Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 8821
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 - NH 2022-2023 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ TRỒNG TRỌT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai thể hiện vai trò nào của trồng trọt? A. Cung cấp lương thực. B. Cung cấp thực phẩm. C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. D. Tạo môi trường trong lành. Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng? A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap). B. Theo mô hình VAC. C. Theo mô hình RVAC. D. Chuyên canh cây trồng. Câu 3: Trong lĩnh vực trồng trọt, nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng gọi là nghề A. nhà trồng trọt. B. nhà nuôi cấy mô. C. nhà bệnh học thực vật. D. kĩ thuật viên lâm nghiệp. Câu 4: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây A. lương thực. B. lấy củ. C. ăn quả. D. công nghiệp. Câu 5: Phương thức trồng trọt nào sau đây có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh? A. Độc canh. B. Xen canh. C. Luân canh. D. Tăng vụ. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam và cho ví dụ? Câu 2. Thế nào là tăng vụ? Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào? CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vì sao chúng ta cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng?
  2. A. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng. B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng. C. Tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp. B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp. C. Cây dễ bị côn trùng gây hại. D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê. Câu 3: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng? A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt. B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào. C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng. D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại. Câu 4. Quan sát hình, hình nào mô tả phương pháp giâm cành? Hình a Hình b Hình c Trả lời Câu 5. Quy trình chung giâm cành gồm các bước: A. Chuẩn bị giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm B. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Chăm sóc cành giâm C. Chuẩn bị cành giâm → Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm D. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm Câu 6. Những loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành: A. rau muống, rau khoai lang, cây chuối B. rau muống, rau khoai lang, cây ổi C. rau muống, lúa, cây hoa hồng D. rau muống, rau khoai lang, rau ngót Câu 7. Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành? A. Lá B. Hoa C. Quả D. Cành II. TỰ LUẬN Câu 1: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì? Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành có những đặc điểm gì? Cho VD các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
  3. Câu 2: Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm gì so với cây được nhân giống từ hạt? Câu 3: Vì sao đoạn cành giâm nên cắt vát và tỉa bớt lá? Câu 4: Nêu quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành?