4 Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 4_de_kiem_tra_15_phut_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_12_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: 4 Đề kiểm tra 15 phút học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2017-2018
- Họ và tên Kiểm tra 15 phút kì 2 (2017-2018) Lớp Môn địa 12 đề 1 Câu 1, Đặc điểm nào sau đây không đúng vơi nông nghiệp cổ truyền? A. Sử dụng nhiều sức người. B. Năng suất lao động thấp. C. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. D. Sản xuất theo hướng đa canh, chuyên môn hóa. Câu 2, Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3, Cho bảng số liệu sau DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ LÂU NĂM CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 -2014 Đơn vị: Nghìn ha Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Cây CN hàng 542 717 778 862 798 710 năm Cây CN lâu năm 657 902 1451 1634 2011 2134 Nhận xét nào dưới đây đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm tăng liên tục. B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng chậm hơn cây công nghiệp hàng năm. C. Chỉ có diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng liên tục. D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm Câu 4, Cho bảng số liệu sau DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA THÒI KỲ 1990 – 2014 (Đơn vị nghìn tấn) Năm 1990 1995 1999 2005 2009 2014 Diện tích lúa (nghìn ha) 6042,8 6765,6 7653,6 7329,2 7440,1 7816,2 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 19225.1 24963.7 31393.8 35832.9 38895.2 44974,6 Năng suất lúa (tấn/ha) 3,38 3,69 4,10 4,89 5,23 5,75 Nhận xét nào dưới đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Sản lượng và năng suất lúa tăng liên tục. B. Sản lượng lúa có tốc độ tăng nhanh nhất. C. Diện tích lúa có tốc độ tăng chậm nhất D. Diện tích, sản lượng và năng suát lúa tăng liên tục. Câu 5, Nguyên nhân quan trọng nhất để Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu tập trung nhiều nhất cả nước là A. điều kiện sinh thái thích hợp. B. có nhiều đồng cỏ lớn. C. khí hậu nóng ẩm thích hợp với chăn nuôi trâu. D. trâu chịu rét khỏe. Câu 6, Vai trò quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua Bắc Trung Bộ là A. tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa theo Đông – Tây. B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của vùng. C. tạo thế mở cho nền kinh tế, tăng cường giao thương láng giềng. D. thúc đẩy sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư trong vùng.
- Câu 7, Ở Bắc Trung Bộ, cảng nước sâu Chân Mây thuộc tỉnh A. Thừa Thiên - Huế. B. Thanh Hóa. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 8, Vùng đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ thuận lợi để phát triển A. cây công nghiệp lâu năm. B. cây công nghiệp hàng năm. C. cây lương thực. D. cây ăn quả. Câu 9, Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2014 Đơn vị: nghìn tấn Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1987,9 2414,4 2920,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 590,0 1478,9 2728,3 3412,8 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản của VN giai đoạn 1990- 2014 là A. biểu đồ cột chồng. B. .biểu đồ cột nhóm. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền. Câu 10, Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC Đơn vị: tấn Năm 1995 Năm 2014 Cả nước 1.195.292,0 2.920.366,0 Bắc Trung bộ 93109,0 328035 Tỉ trọng sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước từ năm 1995 - 2014 tăng A. 3,0%. B. 3,4%. C. 7,8%. D. 11,2%.
- Họ và tên Kiểm tra 15 phút kì 2 (2017-2018) Lớp Môn địa 12 đề 2 Câu 1, Dựa vào Atlat ĐỊa lí VN trang 26 cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc ĐBSH? A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh. C. Vĩnh Phúc. D. Nam Định. Câu 2, Tỉnh nào của Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa giáp Trung Quốc vừa giáp Lào? A. Lai Châu. B. Lào Cai. C. Điện Biên. D. Hòa Bình. Câu 3, Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện. B. Trồng chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. C. Do có nhiều sông suối nên thuận lợi nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông thủy. D. Phát triển chăn nuôi giá súc và kinh tế biển. Câu 4, Nhận định nào sau đây đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ A. là vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước. B. là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. C. là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước. D. là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước. Câu 5, Sông có dự trữ thủy năng lớn nhất và đã xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện lớn là A. sông Gâm. B. sông Chảy. C. sông Hồng. D. sông Đà. Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Đà Nẵng. B. Quảng Ngãi. C. Quy Nhơn. D. Phan Thiết. Câu 7. Cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh A. Nghệ An. B. Quảng Bình. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh Câu 8, Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2014 Đơn vị: nghìn tấn Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1987,9 2414,4 2920,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 590,0 1478,9 2728,3 3412,8 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản của VN giai đoạn 1990- 2014 là A. biểu đồ cột chồng. B. .biểu đồ cột nhóm. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền. Câu 9, Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NĂM 2014 Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 1 079,6 6 548,5 Đồng bằng sông Cửu Long 4 249,5 25 245,6 Năm 2014 năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. 1,3 tạ/ha. B. 1,3 tấn/ha. C. 13 tạ/ha. D. 3 tạ/h.
- Câu 10. Các ngành kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải, khai thác khoáng sản biển. B. nghề cá, công nghiệp cơ khí. C. du lịch biển, công nghiệp hóa dầu. D. sản xuất muối và xây dựng cơ sở giao thông vận tải.
- Họ và tên Kiểm tra 15 phút kì 2 (2017-2018) Lớp Môn địa 12 đề 3 Câu 1, Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất của ĐBSCL là A. đất phù sa ngọt. B. đất phù sa mặn. C. đất phù sa phèn. D. đất khác. Câu 2, Ngư trường vịnh Bắc Bộ của nước ta có tên gọi khác là A. ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh. B. ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. C. ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa . D. ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 3, Ngành nào dưới đây không phải là thế mạnh phát triển kinh tế của Tây Nguyên? A. Khai tác, chế biến lâm sản. B. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. C. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi. D. Khai thác thủy sản. Câu 4, Cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là: A. cà phê. B. cao su. C. hồ tiêu D. điều. Câu 5, Ngành công nghiệp không được coi là công nghiệp trọng điểm ở nước ta giai đoạn hiện nay là A. công nghiệp năng lượng. B. CN chế biến lương thực- thực phẩm. C .công nghiệp dệt may, giày da. D. công nghiệp luyên kim. Câu 6, Vùng có tổng sản phẩm trong nước (GDP), đứng đầu nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 7, Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC Đơn vị: tấn Năm 1995 Năm 2014 Cả nước 1.195.292,0 2.920.366,0 Bắc Trung bộ 93109,0 328035 Tỉ trọng sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước từ năm 1995 - 2014 tăng A. 3,0%. B. 3,4%. C. 7,8%. D. 11,2%. Câu 8, Trung du và miền núi Bắc bộ có diện tích 95266,8 km 2, dân số 11667,7 nghìn người (2014). Thì mật độ dân số trung bình của vùng năm 2014 là A. 85 người/km2. B. 102 người/km2. C. 122 người/km2. D. 132 người/km2 Câu 9, Khó khăn lớn nhất khi khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. thiếu lao động có kỹ thuật. B. đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại. C. các mỏ khoáng sản thường phân bố ở địa bàn cư trú của các dân tộc ít người. D. các mỏ khoáng sản thường có trữ lượng thấp, phân bố phân tán.
- Câu 10, Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2014 Đơn vị: nghìn tấn Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1987,9 2414,4 2920,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 590,0 1478,9 2728,3 3412,8 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản của VN giai đoạn 1990- 2014 là A. biểu đồ cột chồng. B. .biểu đồ cột nhóm. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền.
- Họ và tên Kiểm tra 15 phút kì 2 (2017-2018) Lớp Môn địa 12 đề 4 Câu 1. Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì A. mật độ dân cư quá đông đúc. B. cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển. C. cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lí. D. dân cư phân bố không đều. Câu 2, Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA . Năm 1990 1995 2000 2010 2014 Sản lượng (nghìn tấn) 890 1584 2250 5142,7 6333,2 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 8135 13524 21777 56900 188600 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta thời kỳ 1990-2014 là A. biểu đồ cột nhóm. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ đường. Câu 3, Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là do A. có điểu kiện tự nhiên thuận lợi. B. có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. D. có lịch sử khai thác lâu đời, có nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị trong vùng. Câu 4, Vai trò quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua Bắc Trung Bộ là A. tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa theo Đông – Tây. B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của vùng. C. tạo thế mở cho nền kinh tế, tăng cường giao thương láng giềng. D. thúc đẩy sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư trong vùng. Câu 5. Duyên hải Nam Trung Bộ cần phát triển mạnh đánh bắt xa bờ vì A. hoạt động chế biến thuỷ sản ngày càng đa dạng, phong phú. B. nhiều đội tàu được đóng mới và đi vào hoạt động. C. mang lại hiệu quả cao về kinh tế và có ý nghĩa về an ninh quốc phòng. D. nhiều cảng nước sâu đang được xây dựng và nâng cấp. Câu 6. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tăng cường đánh bắt ven bờ. B. ngừng hẳn việc khai thác để bảo tồn nguồn lợi thủy sản. C. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản. D. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Câu 7, Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra theo xu hướng A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. C. tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II. D. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III. Câu 8, Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. B. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi C. phát triển công nghiệp chế biến.
- D. tăng cường bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn. Câu 9. Đồng bằng sông Hồng có số dân là 20 705,2 nghìn người so với số dân cả nước là 90,7 triệu người (năm 2014) thì số dân Đồng bằng sông Hồng chiếm bao nhiêu phần trăm dân số cả nước? A. 22,8 %. B. 21,6 %. C. 24,6 %. D. 20,1 %. Câu 10, Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NĂM 2014 Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 1 079,6 6 548,5 Đồng bằng sông Cửu Long 4 249,5 25 245,6 Năm 2014 năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. 1,3 tạ/ha. B. 1,3 tấn/ha. C. 13 tạ/ha. D. 3 tạ/h.