Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Toán Khối 4 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 26/05/2022 3211
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Toán Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_toan_khoi_4_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Toán Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÔNG LÔ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THVÀTHCS BẠCH LƯU MÔN: TOÁN LỚP 4 NĂM HỌC 2021 -2022 Họ và tên: Lớp: 4 Thời gian làm bài:40 phút Điểm Lời nhận xét của thầy, cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau. Câu 1: (0,5điểm) Trong các số 5 784; 8 574; 4 785; 8 547 số lớn nhất là: A. 5 784 B. 8 547 C. 8 574 D. 4 785 Câu 2: (0,5 điểm) Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: A. 23 910 B. 23 000 910 C. 23 910 000 D. 230 000 910 Câu 3: (0,5 điểm) Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 3 000 B. 300 C. 30 000 D. 300000 Câu 4: (0,5điểm) 10 dm2 = cm2 A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10 Câu 5. (0,5điểm) 482 tạ = kg ? A. 4820 B. 48200 C. 482000 D. 482 Câu 6: (1điểm) Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 32m2 Câu 7. (0,5 điểm) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: A. A. AB và AD; BD và BC. B. B. BA và BC; DB và DC. C. C. AB và AD; BD và BC; DA và DC. D. D. AB và AD; DA và DC II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
  2. Câu 8: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: a. 186 254 + 240 436 b. 839 084 – 206 937 c. 428 × 109 d. 4935 : 44 Bài 2: (1điểm) Tính bằng cách thuận tiện. a) 52 × 7 + 7 48 b) 1345 334 – 1345 234 . Câu 9: (2 điểm) Hiện nay, tuổi của mẹ và tuổi của con cộng lại là 45 tuổi. Mẹ hơn con 29 tuổi. a. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? b. Cách đây 2 năm, con bao nhiêu tuổi? Câu 10: (1 điểm) Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau mà số đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5?
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: (0,5điểm) Trong các số 5 784; 8 574; 4 785; 8 547 số lớn nhất là: C. 8 574 Câu 2: (0,51điểm) Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: B. 23 000 910 Câu 3: (0,5 điểm) Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 3 000 Câu 4: (0,5điểm) 10 dm2 = cm2 A. 1000 Câu 5. (0,5điểm) 482 tạ = kg ? B. 48200 Câu 6: (1điểm) Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: B. 16m2 Câu 7. (0,5 điểm) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: E. C. AB và AD; BD và BC; DA và DC. II. PHẦN TỰ LUẬN (6điểm) Bài 1: (2 điểm) Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm a. 186 254 + 240 436 b. 839 084 – 206 937 c. 428 × 109 d. 4935 : 44 186 254 839 084 428 4935 44 + 240 436 - 206 937 x 109 53 112 426 690 632 147 3852 95 428 7 46652 Bài 2: (1điểm) Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm a) 52 × 7 + 7 48 b) 1345 334 – 1345 234 = 7 × (52 + 48) = 1345 ( 334 - 234) = 7 × 100 = 1345 100
  4. = 700 = 134500 Bài 2: (2 điểm) Bài giải: a. Tuổi của con là: (0.25đ) (45 – 29 ) : 2 = 8 (tuổi) (0,5 đ) Tuổi của mẹ là : (0,25đ) 29 + 8 = 37 (tuổi) (0.5đ) b. Tuổi của con cách đây 2 năm là : (0.25đ) 8 – 2 = 6 (tuổi) (0,25đ) Đáp số : a. Con 8 tuổi ; mẹ 37 tuổi b. 6 tuổi Bài 3 : (1 điểm) Số lớn nhất có 4 chữ số mà vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0. Mà số lớn nhất ấy có 4 chữ số khác nhau nên số đó
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÔNG LÔ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THVÀTHCS BẠCH LƯU MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2021 -20221 Họ và tên: Lớp: Thời gian làm bài:40 phút Lời nhận xét của thầy, cô giáo I. Đọc thầm và làm bài tập Mài rìu Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình. Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây. “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ. Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn. “Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế. “Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi. “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”. (HN sưu tầm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập. Câu 1. (0,5 điểm). Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình? A. Vì anh đã hứa với ông chủ B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt C. Vì anh có sức khỏe rất tốt D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ Câu 2. (0,5 điểm). Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây? A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn Câu 3. (0,5 điểm). Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào? A. Duy trì số lượng như ngày đầu B. Tăng dần so với ngày đầu C. Giảm dần so với ngày đầu D. Có hôm tăng, có hôm giảm
  6. Câu 4. (0,5 điểm). Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là gì? A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn C. Anh đánh mất sức mạnh của mình D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều Câu 5. (0,5điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo C. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được D. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng Câu 6. (0,5 điểm). Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì? A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn Câu7:(1điểm)Điền tiếng bắt đầu bằng r/d/gi vào chỗ trổng Luật thông, dịu ,.rảnh ,hạt . Câu 8. (1 điểm). Xếp các từ:nô nức, bờ bãi, ghi nhớ, nhũn nhặn vào hai nhóm. - Từ láy: - Từ ghép: Câu 9. (1 điểm). Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau: a. Để khen ngợi: b. Để khẳng định: 2. Tập làm văn (4 điểm) Đề 1: Tả một đồ chơi mà em yêu thích
  7. . ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 2. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B C A D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu7:(1 điểm)Điền tiếng bắt đầu bằng r/d/gi vào chỗ trổng Luật giao thông, dịu dàng, rảnh rang,hạt giống Câu 8. (1 điểm). Xếp các từ:nô nức, bờ bãi, ghi nhớ, nhũn nhặn vào hai nhóm. - Từ láy: nô nức, nhũn nhặn - Từ ghép: bờ bãi, ghi nhớ Câu 9 (1 điểm). Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 0,5 điểm mỗi câu. (Thiếu dấu cuối câu trừ 0,5đ/1 câu) 2 Tập làm văn: (4đ) - Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: Mở bài: (0,75 điểm) - Giới thiệu được đồ chơi cần tả. Phần thân bài: (2,5 điểm) - Tả bao quát được đồ chơi cần tả. (0,5 điểm) - Tả từng bộ phận của đồ chơi cần tả. (1,5 điểm) - Điểm nổi bật so với đồ chơi khác. (0,5 điểm) Phần kết bài: (0,75 điểm) - Tình cảm của người viết đối với đồ chơi. Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ - Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết - Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. - Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc, *Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm cho hù hợp. * Lưu ý: - Bài làm nhớp, sai lỗi chính tả trừ 0,5 đến 1 điểm toàn bài