Đề cương ôn tập HKI môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc

docx 6 trang Đình Phong 05/07/2023 4731
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập HKI môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hki_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2022_2023_truon.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập HKI môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc

  1. TRƯỜNG THCS TAM QUAN BẮC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ và tên : Năm học : 2022 -2023 Lớp : Môn: ĐỊA LÍ 9 I/ KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1/ địa lí dân cư Việt Nam -Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. -Trình bày một số đặc điểm của dân số nước ta. -Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. -Đặc điểm nguồn lao động, vấn đề việc làm 2/ Địa lí kinh tế Việt Nam -Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông –lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ -Sự phát triển và phân bố của ngành: +Nông nghệp +Lâm nghiệp +Ngư nghiệp +Công nghiệp +Dịch vụ 3.Các Vùng Kinh Tế (5 Vùng) Trung du và miền Đồng bằng sông Vùng Đồng Bắc Vùng Duyên hải Vùng Tây núi Bắc Bộ Hồng Trung Bộ Nam Trung Bộ Nguyên 1.Vị trí địa lí( Ý nghĩa) 2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.Dân cư, xã hội 4.Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm II. VÍ DỤ MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG 1/TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc nước ta được thể hiện ở những mặt nào? a. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. b. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. c. Các nghề truyền thống của dân tộc, trang phục. d. Ngôn ngữ, trang phục, địa bàn cư trú. Câu 2: Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do a. thu hút nhiều lao động nước ngoài. b. dân số nước ta đông, trẻ. c. có nhiều thành phần dân tộc. d. nước nông nghiệp, nên cần phải có nhiều lao động. Câu 3: Giảm tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động là chuyển dịch cơ cấu ở nước ta. a. ngành kinh tế b. lãnh thổ c. thành phần kinh tế d. ngành và lãnh thổ Câu 4: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bô. b. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
  2. c. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên. d. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Câu 5: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta hiện nay. a. Ninh Bình b. Phả Lại c. Uông Bí d. Phú Mỹ Câu 6: Những hoạt động nào sau đây không thuộc khu vực dịch vụ? a. Khách sạn, nhà hàng. b. Chế biến lương thực, thực phẩm. c. Giáo dục, y tế. d. Tài chính, tín dụng. Câu 7: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với a. Trung Quốc. b. Lào. c. Cam-pu-chia. d. biển. Câu 8: Vùng Đồng Bằng sông Hồng giới hạn ở trong phạm vi: a. Đồng bằng châu thổ do sông Hồng bồi đắp nên. b. Đồng bằng châu thổ và dải đất rìa trung du. c. Đồng bằng châu thổ, dải đất rìa trung du và vịnh Bắc Bộ. d. Đồng bằng châu thổ và vịnh Bắc Bộ. Câu 9: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở tỉnh Quảng Ninh? a . Than. b. Dầu khí. c . Vật liệu xây dựng.d. Thủy điện. Câu 10: Địa phương nào sau đây cùng với Hà Nội và Hải Phòng tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? a. Hạ Long. b. Việt Trì. c. Lạng Sơn. d. Ninh Bình. Câu 11:Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là a. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.b. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. c. dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.d. nguồn lao động dồi dào tập trung ở phía Tây. Câu 12: Hoạt động nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ sản xuất? a. Quản lí nhà nước b. Khách sạn, nhà hàng c. Tài chính, tín dụng d. Y tế, văn hóa, thể thao Câu 13: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay theo hướng nào? a. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.b. Giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng. c. Tăng tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.d. Giảm tỉ trọng của khu vực dịch vụ. Câu 14: Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng giữa núi Tây Bắc. b. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng giữa núi Tây Nguyên. c. Đồng bằng ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Hồng. d. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 15: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là a. đất phù sa màu mỡ b. nguồn nước mặt phong phú c. có mùa đông lạnh d. địa hình bằng phẳng Câu 16: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là a. cao su b. hồ tiêu c. hoa quả d. cà phê Câu 17: Các tỉnh Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ là: a. Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. b. Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang. c. Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai. d. Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái. Câu 18: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế không phải là đã hình thành nên a. các vùng chuyên canh trong nông nghiệp. b. các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ. c. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. d. các vùng kinh tế phát triển năng động. Câu 19: Mật độ dân số cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi cho sựphát triển kinh tế-xã hội là: a. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. b. tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm cao. c. bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất nước. d. nhu cầu lớn về việc làm, giáo dục, y tế. Câu 20: Các địa phương sau đây tạo thành tam giác kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: a. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. . b. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. c. Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh. d. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương. Câu 21: Thế mạnh kinh tế lớn nhất của tiểu vùng Tây Bắc là: a. phát triển thủy điện b. trồng cây công nghiệp
  3. c. chăn nuôi gia súc d. du lịch sinh thái Câu 22: Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở DHNTB là a. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. b. Diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều. c. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế d. Vùng đồng bằng độ dốc lớn Câu 23:Quần đảo Hoàng Sa thuộc các tỉnh/thành phố nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? a. Khánh Hòa. b. Đà Nẵng. c. Bình Định. d. Phú Yên. Câu 24: Khoáng sản chính của vùng DHNTB là a. sắt, thiếc, titan b. dầu khí, titan, vàng c. than, vàng, cát thủy tinh d. cát thủy tinh, titan, vàng Câu 25: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam-Lào- Campuchia là a. Gia Lai b. Đắk Lắk c. Kon Tum d. Lâm Đồng 26.Dịch vụ thường phát triển mạnh ở những nơi nào: a. Nơi có dân cư đông đúc. c. Nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. b. Nơi có dân cư thưa thớt. d. Nơi có các tuyến đường giao thông đi qua. 27 Dịch vụ công cộng bao gồm: a. Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa. b. Giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá. c. Tài chính, tín dụng, bảo hiểm d. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. 28Ngành công nghiệp trọng điểm có các đặc điểm: a- Chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản lượng công nghiệp. b- Phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. c- Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. d- Đáp ứng thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. đ- Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 29.Các tài nguyên du lịch chủ yếu của nước ta là: a- Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn: phong cảnh, bãi tắm đẹp, nhiều vườn quốc gia với các động thực vật quý hiếm, nhiều hang động kì thú, khí hậu tốt, b- Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú: các công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề, văn hoá dân gian, c- Kinh tế phát triển có nhiều hàng hoá hấp dẫn khách du lịch. d- Nhiều di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới. 30Các nhân tố kinh tế - xã hội thuận lợi cho nền nông nghiệp nước ta: a- Lao động trongnông nghiệp đông, giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp b- Lao động nông nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo nghề. c- Hệ thống thủy lợi và sự phát triển của công nghiệp chế biến. d- Chính sách mới trong nông nghiệp. đ- Sự biến động của thị trường xuất khẩu. e- Thị trường xuất khẩu mở rộng. 31Đối với sản xuất và đời sống, dịch vụ có vai trò: a- Cung cấp nguyên liệu, vật tư và tiêu thụ sản phẩm các ngành kinh tế. b- Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. c- Giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. d- Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước. 32Sản lượng lúa của nước ta liên tục tăng, chủ yếu do: a- Mở rộng diện tích gieo trồng. b- Đưa vào sử dụng đại trà những giống lúa mới có năng suất cao. c- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. d- Lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. 33Rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn trong việc: a- Chắn sóng, chắn gió. b- Cung cấp gỗ và lâm sản quý. c- Điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. d- Chắn gió và cát bay. 34Các trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta là: a. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hoà. b. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hoà, Cần Thơ. c. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.
  4. d. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 35Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành: a. phát triển ở khắp các vùng trong cả nước. b. chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp. c. phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. d. nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. 36Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất của nước ta hiện nay là a. Phú Mỹ. b. Phả Lại. c. Uông Bí. d. Quảng Ninh 37 Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng đạt nhiều thành tựu to lớn, là: a. lao động trong nông nghiệp đông (chiếm hơn 60% lao động, năm 2003). b. người nông dân giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai. c. chính sách của Nhà nước thích hợp khuyến khích sản xuất. d. người dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo. 38 Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, chủ yếu là do: a. các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp. b. các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng được mở rộng. c. công nghiệp chế biến được phát triển và phân bố rộng khắp. d. thị trường trong và ngoài nước được mở rộng. 39. Dịch vụ không phải là ngành: a. đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. b. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. c. càng đa dạng, nếu nền kinh tế càng phát triển d. gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công cộng. 40.Ở các vùng núi nước ta, dịch vụ còn nghèo nàn, do: a. địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.b. khó khăn với giao lưu nước ngoài. c. các đô thị, trung tâm công nghiệp còn nhỏ và phân tán. d. dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cung, tự cấp. 2/ MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại,dịch vụ lớn nhất cả nước ? Câu 2: Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á –Thái Bình Dương ? Câu 3: Vì sao lúa nước được trồng nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL? Câu 4: Vì sao lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở các đồng bằng châu thổ? Câu 5: Tại sao cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở ĐBSCL? Câu 6: Vì sao trâu được nuôi chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? CÂU 7Nêu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống ? vì sao HN và tp HCM là 2 trung tâm dich vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước? 3/ BÀI TẬP BT 1 Cho bảng số liệu:Cơ cấu dân số phân theo nam nữ qua các lần tổng điều tra dân số (đơn vị %) Năm Tổng số Phân theo giới tính Nam Nữ 1989 100 48,65 51,35 1999 100 49,15 50,85 2009 100 49,52 50,48 Nêu nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu dân số phân theo nam nữ ở nước ta. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? Trả lời: Từ năm 1989-2009: - Tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam. - Sự chênh lệch giưa tỉ lệ nam-nữ giảm dần -> Năm 1989 mức chênh lệch tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ còn lớn do hậu quả chiến tranh kéo dài, Các năm gần đây, cuộc sống hòa bình đã làm cho mức chênh lệch đó giảm dần.
  5. BT 2: Căn cứ bảng số liệu sau: (đơn vị: nghìn tấn) Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Hoạt động 2010 2017 2010 2017 Nuôi trồng 97,1 147,1 77,9 85,1 Khai thác 240,9 394,6 670,3 992,3 -So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ? - Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng? BT 3: Cho bảng số liệu sâu: Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta (đơn vị %) Năm Thành thị Nông thôn 2003 24,2 75,8 2009 26,9 73,1 Hãy nêu nhận xét. Giải thích vì sao cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta lại có đặc điểm như vậy? Trả lời: - Từ năm 2003 đến 2009 tỉ lệ lao động nông thôn giảm dần, tỉ lệ lao động thành thị tăng dần là do đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Phần lớn lao động ở nước ta tập trung ở nông thôn do ở nông thôn phần lớn làm nông nghiệp, sản xuất thủ công. BT5: Cho bảng số liệu sau : Lương thực có hạt bình quân đầu người thời kỳ 2005 – 2017 (Kg/người ) Năm 1995 2000 2005 2009 Cả nước 363,1 444,8 475,8 503,7 Bắc Trung Bộ 235,2 302,1 346,9 398,6 a- Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước. b-Giải thích vì sao ? BT6: Cho bảng số liệu sau:Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ Năm 2000 2005 2010 2017 Chỉ tiêu Đàn bò (nghìn con) 1132,6 1293,3 1332,9 1268,9 Thuỷ sản (nghìn tấn) 462,9 623,9 748,1 1077,4 a- Nhận xét về tốc độ phát triển của đàn bò và thuỷ sản qua các năm. b. Giải thích tại sao chăn nuôi bò, khai thác nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng? BT7: Cho bảng số liệu:Giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Nguyên và cả nước (đơn vị: nghìn tỉ đồng) 2005 2010 2011 2012 2013 Tây Nguyên 7,2 22,7 28,8 31,1 36,8 Cả nước 988,5 2963,5 3695,1 4506,8 5469,1 a. Dựa vào bảng trên tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước? (lấy năm 2005 = 100%) b. Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên? BT8: Cho bảng số liệu:Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (Đơn vị %) Diện tích Sản lượng Năm 2005 Năm 2017 Năm 2005 Năm 2017 Vùng Tây Nguyên 94.21 89,9 98.35 92,5 Cả nước 100 100 100 100 a. Nhận xét về tình hình phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên? b. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? BT 9:Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng. (đơn vị %) Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2017
  6. Dân số 100 105,6 111,1 116,2 121,2 123,7 Sản lượng lương thực 100 128,6 123,7 132,7 131,4 118,8 Bình quân lương thực theo đầu người. 100 121,8 111,3 114,1 108,4 96,5 BT 10:Căn cứ vào bảng ,hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990 -2017. Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 2000 2250,5 1660,9 589,6 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2015 6582,1 3049,9 3532,2 2017 7313,4 3420,5 3892,9 BT 11: Cho bảng số liệu :Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng.(%) Năm 1995 2005 2010 2015 2017 Tiêu chí Dân số 100,0 111,1 116,2 121,2 123,7 Sản lượng lương thực 100,0 123,7 132,7 131,4 118,8 Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 111,3 114,1 108,4 96,5 BT12: Cho bảng số liệu Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2017 và nêu nhận xét. Các tỉnh, thành phố Đà Quảng Quảng Bình Phú Khánh Ninh Bình Nẵng Nam Ngãi Định Yên Hòa Thuận Thuận Diện tích(nghìn ha) 0,5 8,4 1,9 5,0 2,6 4,8 1,2 2,9