Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 6

docx 4 trang thaodu 2890
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_6.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 6

  1. Câu 1: Ý nghĩa học tập - Đối với bản thân: Giúp cho con người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc. - Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp. Đối với bản thân : + Học để sau này có việc làm kiếm sống, đền ơn cha mẹ. + Học để trở thành người có ích. Đối với gia đình : + Học để gia đình được tôn trọng. + Học để giúp đỡ gia đình sau này. Đối với xã hội : + Học để trở thành người có ích, làm cho đất nước thêm giàu đẹp. + Học để trở thành một người công dân tốt. Ca dao: Học ăn học nói, học gói học mở. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. Học để ngày mai lập nghiệp. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu Câu 2: Trình bày những quy định của pháp luật của nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 1. Vì sao phải học tập?. - Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. - Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện. - Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 2. Quyền và nghĩa vụ học tập a. Quyền học tập: - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. b. Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. 3. Trách nhiệm của nhà nước: - Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục. - Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập: + Mở mang hệ thống trường lớp. + Miễn phí cho học sinh tiểu học. + Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn. 4. Trách nhiệm của học sinh:
  2. - Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập. - Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập. Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi đi đường cần: Chấp hành nghiêm ngặt luật giao thông đường bộ. Chấp hành tốt luật lệ giao thong 1. Phải đội mũ bảo hiểm có chất lượng đảm bảo đủ an toàn 2. Chấp hành đèn báo giao thông 3. Đi xe với vận tốc cho phép 4. Sử dụng đúng phần làn đường 5. Không làm việc riêng khi đang lái xe 6. Không phóng nhanh vượt ẩu, Không đánh võng lạng lách không chở hàng cồng kềnh 7. Khi uống rượu bia tuyệt đối không nên lấy xe 8. Tuân thủ các hiệu lệnh nhu tín hiệu đèn giao thông biển báo đèn giao thông các loại biển báo thông dụng; Vạch kẻ đường và không được vượt đèn đỏ - Kiểm tra phương tiện trước khi tham gia GT Câu 4. Nêu một số quy định về đi đường đối với người đi bộ, đi xe đạp. 1. Người đi bộ: Theo quy định tại Điều 32, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thì: 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. 2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. 2. Người đi xe đạp: Theo quy định tại Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thì: 1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. - Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô;
  3. + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. 2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. 3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường. 4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Câu 5: * Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân - Nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an, hạnh phúc * Nội dung: - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm hại đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo quy định của pháp luật. - Công dân được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Điều 20 - Hiến Pháp 2013 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Trách nhiệm của công dân. • Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. • Biết tự bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình. • Phê phán, tố cáo, chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.
  4. Là học sinh: em có trách nhiệm ngăn chặn • Bạo lực gia đình. • Bạo lực học đường. • Hành hạ trẻ em. • Tranh chấp dẫn đến tình trạng xúc phạm, đánh đập nhau. • Vi phạm về trật tự an toàn giao thông • Không và góp phần ngăn chặn những hành vi nói xấu, gây xúc phạm nhân phẩm của bạn • Có trách nhiệm tự bảo vệ mình. • Góp phần tố cáo những hành vi sai trái của các bạn, của các cán bộ trường.