5 Đề thi Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2

doc 17 trang hangtran11 4284
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc5_de_thi_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: 5 Đề thi Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. 1. Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121) – Đọc 11 dòng đầu. – Trả lời câu hỏi: Tác giả nghe âm thanh quét rác trên con đường nào? II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Bóp nát quả cam (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d): 1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? a. Xâm chiếm. b. Mượn binh sĩ. c. Mượn đường giao thông. d. Mở rộng thị trường kinh doanh. 2. Trần Quốc Toản đợi gặp Vua để làm gì? a. Xin được hưởng lộc. b. Xin được chia cam. c. Xin tham gia cuộc họp dưới thuyền rồng. d. Để được nói hai tiếng “xin đánh”. 3. Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? a. Trần Quốc Toản không được dự họp b. Trần Quốc Toản không được gặp Vua. c. Trần Quốc Toản nghĩ vua xem mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước. d. Trần Quốc Toản không được Vua cho đi đánh giặc. 1
  2. 4. Cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau? a. ngang ngược – hung ác. b. căm giận – căm thù. c. nhỏ – lớn. d. anh hùng – gan dạ. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Lá cờ (trích) Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ vể chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với mỗi lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Theo Nguyễn Quang Sáng II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. 2
  3. 1.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: a Câu 2: d Câu 3: c Câu 4: c B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Việc tốt mà em hoặc bạn em đã làm là việc gì – Nêu cảm nghĩ về việc làm tốt đó. Bài tham khảo: Một buổi sáng, khi ánh ban mai chiếu xuống sân trường, em tung tăng chạy nhảy dọc hàng hiên để hít thở không khí trong lành của một ngày mới, bỗng em nhìn thấy những cây con mới trồng trong bồn cây ở góc sân trường bị úa lá, chúng héo cả thân cành. Em thầm nghĩ: có lẽ cây thiếu nước nên mới như thế. Không ngần ngại, em đi lấy nước tưới cho cây. Từng cây con như đang vui mừng đón những ngụm nước mát lành, chúng tươi tắn hơn lên. Những ngày tiếp theo, em cũng không quên tưới nước cho chúng. Chỉ sau một tuần, bồn cây đã trở lại xanh tươi và đầy sức sống. Em rất vui vì việc làm của mình. 3
  4. 2. Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) Bài đọc: Lượm (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 130) – Đọc 2 khổ thơ đầu. – Trả lời câu hỏi: Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé. II. Đọc hiểu: (4 điểm) Bài đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK Tiếng Việt Lớp 2, tập 2, trang 137) Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d); 1. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào? a. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. b. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng. c. Cả hai ý trên. d. Không có ý nào đúng. 2. Từ ngữ nào miêu tả đàn bê rất đáng yêu? a. Quấn quýt, đùa nghịch. b. Nhảy quẩng lên, chạy đuổi nhau. c. Rụt rè, chăm bẵm, nhỏ nhẹ, từ tốn, nũng nịu. d. Tất cả các ý trên. 3. Hình ảnh nào thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo? a. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. b. Đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo. c. Dụi mõm vào người anh nũng nịu. d. Tất cả các ý trên. 4
  5. 4. “Từ tốn” có nghĩa là gì? a. Nhút nhát, sợ sệt. b. Chậm rãi, nhẹ nhàng, c. Mạnh dạn, tự tin. d. Nũng nịu, rụt rè. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Bài viết: Người làm đổ chơi (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 135) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển. 5
  6. 2.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 2 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: c Câu 2: d Câu 3: d Câu 4: b B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển. Gợi ý làm bài tập làm văn: – Cảnh biển em tả có gì đẹp? – Sóng biển như thế nào? – Trên mặt biển có những gì? – Bầu trời trên biển ra sao? – Cảnh vật nào ở biển làm em yêu thích nhất? Bài tham khảo: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển. Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp. Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá. 6
  7. 3. Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 3 Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) I. Đọc thầm văn bản sau: CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống? a. Cào tuyết trong một trường học. b. Làm đầu bếp trong một quán ăn. c. Viết báo. Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét? a. Dùng lò sưởi. b. Dùng viên gạch nường lên để sưởi. c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm. Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình . b. Để theo học đại học. c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn nói lên điều gì? a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp . b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp . c. Nói lên những gian khổ mà bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước 7
  8. Câu 5. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau? a) a. Mệt – mỏi b) b. Sáng – tối c. Mồ hôi – lạnh cóng Câu 6. (0,5 điểm) Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ? c) a. Giản dị; thương dân; yêu nước. d) b. Sáng suốt; nhút nhát; đi học đúng giờ. e) c. Hiền lành; lười biếng; thương dân. Câu 7. (0,5 điểm) Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ?Ví dụ: Biết ơn; I. Chính tả (nghe-viết) (2,0 điểm) (20 phút) Cây và hoa bên lăng Bác Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt. II. Tập làm văn (3,0 điểm) (40 phút) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (Từ 3 đến 5 câu) nói về 1 loài cây mà em thích theo các gợi ý sau. - Đó là cây gì? - Cây trồng ở đâu? - Hình dáng cây như thế nào? - Cây có lợi ích gì? Câu 2: (1 điểm) Em hãy kể tên một số con vật nuôi ở nhà. Em thích con vật nào nhất? Vì sao? 8
  9. 3.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 3 I. ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a b c c b a Câu 7. (0,5 điểm) Những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Ví dụ: Biết ơn; kính yêu; nhớ ơn II. CHÍNH TẢ (2,0 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (2 điểm). - Cứ mắc 2 lỗi trừ 0,25 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần). - Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài. III. TẬP LÀM VĂN (3,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 2 điểm. + HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn. + Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. - Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 1,5 điểm. - Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 1 điểm. - Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 0,5 điểm. Đoạn văn mẫu: Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp, màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại.Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành. 9
  10. 4. Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 4 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian) GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 1. Bài: Hừng đông mặt biển. Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường. * Cảnh hừng đông mặt biển thế nào? 2. Bài: Trăng mọc trên biển . Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời. * Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào? 3. Bài: Quả sầu riêng. Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai. * Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì? II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút) Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì? A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng. B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng. C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước. 10
  11. D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước. Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu? A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi. B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại. C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có? A: Do dấu chân của người dân ở đó. B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành. C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành. D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành. Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì? Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì? A: Ai làm gi? B: Ai là gì? C: Ai thế nào? D: Ai ở đâu? Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên? Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì? A: Sông hồ. B: Ao hồ. C: Kênh rạch D: Mương máng Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã . Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau . Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp. 11
  12. B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả-nghe viết (4 điểm) GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi đoạn từ “Mùa này đến ngày này qua ngày khác.” SGK TV 2 tập 2 trang 19. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích. 12
  13. 4.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 4 I. Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: B (0,5đ) Câu 2: C (0,5đ) Câu 3: D (0,5đ) Câu 4: (1đ) Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên. Câu 5: A (0,5đ) Câu 6: (1đ) Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên . Câu 7: A (0,5đ) Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã. Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phấy vào sau từ lát đường, bãi lầy II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích. 13
  14. 5. Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 5 A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72). 2. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển theo gợi ý sau: a. Tranh vẽ gì? b. Sóng biển như thế nào? c. Trên mặt biển có những gì? d. Trên bầu trời có những gì? B. ĐỌC THẦM Chuyện quả bầu 1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. 2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. 3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ- mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người H mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay. Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi . Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì? A. Con dúi B. Con trăn C. Con chim 14
  15. Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra? A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn. C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến; Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn? A. Chuyển đến một làng khác để ở. B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó. C. Làm một cái bè to bằng gỗ. Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt? A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người. B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng. C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại. Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe. B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra. C. Người vợ bị bệnh và mất sớm. Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật ) Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “ Vui ” là từ: A. Vẻ B. Nhộn C. Thương D. Buồn 15
  16. Câu 8. Từ “chăm chỉ ” ghép được với từ nào sau: A. trốn học B. học bài C. nghỉ học Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa” Trả lời cho câu hỏi nào: A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào? Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. 16
  17. p5.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 số 5 Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển: Tham khảo các bài văn mẫu sau để có thêm ý tưởng làm bài: Đọc – hiểu Câu 1: A (0,5 đ) Câu 2: C (0,5 đ) Câu 3: B (0,5 đ) Câu 4: A (0,5 đ) Câu 5: B (0,5 đ) Câu 6: (1 đ) Hãy ăn ở hiền lành, không nên giết hại động vật. Câu 7: D (0,5 đ) Câu 8: B (0, 5 đ) Câu 9: B (0,5 đ) Câu 10: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? (1 đ) Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu. 17