Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2

docx 3 trang Hoài Anh 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ LỚP 7- HỌC KÌ 2 Câu 1: Vai trò của ngành chăn nuôi là gì? - Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (thịt, trứng, sữa ) - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ: lông gia cầm, sừng, da, xương, chế biến thịt trứng sữa, văc-xin - Cung cấp phân bón cho trồng trọt và chăn nuôi một số loài thủy sản. - Cung cấp sức kéo cho trồng trọt và giao thông vận tải (kéo xe), thể thao (Đua ngựa đấu bò, chọi trâu . . . ) - Góp phần tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, sử dụng hợp lí sức lao động, tận dụng hết sản phẩm của trồng trọt (rau, cám, rơm, rạ ) Câu 2: Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là gì? + Phát triển chăn nuôi toàn diện. + Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí. Câu 3: Điều kiện để công nhận là giống vật nuôi? - Các vật nuôi trong cùng một giống vật nuôi phải có chung nguồn gốc. - Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. - Có tính di truyền ổn định và đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định. Câu 4: Phân biệt sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng kích thước các bộ phận của cơ thể. - Sự phát dục: - Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. Câu 5: Phương pháp chọn giống, quản lí, nhân giống vật nuôi? * Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: Chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất. * Các biện pháp quản lí giống vật nuôi: + Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi. + Phân vùng chăn nuôi. + Chính sách chăn nuôi. + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. * Các phương pháp chọn phối: Chọn phối cùng giống, chọn phối khác giống. Câu 6: Em hiểu thế nào là xen canh? Cho một ví dụ về xen canh ở địa phương?
  2. - Trồng xen thêm một cây khác trên cùng một diện tích. - Ví dụ: trồng cây mì xen cây cao su khi cây cao su mới trồng. Câu 7: Em hãy cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi? và trong thức ăn có các thành phần dinh dưỡng nào? * Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: từ thực vật, động vật và chất khoáng. * Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: nước, protêin, lipít, gluxít, vitamin và chất khoáng. Câu 8: Thức ăn có vai trò như thế nào với cơ thể con vật nuôi? * Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi: tạo ra năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi. Câu 9: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn? * Các phương pháp chế biến thức ăn: Phương pháp vật lí, phương pháp hoá học, phương pháp vi sinh vật, phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp. * Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Làm khô, ủ xanh. Câu 10: Qua việc học và thực hành chế biến thức ăn vật nuôi. Em hãy chế biến một loại thức ăn vật nuôi? 1đ - Phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi: ví dụ cắt rau muống ngắn ra cho heo ăn Câu 11: Em hãy nêu các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi? * Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi: + Vệ sinh môi trường sống trong chăn nuôi - Vệ sinh vật dụng. - Thức ăn, nước uống. - Chuồng trại. + Vệ sinh thân thể cho vật nuôi: tắm chải hàng ngày, tắm nắng đều đặn, vận động hợp lí, vệ sinh chân móng. Câu 12: Tác dụng của vắcxin khi đưa vào cơ thể vật nuôi như thế nào? * Tác dụng của vắc xin: Tạo cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Câu 13: Nhà em thường nuôi gà, vậy qua ngoại hình làm thế nào để biết gà nào sản xuất thịt, gà nào sản xuất trứng? - Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài - Loại hình sản xuất thịt: thể hình ngắn