20 Đề thi Olympic Sinh học 11 (Có đáp án và lời giải)

docx 119 trang xuanha23 06/01/2023 6003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi Olympic Sinh học 11 (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_de_thi_olympic_sinh_hoc_11_co_dap_an_va_loi_giai.docx

Nội dung text: 20 Đề thi Olympic Sinh học 11 (Có đáp án và lời giải)

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KỲ THI OLYMPIC 24-3 TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC LẦN THỨ HAI Môn thi: SINH HỌC 11 Câu 1. (4 điểm) 1.Một cây sống ở vùng ven biển có áp suất thẩm thấu của đất mặn là 3atm. Để sống được bình thường, cây này phải duy trì nồng độ muối tối thiểu của dịch tế bào rễ bằng bao nhiêu trong điều kiện nhiệt độ mùa hè 35oC và mùa đông 15oC ? 2.Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ muối khoáng? 3.Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất sau: glucôzơ, NADPH, CH4, H2? Giải thích. 4.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó? Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ a.không có khả năng cố định nitơ. b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá. c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu. d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác. Câu 2. ( 2,5 điểm) 1.Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Sau đó nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết: a. Mục đích của thí nghiệm. b. Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm? c. Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng. 2.Trình bày thí nghiệm để chứng minh pha tối của quang hợp tạo ra nước? Câu 3. ( 2,5 điểm) 1.Cho 3 bình thủy tinh có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C treo 1 cành cây diện tích lá như nhau. Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong 1 giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho vào mỗi bình 1 lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo trung hòa Ba(OH)2 bằng HCl dư. Các số liệu thu được là 21; 18; 16 ml HCl cho mỗi bình. a.Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình? b.Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với các số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như vậy? 2.Một tác giả viết: ‘Mọi thực vật đều làm hỏng không khí vào ban đêm hoặc thậm chí cả ban ngày lúc ở trong bóng râm’. Với một chậu cây xanh và các dụng cụ cần thiết khác, em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh câu viết trên. Câu 4. (4 điểm) 1.Ở cá, máu sau khi rời khỏi mang có vận tốc rất thấp. a.Tại sao sau khi qua mang, máu lại có vận tốc rất thấp?
  2. b.Làm thế nào mà máu sau khi qua mang vẫn tiếp tục di chuyển để đi đến các cơ quan trong cơ thể? 2.Ở động vật hoạt động tuần hoàn có nhóm gắn liền với trao đổi khí, có nhóm tách rời với trao đổi khí. Nêu sự khác nhau của 2 kiểu tuần hoàn này về: cấu tạo hệ mạch, áp lực của máu trong động mạch, sắc tố và cho biết ý nghĩa của sự khác nhau đó? 3.Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. a.Uống nước ngọt có ga trong bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. b.Đối với các loài đại gia súc, biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh bằng cách tiêm hay trộn với thức ăn đều có tác dụng như nhau. Câu 5. (4 điểm) 1.Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên. 2. a.Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? b.Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?Hãy sắp xếp các động vật sau: châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào các hình thức trao đổi khí thích hợp? 3.a.Vì sao ta không nên la hét, nói to, trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi? b.So sánh thành phần khí CO2, O2 ở túi khí trước và túi khí sau của chim? 4.Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào? Câu 6. ( 3 điểm) 1.Các câu sau đây đúng hay sai?Giải thích. a.Tính hướng sáng của thực vật có cơ chế giống tính hướng sáng của con thiêu thân. b.Chụp bao đen vào đỉnh sinh trưởng của 1 cây non, rồi chiếu sáng từ một phía. Ngọn cây cong về phía ánh sáng do auxin chuyển về phía không được chiếu sáng đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía này. c. Các cây họ Đậu thường cụp lá khi mặt trời lặn, đây là hình thức ứng động sinh trưởng. d.Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó. 2.Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người? HẾT SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KỲ THI OLYMPIC 24-3 TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC LẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 11
  3. Câu Nội dung Điểm 1 1.Một cây sống ở vùng ven biển có áp suất thẩm thấu của đất mặn (4đ) là 3atm. Để sống được bình thường, cây này phải duy trì nồng độ muối tối thiểu của dịch tế bào rễ bằng bao nhiêu trong điều kiện nhiệt độ mùa hè 35oC và mùa đông 15oC ? Trả lời: Để cây hút được nước thì áp suất thẩm thấu của cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu của đất. -Vào mùa hè: P1 = R.T1.C1 > 3atm → C1 > 3/(RT1) Thay R = 0,082 và T1 = 273 + 35 = 308 Vậy C1 > 0,118 mol/lit 0,5đ -Vào mùa đông: P2 = R.T2.C2 > 3atm → C2 > 3/(RT2) Thay R = 0,082 và T2 = 273 + 15 = 288 Vậy C2 > 0,123 mol/lit 0,5đ 2.Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ muối khoáng? Trả lời: -Sản phẩm của quang hợp có thể tham gia trao đổi nitơ là ATP, NAD(P)H, Feredoxin khử (0,25đ) + NAD(P)H tham gia vào quá trình biến đổi NO3- → NO2- NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O - + +Feredoxin khử tham gia chuyển NO2 thành NH4 - + - + NO2 + 6 Feredoxin khử + 8H + 6e → NH4 + 2H2O 0,5đ (Viết đủ 2 phương trình được 0,25đ) -Những sản phẩm của quá trình hô hấp có thể tham gia vào sự hấp thu muối khoáng là: +Các sản phẩm trung gian, CO 2, H2O tham gia vào cơ chế hấp thu khoáng bị động. VD: CO 2 liên quan đến hút bám trao đổi, các chất 0,25đ hữu cơ do hô hấp tạo ra làm tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu cao. +Một số sản phẩm trung gian, ATP tham gia quá trình hấp thu chủ 0,25đ động. 3.Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất sau: glucôzơ, NADPH, CH 4, H2? Giải thích. Trả lời: Nguyên tử hiđro trong NH3 có nguồn gốc từ glucôzơ. 0,5đ Vì quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng chất khử NADH. Chất khử NADH được tạo ra từ quá trình hô hấp (đường phân và chu trình Crep). Quá trình hô hấp sử dụng nguyên liệu glucôzơ, nguyên tử H + trong phân tử C6H12O6 được gắn với NAD để tạo thành NADH. 0,5đ 4.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó? Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ a.không có khả năng cố định nitơ. b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá.
  4. c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu. d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác. Trả lời: - Câu trả lời đúng: c 0,5đ - Giải thích: Vòng đai caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước. 0,5đ 2 1.Tiến hành thí nghiệm như sau: (2,5đ) Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Sau đó nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết: a. Mục đích của thí nghiệm. b. Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm? c. Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng. Trả lời: 0,5đ a. Mục đích: Chứng minh ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím. 0,5đ b. Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột. c. Hiện tượng: Cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn. Vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang 0,5đ hợp cao hơn → lá được chiếu ánh sáng đỏ tổng hợp nhiều tinh bột hơn → màu thẫm hơn. 2.Trình bày thí nghiệm để chứng minh pha tối của quang hợp tạo ra nước? 0,25đ Trả lời: -Sử dụng nguyên tử H đánh dấu phóng xạ để làm thí nghiệm. 0,25đ -Sử dụng chất khử NADPH có H được đánh dấu phóng xạ. -Trong pha tối của quang hợp có giai đoạn khử APG thành AlPG nhờ 0,5đ NADPH và tạo ra H 2O → Phân tử H 2O này được hình thành bằng cách lấy H của NADPH; trong quang hợp chỉ có pha tối mới sử dụng NADPH. Vậy pha tối tạo ra nước. 3 1.Cho 3 bình thủy tinh có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C treo 1 (2,5đ) cành cây diện tích lá như nhau. Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong 1 giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho vào mỗi bình 1 lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO 2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo trung hòa Ba(OH) 2 bằng HCl dư. Các số liệu thu được là 21; 18; 16 ml HCl cho mỗi bình. a.Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình? b.Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với các số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như vậy? Trả lời:
  5. a.Nguyên tắc: (đủ 3 ý được 0,5đ; 2 ý 0,25đ; 1 ý thì không có điểm) 0,5đ -Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O -Chuẩn độ Ba(OH)2 dư bằng HCl Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + 2H2O (Màu hồng) (Mất màu hồng) -Đo lượng HCl còn dư. b. -Sắp xếp: B: 21ml; A: 18ml; C: 16ml 0,25đ -Giải thích: Bình B: có quá trình quang hợp→ CO2 giảm→tiêu tốn nhiều HCl 0,25đ nhất. 0,25đ Bình C: có quá trình hô hấp→ CO2 tăng→tiêu tốn ít HCl nhất. 0,25đ Bình A: không quang hợp, không hô hấp→lượng HCl không đổi. 2.Một tác giả viết: ‘Mọi thực vật đều làm hỏng không khí vào ban đêm hoặc thậm chí cả ban ngày lúc ở trong bóng râm’. Với một chậu cây xanh và các dụng cụ cần thiết khác, em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh câu viết trên. Trả lời: 0,25đ a.Vật liệu, dụng cụ: Chậu cây xanh, cốc nước vôi trong, chuông thủy tinh lớn, vải đen để tạo buồng tối, que diêm. b.Tiến hành thí nghiệm: Đặt chậu cây và cốc nước vôi trong dưới 0,25đ chuông thủy tinh úp ngược, lấy vải đen che kín để vài giờ (khoảng 6 giờ). 0,25đ c.Kết quả thí nghiệm: -Nước vôi trong hóa đục. -Que diêm đang cháy đưa nhanh vào bên trong chuông→que diêm tắt. d.Kết luận: Cây xanh hô hấp sẽ ‘làm hỏng không khí vào ban đêm’ vì 0,25đ -Thải ra khí CO2 làm nước vôi trong hóa đục. -Hút khí O2 → làm tắt que diêm đang cháy. 4 1.Ở cá, máu sau khi rời khỏi mang có vận tốc rất thấp. (4đ) a.Tại sao sau khi qua mang, máu lại có vận tốc rất thấp? b.Làm thế nào mà máu sau khi qua mang vẫn tiếp tục di chuyển để đi đến các cơ quan trong cơ thể? Trả lời: a.Hệ thống mao mạch mang có tổng tiết diện rất lớn, lực co bóp của tim lại yếu→làm giảm tốc độ của dòng máu khi đi qua mao mạch 0,5đ mang. b.Cá vẫn có thể tăng tốc độ dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bằng cách quẫy mạnh trong nước, lực ép từ nước và các cơ quanh 0,5đ mạch tạo lực đẩy máu đi. 2.Ở động vật hoạt động tuần hoàn có nhóm gắn liền với trao đổi khí, có nhóm tách rời với trao đổi khí. Nêu sự khác nhau của 2
  6. kiểu tuần hoàn này về: cấu tạo hệ mạch, áp lực của máu trong động mạch, sắc tố và cho biết ý nghĩa của sự khác nhau đó? Trả lời: 1,5đ -Sự khác nhau: (đúng 1 ý được 0,25đ) Phân biệt Tuần hoàn hở Tuần hoàn kín Cấu tạo hệ Cấu trúc tim và hệ mạch Cấu trúc tim và hệ mạch phức mạch đơn giản (tim là 1 túi máu), tạp và hoàn thiện dần (tim 2 không có mao mạch. ngăn → tim 3 ngăn→ tim 4 ngăn), có mao mạch. Áp lực máu Máu tiếp xúc trực tiếp với tế Máu chảy trong động mạch với trong động bào, tốc độ máu chảy chậm, áp lực cao nhờ lực co bóp của mạch khả năng điều hòa và phân tim và sự nhu động của hệ phối máu đến cơ quan mạch, tốc độ máu chảy nhanh, chậm. khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh Sắc tố Chứa sắc tố hô hấp Chứa sắc tố hô hấp hemôglôbin hemôxianin (màu xanh (màu đỏ) nhạt) 0,25đ -Ý nghĩa: +Sự khác nhau cho thấy mức độ hoàn chỉnh dần không những về cấu tạo của cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể mà còn tiến hóa hơn về các chức 0,25đ năng sinh lí của các bộ phận đó. +Ở hệ tuần hoàn hở, máu phân phối đến cơ quan chậm nên chỉ phù hợp với cơ thể có kích thước bé. 3.Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. a.Uống nước ngọt có ga trong bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. b.Đối với các loài đại gia súc, biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh bằng cách tiêm hay trộn với thức ăn đều có tác dụng như nhau. Trả lời: a.Sai. Nước có ga chứa nhiều CO 2 sẽ làm môi trường trong dạ dày tăng tính axit, đồng thời tăng khả năng co bóp của dạ dày→ lượng khí ở phần trên dạ dày bị đẩy ra ngoài gây hiện tượng ợ hơi làm ta có cảm 0,5đ giác dễ tiêu. -Nhưng thức ăn mang tính axit sẽ làm môn vị chậm mở, đồng thời làm giảm hoạt tính của các enzim trong dịch tụy và dịch ruột (các enzim này chỉ hoạt động trong môi trường trung tính hơi kiềm)→ thức ăn được tiêu hóa chậm hơn bình thường. b.Sai. Gia súc (trâu, bò, ) là các loài ăn cỏ, trong ống tiêu hóa có rất 0,5đ nhiều vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa xenlulôzơ. Trộn kháng sinh vào thức ăn sẽ tiêu diệt các vsv có lợi→ rối loạn tiêu hóa. Vậy khi dùng kháng sinh cho gia súc thì chúng ta nên tiêm.
  7. 5 1.Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau (4đ) khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên. Trả lời: - Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác 0,25đ dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl. - Ý nghĩa: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì 0,25đ có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao). + Đủ thời gian để tuyến tụy và tuyến ruột tiết enzim tiêu hóa. Đủ thời gian tiêu hóa triệt để thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào thành 0,25đ ruột. - Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến: + Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng + Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi 0,25đ khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống( Phải nêu đủ 2 ý mới cho điểm tối đa) 2. a.Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? b.Có mấy hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường?Hãy sắp xếp các động vật sau: châu chấu, trùng biến hình, ốc, ba ba, rắn nước, cua, giun đốt vào các hình thức trao đổi khí thích hợp? Trả lời: a.Những người thường xuyên luyện tập thể lực các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm cho thể tích lồng ngực tăng giảm 0,25đ nhiều hơn. -Những người ít luyện tập phải thở gấp mới đáp ứng yêu cầu trao đổi 0,25đ khí do vậy sẽ chóng mệt. b.Có 4 hình thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường: trao đổi khí 0,25đ qua bề mặt cơ thể, TĐK qua mang, TĐK qua hệ thống ống khí, TĐK qua các phế nang. 0,25đ -Sắp xếp: (làm đầy đủ mới được điểm) +TĐK qua bề mặt cơ thể: trùng biến hình, giun đốt. +TĐK qua mang: ốc, cua. +TĐK qua hệ thống ống khí: châu chấu. +TĐK qua các phế nang: ba ba, rắn nước. 3.a.Vì sao ta không nên la hét, nói to, trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiều bụi? b.So sánh thành phần khí CO2, O2 ở túi khí trước và túi khí sau của chim? Trả lời:
  8. a.Vì các yếu tố trong môi trường trên có thể tác động đến dây thanh quản và hệ thống phát âm làm cho chúng dễ bị nhiễm khuẩn, gây nên 0,5đ một số bệnh về đường hô hấp và dây thanh âm: khan tiếng, ho, viêm phế quản, b.Ở chim, nồng độ O2 trong không khí ở túi khí sau lớn hơn ở túi khí 0,5đ trước; nồng độ CO 2 trong không khí ở túi khí sau nhỏ hơn ở túi khí trước. Vì không khí ở túi khí sau chưa qua trao đổi khí còn không khí ở túi khí trước đã qua trao đổi khí ở phổi. 4.Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào? Trả lời: Khi thẩm áp máu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều, làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào 0,75đ tăng gây tăng thẩm áp máu→ kích thích trung khu điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi, gây cảm giác khát. Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát là khô miệng, nước bọt tiết ít và quánh. -Cảm giác này sẽ dẫn tới nhu cầu uống nước, mặt khác sẽ có cơ chế 0,25đ làm giảm lượng nước tiểu bài xuất để điều chỉnh thẩm áp máu trở lại bình thường. 6 1.Các câu sau đây đúng hay sai?Giải thích. (3đ) a.Tính hướng sáng của thực vật có cơ chế giống tính hướng sáng của con thiêu thân. b.Chụp bao đen vào đỉnh sinh trưởng của 1 cây non, rồi chiếu sáng từ một phía. Ngọn cây cong về phía ánh sáng do auxin chuyển về phía không được chiếu sáng đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía này. c. Các cây họ Đậu thường cụp lá khi mặt trời lặn, đây là hình thức ứng động sinh trưởng. d.Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó. Trả lời: a.Sai. Ở thực vật là hướng động nên phản ứng chậm hơn và chịu ảnh hưởng của yếu tố hoocmôn, còn ở con thiêu thân là cơ chế phản xạ 0,5đ nên biểu hiện nhanh và chủ yếu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh. b.Sai. Ngọn cây vẫn vươn thẳng, không có sự phân bố lại auxin giữa 0,5đ hai phía. c.Đúng. Cây họ Đậu thường cụp lá khi mặt trời lặn, đây là hình thức 0,5đ ứng động sinh trưởng. d.Sai. Mưa rào chỉ gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ; còn cây gọng vó ngoài kích thích cơ học nó còn chịu tác động của kích thích hóa 0,5đ học, mà kích thích hóa học còn nhạy cảm hơn. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. 2.Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người? Trả lời:
  9. -Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục và có hay không có bao miêlin. +Đường kính của sợi trục càng lớn, bề mặt sợi trục càng rộng thì số 0,25đ lượng kênh Na-K càng nhiều→ dẫn truyền xung thần kinh càng nhanh. +Sợi trục có bao miêlin dẫn truyền xung thần kinh theo lối nhảy cóc 0,25đ nên xung thần kinh truyền nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hoạt động của bơm Na-K so với sợi trục không có bao miêlin. 0,5đ -Atropin có khả năng giảm đau, vì nó làm phong bế màng sau→ mất khả năng tác dụng của axetincolin→ hạn chế hưng phấn, giảm co thắt →giảm đau. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI OLYMPIC 24 – 3 TTẠO QUẢNG NAM- TRƯỜNG LẦN THỨ HAI THPT LÊ QUÝ ĐÔN Môn thi: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐẢ THI ĐẢ NGHẢ (Đề thi có 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) 1.Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào? 2.Vì sao khi lúa vào giai đoạn làm đòng người ta thường bón tro bếp? 3.Tại sao khi mới trồng cây non người ta cần phải che bớt để tránh ánh nắng gắt? Câu 2. (3,0 điểm) So sánh sự khác nhau trong các hình thức hô hấp ở thực vật theo bảng sau: So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng Điều kiện xảy ra Chất tham gia Sản phẩm quá trình Năng lượng thu được cho 1 phân tử chất tham gia Câu 3. (3,0 điểm) 1.Viết phương trình tổng quát các phản ứng xảy ra ở pha sáng, pha tối và phương trình tổng hợp của hai pha trong quang hợp? Từ phương trình tổng hợp đó em rút ra nhận xét gì? 2.Trồng hai cây đậu non giống nhau về mọi đặc điểm sinh học trong điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao ? 3. Điểm bão hòa CO2 là gì ? Sự bão hòa CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không ? Câu 4. ( 4,0 điểm) 1.Trình bày sự tiến hóa thích nghi về cơ quan hô hấp của động vật trên cạn qua các nhóm động vật: giun đất, côn trùng, lưỡng cư, bò sát, thú và chim.
  10. 2. Nhịp thở và độ sâu hô hấp của người lao động nặng, phụ nữ mang thai so với người lao động bình thường có điểm gì khác? Giải thích. 3. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. d. Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và chín. e. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá. f. Dạ lá sách hấp thu nước và chuyển thức ăn đã nhai lại xuống dạ múi khế Câu 5. ( 4,0 điểm) 1. Nhịp tim của một loài động vật là 60 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,8 giây, của tâm thất là 0,7 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên? 2.Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định (trừ những người bị bệnh tiểu đường)? 3. Huyết áp thay đổi như thế nào trong các trường hợp: suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu? Câu 6. (2,0 điểm) 1. Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức, ngủ" của cây có gì giống và khác nhau ? 2. Xác định dạng thần kinh của các nhóm động vật sau: thuỷ tức, giun tròn, côn trùng, cá miệng tròn, hải quì, lưỡng cư, bò sát, thân mềm, thỏ, giun đốt. Rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh? HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC 24 – 3 QUẢNG NAM- TRƯỜNG THPT LẦN THỨ HAI LÊ QUÝ ĐÔN Môn thi: SINH HỌC 11 HƯẤNG DẤN CHẤM Câu 1. (4,0 điểm) 1. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào? 2.Vì sao khi lúa vào giai đoạn làm đòng người ta thường bón tro bếp? 3.Tại sao khi mới trồng cây non người ta cần phải che bớt để tránh ánh nắng gắt? Hướng dẫn chấm Ý- điểm Nội dung 1. - Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao (2,0 đổi nitơ: điểm) + Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo NADH, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ. (0,5 điểm) + ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây. (0,5 điểm) - Ứng dụng thực tiễn: + Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí. (0,5 điểm)
  11. + Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ. (0,5 điểm) 2. Giai đoạn này lúa ra hoa kết hạt, tro bếp chứa nhiều K, bón K để tăng quá trình vận (1,0 chuyển các chất hữu cơ tích lũy ở hạt để tăng năng suất cây trồng. K còn giúp tế bào điểm) cứng cáp hơn, chống lốp đổ. 3 Cây non mới trồng có đặc điểm: (1,0 - Hệ rễ chưa phát triển, số lượng tế bào lông hút ít -> khả năng hút nước kém(0,5 điểm) điểm) - Lá non nên thoát hơi nước mạnh -> cây mất nhiếu nước => khi ánh nắng gắt cần che bớt để giảm thoát hơi nước tránh cây bị héo và chết cây. (0,5 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) So sánh sự khác nhau trong các hình thức hô hấp ở thực vật theo bảng sau: So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng Điều kiện xảy ra Chất tham gia Sản phẩm quá trình Năng lượng thu được cho 1 phân tử chất tham gia Hướng dẫn chấm So sánh Hô hấp hiếu Hô hấp kị khí Hô hấp sáng Điểm khí Điều kiện xảy Có O2 Không có O2 Cường độ chiếu 0,75 điểm ra sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao Chất tham gia Glucozơ Glucozơ (hoặc Ribulozơ 1 - 0,75 điểm (hoặc axit axit piruvic) 5dP. (có thể HS piruvic) nêu axit glicolic Sản phẩm quá CO2, H2O, Hoặc C2H5OH Serin + CO2 0,75 điểm trình ATP + CO2 + ATP Hoặc CH3COCOOH + ATP Năng lượng 36 ATP( Vì 2 2ATP 0 ATP 0,75 điểm ATP tiêu tốn
  12. cho quá trình) hoặc 38 ATP Câu 3. (3,0 điểm) 1.Viết phương trình tổng quát các phản ứng xảy ra ở pha sáng, pha tối và phương trình tổng hợp của hai pha trong quang hợp? Từ phương trình tổng hợp đó em rút ra nhận xét gì? 2.Trồng hai cây đậu non giống nhau về mọi đặc điểm sinh học trong điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao ? 3. Điểm bão hòa CO2 là gì ? Sự bão hòa CO2 có xảy ra trong điều kiện tự nhiên không ? Hướng dẫn chấm Ý- Nội dung điểm 1 - Phương trình pha sáng. + (1,5 12H2O + 18 ADP + 18 Pi + 12 NADP => 18 ATP + 12NADPH2 + 6O2 (0,25 điểm) điểm) - Phương trình pha tối. 6CO2 + 18 ATP + 12NADPH2 => C6H12O6 + 6H2O (0,25 điểm) -Phương trình chung. (0,25 điểm) Nhận xét + Nước được tạo ra trong quá trình quang hợp là từ pha tối. (0,25 điểm) + Pha sáng cung cấp nguyên liệu (NADPH2, ATP) cho pha tối và ngược lại pha tối cung cấp ADP, NADP+ cho pha sáng. (0,25 điểm) + Pha sáng phải vận hành 6 vòng, pha tối hoạt động 2 vòng => tạo 1 phân tử Glucoz Pha sáng cần ADP, NADP+ những chất này lại do pha tối tạo ra. Như vậy nếu pha tối bị đình trệ (do enzim bị ức chế) thì sẽ làm cho pha sáng ngừng hoạt động. (0,25 điểm) 2 a. Cây tăng khối lượng chứng tỏ có cường độ quang hợp lớn hơn hô hấp. Cây khối lượng (1 không đổi chứng tỏ có cường độ quang hợp chỉ bằng cường độ hô hấp. (0,5 điểm) điểm) chế độ ánh sáng của 2 cây khác nhau về cường độ: - ở cây có khối lượng tăng gấp đôi: cường độ chiếu sáng cao hơn điểm bù ánh sáng. (0,25 điểm) - ở cây có khối lượng không thay đổi: cường độ chiếu sáng chỉ bằng điểm bù ánh sáng. (0,25 điểm)
  13. 3 (0,5 + Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất(0,25 điểm) điểm) +Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hòa CO2, do hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ khoảng 0,03%, rất thấp so với độ bão hòa CO2(0,06% - 0,4%)(0,25 điểm) Câu 4. ( 4,0 điểm) 1.Trình bày sự tiến hóa thích nghi về cơ quan hô hấp của động vật trên cạn qua các nhóm động vật: giun đất, côn trùng, lưỡng cư, bò sát, thú và chim. 2. Nhịp thở và độ sâu hô hấp của người lao động nặng, phụ nữ mang thai so với người lao động bình thường có điểm gì khác? Giải thích. 3. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng? a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. d. Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và chín. e. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá. f. Dạ lá sách hấp thu nước và chuyển thức ăn đã nhai lại xuống dạ múi khế. Hướng dẫn chấm Ý- Nội dung điểm 1 - Giun đất: cơ thể nhỏ, hoạt động ít nên chúng chưa có cơ quan hô hấp, trao đổi khí trực (1,5 tiếp qua da. (0,25 điểm) điểm) - Côn trùng: Kích thước nhỏ, hoạt động nhiều; đã có cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí dẫn khí đến trao đổi trực tiếp với các tế bào. (0,25 điểm) - Lưỡng cư: hô hấp bằng phổi và da. Phổi có cấu tạo đơn giản. (0,25 điểm) - Bò sát: Phổi hoàn thiện hơn ở lưỡng cư(0,25 điểm) - Thú: Phế nang và mao mạch bao quanh phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí. Thể tích lồng ngực thay đổi, tuy nhiên vẫn còn 1 ít không khí cặn khi hô hấp. (0,25 điểm) - Chim: Hô hấp kép, có không khí giàu ôxi qua phổi cả khi hít vào và thở ra, không có khí cặn trong phổi hiệu quả trao đổi khí cao. (0,25 điểm) 2 + Nhịp thở và độ sâu hô hấp của người lao động nặng và phụ nữ mang thai tăng hơn do (1,0 người lao động nặng thì tế bào tiêu thụ nhiều oxi và thải ra nhiều CO2, phụ nữ mang thai điểm) trao đổi chất tăng nên cũng tiêu thụ nhiều oxi và thải nhiều CO2. (0,5 điểm) + Sự giảm nồng độ oxi và tăng CO2 làm cho các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang ĐM cảnh và hành não bị kích thích, gửi xung TK về trung khu điều hòa nhịp thở gây tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để loại thải CO2 trong máu. (0,5 điểm)
  14. 3 a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành những (1,5 chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể. (0,25 điểm) điểm) b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng. (0,25 điểm) c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học. (0,25 điểm) d. Sai. Trong miệng chỉ có enzym tiêu hoá tinh bột chín thành mantozơ.Ở ruột non mới có enzym amilaza tiêu hoá được cả tinh bột sống và chín. (0,25 điểm) e. Đúng. (0,25 điểm) f. Đúng. (0,25 điểm) Câu 5. ( 4,0 điểm) 1.Nhịp tim của một loài động vật là 60 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,8 giây, của tâm thất là 0,7 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên? 2.Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định (trừ những người bị bệnh tiểu đường)? 3. Huyết áp thay đổi như thế nào trong các trường hợp: suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu? Hướng dẫn chấm Ý- điểm Nội dung 1 Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/60 = 1 giây. (0,25 điểm) (1,25 Pha tâm nhĩ co là: 1 – 0,8 = 0,2 giây. (0,25 điểm) điểm) Pha tâm thất co là: 1 – 0,7 = 0,3 giây. (0,25 điểm) Pha giãn chung là: 1 – (0,2+ 0,3) = 0,5 giây. (0,25 điểm) => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim là: 0,2 : 0,3 : 0,5. (0,25 điểm) 2 Vì: Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao, gan nhận được nhiều glucozơ (1,25 từ tĩnh mạch của gan, gan sẽ biến đổi glucozơ thành glycogen dự trữ trong gan và cơ nhờ điểm) hoocmon insulin => lượng đường trong máu luôn giữ ổn định (0,5 điểm) - Khi ăn ít đường, lượng glucozơ trong máu giảm, gan sẽ chuyển hoá glycogen dự trữ thành glucozơ nhờ hoocmon glucagon. Khi nguồn glycogen dự trữ hết, gan chuyển hoá aa, axit lactic, glyxerin (sinh ra do phân huỷ mỡ) thành gluozơ. Do đó, lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định(0,5 điểm) - Nếu lượng glycogen dự trữ trong gan đạt đến mức độ tối đa thì gan sẽ chuyển hoá glucozơ thành lipit dự trữ ở các mô mỡ, đảm bảo lượng đường luôn ổn định (0,25 điểm) 3 - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp (1,5 tim và lực co của tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu nên điểm) khi có sự thay đổi các yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp: + Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đạp chậm và yếu hoặc bị suy tim -> huyết áp giảm(0,5 điểm) + Xơ vữa mạch -> lòng mạch hẹp, thành mạch kém đàn hồi -> huyết áp tăng(0,5 điểm) + Khi mất máu -> khối lượng máu giảm -> huyết áp giảm(0,5 điểm) Câu 6. (2,0 điểm)
  15. 1. Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức, ngủ" của cây có gì giống và khác nhau ? 2. Xác định dạng thần kinh của các nhóm động vật sau: thuỷ tức, giun tròn, côn trùng, cá miệng tròn, hải quì, lưỡng cư, bò sát, thân mềm,thỏ, giun đốt. Rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh. Hướng dẫn chấm Ý- điểm Nội dung 1 ĐA (0,75 * Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế bào thể điểm) gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép lại(0,25 điểm) . * Khác nhau: + Khép lá của cây trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do va chạm cơ học(0,25 điểm) + Sự xếp lá " thức, ngủ" của cây: thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi ánh sáng theo chu kì(0,25 điểm) 2 - Thần kinh dạng lưới :thuỷ tức,hải quỳ. (0,25 điểm) (1,25 - Dạng thần kinh chuỗi hạch:giun tròn, giun đốt, côn trùng,thân mềm. (0,25 điểm) điểm) - Dạng thần kinh ống:cá miệng tròn, lưỡng cư, bò sát, thỏ. (0,25 điểm) *Chiều hướng tiến hoá : + Từ phân tán đến tập trung hoá : Thần kinh dạng lưới phân tán sau đó tập trung lại thành dạng chuỗi hạch rồi lại đinh khu tại các hạch bụng ( ở giun đốt) rồi thành 3 khối hạch : hạch não,hạch ngực,hạch bụng ( thân mềm, chân khớp) (0,25 điểm) + Hiện tượng đầu hoá: thể hiện ở sự tập trung của các tế bào thần kinh thành não ở động vật có đối xứng hai bên.Não phát triển qua các ngành động vật từ thấp lên cao. (0,25 điểm) HẾT SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO CHỌN HSG CẤP TỈNH TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM HỌC 2016 -2017 ( Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1(2,0 điểm): Trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật a) Nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước. b) Trong các động lực nêu trên, động lực nào là chủ yếu? Vì sao? c) Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó.
  16. d) Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì? Giải thích tại sao đặc điểm đó là cần thiết với thực vật CAM. Câu 2(2,0 điểm): a). Giải thích tại sao cây trồng trên đất chua và đất kiềm đều có khó khăn cho quá trình dinh dưỡng khoáng, còn đất thoáng lại tạo nhiều thuận lợi cho cây hút khoáng. b). Nêu cơ sở khoa học của câu "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc" Câu 3 (3,0 điểm): 3.1) (1,5 điểm) Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 ở một loài thực vật: CO2 4 3 Chu trình Canvin 1 2CO 2 ( I ) ( II ) Hãy cho biết: a) Tên chu trình? Chu trình đó có thể xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào? b) Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử C? c) Vị trí và thời gian xảy ra quá trình I và II ? Nếu đưa chúng về trồng nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ, ánh sáng vừa phải thì chúng có tổng hợp chất hữu cơ theo con đường như trên không? Vì sao? 3.2)(1,5 điểm) Phân biệt cấu tạo và chức năng của các nhóm sắc tố ở thực vật. Sự khác nhau về chức năng của các nhóm sắc tố trên có ý nghĩa gì cho cây. Câu 4 (2,0 điểm): 4. 1 ( 1 điểm ) Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra ?Giải thích.Nếu khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật C 3 , C4 và CAM ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào ? 4. 2 ( 1 điểm ) Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật ,hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản : Bảo quản lạnh , bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao. Câu 5(2,0 điểm): a. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ĐV nhai lại là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? b. Cho biết sự khác nhau cơ bản về thành phần enzim trong ống tiêu hoá của ĐV ăn thịt và ĐV ăn thực vật?
  17. ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO CHỌN HSG CẤP TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 11 NĂM HỌC 2016 Câu 1(2,0 điểm) a.(0,5 điểm)Các động lực quyết định: Động lực đẩy của rễ. Động lực hút của lá. Động lực trung gian. b.(0,5 điểm)Trong các động lực trên, động lực hút của lá là chủ yếu vì nó tạo ra một lực hút rất lớn, có thể kéo được cột nước lên cao hàng trăm mét, trong khi động lực đẩy chỉ đẩy được cột nước lên vài ba mét. c.(0,5 điểm)- Vòng đai Caspari nằm trên thành của các TB nội bì. -Vai trò: Ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành TB và gian bào phải đi vào TB nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra. d. (0,5 điểm) -Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. - Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước, ban đêm lỗ khí mở để trao đổi CO2 và có thể lấy thêm nước qua lỗ khí Kết luận: Vì vậy, quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm. Câu 2(2 điểm): a). (1đ) - Đất chua: Trong đất chua có nhiều H+, H+ dễ loại các ion khoáng ra khỏi bề mặt các hạt keo đất, từ đó dễ bị rửa trôi hoặc lắng đọng xuống tầng đất sâu hơn, làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng khoáng. - Đất kiềm: Trong đất kiềm có nhiều OH - , chúng liên kết chặt với các ion khoáng làm cho cây khó sử dụng được khoáng trong đất. - Mặt khác đất chua và đất kiềm đều gây ức chế vi sinh vật đất, làm chậm quá trình chuyển hóa các ion khoáng từ xác động, thực vật. - Đất thoáng khí giàu O2, tạo thuận lợi cho các tế bào dễ hô hấp hiếu khí cung cấp nhiều ATP cho quá trình hút khoáng tích cực.
  18. b). (1đ) - Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa N2 khí trời nhờ vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn về nhu cầu nitơ, nhưng để cố định đạm và tổng hợp các chất nhu cầu về photpho (lân) là rất cao → photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây lạc. - Canxi tuy không cần cho sinh trưởng của cây lạc, nhưng có tác dụng làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng, đặc biệt trong đó có photpho, do đó trồng lạc đặc biệt phải quan tâm đến photpho và canxi mới có thể có năng suất cao. Câu 3 (3,0 điểm): 3.1) (1,5 điểm) a) Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM, điều kiện khí hậu khô hạn kéo dài, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp. b) Các chất: 1. Axit oxalo axetic (AOA) chứa 4C 2. Axit malic (AM) chứa 4C 3. Tinh bột (CH2O)n chứa nhiều C 4. Photpho enol pyruvic ( PEP) chứa 3C c) - Quá trình I xảy ra vào ban đêm tại lục lạp của TB mô giậu. - Quá trình II xảy ra vào ban ngày tại lục lạp của TB mô giậu. - Nếu đưa về trồng trong điều kiện khí hậu ôn hòa thì cũng vẫn tiến hành cố định CO 2 theo con đường như trên vì đây là đặc điểm thích nghi đặc trưng cho từng loài đã hình thành qua quá trình chọn lọc tự nhiên. 3.2)(1,5 điểm) Phân biệt cấu tạo và chức năng của các nhóm sắc tố ở thực vật. Sự khác nhau về chức năng của các nhóm sắc tố trên có ý nghĩa gì cho cây. 3.2 Nhóm sắc tố. Cấu tạo. Chức năng. Diệp lục - Diệp lục a : C55H72O5N4Mg. - Hấp thụ ánh sáng có chọn lọc, chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím. - Chuyễn năng lương thu được từ các photon cho quá trình quang phân li - Diệp lục b: C55H70O6N4Mg. nước và các phản ưng quang hóa đê hình thành ATP, NADPH. Carotenoit. - Caroten : C40H56. - Lọc ánh sánh sáng, bảo vệ diệp lục - Xantophin : C40H56 On. không bị phân hũy khi cường độ chiếu sáng quá mạnh. - Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyễn năng lượng hấp thụ được cho diệp lục. Phicobilin. - Phicoxianin. Hấp thụ thêm các tia sáng vàng lục và - Phicoeritrin. chuyễn năng lượng hấp thu được cho diệp lục. Ý nghĩa : Các sắc tố trên đã hấp thụ ánh sáng mặt trời ở các vùng khác nhau của quang phổ nhìn thấy được, chúng hổ trợ cho nhau trong quá trình quang hợp nhằm tận dụng hết nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 4 (2,0 điểm): 4. 1 ( 1 điểm ) - Trong điều kiện khí hậu khô ,nóng vào ban ngày ,cây C 3 khép hờ khí khổng nhờ đó tránh mất nước quá nhiều.
  19. - Khi khí khổng khép hờ hoặc hoàn toàn thì nồng độ CO2 trong các xoang khí của lá thấp và nồng độ O2 cao thì enzym Rubisco xúc tác cho RiDP liên kết với oxi thay vì với CO2 tạo ra axit glicolic đi ra khỏi lục lạp đến peroxixôm và bị phân giải thành CO2.Hiện tượng này được gọi là hô hấp sáng .Hô hấp sáng không tạo ATP cũng như không tạo ra đường như trong quá trình quang hợp. - Nếu khí hậu của một vùng bị nóng và khô hơn thì CLTN sẽ làm gia tăng dần số lượng các loài cây C4 và CAM vì những cây này có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều kiện khô nóng - Ngược lại ,số lượng cây C 3 giảm vì trong điều kiện khô nóng hiệu quả quang hợp của chúng sẽ giảm . 4. 1 ( 2 điểm ) - Mục đích của việc bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng .Vì vậy , phải khống chế hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu + Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ ,độ ẩm và tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2 + Trong điều kiện nhiệt độ thấp ( bảo quản lạnh ) và điều kiện khô ( bảo quản khô ) hoặc trong điều kiện CO2 cao ( bảo quản nồng độ CO2 cao ) hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản được kéo dài . Câu 5(2,0 điểm): a. Điểm đặc trưng (1 điểm) Thức ăn qua miệng 2 lần và ngoài sự biến đỏi về mặt cơ học, hoá học còn có sự biến đổi sinh học - Diễn biến biến đổi sinh học: Thức ăn là thực vật chủ yếu là nguồn dinh dưỡng nuôi sống VSV sống cộng sinh trong dạ cỏ. VSV lại là thức ăn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể ĐV nhai lại b. Sự khác nhau cơ bản ( 1 điểm) - Ở ĐV ăn TV: có nhiều loại enzim tiêu hoá xenlulozơ và axit béo do VSV tiết ra - Ở ĐV ăn thịt: chủ yếu chỉ có enzim tiêu hoá protein do cơ thể tiết ra SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KỲ THI OLYMPIC CẤP TỈNH MÔN: SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (2 điểm): Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích? 1/ Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi thấp và cây thân thảo. 2/ Sau khi bón phân thì khả năng hút nước của rễ cây tăng lên và về sau thì giảm dần. 3/ Chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng đóng. 4/ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây. Câu II (2 điểm). 1/ Vì sao thực vật tắm mình trong biển nitơ mà vẫn thiếu đạm? Nêu cơ chế và điều kiện để thực hiện quá trình cố định nitơ? 2/ Giải thích câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
  20. Câu III (3 điểm). 1/ Vì sao thực vật C4 không xảy ra hô hấp sáng? Vì sao năng suất sinh học của thực vật CAM thấp hơn thực vật C4 ? 2/ Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau: TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. 3/ Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố? Câu IV(2 điểm). 1/ Phương trình tổng quát của hô hấp từ nguyên liệu hữu cơ là Glixêrin như sau? C3H8O3 + O2 → CO2 + H2O + năng lượng a. Hệ số hô hấp của Glixêrin là bao nhiêu? b. Hãy cho biết ý nghĩa của hệ số hô hấp? 2/ Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? Câu V (2 điểm). 1/ Ở động vật ăn thực vật quá trình tiêu hóa thức ăn về mặt sinh học được diễn ra ở đâu? Vì sao thức ăn ở động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường? 2/ Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều hướng nào? Câu VI(2 điểm). 1/ Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? 2/ Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn? Câu VII(3 điểm). 1/Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường dẫn đến suy tim? 2/ Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? 3/ Phân biệt HTH hở và HTH kín theo nội dung bảng sau? Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện
  21. Cấu tạo tim Tuần hoàn máu Hiệu quả tuần hoàn. Câu VIII(1đ). 1/Khi thể tích máu trong cơ thể người giảm, những cơ chế nội tại nào giúp duy trì và tăng thể tích máu? 2/ Khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Câu IX (1,5đ). Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động? Câu X(1,5đ). 1/Vai trò của bơm Na-K trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động? 2/ Người ta sử dụng một loại thuốc dẫn đến làm giảm nồng độ Na+ trong máu. Hãy cho biết: a. Điện thế nghỉ của nơron có thay đổi hay không? Giải thích. b. Khi có kích thích tới ngưỡng điện thế hoạt động thay đổi thế nào? Giải thích. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I 1/. Đúng. Vì 0.5 + Áp suất rễ: không lớn + Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt) Do đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa. 2/ Sai. Vì: Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên: 0.5 +Khi mới bón phần thì nồng độ khoáng trong đất cao hơn trong dịch bào của tế bào rễ nên khả năng hút nước của rễ giảm. +Về sau rễ hút nước tăng lên vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào. 3/ Sai. Vì khi có ánh sáng, quang hợp xảy ra tại các lục lạp có trong tế bào khí khổng 0.5 hàm lượng đường tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng tế bào khí khổng hút nước, trương lên và khí khổng mở. 4/Đúng. Là tai họa, vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá 0.5 + Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước . + Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào II 1/ * Vì: + Nitơ tự do(N2) có liên kết 3 rất bền (N N) 0.5
  22. + Cây xanh không có enzim xúc tác mạnh quá trình hoạt hóa nito(Nitrogennaza, hidrogenaza) phá vỡ liên kết bền của nito biến N2 NH3. 0.5 *Quá trình cố định nitơ khí quyển, thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và các vi khuẩn cộng sinh theo cơ chế sau: Điều kiện: 0.5 - lực khử mạnh; Cung cấp ATP; Enzim nitrogenaza; hoạt động trong đk kị khí. 0.5 2/ - Khi có sấm sét một lượng nhỏ nitơ trong không khí đã bị oxi hóa dưới điều kiện - nhiệt độ và áp suất cao thành NO3 theo phản ứng: + - N2 + O2 -> 2NO + O2 ->2NO2+ H2O -> HNO3 -> H +NO3 - Cây được cung cấp nguồn N, mặc dù ít, cùng với nước nên thực hiện quá trình quang hợp, trao đổi nước tốt hơn nên lúa xanh tốt hơn. III. 1/Vì. +Enzim cố định CO2 là PEP cacbonxylaza có hoạt tính cacbonxyl hóa rất 0.5 mạnh nên có thể cố định CO2 ở điều kiện rất thấp. + AOA sinh ra axit malic được vận chuyển đến tế bào bao bó mạch để cung cấp và dự trữ CO2 cho tế bào bao bó mạch . *Vì: 0.5 - Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO2 → giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ. - Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh sáng gắt. 2/ * Thí nghiệm 1: 0.5 - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao (30ppm) còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0- 10ppm). * Thí nghiệm 2: 0.5 - Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi. 3/ * Nguyên tắc: - Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ 0.5 - Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định * Các bước: 0.5
  23. - Chiết rút sắc tố - Tách các sắc tố thành phần IV. 1/ a. 2 C3H8O3 + 7O2 → 6CO2 + 8H2O + năng lượng. 0.5 - Hệ số hô hấp RQ = 0,86. b/ Ý nghĩa : cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và qua đó có thể đánh giá 0.5 tình trạng hô hấp của cây. 2/Vì: + Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ 0.25 + Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản nên làm tăng cường độ hô hấp. 0.25 + Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản 0.25 + Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản 0.25 V 1/* Diễn ra ở dạ cả của động vật nhai lại và manh tràng của động vật có dạ dày 0.5 đơn. * Vì + Trong hệ tiêu hóa của động vật ăn cỏ có hệ VSV tiết ra enzim xenlulaza giúp 0.5 tiêu hóa thức ăn xenlulozo. + VSV cũng chính là nguồn cung cấp protein cho cơ thể vật chủ 2/ Hướng tiến hóa - Cấu tạo ngày càng phức tạp: 0.5 + Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa (động vật đa bào) + Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương sống) - Chức năng ngày càng chuyên hóa: 0.5 + Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang tính chuyên hóa cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn + Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn VI. 1/ Đặc điểm bề mặt trao đổi khí: 1 + Bề mặt TĐK rộng. + Mỏng và ẩm ướt + Có nhiều mao mạch máu và sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí. 2/ Vì. - Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí. Phổi 0.25 của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao mạch bao quanh. - Chim có hệ hô hấp kép: + Khi hít vào, không khí giàu Oxi đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí 0.5 giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước + Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi còn không khí giàu CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo con đường dẫn khí ra ngoài => cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàu Oxi qua phổi để thực hiện trao đổi 0.25 khí. Khi hô hấp, phổi chim không thay đổi thể tích => chim là ĐV trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn.
  24. VII. 1/ Ở những người bị hở van tim: Mỗi lần tâm thất co, van tim khép không chặt → 0.5 máu một phần trở ngược lại tâm nhĩ → lượng máu vào ĐM chủ giảm → không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, O2 cho cơ thể → tim phải gắng co bóp mạnh và tăng nhịp → suy tim. - Hen suyễn gây khó thở → co hẹp các tiểu phế quản → thông khí khó khăn → 0.5 tăng nhịp tim, thể tích co tim → tim làm việc quá tải → suy tim. 2/ Vì - Trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển 0.5 hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao - Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh - Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh - > Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh 3/. So sánh hệ tuần hở và kín. Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đa số ĐV thân mềm, chân Mực ống, bạch tuộc giun Đại diện khớp đốt và ĐV có xương sống 1.5 Cấu tạo tim Đơn giản Phức tạp - Hệ mạch hở (giữa ĐM và - Hệ mạch kín (Giữa ĐM TM ko có mạch nối) và TM có mao mạch nối) - Máu từ tim→ Động mạch - Máu từ tim→ Động mạch Tuần hoàn máu → Khoang máu (TĐC trực → Mao mạch (TĐC gián tiếp với TB)→Tĩnh mạch→ tiếp với TB)→ Tĩnh Tim. mạch→ Tim. Hiệu quả tuần - Máu luân chuyển chậm - Máu luân chuyển nhanh hoàn. với áp xuất thấp. với áp suất cao. VIII 1/Khi thể tích máu trong cơ thể giảm, các hoocmon aldosteron và ADH được tiết ra 0.25 làm tăng thể tích máu. - Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa, kéo theo nước vào máu, làm 0.25 tăng thể tích máu và làm giảm lượng nước tiểu. - Thể tích máu giảm làm tuyến yên tăng tiết ADH. Hoocmon này làm tăng tái hấp 0.25 thu nước ở ống lượn xa và ống góp, góp phần duy trì và tăng thể tích máu. Ngoài ra dịch ngoại bào đi vào máu giúp làm tăng thể tích máu. 0.25 2/ Sẽ gây tích tụ axit lăctic làm mỏi cơ. IX Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động: Hướng động Ứng động - Hình thức phản ứng của một bộ - Hình thức phản ứng của cây trước phận của cây trước một tác nhân kích một tác nhân kích thích không định thích theo một hướng xác định. hướng. 0.5
  25. - Khi vận động về phía tác nhân kích - Có thể là ứng động không sinh thích gọi là hướng động dương, khi trưởng( vận động theo sức trương vận động tránh xa tác nhân kích thích nước) hoặc ứng động sinh trưởng 0.5 gọi là hướng động âm. (vận động theo chu kì đồng hồ sinh học). - Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: - Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: hướng đất, hướng sáng, hướng hoá, vận động quấn vòng, vận động nở hướng nước. hoa theo nhiệt độ ánh sáng; hoạt 0.5 động theo sức trương nước. X 1/ - Đối với hình thành điện thế nghỉ: Bơm Na-K chuyển K+ từ ngoài trả vào trong 0.25 màng - Đối với hình thành điện thế hoạt động: Chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía 0.25 ngoài . 2. a/- Điện thế nghỉ của nơron không thay đổi. - Giải thích: Điện thế nghỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch điện tích dương (+) ở mặt 0.5 ngoài màng và điện tích âm (-) ở mặt trong màng do đi ra ngoài chứ không phụ thuộc nồng độ Na+ ở bên ngoài. b/- Khi có kích thích tới ngưỡng điện thế hoạt động giảm đi so với bình thường. - Giải thích: Nồng độ Na+ trong máu giảm dẫn đến nồng độ Na+ở dịch ngoại bào giảm vì vậy khi cổng Na mở, lượng Na+ đi từ ngoài vào giảm đi so với bình 0.5 thường. SỞ GIÁO DỤC QUẢNG NAM KÌ THI OLYMPIC 29/3/2017 Trường THPT Nông Sơn Môn Sinh 11 Thời gian 150phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 4 điểm) a) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? b) Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? c) Cây bạch đàn với cây lá lốt cây nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Giải thích? d) Dùng kiến thức sinh học để giải thích câu nói “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu 2: ( 4 điểm) a) Hãy trình bày quá trình quang hợp của 3 loài cây sau: rau dền, rau diếp và cây lúa? b) Để xác định khả năng quang hợp của một cành lá có diện tích 0,4dm 2, một người đã cắt cành này vào trong bình kín và chiếu sáng 20 phút. Rồi lấy cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20ml dung dịch Ba(OH)2 lắc đều để hòa tan hết CO2 trong bình. Sau đó đêm bình này chuẩn độ với HCl thì thấy hết 20ml HCl. Cũng làm như vây với bình không chứa cành lá thì thấy hết 15ml
  26. 2 HCl. Xác định cường độ quang hợp ( mgCO 2/dm /giờ) của cành nói trên. Biết rằng 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Câu 3: ( 2 điểm) a) Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng được thực hiện như thế nào mà gây ảnh hưởng làm giảm năng suất cây trồng? b) Nhờ đâu mà thực vật C4 không có hiện tượng hô hấp sáng? Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bất lợi này ? Câu 4: ( 3 điểm) a) Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt? b) Cho biết độ dài ruột của 1 số động vật như sau :Trâu, bò : 55 - 60m, heo 22m, chó 7m, cừu 32m. - Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài? - Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó. Câu 5: ( 2 điểm) Hô hấp ở cá có đặc điểm gì nổi bật? Loài động vật nào sống ở cạn có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Giải thích? Câu 6: ( 4 điểm) a) Thế nào là vòng tuần hoàn đơn, vòng tuần hoàn kép? Cho ví dụ minh hoạ? b) Tại sao khi người ta lao động nặng, tim phải thay đổi nhịp co bóp ? c) Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thường lên các vùng núi cao luyện tập để nâng cao thành tích? Câu 7: ( 1 điểm) Tại sao uống rượu nhiều dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu?
  27. SỞ GIÁO DỤC QUẢNG NAM ĐÁP ÁN KÌ THI OLYMPIC 29/3/2017 Trường THPT Nông Sơn Môn Sinh 11 Câu Đáp án Điểm 1 a. + Con đường gian bào 0.25 0.25 + Con đường tế bào chất 1 b. Vì khi đó trễ cây ở trong môi trường quá ưu trương, thiếu oxi nên lông hút 0.5 bị đứt gãy dẫn đến mất cân bằng nước 0.5 c. Cây lá lốt thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn 0.5 Vì – Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước qua cutin càng giảm - Cây lá lốt có lớp cutin mỏng hơn cây bạch đàn 0.5 d. lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang thời kì phát triển rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng - khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N phản ứng ngay với O 2 2 0.5 N2 + O2 → (2000 độ C) 2NO - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu). 2NO + O2 → 2NO2 - Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 + - Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R + hoặc NH4 ) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên" + - NH4 + NO3 → NH4NO3 + - R + NO3 → RNO3 2 Phân biệt được rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C 3 còn rau dền quang hợp 0.5 theo chu trình C4 Rau diếp, lúa quang hợp theo chu trình C3. Trình bày đúng chu trình 1 Rau dền quang hợp theo chu trình C4. Trình bày đúng chu trình 1 Theo đề ta có các PT phản ứng CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O 0.25 Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O 0.25 Theo đề ta biết lượng HCl cần để hòa tan Ba(OH)2 dư là 20 – 15 = 5ml 0.25 1ml HCl tương ứng 0,6mg CO2. Nên 5ml HCl tương ứng 3mg CO2. 0.25 3 20 2 0.5 Vậy cường độ quang hợp là x = 2.5 mg CO2dm /giờ 0,4 60 3 - Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng 0,5 - QT này được tạo ra do Axit glicôlic được tạo thành từ Ribulôzô đi phốt phát 0,5 trong ánh sáng cao, hàm lượng O2 tăng, cuối cùng Axit glicôlic bị oxy hoá tạo ra CO2 ,giải phóng năng lượng vô ích (vì chủ yếu dưới dạng nhiệt ) và giảm
  28. Ri-điP nên Giảm HSQH nên Giảm NS cây trồng . 0.5 -TVC4 có nguồn dự trữ C02 (axit malic ) nên tỷ lệ CO2 / O2 ở các tế bào 0.5 bao quanh bó mạch cao do đó không có hiện tượng quang hô hấp sáng - Biện pháp ngăn ngừa hô hấp sáng : + Giảm O2 trong không khí xuống 5% + Chọn những tv có cường độ hấp thu C02 mạnh và cường độ HH sáng yếu 4 a) – Cần đủ thời gian để tiết enzim tiêu hóa 0.5 - Tạo môi trường thuận lợi cho các emzim hoạt động 0.5 b) - Trâu, bò, cừu: là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất 0.25 - Heo ăn tạp có ruột dài trung bình 0.25 - Chó là loài ăn thịt, có ruột ngắn nhất 0.25 ý nghĩa của sự khác nhau : 0.5 -ĐV ăn cỏ có ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, và nghèo chất dinh 0.5 dưỡng nên ruột dài sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được triệt để. 0.25 -ĐV ăn thịt: Thức ăn thịt thường mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi. - Động vật ăn tạp là dạng trung gian giữa 2 nhóm trên . 5 - Trao đổi khí giữa máu trong các phiến mang và dòng nước bên ngoài liên tục nhờ sự thay đổi thể tích của khoang miệng và khoang nắp mang 0.5 - Dòng nước chảy qua các lá mang và phiến mang luôn ngược chiều với dòng máu 0.5 trong mao mạch phiến mang 0.5 - Chim 0.5 - Vì nhờ có hệ thống túi khí mà thở ra và hít vào đều có oxi qua phổi 6 -Vòng tuần hoàn đơn (1 vòng TH) :trong vòng TH máu qua tim 1 lần 1 Vd: Vòng TH của cá :Máu từ tim ĐMmang ĐM chủ lưng  Các cơ quanTM Tim -Vòng tuần hoàn kép (2 vòng TH) : Trong vòng TH máu qua tim 2 0.5 lần VD: Vòng TH ở thú : +Vòng TH nhỏ : Máu từ tâm thất phải  ĐM phổi Phổi TM phổi Tâm 0.5 nhĩ trái 1 +Vòng TH lớn : Máu từ tâm thất trái ĐM chủ các cơ quan TM chủ Tâm nhĩ phải . 0,25 -Khi làm việc cần cung cấp nhiều năng lượngcần nhiều dinh dưỡng,ô xy >tim 0,5 đập nhanh-.— 0,25 c) - Hàm lượng O2 thấp hơn vùng đồng bằng - Cơ thể phải thích nghi: tăng hồng cầu, tim đập nhanh và cơ tim khỏe- có sức bền - Cơ thể trong trạng thái gần giống khi thi đấu 7 - Uống rượu nhiều sẽ ức chế tuyến yên tiết ADH làm giảm quá trình hấp thu 0.5 nước ở thận. Làm cho cơ thể mất nhiều nước qua nước tiểu - Mất nước và nồng độ cồn trong máu cao làm áp suất thẩm thấu trong máu 0.5 tăng cao kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác khát
  29. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Đề thi Olympic cấp tỉnh môn sinh học 11THPT 2016-2017 Câu 1:(2đ) So sánh sự khác nhau cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thực vật với động vật ăn thịt và ăn tạp. Câu 2(2đ) Để hiệu quả trao đổi khí tốt nhất thì bề mặt hô hấp phải có đặc điểm gì? Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau? O2 O2 CO CO Môi trường  Khí quản  (1)  các ống khí trong phổi 2 (2) 2 Khí quản  Môi trường a)Cho biết (1)và (2)là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? b)Hoạt đông hai bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra? Câu 3(3đ) a)Hãy cho biết đường đi của máu trong tĩnh mạch phổi,qua tim và vòng quanh cơ thể rồi trở về lại tĩnh mạch phổi. b)Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất?vì sao? c)Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất,loại mạch nào là chậm nhất?Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó. Câu 4(1đ) Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật Câu 5:(3đ) a/Thế nào là điện thế hoạt động?Cơ chế hình thành điện thế hoạt động ? b/Synáp là gì?Các kiểu synáp và các thành phần cấu tạo synáp hóa học. c/Tại sao xung thần kinh lại truyền qua khe synap chỉ 1 chiều. d/Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua synap chậm hơn so với trên sợi thần kinh. Câu 6/ (2 đ) Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường : a) Đó là hai con đường nào ? b) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó? c) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ? Câu 7/ (2đ) a/ Các nguồn đạm trong đất có được do đâu ? Giải thích ? b/ Vì sao nói quá trình thoát hơi nước là tai họa tất yếu ? Sự thoát hơi nước xảy ra ở bộ phận nào ? Câu 8/ (2đ) Quá trình hô hấp nội bào xảy ra theo 3 giai đoạn. Hãy cho biết : a/ Nơi diễn ra, nguyên liệu đầu tiên, sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn ?
  30. b/ Vì sao chu trình Crep không sử dụng ôxi nhưng nếu không có ôxi thì chu trình Crep không xảy ra ? Câu 9/ (3 đ) a/ Cho sơ đồ ô tả chu trình sinh học ở một nhóm loài thực vật như sau: A B 2 2 1 CO2 CO2 4 Canvin 3 3 Hãy cho biết : - Tên gọi chu trình, tên gọi của nhóm thực vật có chu trình đó ? - Tên gọi thích hợp của A và B ? - Các chất tương ứng với 1,2 3,4 là gì ? b/ Tại sao nồng độ CO2 thấp không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật C4 nhưng gây hô hấp sáng ở thực vật C3 ? SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐÁP ÁN Đề thi Olympic cấp tỉnh môn sinh học 11THPT 2015-2016
  31. Câu 1: Dấu hiệu so sánh Động vật ăn thực vật Động vật ăn thit,ăn tạp Cấu tạo răng R/hàm to,bề mặt răng rộng và R/hàm bé,bề mặt răng hẹp,R/nanh 0.5đ khỏe,R/nanh không phát triển phát triển Dạ dày Một hay bốn túi,có nhóm chứa Một túi,không chứa VSV lên men 0.25đ VSV lên men Ruột -Dài hơn,dịch tiêu hóa ít các -Ngắn hơn,dịch tiêu hóa nhiều các Manh tràng loại enzim loại enzim 0.25đ -Lớn -nhỏ Thức ăn Chủ yếu là thực vật,ít Đầy đủ các loại chất hữu 0.25đ lipit,protein cơ:lipit,protein,gluxit Biến đổi cơ học Mạnh hơn Yếu hơn 0,25đ Biến đổi sinh học Có nhóm xảy ra vừa ở dạ dày Chủ yếu ở ruột già 0.25đ và ruột Kết quả Hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ Hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức 0.25đ thức ăn thấp hơn ăn cao hơn Câu 2: *Đặc điểm bề mặt hô hấp(0,5đ) -Mỏng,rộng và ẩm ướt để khí dể dàng khuếch tán -Có mạng lưới mao mạch phát triển chảy theo hướng ngược chiều với dòng khí đi vào để làm chêng lệch phân áp các chất khí giữa 2 phía của bề mặt hô hấp *Cho sơ đồ trao đổi khí ở phổi chim: a)Tên 2 bộ phận tham gia trao đổi khí ở chim:(1)Túi khí sau;(2) Túi khí trước(0,5đ) b)Hoạt động của túi khí(1đ) - Hít vào:O2 theo khí quản vào túi khí sau,đẩy khí qua các ống khí trong phổi và dồn vào túi khí trước.Cả 2 túi khí trước và sau đếu phồng lên. -Thở ra:Các cơ thở dãn,các túi khí bị ép,O2 từ túi khí sau đẩy qua các ống khí trong phổi,túi khí trước ép khí CO2 ra ngoài Câu 3: a)Tỉnh mạch phổi tâm nhĩ trái tâm thất trái động mạch chủ động mạch nhỏ mao mạch tế bào mao mạch tính mạch nhỏ tính mạch chủ tâm nhĩ phải tâm thất phải động mạch phổi mao mạch phổi tĩnh mạch phổi(1,25đ) b)Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ(0,25đ) Giải thích:Huyết áp là áp lực của máu do tim co bóp,tĩnh mạch chủ xa tim nên trong quá trình vận chuyển máu,do ma sát với thành mạch và giữa các tiểu phân tử máu với nhau đã làm giảm áp lực máu.(0,5đ) c)Vận chuyển máu: -Nhanh nhất ở động mạch.Tác dụng đưa máu kịp thời đến cơ quan,chuyển nhanh sản phẩm của hoạt động của tế bào đến nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết(0,5đ)
  32. -Chậm nhất ở mao mạch.Tác dụng tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.(0,5đ) Câu 4: (1đ) -Từ chưa có hệ tuần hoàn (Động vật đơn bào)=> có hệ tuần hoàn hở(Thân mềm,chân khớp)=>Hệ tuần hoàn kín(Động vật có xương sống) (0.25đ) -Từ tuần hoàn đơn(Cá)=> Tuần hoàn kép(Lưỡng cư,bò sát,chim,thú) (0.25đ) -Tim từ chổ chưa phân hóa chỉ là phình lên của mạch máu(giun đôt)=> Tim hai ngăn(Cá)=>Tim ba ngăn(Lưỡng cư,bò sát)=>Tim bốn ngăn chia hai nữa riêng biệt(Chim,Thú) (0.5đ) Câu 5 a/Điện thế hoạt động là gì ?(0,25đ) Cơ chế:Khi kích thích cổng Na+ mở,Na+ khuyết tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên mất phân cực và đảo cực.Sau đó cổng K+ mở rộng ,cổng Na+ đóng.K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực.(0,5) b/Thế nào là synap(0,25đ) Các kiểu synap:synap điện và synap hóa học Synap hóa học có 3 loại:synap TK-TK;synapTK-cơ;synap TK-tuyến(0,25đ) c/Xung TK chỉ truyền màng trước đến màng sau vì chỉ cúc synap mới có các bóng chứa chất trung gian hóa học,chỉ có màng sau synap có thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học này.(0,25đ) d/ Tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua synap chậm hơn so với trên sợi thần kinh vì:Trên sợi thần kinh,xung thần kinh lan truyền theo nguyên tắc lan truyền điện theo cơ chế đảo cực của ion Na.Qua khe synap xung thần kinh lan truyền nhờ khuất tán của chất trung gian hóa học từ màng trước tới màng sau synap.sự khuếch tán này chậm vì chất trung gian hóa học có nồng độ thấp(0,5đ) Câu 6 a/ Đó là hai con đường : - Con đường gian bào: nước qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. (0,5 đ) - Con đường tế bào: nước vào tế bào chất ,qua không bào,sợi liên bào => Nói chung nước đi qua phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ . (0,5 đ) b/ - Con đường qua thành tế bào và gian bào: hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra. (0,25) - Con đường tế bào: lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống, nhưng nước được hấp thụ chậm và ít hơn . (0,25) c/ Sự khắc phục của hệ rễ : (0,5) - Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua.Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nôi bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra. Câu 7 a/ (1. đ) - Bón phân
  33. - Chất hữu cơ bị phân hủy do hoạt động của vi sinh vật đất : Mùn NH3 axit nitro Nitrit nitrat - Cố định đạm qua con đường : + Vật lý – hóa học : khi có sấm sét N2 + O2 NO2 HNO3 Nitrat. + Sinh học : cố định nito nhờ hoạt động của vi sinh vật. b/ ( 1. đ) - tai họa vì : trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, thực vật phải mất đi lượng nước quá lớn : 98% lượng nước thoát qua lá. - Tất yếu : + Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. + Khí khổng mở làm cho CO2 khuếch tán vào cung cấp cho quang hợp. + Hạ nhiệt độ của cây. - Bộ phận thaot hơi nước : chủ yếu qua lá : + Thoát hơi nước qua khí khổng : chủ yếu. + Thoat hơi nước qua lớp cutin mỏng. Câu 8/ a/ ( 1,5 đ) Giai đoạn Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Đường phân Tế bào chất Glucozo,NAD+, Axit pyruvic, ADP, Pi ATP, NADH Chu trình Crep Chất nền ti thể Axetyl CoenzimA, ATP, NADH, + + NAD , FAD , FADH2, CO2 ADP, Pi, H2O. + + Chuỗi truyền e Màng trong ti thể NADH, FADH2, NAD , FAD , O2, ADP, Pi ATP, H2O b/ (0,5 đ)Chu trình Crep sử dụng sản phẩm của chuỗi truyền e để làm nguyên liệu. Chuỗi truyền e xảy ra cần có sự tham gia của oxi, do đó nếu không có oxi thì chuỗi truyền e không xảy ra không có nguyên liệu cho chu trình Crep chu trình Crep không xảy ra. Câu 9 a/ (2đ) - Tên gọi : chu trình cố định CO2 ở thực vật C4. - A : lục lạp của tế bào mô giậu. B : lục lạp tế bào bao bó mạch. - Các chất tương ứng : 1-Axit oxaloaxetic (AOA). 2- Axit malic 3- Axit pyruvic 4- Photpho enolpyruvic (PEP). b/ (1đ)Vì : - Thực vật C4 có chu trình dự trữ CO2 ở lục lạp tế bào mô giậu nên tạo một kho dự trữ CO2 là axit malic, nên khi nồng độ CO2 thấp vẫn không gây cạn kiệt CO2. - Ở thực vật C4, có hai loại lục lạp, quá trình quang phân ly nước diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu nên O2 tạo ra sẽ khuếch tán ra môi trường. Do đó chu trình Canvin diễn ra ở tễ bào bao bó mạch nơi có nguồn dự trữ CO2 cao và O2 thấp không có hô hấp sáng. - Thực vật C3 không có kho dự trữ CO2, enzim Rubisco vừa có hoạt tính khử vùa có hoạt tính oxi hóa, nên khi thiếu CO2 sẽ xảy ra hô hấp sáng.
  34. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ĐỀ NGHỊ OLYMPIC 24/3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN Môn: SINH 11 Thời gian làm bài: 150 phút . Đề: Câu 1: (4 đ) 1. Tỉ lệ S/V của sinh vật có ý nghĩa như thế nào với hoạt động tuần hoàn và hô hấp của sinh vật? 2. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động? Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở? 3. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? 4. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? Câu 2: (3,0đ) a. Hãy nêu các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau? b. Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật? c. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt? Câu 3: (2,0đ) a. Vì sao trong môi trường nước có nồng độ oxi hòa tan thấp nhưng cá xương vẫn có khả năng lấy được khoảng 80% lượng oxi trong nước? b. Hãy nêu điểm khác nhau về chức năng của hệ thống ống khí ở côn trùng và ở chim? c. Hãy giải thích sự thay đổi độ pH của máu trong trường hợp thở nhanh một thời gian và khi nhịn thở một lúc? Câu 4. ( 1đ ) Hô hấp sáng là gì? Tại sao hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp nhưng là một cơ chế giúp thực vật thích nghi với môi trường? Câu 5. ( 3đ ) a. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét? Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao? b. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? c. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Trình bày thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt? Câu 6: (1 đ) Cho các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau đây: N, K, Mg, Cu, Fe, Zn, Co, Mo. Hãy cho biết: a. Những nguyên tố nào liên quan trực tiếp đến hàm lượng diệp lục trong cây? Giải thích.
  35. b. Triệu chứng của cây, đặc biệt là ở lá khi thiếu Mg và thiếu Fe khác nhau như thế nào? Giải thích? Câu 7: ( 2 đ) 1. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao? 2. Giải thích vì sao chim là động vật trên cạn hô hấp hiệu quả nhất? Câu 8 : (3 đ) 1. Người ta làm thí nghiệm như sau : Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 ( kí hiệu là A và B) vào một nhà kính có cường độ chiếu sáng thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh lượng O2 từ 0% - 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau : 2 Hàm lượng O2% Cường độ quang hợp (mg/co2 /dm / giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Hãy xác định 2 cây trên thuộc TVC3 hay TVC4 . Giải thích ? 2. Cho thí nghiệm sau : * Chiết rút sắc tố Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp: Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn - Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? - Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ? Câu 9: (1đ) Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmôn ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và do uống nhiều nước? Hết ĐÁP ÁN : Câu 1(4đ) 1.S/V có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đặc điểm cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với môi trường. (0,5 điểm). 2. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì: Máu chảy với tốc độ chậm điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm không đáp ứng đủ nhu cầu O 2 và thải CO2. (0,5 điểm). - Mặc dù côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có khả năng hoạt động tích cực vì:
  36. + Côn trùng không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp O2 và thải CO2 ra khỏi cơ thể (0,25 điểm). + Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí. (0,25 điểm). 3. Vận chuyển máu: - Nhanh nhất ở động mạch. 0,5 Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết - Chậm nhất ở mao mạch. 0,5 Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào. 4.Điểm phân Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín biệt (1đ) 1. Đại diện Thân mềm, chân khớp Giun đốt, mực ống, bạch tuộc, động vật có xương sống 2. Đặc điểm cấu - Cấu tạo tim đơn giản - Cấu tạo tim phức tạp tạo - Giữa động mạch và tĩnh mạch - Máu vận chuyển trong một hệ không có mạch nối (hở) thống mạch kín 3. Đặc điểm - Tim co bóp máu vận chuyển - Tim co bóp máu vào động hoạt động vào xoang cơ thể thực hiện trao đổi mạch các cơ quan tĩnh mạch chất tập trung vào hệ thống tim mạch góp hoặc lỗ trên tim tim - Máu vận chuyển dưới áp lực cao - Máu vận chuyển dưới áp lực thấp nên máu đến cơ quan nhanh. nên máu đến cơ quan chậm - Máu chứa sắc tố hô hấp như - Máu chứa sắc tố hô hấp như hemoglobin hemoxianin -chứa ít máu ( khoảng 3-10% khối -chứa nhiều máu ( khoảng 50% lượng cơ thể) khối lượng cơ thể) - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến cơ quan nhanh hơn, do đó đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất (0,5đ) Câu 2: 3đ a.- Động vật đơn bào chưa có cơ quan tiêu hóa thì sự tiêu hóa nội bào diễn 0,25 ra trong không bào tiêu hóa nhờ enzim trong lizôxôm tiết ra - Ở động vật có túi tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong túi 0,25 tiêu hóa kết hợp với quá trình tiêu hóa nội bào - Ở động vật có ống tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong 0,25 ống tiêu hóa bao gồm: + Biến đổi cơ học + Biến đổi hóa học
  37. + Ngoài ra còn biến đổi sinh học b.Tên bộ phận Động vật ăn thịt 0,5 Răng + Răng cửa hình nêm + Răng nanh nhọn và dài + Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn + Răng hàm nhỏ Động vật ăn thực vật + Răng cửa to bản bằng + Răng nanh giống răng cửa + Răng hàm có nhiều gờ Dạ dày Dạ dày đơn 0,25 * Thỏ, ngựa: Dạ dày đơn * Động vật nhai lại có 4 ngăn: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế *Chim ăn hạt: dạ dày cơ, dạ dày tuyến 0,25 Ruột non + Ruột non ngắn + Ruột non dài Manh tràng+ Manh tràng không phát triển (nhỏ- vết tích) + Manh tràng rất phát triển( lớn- có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp tiêu hoá xenlulôzơ) c.Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non 0,25 của thú ăn thịt? Do thức ăn thực vật khó tiêu hóa và nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Câu 3(2đ) a Ngoài các đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí, cá xương có 2 đặc 0,25 điểm giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao: - Nhờ hoạt động nhịp nhàng giữa miệng và diềm nắp mang nên dòng nước 0,25 từ miệng qua mang một chiều và gần như liên tục - Cách sắp xếp các mao mạch trong mang giúp dòng máu chảy trong các 0,25 mao mạch trong mang song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang b - Ở côn trùng, các ống khí đóng vai trò là đường dẫn khí từ ngoài phân 0,25 nhánh đến tận tế bào - Ở chim, các ống khí phân bố trong phổi có rất nhiều mao mạch đóng 0,5 vai trò là bề mặt trao đổi khí của chim
  38. + c - Khi thở nhanh trong một thời gian, lượng CO 2 giảm nên nồng độ H 0,25 cũng giảm nghĩa là độ pH tăng + - Khi nhịn thở một lúc, lượng CO2 tăng nên nồng độ H cũng tăng nghĩa 0,25 là độ pH giảm Câu 4 (1đ) - Hô hấp sáng là quá trình hấp thu O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. - trong điều kiện ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C 3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ lại nhiều. - enzim RiDP cacboxilaza chuyển thành enzim RiDP ôxigenaza ôxi hoá ribulozo 1,5 di photphat tạo ra CO2 xảy ra trong bào quan liên tiếp nhau bắt đầu từ lục lạp qua peroxixom và kết thúc bằng sự thải CO2 tại ti thể - tuy gây lãng phí sản phẩm quang hợp nhưng nó tạo CO 2 trong điều kiện nghèo CO 2 giúp duy trì hoạt động của bộ máy quang hợp Câu 5: 3đ a. Động lực đó là: - áp suất rễ - động lực đầu dưới 0,25 - lực hút do sự thoát hơi nước ở lá- động lực đầu trên 0,25 - lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử 0,25 nước với vách mạch gỗ. * Trong 3 lực trên thì lực hút từ lá là chính, vì: + Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi). + Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực. Kết luận: lực hút từ lá là chính (cho phép các cây cao đến 0,25 hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường). b. Cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ chết vì: 1 Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxy nên phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. c. Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì: + Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. 0,25 + Áp suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những 0,25 cây bụi thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. + Thân thảo và cây bụi thấp diện tích mép lá so với bề mặt lá 0,25 lớn hơn các cây gỗ thường - Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá. Không khí trong 0,25
  39. chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. Câu 6: 1đ a. N, Mg, Fe. Vì N, Mg tham gia cấu tạo chất diệp lục; Fe hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục. Ba nguyên tố trên trực tiếp liên quan đến hàm luợng diệp 0,5 lục b. Thiếu Mg: các lá già vàng truớc; thiếu Fe: các lá non vàng truớc. 0,5 Vì: Triệu chứng thiếu khoáng phụ thuộc vào vai trò và khả năng di chuyển của nguyên tố đó. Mg là nguyên tố khoáng linh dộng, có khả năng di chuyển tự do → thiếu Mg → Mg từ các lá già đuợc huy động đến các lá non đang sinh truởng → lá già vàng truớc. Fe là nguyên tố kém linh dộng, ít di chuyển → thiếu Fe → tác động nên các phần non của cây truớc → lá non vàng truớc. Câu 7: 2đ 1. 1đ Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết Vì: Giun đất sống dưới đất ẩm, chưa có cơ quan hô hấp, Giun đất hô hấp bằng da. Da của giun đất mỏng và rất ẩm ướt để cho O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán. Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo thì da của nó sẽ bị khô lại khiến cho O2 và CO2 không khuếch tán được. Giun không hô hấp được , thiếu dưỡng khí và sẽ chết trong 1 thời gian ngắn. 2. 1đ Chim là động vật trên cạn hô hấp hiệu quả nhất vì: - Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch bao quanh. - Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu oxy đi qua phổi. Câu 8 :3đ 1/ 1,5 đ a. A : thực vật C3 ; B : thực vật C4 .(0,5) Cây A (C3 ) có hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp. Khi oxi 21% cao → hô hấp sáng → cường độ quang hợp giảm Khi oxi 0% → không có hô hấp sáng → cường độ tăng. .(0,5) Cây B (C4) không có hô hấp sáng nên năng suất quang hợp không ảnh hưởng dù có thay đổi nồng độ oxi. .(0,5) 2/1,5đ 1. Tách sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì sắc tố chỉ tan trong dung 0,75đ môi hữu cơ, không tan trong nước.
  40. 2. Dựa vào nguyên tắc mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung 0,75đ môi hữu cơ khác nhau. Ví dụ: diệp lục tan trong dung môi axeton, carotenoit tan trong benzen. Câu 9: (1đ) Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmôn ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và do uống nhiều nước? -Mất nhiều mồ hôi → thể tích máu giảm →huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu máu tăng → kích thích vùng dưới đồi tăng tiết hoocmoon ADH từ tuyến yên → nồng độ ADH tăng. (0,5đ) - Uống nhiều nước → thể tích máu tăng →huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu máu giảm → kích thích vùng dưới đồi giảm tiết hoocmoon ADH từ tuyến yên → nồng độ ADH giảm. (0,5đ) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC 24 THÁNG 3 NĂM 2017 QUẢNG NAM MÔN SINH HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH Chuyên đề Nội dung Số điểm Chuyên đề 1 Trao đổi nước và khoáng (I → IV). 4 điểm Quang hợp ở thực vật (V) 3 điểm Hô hấp ở thực vật (VI) 2 điểm Chuyên đề 2 Tiêu hóa 2 điểm Hô hấp 2 điểm Tuần hoàn 3 điểm Cân bằng nội môi 1 điểm Chuyên đề 3 Cảm ứng ở thực vật và động vật. 3 điểm I-Trao đổi nước và khoáng ( 4 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) a. (0.75 điểm) Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích? b. (1.25 điểm) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? Câu 2: ( 2 điểm ) Cho sơ đồ sau:
  41. Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết: a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào? b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (4), (5), (7), (11). c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (11). Hậu quả các hoạt động này và biện pháp khắc phục? d.Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? II-Quang hợp ở thực vật ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm )Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình? Câu 2: ( 1.5 điểm ) Chu trình cố định CO2 của 3 loại thực vật Ngô , l úa , thanh long có sự khác biệt . Hãy trả lời nội dung của các ô theo ký hiệu của bảng sau. So sánh Ngô Lúa Thanh long Chất nhận CO2 A E I Sản phẩm tạo thành đầu tiên B F K Loại tế bào tham gia C G L Năng suất sinh học D H M Câu 3: ( 0.5 điểm ) Vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra? III-Hô hấp ở thực vật ( 2 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Vì sao nói hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3? Câu 2: ( 1 điểm ) Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của1 cây trong giai đoạn bình thường. Hãy chọn đường cong thích hợp biểu thị cho cácgiai đoạn hô hấp trong đời sống củacây? Giải thích tại sao? Ứng dụng trong bảo quảncác sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
  42. IV-Tiêu hóa ( 2 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm )Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? V-Hô hấp động vật ( 2 điểm ) Câu 1: ( 0.5 điểm )Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? Câu 2: ( 1.5 điểm )Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? VI-Tuần hoàn ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm )Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Câu 2: ( 1 điểm ) a.(0.5 điểm). Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b.(0.5 điểm). Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? Câu 3: ( 1 điểm ) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. VII-Cân bằng nội môi ( 1 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đời cháu đi tiểu” Trong sinh lý của cơ thể động vật, em hiểu như thế nào về mối quan hệ trên VIII-Cảm ứng ở thực vật và động vật. ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Ghép các ý ở cột A và cột B cho phù hợp CỘT A CỘT B 1. Trong 3 giờ , đỉnh chồi rau muống A. Thay đổi nồng độ K+. chuyển 35 vị trí vòng xoắn 2. Chu kì có thời lượng 24 giờ B. Tác nhân là nhiệt. 3. Sự thay đổi áp suất trương nước C. Giberelin có tác dụng kích làm chuyển động lá trinh nữ. thích sự vận động cả ngày đêm. 4. Các tua cuốn bầu bí bò lan theo D. Phản ứng đồng thời với cả hình chướng ngại vật. kích thích cơ học và hoá học. 5. Vận động nở hoa của Tulip. E. Quang chu kì
  43. 6. Hiện tượng thức, ngủ của lá trong ngày. F. Sự biến động hàm lượng nước trong tế bào. 7. Sự đóng mở khí khổng G. Đồng hồ sinh học. 8. Cây gọng vó. H. Hướng tiếp xúc. Câu 2: ( 1 điểm )Kể tên những động vật có hệ thần kinh dạng ống. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống? Câu 3: ( 1 điểm ) a. (0.5 điểm) Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? b(0.5 điểm)Hãy giải tại sao khi các con thú bị bắn trúng tên mà trên mũi tên có tẩm chất Curare thì con thú không chạy được nữa? H ẾT
  44. ĐÁP ÁN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC 24 THÁNG 3 NĂM 2017 QUẢNG NAM MÔN SINH HỌC 11 Chuyên đề Nội dung Số điểm Chuyên đề 1 Trao đổi nước và khoáng (I → IV). 4 điểm Quang hợp ở thực vật (V) 3 điểm Hô hấp ở thực vật (VI) 2 điểm Chuyên đề 2 Tiêu hóa 2 điểm Hô hấp 2 điểm Tuần hoàn 3 điểm Cân bằng nội môi 1 điểm Chuyên đề 3 Cảm ứng ở thực vật và động vật. 3 điểm I-Trao đổi nước và khoáng ( 4 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) a. (0.75 điểm) Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích? Trả lời Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. (0.25 điểm) Vì : - Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. (0.25 điểm) - Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao. (0.25 điểm) b. (1.25 điểm) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. (0.5 điểm) - Tất yếu: + Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước(0.25 điểm) + Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá(0.25 điểm) + Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp(0.25 điểm) Câu 2: ( 2 điểm ) Cho sơ đồ sau:
  45. Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết: a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào? b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (4), (5), (7), (11). c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (11). Hậu quả các hoạt động này và biện pháp khắc phục? d.Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? Đáp án : a. (0.25 điểm) + - RÔ c©y hÊp thô ®îc nit¬ d¹ng NH4 vµ NO3 (0.25 điểm) b. (0.5 điểm) (4) Vi khuẩn cố định Nitơ (5) Vi khuẩn Amon hoá (0.25 điểm) (7) Vi khuẩn Nitrat hoá (11) Vi khuẩn phản Nitrat hoá (0.25 điểm) c(0.75 điểm). +Đặc điểm: Hoạt động trong điều kiện kị khí (0.25 điểm) +Hậu quả:Hoạt động này chuyển hoá Nitrat thành Nitơ phân tử dạng cây không sử dụng được - (NO3 N2 ). (0.25 điểm) +Khắc phục: Làm đất thoáng khí để tránh hoạt động của nhóm vi khuẩn này (0.25 điểm) d. (0.5 điểm) - + Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO 3 (0.25 điểm) - + - + Mới tưới đạm cây hút NO 3 chưa kịp biến đổi thành NH 4 -> người ăn vào NO 3 bị biến đổi thành - NO 2 -> gây ung thư (0.25 điểm) II-Quang hợp ở thực vật ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình? Giải thích: Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục nhưng chúng không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át. (0.5 điểm) - Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết và có màu xanh. (0.5 điểm) Câu 2: ( 1.5 điểm ) Chu trình cố định CO2 của 3 loại thực vật Ngô , l úa , thanh long có sự khác biệt . Hãy trả lời nội dung của các ô theo ký hiệu của bảng sau.
  46. So sánh Ngô Lúa Thanh long Chất nhận CO2 A E I Sản phẩm tạo thành đầu tiên B F K Loại tế bào tham gia C G L Năng suất sinh học D H M Đáp án : Đúng 2 ý đư ợc 0.25 điểm So sánh Ngô Lúa Thanh long Chất nhận CO2 PEP Ribulozo 1,5 dP PEP Sản phẩm tạo thành đầu tiên AOA APG AOA Loại tế bào tham gia Tế bào mô giậu và Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu tế bào bao bó mạch Năng suất sinh học cao Trung b ình thấp Câu 3: ( 0.5 điểm ) Vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra? Đáp án : Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột -> lấy hết tinh bột thì quá trình này dừng lại. (Học sinh có thể vẽ sơ đồ chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM hoặc không) III-Hô hấp ở thực vật ( 2 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Vì sao nói hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3? Câu 2: ( 1 điểm ) Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của1 cây trong giai đoạn bình thường. Hãy chọn đường cong thích hợp biểu thị cho cácgiai đoạn hô hấp trong đời sống củacây? Giải thích tại sao? Ứng dụng trong bảo quảncác sản phẩm nông nghiệp như thế nào? Đáp án :
  47. Câu 1: ( 1 điểm ) Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 bởi vì: + Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở của khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong (0.5 điểm) + Nồng độ O2 cao, CO2 thấp trong khoảng gian bào kích thích hoạt động của enzym RUBISCO theo h- ướng oxy hóa (hoạt tính oxidaza), làm oxy hóa RiDP (C5) thành APG (C3) và axit glycolic (C2). Axit glycolic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng. (0.5 điểm) Câu 2: ( 1 điểm ) - Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây (0.25 điểm) Vì giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng. (0.25 điểm) - Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả: Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm nh hoa quả, củ hạt, lúc bảo quản lại gây tỏa nhiệt mạnh làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm. (0.25 điểm) Do đó, cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO2 khí nitơ, làm giảm độ thông thoáng và độ ẩm là điều kiện cần thiết.(0.25 điểm) IV-Tiêu hóa ( 2 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Đáp án : - Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl (0.5 điểm) - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một , tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao(0.5 điểm) + Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó(0.5 điểm) + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng(0.5 điểm) V-Hô hấp động vật ( 2 điểm ) Đáp án : Câu 1: ( 0.5 điểm ) Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú? Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không khí qua phổi luôn là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi chiều của dòng máu song song và ngược với chiều dòng khí trong ống khí (0.5 điểm) Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi (0.25 điểm) Câu 2: ( 1.5 điểm ) Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời gian sẽ bị chết? Trao đổi khí ở cá xương(0.75 điểm)
  48. + Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước trong khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước chảy vào(0.25 điểm) + Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra => nước chảy ra qua khe mang(0.25 điểm) + TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang => tăng hiệu quả trao đổi khí. (0.25 điểm) Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt (0.25 điểm) + Bề mặt không ẩm ướt (0.25 điểm) VI-Tuần hoàn ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì hệ tuần hoàn của chúng có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. (0.25 điểm) Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ vào các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim. (0.25 điểm) Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. (0.25 điểm) Do có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ nên hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Những động vật có phổi, tim có 3 – 4 ngăn là những động vật có hệ tuần hoàn kép(0.25 điểm) Câu 2: ( 1 điểm ) a.(0.5 điểm). Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b.(0.5 điểm). Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? Đáp án : a. (0.5 điểm)Vì tim có tính tự động, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puốckin phân bố trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co b .(0.5 điểm) Vì: + Tim yếu => tạo lực yếu + Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu O2 cao + Thể tích tim nhỏ Câu 3: ( 1 điểm ) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. Đáp án : a.- Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách, )sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim(0.5 điểm)
  49. - Sai ở chỗ: “Rất ít chất dinh dưỡng” vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng(0.5 điểm) VII-Cân bằng nội môi ( 1 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đời cháu đi tiểu” Trong sinh lý của cơ thể động vật, em hiểu như thế nào về mối quan hệ trên Nội dung phát biểu thuộc cơ chế duy trì cân bằng nội môi(0.25 điểm). Qua vai trò của thận điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu (điều hoà nước và muối khoáng- NaCl) (0.25 điểm) Giải thích: + Khi lượng muối NaCl được đưa vào cơ thể quá nhiều (ăn mặn) làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao sẽ kích thích trung ương thần kinh( vùng dưới đồi thị và sau tuyến yên) gây cảm giác khát và tăng tiết hoocmon chống đa niệu gây co động mạch thận. Kết quả cần cung cấp thêm nước cho cơ thể (uống nước ) và giảm tiểu. (0.25 điểm) + Sau khi cơ thể uống nước để giải khát , áp suất thẩm thấu trong máu giảm dần, thận tăng thải nước có nhiều ion Na+, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu. (0.25 điểm) VIII-Cảm ứng ở thực vật và động vật. ( 3 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Ghép các ý ở cột A và cột B cho phù hợp CỘT A CỘT B 1. Trong 3 giờ , đỉnh chồi rau muống A. Thay đổi nồng độ K+. chuyển 35 vị trí vòng xoắn 2. Chu kì có thời lượng 24 giờ B. Tác nhân là nhiệt. 3. Sự thay đổi áp suất trương nước C. Giberelin có tác dụng kích làm chuyển động lá trinh nữ. thích sự vận động cả ngày đêm. 4. Các tua cuốn bầu bí bò lan theo D. Phản ứng đồng thời với cả hình chướng ngại vật. kích thích cơ học và hoá học. 5. Vận động nở hoa của Tulip. E. Quang chu kì 6. Hiện tượng thức, ngủ của lá trong ngày. F. Sự biến động hàm lượng nước trong tế bào. 7. Sự đóng mở khí khổng G. Đồng hồ sinh học. 8. Cây gọng vó. H. Hướng tiếp xúc. Đáp án : Đúng 2 ý đư ợc 0.25 điểm 1-C ;2-E ;3-A; 4-H; 5-B; 6-G; 7-F; 8-D. Câu 2: ( 1 điểm ) Kể tên những động vật có hệ thần kinh dạng ống. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống?
  50. Những động vật có hệ thần kinh dạng ống: Động vật có xương sống như : cá, lưỡng cư, bò sát , chim , thú. (0.25 điểm) Đáp án : Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích) (0.25 điểm) Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện(0.25 điểm) Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường(0.25 điểm) Câu 3: ( 1 điểm ) a. (0.5 điểm) Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? b(0.5 điểm) Hãy giải tại sao khi các con thú bị bắn trúng tên mà trên mũi tên có tẩm chất Curare thì con thú không chạy được nữa? Đáp án : a. (0.5 điểm) Những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác: - Ca++ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap => tác động vào màng sau của khe xi náp => xuất hiện điện động trên màng sau của xinap. (0.25 điểm) - Thiếu Ca++ => quá trình giải phóng chất môi giới giảm => xung thần kinh không truyền qua các noron => không có cảm giác. (0.25 điểm) b. (0.5 điểm) -Khi bị bắn bởi mũi tên có tẩm , các chất này thấm vào cơ thể , phong bế các thụ thể ở màng sau của xinap thần kinh cơ (0.25 điểm) -Xung thần kinh không được truyền đến tế bào cơ, cơ không co, con vật không chạy được(0.25 điểm) H ẾT Sở GD & ĐT QUẢNG NAM Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường TRƯỜNG THPT SÀO NAM năm học 2016 - 2017 Môn thi: Sinh học 11 Câu 1. (3 điểm) a. Phân tích đồ thị về chu kì hoạt động của tim ở hình 1, Giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
  51. Hình 1. Điện tâm đồ b. Một bệnh nhân hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). - Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao? Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim? Câu 2. (1 điểm) Sự tạo thành ATP trong hô hấp hiếu khí ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng vào những quá trình nào của cây? Câu 3 (3 điểm). a. Sự khác biệt trong các hình thức hô hấp ở thực vật được thể hiện ở bảng sau: So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng Điều kiện xảy ra 1 2 3 Chất tham gia 4 5 6 Sản phẩm quá trình 7 8 9 Năng lượng thu được cho 10 11 12 1 phân tử chất tham gia Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên.
  52. b. Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: Dứa, lúa, mía có sự khác biệt: So sánh Dứa Lúa Mía Chất nhận CO2 khí quyển A B C Sản phẩm tạo thành đầu tiên D E F Loại tế bào tham gia G H I Năng suất sinh học K L M Hãy trả lời nội dung của các ô theo kí hiệu nêu ở bảng trên. Câu 4. (1 điểm) Giải thích câu nói: “Căng cơ bụng, trùng cơ mắt”. Câu 5. (2 điểm) a. Rễ cây hấp thụ nitơ từ đất ở dạng nào? Dạng nào cây sử dụng để tổng hợp axít amin? b. Người ta sử dụng chế phẩm vi sinh vật Nitragin chứa vi khuẩn Rhizobium tẩm với hạt đậu khi gieo trồng. Biện pháp trên có tác dụng gì? Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm) Sở GD & ĐT Th Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường Trường THPT sào nam năm học 2010 2011 Đáp án và thang điểm chấm Môn thi: Sinh học 11 Câu hỏi Nội dung đáp án Thang điểm Câu 1. 3 điểm a. Phân tích đồ thị về chu kì hoạt động của tim hình 1, Giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?(1đ) Một chu kì hoạt động tim gồm 0,8s: Tâm nhĩ co 0,1s; tâm thất co 0,25 0,3s; pha dãn chung 0,4s. Qua đồ thị điện tâm đồ cho thấy lực co của tâm thất mạnh hơn tâm 0,25 nhĩ. - Vì tâm trong một chu kì tâm nhĩ co 0,1s còn lại 0,7s là dãn (nghỉ); 0,25 tâm thất co 0,3s còn lại 0,5s dãn (nghỉ) Vậy tim co 0,4 phỳt, dón 0,4 phỳt nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi. 0,25 b. Một bệnh nhân hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). - Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao? Lượng máu bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim? - Nhịp tim tăng, để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan. 0,5 + Lượng máu giảm, vì tim co một phần máu quay lại tâm nhĩ. 0,5 - Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay 0,5 đổi. Về sau suy tim nên huyết áp giảm.
  53. + Hở van tim gây suy tim do tim phải làm việc trong thời gian dài. 0,5 Câu 2. 1 điểm Sự tạo thành ATP trong hô hấp hiếu khí ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng vào những quá trình nào của cây? -ATP tạo thành do sự kết hợp ADP và gốc photphat (vô cơ) 0,25 - Có hai con đường hình thành: + Photphorin hoá ở mức nguyên liệu: ở giai đoạn đường phân và 0,25 chu trình crep (tạo 4 ATP) + Photphorin hoá ở mức enzim oxi hoá khử: H+ và e- vận chuyển 0,25 qua chuỗi vận chuyển điện tử từ NADH và FADH2 tới oxy tự do ( tạo 34ATP) - ATP sử dụng cho mọi quá trình sinh lí của cây: phân chia tế bào, 0,25 hút nước, khoáng, sinh trưởng và phát triển Câu 3. 4 điểm a. 1. Cú O2 2. Khụng cú O2 3. Ở thực vật C3, cường độ chiếu sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao 4. Glucozơ 5. Glucozơ 4 và 5 cú thể HS nờu axit piruvic vỡ khụng tớnh giai đoạn đường phân vẫn cho đúng. 6. Ribulozơ 1 - 5dP. (cú thể HS nờu axit glicolic vỡ là nguyờn liệu trực tiếp vẫn cho đúng). 7. CO2, H2O, ATP 8. Hoặc C2H5OH + CO2 + ATP Hoặc CH3COCOOH + ATP 9. Serin + CO2 10. 36 ATP( Vỡ 2 ATP tiờu tốn cho quỏ trỡnh) hoặc 38 ATP 11. 2ATP 12. 0 ATP b. A. PEP B. Ribulozơ 1 - 5dP C. PEP D. AOA E. APG F. AOA G. Tế bào mụ giậu (Tế bào nhu mụ) H. Tế bào mụ giậu I. Tế bào mụ giậu và tế bào bao bú mạch K. Thấp L.Trung bỡnh M. Cao Sai 1 ý trừ 0,125 Cõu 4: 1 đ - Căng cơ bụng: chỉ sự ăn no; trùng cơ mắt: chỉ sự buồn ngủ. 0,5 - Khi ăn no, máu dồn về dạ dày để thực hiện sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, tế bào khác => 0,5 gây buồn ngủ. Câu 5. 2điểm. a. Rễ cây hấp thụ nitơ từ đất ở dạng nào? Dạng nào cây sử dụng để tổng hợp axit amin? b. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật Nitragin chứa vi khuẩn Rhizobium tẩm với hạt đậu khi gieo trồng, Biện pháp trên có tác dụng gì? a.
  54. + - Dạng nitơ cây hấp thụ từ đất là NH4 và NO3 0,5 + Dạng cây sử dụng tổng hợp axit amin là NH4 0,5 b. - Chế phẩm chứa vi khuẩn Rhizobium là những vi khuẩn sống cộng 0,5 sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu, việc tẩm chế phẩm này với hạt đầu khi gieo là nhằm thúc đẩy quá trình hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu. 0,5 - Vi khuẩn này có khả năng chuyển hoá Nitơ tự do khí trời thành + NH4 cung cấp cho cây nhờ cơ thể có hệ enzim Nitrogenaza. sẽ giảm bớt kinh phí mua phân đạm để bón. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLIMPIC 24/3 LẦN II TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian 150 phút (không kể giao đề). Câu 1 : (4 điểm) 1. Hãy dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết : a. Các lực nào quyết định quá trình vận chuyển nước ? b. Trong các lực nêu trên, lực nào là chủ yếu ? Vì sao ? c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó ? 2. Em hãy cho biết : a. Vì sao sau cơn mưa rào (nhiều sấm sét) thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non nhiều hơn? Giải thích ? b. Để cho cây lúa không bị gãy đổ lúc bông sắp chín, người ta thường bón phân gì ? Vì sao ? 3. Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc. Vì sao thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm ? Câu 2 : (3 điểm) a. Người ta làm thí nghiệm như sau : Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 ( kí hiệu là A và B) và một nhà kính có cường độ chiếu sáng thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh lượng O2 từ 0% - 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thu được như sau : 2 Hàm lượng O2% Cường độ quang hợp (mg/co2 /dm / giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Hãy xác định 2 cây trên thuộc TVC3 hay TVC4 . Giải thích ? b. Phân biệt thực vật C3 và thực vật C4 về hình thái, giải phẫu, cường độ quang hợp, điểm bù CO2 , nhiệt độ thích hợp, hô hấp sáng, năng suất sinh học. Câu 3 : (3 điểm) a. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Người ta vận dụng sự hiểu biết này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào ? b. Vì sao nói : Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 ? c. Hô hấp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình bảo quản nông sản và biện pháp bảo quản nông sản. Câu 4 : (3 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai ? Nếu sai hãy sữa lại cho đúng. a. Máu trong tỉnh mạch trên gan có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bả và rất ít chất dinh dưỡng. b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. c. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.