng. B. Tiêu Tư. C. Tôn Tư. D. Giả Tông. Câu 10: Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để A. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, siết chặt ách đô hộ. B. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc. C. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.
- D. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp. Câu 11: Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là A. Quang Đức B. Thiên Đức C. Thuận Đức D. Khởi Đức Câu 12: Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai A. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ. B. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ. C. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ. D. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ. Câu 13: Giúp vua cai quản mọi việc là A. Phạm Tu B. Tinh Thiều C. Triệu Túc D. Triệu Quang Phục Câu 14: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương. B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân. C. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo. D. Cả ba lí do trên. Câu 15: Lý Bí lên ngôi hoàng đế A. Mùa xuân năm 542 B. Mùa xuân năm 543 C. Mùa xuân năm 544 D. Mùa xuân năm 545