Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản

doc 18 trang thaodu 20110
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen_tap_cau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_11.doc

Nội dung text: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 9: Nhật Bản

  1. TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Môn: ĐỊA LÍ 11 BÀI 9: Nhật Bản Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (40 câu) Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế (55 câu) Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản (3 câu) Tất cả câu hỏi được lấy từ sách Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành) của PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Hãy tìm mua sách nếu bạn có điều kiện! Nếu bạn đã trả tiền thật để tải tài liệu này, hãy đòi lại tiền ngay lập tức. Bạn có thể tải về hoàn toàn miễn phí tại violet.vn/user/show/id/12664084.
  2. Bạn có thể lưu trữ, chỉnh sửa, in ấn, chia sẻ tài liệu này theo ý muốn. Chỉ cần bạn chấp nhận những điều kiện sau: - Bạn sẽ KHÔNG kiếm lời từ tài liệu này bằng bất kì hình thức nào (bao gồm nhưng không giới hạn: xuất bản sách giấy, điện tử hay sách nói và yêu cầu người sử dụng trả tiền; đưa tài liệu lên một thư mục giới hạn mà chỉ khi trả tiền thì người sử dụng mới có thể truy cập được; sử dụng dịch vụ rút gọn liên kết có đặt quảng cáo và trả tiền truy cập ); - Khi chia sẻ tài liệu này lên trang web khác hay đăng bài lên các mạng xã hội, bạn cần ghi nguồn: Hồng Vân Mộng (violet.vn/user/show/id/12664084). Nếu có thể, hãy chỉ cho người đọc của bạn cách tải tài liệu này trên ViOLET. Nhờ đó, bạn đã hỗ trợ ViOLET cũng như động viên mình đăng tải thêm các tài liệu gõ tay khác. Bạn thích tài liệu này? Hãy mua sách của tác giả để ủng hộ họ nhé, vì mình chỉ gõ bản chữ của tài liệu này thôi.
  3. BÀI NHẬT BẢN 9 Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Câu 1. Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây? A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á. Câu 2. Quần đảo Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài bao nhiêu ki-lô-mét? A. 3600km. B. 3700km. C. 3800km. D. 3900km. Câu 3. Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là: A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 4. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là: A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 5. Nhật Bản không phải là một đất nước có: A. quần đảo, trải ra hình vòng cung. B. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam. C. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ. D. giàu có tài nguyên khoáng sản. Câu 6. Nhật Bản không phải là nước có: A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. nhiều quặng đồng, than đá. C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc. D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Câu 7. Khó khăn chủ yếu nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là: A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. có nhiều núi lửa và động đất. C. trữ lượng khoáng sản rất ít. D. nhiều đảo cách xa nhau. Câu 8. Đất nước Nhật Bản có: A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài. B. đường bờ biển dài, có ít vũng vịnh. C. ít vũng vĩnh, nhiều dòng biển nóng. D. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo. Câu 9. Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên: A. ngư trường nhiều cá. B. sóng thần dữ dội. C. động đất thường xuyên. D. bão lớn hàng năm.
  4. Câu 10. Gió mùa mùa đông từ lục địa Á – Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua: A. biển Nhật Bản. B. đảo Hô-cai-đô. C. Thái Bình Dương. D. biển Ô-khôt. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên của Nhật Bản? A. Địa hình chủ yếu là núi. B. Có khí hậu nhiệt đới. C. Sông ngòi ngắn, dốc. D. Đồng bằng ven biển nhỏ đẹp. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản? A. Diện tích nhỏ hẹp. B. Nằm ở chân núi. C. Có đất từ tro núi lửa. D. Chủ yếu là châu thổ. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Có nhiều núi lửa đang hoạt động. B. Hàng năm có nhiều trận động đất. C. Biển có nhiều sóng thần xảy ra. D. Có nhiều bão nhiệt đới hoạt động. Câu 14. Khó khăn chủ yếu nhất về thiên nhiên của Nhật Bản là: A. có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. có nhiều núi lửa, động đất ở khắp nơi. C. trữ lượng khoáng sản không đáng kể. D. nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản? A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam. C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới. Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Nhật Bản? A. Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. B. Phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh. C. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới. D. Ở giữa có khí hậu ôn đới lục địa. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phía bắc Nhật Bản? A. Khí hậu có tính chất ôn đới. B. Mùa đông kéo dài và lạnh. C. Mùa hạ nóng, mưa to và bão. D. Có nhiều tuyết về mùa đông. Câu 18. Khí hậu phía nam Nhật Bản phân biệt với phía bắc bởi: A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. mùa hạ nóng, mưa to và bão. C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. nhiệt độ thấp và ít mưa. Câu 19. Đặc điểm khí hậu phía nam của Nhật Bản là: A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. mùa hạ nóng, mưa to và bão. C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. nhiệt độ thấp và ít mưa.
  5. Câu 20. Khoáng sản nào sau đây được xem là đáng kể ở Nhật Bản? A. Đồng. B. Chì. C. Than. D. Sắt. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với biển Nhật Bản? A. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng. B. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đảo. C. Có ngư trường lớn với nhiều loài cá. D. Có trữ luợng dầu mỏ tương đối lớn. Câu 22. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với thiên nhiên Nhật Bản? 1) Có nhiều đảo, quần đảo. 2) Nghèo tài nguyên khoáng sản. 3) Có khí hậu gió mùa. 4) Nhiều đồng bằng phú sa màu mỡ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản? A. Đất nước là một quần đảo dài. B. Biển có nhiều ngư trường lớn. C. Nghèo khoáng sản, giàu thiên tai. D. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ. Câu 24. Nhật Bản phát triển thủy điện dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu là: A. địa hình phần lớn là núi đồi. B. sông dốc, nhiều thác ghềnh. C. có lượng mưa lớn trong năm. D. độ che phủ rừng khá lớn. Câu 25. Nhật Bản ít có các nhà máy thủy điện công suất lớn là do: A. các núi cao khá ít. B. không có sông lớn. C. núi nằm sát biển. D. sông ngòi ít nước. Câu 26. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là: A. dân số không đông. B. tập trung nhiều ở miền núi. C. tốc độ gia tăng dân số cao. D. cơ cấu dân số già. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản? A. Nhật Bản là một nước đông dân. B. Phần lớn dân ở các đô thị ven biển. C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao. D. Tỉ lệ người già ngày càng lớn. Câu 28. Từ 1950 đến 2005, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng: A. số người dưới 15 tuổi giảm nhanh. B. số dân hầu như không biến động. C. số người từ 15 – 64 không thay đổi. D. số người 65 tuổi trở lên giảm chậm.
  6. Câu 29. Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản? A. Tập trung nhiều vào các đô thị. B. Tinh thần trách nhiệm tập thể cao. C. Người già ngày càng nhiều. D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao. Câu 30. Biểu hiện nào sao đây nói lên người Nhật ham học? A. Tận dụng thời gian cho công việc. B. Làm việc cần cù, tích cực. C. Có tinh thần trách nhiệm cao. D. Chú trọng đầu tư cho giáo dục. Câu 31. Khó khăn chủ yếu nhất của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là: A. tốc độ tăng dân số thấp và giảm dần. B. phần lớn dân cư phân bố ven biển. C. cơ cấu dân số già, trên 65 tuổi nhiều. D. tỉ suất tăng dân số tự nhiên rất nhỏ. Câu 32. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố ven biển? A. Địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa. B. Đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ. C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. D. Nguồn nước dồi dào, ít có thiên tai. Câu 33. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn đã gây khó khăn chủ yếu nào sau đây đối với Nhật Bản? A. Thiếu nguồn lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn. B. Thu hẹp thị trường tiên thụ, mở rộng dịch vụ an sinh. C. Thiếu nguồn lao động, phân bố dân cư không hợp lí. D. Thu hẹp thị trường tiêu thụ, gia tăng sức ép việc làm. Câu 34. Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973? A. Tốc độ tăng trưởng không cao. B. Tốc độ tăng có xu hướng nhanh. C. Càng về sau, tốc độ càng giảm. D. Tốc độ tăng có nhiều biến động.
  7. Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến 1973 có sự phát triển nhanh chóng? 1) Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. 2) Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn. 3) Duy trì cơ cấu hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công. 4) Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành ít cần đến khoáng sản. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không phải nhờ vào việc: A. hiện đại hóa công nghiệp. B. tăng các nguồn vốn đầu tư. C. áp dụng các kĩ thuật mới. D. nhập nhiều nguyên liệu. Câu 37. Ích lợi chủ yếu của việc duy trì các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công ở Nhật Bản không phải là: A. tận dụng được sức lao động của người dân. B. hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường “ngách” (trong nước). C. hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu. D. sử dụng được các nguồn vốn của người dân. Câu 38. Những năm 1973 – 1974, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân là do: A. có nhiều động đất, sóng thần. B. khủng hoảng dầu mỏ thế giới. C. khủng hoảng tài chính thế giới. D. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế Nhật Bản hiện nay? A. Đứng vào tốp đầu thế giới về kinh tế, tài chính. B. GDP bình quân đầu người cao nhất trong G7. C. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu châu Á. D. Phát triển mạnh các ngành kĩ thuật, công nghệ cao. Câu 40. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong nhiều năm gần đây chậm lại, một phần chủ yếu là do: A. thiếu nguồn lao động trẻ. B. thiếu nguồn vốn đầu tư. C. tài nguyên tự nhiên cạn kiệt. D. thị trường ngoài nước thu hẹp.
  8. Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Nhật Bản? A. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. Có vị trí cao trên thế giới về sản xuất thiết bị điện tử. C. Có sự phân bố rộng khắp và đồng đều trên lãnh thổ. D. Sản xuất mạnh tàu biển, người máy, ô tô, tivi. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản? A. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. B. Sản xuất nhiều tàu biển, ô tô, xe máy và vật liệu truyền thông. C. Sản xuất khoảng 25% sản lượng ô tô thế giới. D. Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy thế giới. Câu 3. Các ngành công nghiệp nổi tiếng thế giới của Nhật Bản hiện nay là: A. chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, dệt. C. chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 4. Sản phẩm nào sau đây của Nhật Bản không phải do công nghiệp chế tạo sản xuất? A. Tàu biển. B. Rôbôt. C. Ô tô. D. Xe máy. Câu 5. Ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay của Nhật Bản là: A. chế tạo. B. điện tử. C. xây dựng. D. dệt. Câu 6. Ngành công nghiệp ra đời vào loại sớm nhất ở Nhật Bản là: A. chế tạo. B. điện tử. C. xây dựng. D. dệt. Câu 7. Công nghiệp Nhật Bản không phải là ngành: A. chỉ tập trung sản xuất cho thị trường trong nước. B. phát triển mạnh ngành hiện đại và truyền thống. C. có sản phẩm đơn điệu và hầu như ít thay đổi. D. sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản, lao động. Câu 8. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp? A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
  9. Câu 9. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây? A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 10. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản phân bố nhiều nhất ở: A. ven biển Nhật Bản. B. ven biển Ô-khốt. C. trung tâm các đảo lớn. D. ven Thái Bình Dương. Câu 11. Nơi nào sau đây có mật độ thấp các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản? A. Đảo Hô-cai-đô và phía bắc đảo Hôn-su. B. Phía nam đảo Hôn-su và đảo Xi-cô-cư. C. Đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu. D. Đảo Kiu-xiu và phía nam đảo Hôn-su. Câu 12. Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở ven biển phía nam đảo Hôn-su do ở đây có: A. địa hình tương đối phẳng, rộng và có nhiều vịnh biển sâu, kín. B. địa hình tương đối phẳng, rộng, đường bờ biển dài, nhiều đảo. C. có nhiều vịnh biển sâu, kín và sông ngòi dày đặc, nhiều nước. D. có nhiều vịnh biển sâu, kín và khí hậu cận nhiệt đới, ít thiên tai. Câu 13. Công nghiệp gỗ, giấy tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô là do chủ yếu ở đây có: A. nguồn nguyên liệu phong phú. B. vị trí địa lí nhiều thuận lợi. C. nguồn lao động rất dồi dào. D. cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Câu 14. Do nghèo tài nguyên khoáng sản, nên Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều: A. tri thức khoa học, kĩ thuật. B. lao động trình độ phổ thông. C. nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. D. đầu tư vốn của các nước khác. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố công nghiệp Nhật Bản? A. Chủ yếu nằm ở phần lãnh thổ phía nam. B. Các trung tâm lớn phân bố ở đảo Hôn-su. C. Phần lớn có vị trí phía Thái Bình Dương. D. Ven biển Nhật Bản có các trung tâm rất lớn. Câu 16. Phần lớn các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở ven biển phía Thái Bình Dương, chủ yếu là do ở đây có: A. địa hình phẳng, các cảng biển lớn. B. đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. C. nhiều sông ngòi, nguyên liệu dồi dào. D. lao động nhiều, vùng biển rộng lớn.
  10. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm 68% giá trị tổng sản phẩm trong nước. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 18. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? 1) Đứng vào hàng thứ tư của thế giới về thương mại. 2) Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng. 3) Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. 4) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trong khá cao trong cơ cấu GDP. B. Thương mại và tài chính có vai trò to lớn. C. Thương mại đứng vào hàng thứ tư thế giới. D. Bạn hàng duy nhất là các nước đang phát triển. Câu 20. Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng ở Nhật Bản, vì đất nước này cần thiết phải trao đổi kinh tế với: A. các nước trên thế giới. B. các nước công nghiệp mới. C. các nước đang phát triển. D. các nước phát triển. Câu 21. Do hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, nên Nhật Bản cần phải phát triển mạnh giao thông vận tải đường: A. biển. B. ô tô. C. hàng không. D. sắt. Câu 22. Nhật Bản không phải là nước đứng hàng đầu thế giới về: A. tài chính. B. ngân hàng. C. viễn thông. D. thương mại. Câu 23. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là: A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê. B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki. C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca. D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi. Câu 24. Cảng biển nào sau đây không nằm ở đảo Hôn-su? A. Cô-bê. B. I-ô-cô-ha-ma. C. Ô-xa-ca. D. Na-ga-xa-ki.
  11. Câu 25. Các cảng biển lớn của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở: A. ven biển Ô-khôt. B. ven biển Nhật Bản. C. ven Thái Bình Dương. D. phía nam đảo Kiu-xiu. Câu 26. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải đường biển của Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ? A. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. B. Vùng biển rộng ở xung quanh đất nước C. Nhu cầu đi ra nước ngoài của người dân. D. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu. Câu 27. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho giao thông đường biển là ngành không thể thiếu được đối với Nhật Bản? A. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. B. Đất nước quần đảo, có hàng nghìn đảo. C. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế. D. Hoạt động thương mại phát triển mạnh. Câu 28. Hiện nay Nhật Bản không có mối quan hệ với Việt Nam về: A. nguồn vốn ODA. B. đầu tư trực tiếp (FDI). C. văn hóa, giáo dục. D. hợp tác quân sự. Câu 29. Giữa Nhật Bản và Việt Nam có mối tương đồng về: A. truyền thống văn hóa Á Đông. B. quá trình phát triển kinh tế. C. lịch sử phát triển dân tộc. D. đặc tính tập thể của dân cư. Câu 30. Phát biều nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản? A. Nông nghiệp có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế. B. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%. C. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. D. Nông nghiệp thâm canh, chú trọng vào năng suất nông sản. Câu 31. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Nhật Bản không lớn, vì: A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính. B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp. C. diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện còn quá ít. D. nhập khẩu nông sản có nhiều lợi thế hơn sản xuất.
  12. Câu 32. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm, không phải do: A. diện tích dành cho trồng cây khác tăng lên. B. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. C. mức tiêu thụ lúa gạo trên đầu người giảm. D. khí hậu cận nhiệt và ôn đới ít thích hợp. Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo Nhật Bản? A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản. B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác. C. Một số diện tích lúa chuyển sang trồng cây khác. D. Sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu thế giới. Câu 34. Sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản đóng vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ. B. Người dân ít sử dụng lương thực. C. Ưu tiên lao động cho đánh bắt. D. Nhập khẩu lương thực có lợi hơn. Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với nông nghiệp của Nhật Bản? 1) Lúa gạo là cây lương thực chính. 2) Sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới. 3) Ngành chăn nuôi tương đối phát triển. 4) Nông nghiệp theo hướng thâm canh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36. Nông nghiệp Nhật Bản không tập trung phát triển theo hướng: A. đầu tư cao vào sản xuất thâm canh. B. ứng dụng nhanh khoa học hiện đại. C. chú trọng năng suất và chất lượng. D. ưu tiên phát triển sản xuất hộ gia đình. Câu 37. Nhật Bản có các vật nuôi chính là: A. bò, lợn, gà. B. lợn, gà, trâu. C. trâu, vịt, dê. D. dê, bò, gà. Câu 38. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng: A. lương thực. B. tơ tằm. C. chè. D. thuốc lá. Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với với nông nghiệp Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP. B. Phát triển theo hướng thâm canh. C. Chú trọng năng suất, chất lượng. D. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến.
  13. Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản? A. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm lớn. B. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây. C. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là cách sản phẩm chính. D. Nuôi trồng hải sản ít được chú trọng phát triển. Câu 41. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản có xu hướng giảm? A. Nguồn lợi hải sản ngày càng bị giảm sút. B. Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm. C. Lực lượng đánh bắt ngày càng ít hơn. D. Phương tiện đánh bắt không đổi mới. Câu 42. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su không phải là: A. có diện tích rộng nhất. B. có dân số đông nhất. C. kinh tế phát triển nhất. D. khai thác than lớn nhất. Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su? A. Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất. B. Rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng. C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. Tập trung các trung tâm công nghiệp rất lớn. Câu 44. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là: A. phát triển mạnh khai thác than và luyện thép. B. khai thác quặng đồng và luyện kim màu. C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê. Câu 45. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế Hôn-su? A. Phát triển khai thác than và luyện thép. B. Diện tích lớn nhất, dân số đông nhất. C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
  14. Câu 46. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hô-cai-đô là: A. diện tích rộng nhất, dân số đông nhất. B. rừng bao phủ phần lớn diện tích của vùng. C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng. D. tập trung các trung tâm công nghiệp rất lớn. Câu 47. Đặc điểm nổi bật về công nghiệp của vùng kinh tế Hôn-su là: A. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. phát triển khai thác than và luyện thép. C. tập trung vào khai thác quặng đồng. D. chủ yếu khai thác than đá, quặng sắt. Câu 48. Đặc điểm nổi bật về công nghiệp của vùng kinh tế Kiu-xiu là: A. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. phát triển khai thác than và luyện thép. C. tập trung vào khai thác quặng đồng. D. chủ yếu khai thác than đá, quặng sắt. Câu 49. Đặc điểm nổi bật về công nghiệp của vùng kinh tế Xi-cô-cư là: A. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. phát triển khai thác than và luyện thép. C. tập trung vào khai thác quặng đồng. D. chủ yếu khai thác than đá, quặng sắt. Câu 50. Đặc điểm nổi bật về công nghiệp của vùng kinh tế Hô-cai-đô là: A. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. phát triển khai thác than và luyện thép. C. tập trung vào khai thác quặng đồng. D. chủ yếu khai thác than đá, quặng sắt. Câu 51. Trong các vùng kinh tế của Nhật Bản, có dân số đông nhất là: A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Kiu-xiu. D. Xi-cô-cư. Câu 52. Trong các vùng kinh tế của Nhật Bản, có dân số thưa thớt nhất là: A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Kiu-xiu. D. Xi-cô-cư. Câu 53. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng: A. Hôn-su. B. Kiu-xiu C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô. Câu 54. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là: A. Hôn-su. B. Kiu-xiu C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.
  15. Câu 55. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su? A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô. B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-nan. C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô. D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
  16. Tiết 3. Thực hành: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990 – 2004? A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. B. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. C. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. D. Cán cân thương mại liên tục tăng. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản? A. Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài. B. Sản phẩm công nghiệp chế biến là hàng nhập chủ yếu. C. Sản xuất chủ yếu là sản phẩm của ngành nông nghiệp. D. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là ở Đông Nam Á. Câu 3. Hiện nay, Nhật Bản đứng đầu thế giới về: A. viện trợ phát triển chính thức (ODA). B. xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp. C. thương mại với các nước ở châu Á. D. giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá.
  17. BÀI NHẬT BẢN (ĐÁP ÁN) 9 Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á A C B B D B C A A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á B D D C D D C B B C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á D D D B B D C A B D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á B A A C D D C B C A Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á C B C B B D A B A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á A A A A D A D D D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á A C C D C D B D A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á C D D A D D A B A D (Còn tiếp ở trang sau )
  18. Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đ/á A D B A A B A B C D Câu 51 52 53 54 55 Đ/á B A C D C Tiết 3. Thực hành: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN Câu 1 2 3 Đ/á D A A Hết. Tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành), PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Nếu có điều kiện, hãy mua bản gốc của sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản!