Bài tập khó môn Hóa học - Phần: Este - Lipit nâng cao

docx 6 trang thaodu 24450
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập khó môn Hóa học - Phần: Este - Lipit nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_kho_mon_hoa_hoc_phan_este_lipit_nang_cao.docx

Nội dung text: Bài tập khó môn Hóa học - Phần: Este - Lipit nâng cao

  1. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) CHUYÊN ĐỀ: ESTE – LIPIT NÂNG CAO Phần I. Định tính Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O B. CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O Câu 2: Đối với phản ứng este hoá, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng? (1) Nhiệt độ (2) Bản chất các chất phản ứng (3) Nồng độ các chất phản ứng (4) Chất xúc tác A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1) (3) (4) D. (1) (2) (3) (4) Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 1) C3H4O2 + NaOH → (A) + (B) 3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O → (E) + Ag↓ + NH4NO3 2) (A) + H2SO4 loãng → (C) + (D) 4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O → (F) + Ag↓ + NH4NO3 Các chất B và A có thể là: A. CH3CHO và HCOONa B. HCOOH và CH3CHO C. HCHO và HCOOH D. HCHO và CH3CHO Câu 4.Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH- OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5). Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol? A. 1 , 2 , 4 , 5 B. 1 , 2 , 4 C. 1 , 2 , 3 D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5 Câu 5. Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 6. Cho các phản ứng sau: 1) Thủy phân este trong môi trường axit. 2) Thủy phân este trong dung dịch NaOH, đun nóng. 3) Cho este tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng. 4) Thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch NaOH, đun nóng. 5) Cho axit hữu cơ tác dụng với dung dịch NaOH. Các phản ứng không được gọi là phản ứng xà phòng hóa là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 3, 4, 5 Câu 7. Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C 9H10O2 . Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3COOCH2C6H5 B. HCOOC6H4C2H5 C. C6H5COOC2H5 D. C2H5COOC6H5 Câu 8. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. HCOOCH=CH2. Câu 9. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 10. Cho các mệnh đề: a. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được anđehit và muối. b. CH3CH2COOC6H5 (dẫn xuất thơm) tác dụng NaOH dư thu được muối vào ancol; c. Cho CH3NH2 tác dụng CH2=CHCOOH thu được sản phẩm là một este; d. Trùng hợp CH2=C(CH3)COOCH3 thu được polime là một loại cao su; e. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3; g. Xúc tác cho phản ứng este hóa giữa H2NCH2COOH và CH3CH2OH là hơi HCl, h. Phản ứng este thường xảy ra nhanh, một chiều, thu được nhiều sản phẩm cùng lúc. 1
  2. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) i. Các triglyxerit chứa các gốc axit béo no tồn tại trong cơ thể các loài gia súc nhiều hơn trong mô thực vật. k. Đốt cháy một este mà số mol nước thu được nhỏ hơn số mol CO2 thì este đó vẫn có thể có phản ứng tráng bạc. Số mệnh đề đúng là: A. 4. B. 6. C. 5. D. 2. Câu 11. Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;. - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là: A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. B. Chất Y tan vô hạn trong nước. C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. o D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170 C thu được anken. Câu 12. Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. B. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. C. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. Câu 13. Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là: A. CH3-COOH, H-COO-CH3.B. H-COO-CH 3, CH3-COOH. C. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. D. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3. Câu 14. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH 2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là A. 118 đvC. B. 58 đvC. C. 82 đvC.D. 44 đvC. Câu 15. Cho các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol 푡표 (1) C6H10O4 + 2NaOH (A) + (B) + (C); CH3COONa; + CH3CH2OH CH3COOCH2COOC2H5 푂, 푡표 (2) (A) + NaOH CH4 + Na2CO3; (3) (B) + HCl (D) + NaCl; (4) (D) + 2Na (E) + H2; 푙2푂3, 푀 푂, 450표 (5) 2(C) (F) + 2H2O + H2; (6) nF 푃, 푡, 푡표 Polime (H); H2SO4 đặc, 170o (7) (C) (I) + H2O; H2SO4 đặc, 140o (8) 2(C) (K) + H2O; Các chất (D), (F) và (K) lần lượt là: A. HOCH2COOH; CH2=CH-CH=CH2 và CH3CH2OCH2CH3;. B. HOCH2CH2OH; HOOC-COOH và CH2=CH2; C. HOOC-COOH; CH2=CH2 và CH3OCH3; D. CH2(COOH); CH2=CH-CH=CH2 và CH3OCH3. Câu 16: Cho các phản ứng: 푡표 (1). (X) + 3NaOH C6H5ONa + (Y) + CH3CHO + H2O 2
  3. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) 푂, 푡표 (2). (Y) + 2NaOH (T) + 2Na2CO3 푡표 (3). CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH (Z) + 푂, 푡표 (4). (Z) + NaOH (T) + Na2CO3 Công thức phân tử của X là A. C12H20O6 B. C11H12O4 C. C11H10O4. D. C12H14O4 Phần II. Định lượng Câu 1: Khi đốt 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là A. a = 0,3 B. 0,3 < a < 0,4 C. 0,1 ≤ a ≤ 0,3 D. 0,2 ≤ a ≤ 0,3 Câu 2: Tỉ khối hơi của este X, mạch hở (chứa C, H, O) đối với hỗn hợp khí (CO, C2H4) có giá trị trong khoảng (2,5 ; 2,6). Cho 10,8 gam este X tác dụng với dung dịch NaOH dư (hiệu suất bằng 80%) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được khối lượng bạc là A. 46,18 B. 51,88 C. 58,32 D. 60,68 Câu 3: Hỗn hợp A gồm X, Y (M X < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam H với 400 mL dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch D và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch D thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong H là A. 54,66%. B. 45,55%. C. 36,44%. D. 30,37%. Câu 4: Hóa hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este là đồng phân của nhau thu được thể tích bằng thể tích của 6,4 gam O2 đo ở cùng điều kiện. Đốt cháy X ta có nCO2 : nH2O = 1:1. Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trên trong NaOH dư cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được t gam hỗn hợp hai muối và p gam hỗn hợp hai rượu là đồng đẳng liên tiếp. Biết p = 7,8 ; t − p < 8. Hai este đó là: A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3. C. C2H5COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. C2H5COOC3H7 và C3H7COOC2H5. Câu 5: Khi cho chất béo phản ứng với dung dich Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol , đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là ? A. V = 22,4(b + 3a) B. V = 22,4(b + 7a) C. V = 22,4(4a - b) D. V = 22,4(b + 6a) Câu 6. Đốt cháy a mol X là trieste của glixerol với axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO 2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H 2 (đktc) thu được 39 gam một sản phẩm. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 57,2 gam B. 52,6 gam C. 61,48 gam D. 53,2 gam Câu 7: Trong 1 bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có CTPT là A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 mL dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C3H5COOH. Câu 9: Hỗn hợp X gồm andehit Y và este T đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 5,04 lit oxi, sản phẩm thu được có chứa 0,2 mol H 2O. Khi cho 0,2 mol X trên tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng. Lượng bạc tối đa thu được (hiệu suất 100%) là? A. 32,4 B. 64,8 C. 16,2 D. 43,2 Câu 10: Thuỷ phân hoàn 0,15 mol este X của 1 axit đa chức và 1 ancol đơn chức cần 100 mL dung dịch NaOH 10% (d = 1,2 g/mL) thu được ancol Y và 22,2 gam muối. Lấy hết Y tác dụng với CuO dư, sản phẩm sinh ra cho tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì thu được 129,6 gam kết tủa. Vậy X là 3
  4. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) A. (COOCH3)2. B. (COOC2H5)2. C. CH2(COOCH3)2. D. CH2(COOC2H5)2. Câu 11: Khi xà phòng hoá 1 mol este cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam este đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết ancol hoặc axit là đơn chức. Công thức cấu tạo của este là A. C3H5(COOCH=CH2)3. B. C3H5(COOCH3)3. C. (CH3COO)3C3H5. D. (CH2=CHCOO)3C3H5. Câu 12: P là hỗn hợp gồm ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z đơn chức đồng phân của nhau và đều tác dụng được với NaOH. Khi hóa hơi 3,7 gam X thu được 1,68 lít khí ở 136,5 oC, 1atm. Mặt khác, dùng 2,52 lít (đktc) O2 để đốt cháy hoàn toàn 1,665 gam P sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị V là A. 3,024. B. 1,512. C. 2,240. D. 2,268. Câu 13: Cho 0,01 mol một este X của axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 mL dung dịch NaOH 0,2 M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm một ancol Y và một muối Z với số mol bằng nhau. Mặt khác, khi xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ là 60 mL dung dịch KOH 0,25 M, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch được 1,665 gam muối khan. Công thức của este X là: A. C2H4(COO)2C4H8. B. C4H8(COO)2C2H4. C. C2H4(COOC4H9)2. D. C4H8(COOC2H5)2. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, không no (có 1 nối đôi C=C), kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng cần 146,16 lít không khí (đktc), thu được 46,2 gam CO2. Biết rằng trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của 2 este là A. C4H6O2 và C5H8O2. B. C5H8O2 và C6H10O2. C. C4H8O2 và C5H10O2. D. C5H10O2 và C6H12O2. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 29,064 gam hỗn hợp gồm etanđial, axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H 2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 13,608 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 318,549. B. 231,672. C. 220,64. D. 232,46. Câu 16: Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để trung hòa hết KOH dư cần 40 mL dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức và 18,34 gam rắn khan. CTCT của X là: A. CH3OOCCH2COOC2H5. B. CH3OOCCH2COOC3H7. C. CH3OOCCH=CHCOOC3H7. D. CH3OOCCH2-CH2COOC3H7. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. CH3CHO và HCOOCH3. B. CH3CHO và HCOOC2H5. C. HCHO và CH3COOCH3. D. CH3CHO và CH3COOCH3. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ A và một este B (B hơn A một nguyên tử cacbon trong phân tử) thu được 0,2 mol CO 2. Vậy khi cho 0,2 mol X tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thì khối lượng bạc thu được là: A. 16,2 gam B. 21,6 gam C. 43,2 gam D. 32,4 gam Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiên 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 3,24 gam B. 2,7 gam C. 3,6 gam D. 2,34 gam Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm : ancol X, axit cacboxylic Y và este Z (đều no đơn chức mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử C) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đkc) sinh ra 11,2 lít CO2 (đkc). Công thức của Z là : A. HCOOCH3 B. CH3COOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOC2H5 Câu 21: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là 4
  5. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este hai chức tạo bởi ancol no và axit đơn chức chưa no có một nối đôi ta thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) thì este đó được tạo ra từ ancol và axit nào sau đây ? A. etylen glicol và axit acrylic. B. propylen glicol và axit butenoic. C. etylen glicol, axit acrylic và axit butenoic. D. butanđiol và axit acrylic. Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai este đồng phân của nhau. Lấy 0,3 mol X tác dụng với 400 mL dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,75 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 17,36 lít CO2 (ở đktc); 10,35 gam nước và một lượng Na2CO3. Công thức phân tử của hai este là: A. C2H3COOC2H5, C3H5COOCH3. B. C2H3COOC3H7, C3H5COOC2H5. C. C2H5COOC2H5, C3H7COOCH3. D. C2H5COOC3H7, C3H7COOCH3. Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,5 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 8,256 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, mạch hở. Công thức của 2 ancol là: A. C4H9OH và C5H11OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn m gam este đơn chức X bằng NaOH. Cô cạn dung dịch thu được, cho phần hơi lần lượt qua bình (1) đựng P 2O5 dư, bình (2) đựng Na dư thì thấy khối lượng bình (2) tăng 13,5 gam. Khí thoát ra khỏi bình (2) cho tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được 9,6 gam Cu. Mặt khác, m gam este X tác dụng vừa vừa hết với 0,3 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được 93,6 gam Y. Công thức của X là A. C17H35COOC2H3. B. C17H33COOC2H5. C. C18H35COOC2H5. D. C18H37COOC2H3. Câu 26: Đốt cháy 1,7 gam este X cần vừa đủ 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO 2 và H2O với tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O = 2 : 1. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3 trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết MX < 140 đvC. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC6H5 B. CH3COOC6H5 C. C2H5COOC6H5 D. C2H3COOC6H5 Câu 27: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ 0,1 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y và 7,36 gam hỗn hợp muối. Oxi hóa hoàn toàn ancol Y bằng CuO thu được anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit đó tác dụng với AgNO 3/NH3 thu được 25,92 gam Ag. Công thức của 2 chất trong hỗn hợp X là: A. CH3COOH và HCOOCH3. B. CH3COOCH3 và CH3COOC3H7. C. HCOOH và CH3COOCH3. D. CH3COOH và HCOOC2H5. Câu 28: Thủy phân hoàn toàn chất béo X (tổng số liên kết pi nhỏ hơn 8) trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH) . Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2 thu được 75,24 gam CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V mL dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là A. 180. B. 150. C. 120. D. 210. Câu 29: Thủy phân một triglixerit (X) chỉ thu được hỗn hợp Y gồm: X, glixerol và hỗn hợp 2 axit béo (axit oleic và một axit no (Z)). Mặt khác, 26,58 gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 9,6 gam Br2 . Tên của Z là A. axit linolenic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic Câu 30: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 mL dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 19,88 B. 19,32 C. 18,76 D. 7,00 Câu 31: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là: A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O 2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là: A. 7,312 gam. B. 7,512 gam. C. 7,412 gam. D. 7,612 gam. 5
  6. Lớp Hóa Thầy Sơn (0983 893 926) Câu 33: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O 2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là A. 87,83% B. 76,42% C. 61,11% D. 73,33% Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O 2, thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 mL dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là: A. 2 : 3. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 1 : 5 Câu 35. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là A. 8,10 gam B. 9,72 gam C. 8,64 gam D. 4,68 gam 6