Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_khoa_hoc_lop_4_nam_hoc_2021_2.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2021-2022
- UBND QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG NHẤT BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I / NĂM HỌC 2021-2022 MÔN KHOA HỌC – LỚP BỐN Thời gian: 40 phút Câu 1. Một số thức ăn cung cấp đạm thực vật là: A. Đậu cô ve, đậu phụ, rau xanh. B. Đậu hà lan, cà rốt, rau xanh. C. Đậu hà lan, đậu phụ, đậu đen D. Đậu cô ve, đậu đen, cà chua. Câu 2. Vai trò của chất béo đối với cơ thể : A. giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K B. xây dựng và đổi mới cơ thể. C. đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa D. không tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Câu 3. Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm chính? A. 3 nhóm B. 4 nhóm C. 2 nhóm D. 1 nhóm Câu 4. Quá trình con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường các chất cặn bã gọi là: A. Quá trình trao đổi chất. B. Quá trình tiêu hóa. C. Quá trình bài tiết. D. Quá trình hô hấp. Câu 5. Thịt, cá, tôm, cua rất giàu chất: A. Chất béo B. Chất đạm C. Chất bột đường D. Vi-ta-min Câu 6. Nhóm thức ăn nào chứa nhiều chất bột đường? A. Gạo, thịt, cá, bánh mì. B. Ngô, trứng, cá, bột mì . C. Khoai, thịt, trứng, đường. D. Gạo, ngô, bột mì, khoai.
- Câu 7. Một số cách bảo quản thức ăn là: A. Làm khô, ướp dầu ăn, đóng hộp B. Ướp lạnh, ướp mặn, ướp tiêu C. Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp D. Dùng chất bảo quản, đóng hộp, ướp nóng Câu 8. Thức ăn nào cần ăn hạn chế: A. Rau B. Lương thực C. Đường D. Muối Câu 9. Để có sức khỏe tốt, chúng ta phải ăn như thế nào? A. Ăn càng nhiều càng tốt. B. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. C. Chỉ ăn một loại thức ăn. D. Chỉ ăn những món ăn mà mình thích. Câu 10. Tác dụng của việc bảo quản thức ăn : A. Làm cho thức ăn đẹp hơn B. Làm cho thức ăn được nhiều hơn C. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho thức ăn D. Làm cho vi sinh vật không có điều kiện phát triển và hoạt động Câu 11: Chọn Đúng hoặc Sai Có thể ăn các thức ăn động vật như tôm, cua, cá thay thế cho một số loại rau và quả chín. A. Đúng B. Sai Câu 12: Chọn Đúng hoặc Sai Chúng ta nên ăn đủ và ăn phối hợp nhiều loại rau, quả chín để cung cấp đủ cho cơ thể các loại vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. A. Đúng B. Sai Câu 13: Chọn Đúng hoặc Sai Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. A. Đúng B. Sai Câu 14: Chọn Đúng hoặc Sai
- Rau là loại thức ăn cần ăn có mức độ. A. Đúng B. Sai Câu 15: Điền vào chỗ chấm: a) Chất đạm giúp xây dựng và . b) Con người, thực vật và động vật có với môi trường thì mới sống được. Câu 16: Điền vào chỗ chấm: Lấy vào Thải ra (a) khí các – bô - níc Cơ thể thức ăn phân người nước (b) Câu 17: Nhiều bạn học sinh rất thích ăn gà rán và uống nước ngọt. Theo em, chúng ta có nên ăn gà rán và uống nước ngọt mỗi ngày không ? Vì sao ? - HẾT –
- ĐÁP ÁN 1.C 2.A 3.B 4.A 5.B 6.D 7.C 8.D 9.B 10.D 11.B 12.A 13.A 14.B Câu 15: (1 điểm) a) đổi mới cơ thể b) trao đổi chất Câu 16: (1 điểm) Lấy vào Thải ra (1) khí ô -xi khí các – bô - níc Cơ thể thức ăn phân người nước (2) nước tiểu và mồ hôi Câu 17: (1 điểm) Chúng ta không nên ăn gà rán và uống nước ngọt mỗi ngày.(0.5đ) Vì : (0.5đ) - Trong gà rán và nước ngọt có nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe - Ăn nhiều gà rán và uống nhiều nước ngọt sẽ làm mình mắc bệnh béo phì. - Ăn nhiều gà rán sẽ bị ngán và không tốt cho sức khỏe. - Vì chúng ta không chỉ ăn một loại thức ăn mà cần thường xuyên thay đổi món ăn.