Bài tập ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 (Ôn tập trong dịp nghỉ học phòng chống dịch Covid-19)

docx 4 trang thaodu 3180
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 (Ôn tập trong dịp nghỉ học phòng chống dịch Covid-19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_cong_nghe_lop_7_on_tap_trong_dip_nghi_hoc.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 (Ôn tập trong dịp nghỉ học phòng chống dịch Covid-19)

  1. ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 7 (Ôn tập trong dịp nghỉ học phòng chống dịch Covid 19) A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC I/ Đất trồng Vai trò của trồng trọt: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu. Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phải bảo vệ đất hợp lí: Vì nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao, dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả. II/ Phân bón Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón thúc là bón phân vào đất trong thời gian sinh trưởng của cây. Các cách bảo quản các loại phân bón thông thường: Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông. Để nơi cao ráo, thoáng mát. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. Đối với phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài. III/ Sâu, bệnh hại cây trồng -> Tác hại của sâu bệnh đối với đời sống cây trồng: Khi bị sâu bệnh phá hại, cây trồng thường sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch. -> Một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại: Cành bị gãy; lá, quả bị đốm đen, nâu; bắp bị nấm mốc; củ khoai lang bị sùng; quả mãng cầu bị bù rầy bám ở vỏ; ổi bị sâu ăn; cây, củ bị thối; thân cành bị sần sùi Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh, phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Phòng là chính Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
  2. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. Biện pháp thủ công Biện pháp hoá học Biện pháp sinh học Biện pháp kiểm dịch thực vật. Tuy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở. * Ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học: Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công. Nhược điểm: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng. * Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu: Sử dụng đúng liều thuốc, nồng độ, liều lượng. Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng qui định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa ) Khi tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đeo găng tay, đi giày, ủng; đeo kính, mặc áo dài tay hay đồ bảo hộ, đội mũ ) -> Ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh ở nước ta có nhiều trường hợp. Vậy nguyên nhân là do ăn rau quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật. IV/ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. 1. Mục đích của việc làm đất: Làm cho đất tơi, xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Các công việc làm đất là: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống. Các công việc này có tiến hành bằng các công cụ thủ công hoặc cơ giới. 2. Quy trình bón phân lót: Thường sử dụng cho phân hữu cơ hoặc phân lân. Cách bón: Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây. Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới. Thời vụ gieo trồng: Là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng mỗi loại cây. Xác định thời vụ gieo trồng: Để xác định thời vụ gieo trồng cần căn cứ vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
  3. Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống: Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt. Phương pháp xử lí: Có 2 cách Xử lí bằng nhiệt độ. Xử lí bằng hoá chất. 3. Các biện pháp chăm sóc cây trồng: Tỉa, dặm cây Làm cỏ, vun xới Tưới, tiêu nước Bón phân thúc 4. Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là: Mục đích thu hoạch: Đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản, thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận. Phương pháp thu hoạch: Hái, cắt, nhổ, đào. MĐ bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản. PP bảo quản: BQ thoáng, BQ kín và BQ lạnh. MĐ chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. PP chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp. B/ CÂU HỎI ÔN TẬP 1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Vì sao phải bảo vệ đất hợp lí? 2/ Thế nào là bón lót, bón thúc? Người ta thường dùng loại phân nào để bón lót hay bón thúc? Giải thích vì sao? 3/ Nêu các cách bảo quản các loại phân bón thông thường? 4/ Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng? Nêu một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại? 5/ Nêu các nguyên tắc khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh hại? Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? vì sao? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? 6/ Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học? Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp. Vậy nguyên nhân là do đâu? 7/ Làm đất nhằm mục đích gì? Kể tên các công việc làm đất?
  4. 8/ Thời vụ là gì? Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống? 9/ Các biện pháp chăm sóc cây trồng? 10/ Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì?