Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 (2021-2022) A. Phần văn bản: I. Văn bản nhật dụng: 1. Phong cách Hồ Chí Minh 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. * Yêu cầu: Nắm chắc tác giả, năm sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật. II. Văn bản truyện trung đại: 1. Chuyện người con gái Nam Xương 2. Hoàng Lê nhất thống chí 3. Truyện Kiều của Nguyễn Du 4. Chị em Thúy Kiều 5. Kiều ở lầu Ngưng Bích 6. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga *Yêu cầu: Kiến thức cần ghi nhớ: - Tác giả, tác phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục và mạch cảm xúc, ý nghĩa nhan đề - Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật - Vẻ đẹp của các nhân vật III. Văn bản thơ hiện đại: 1. Đồng chí 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3. Đoàn thuyền đánh cá 4. Bếp lửa • Yêu cầu: - Đọc thuộc lòng, - Nắm chắc tác giả - Hoàn cảnh sáng tác - Thể thơ - Bố cục? Mạch cảm xúc - Phân tích được văn bản thơ theo bố cục đã chia - Nhan đề - Chủ đề IV. Các tác phẩm truyện hiện đại: 1. Làng 2. Lặng lẽ Sa Pa 3. Chiếc lược ngà • Yêu cầu: - Nắm chắc tác giả - Hoàn cảnh sáng tác - Thể loại - Ngôi kể - Tác dụng - Đọc, tóm tắt được cốt truyện - Tình huống truyện - Tác dụng của tình huống ấy - Phân tích được truyện - Nhan đề của truyện - Chủ đề 1
- B. Phần Tiếng Việt, TLV 1. Các phương châm hội thoại 2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự * Yêu cầu: Nêu khái niệm, lấy được ví dụ minh họa D. Viết đoạn văn: 1. Đoạn văn nghị luận văn học theo phép diễn dịch (hoặc qui nạp, tổng-phân-hợp) * Dạng 1: VD: a. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai b. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về tình cảm của anh Sáu dành cho bé Thu d. Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về tình cảm của bé Thu dành cho cha. * Dạng 2: VD: Viết đoạn văn cảm nhận: + Khổ thơ 1,2 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” + Khổ thơ 3,4 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” + Khổ thơ đầu bài thơ “Bếp lửa” + Khổ thơ 6 bài thơ “Bếp lửa” 2. Đoạn văn nghị luận xã hội (2/3 trang giấy thi) VD: 4. Suy nghĩ về tình yêu nước trong giới trẻ. 5. Suy nghĩ về tinh thần đoàn kết. 6. Suy nghĩ về trách nhiệm của con người với thiên nhiên. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 1 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 115 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 1 VĂN 6=70k 80 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 1 VĂN 7=50k 90 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 1 VĂN 8=60k 65 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 1 VĂN 9=50k E. ĐỀ THAM KHẢO Phần I. (3,5 điểm) Cho đoạn thơ sau: “ Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Giải thích nhan đề của bài thơ có chứa những câu thơ trên? Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đầu của khổ thơ trên và trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Từ đoạn thơ trên em hãy viêt một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của thế hệ trẻ trong thời điểm hiện nay. Phần II: 6.5 điểm Cho đoạn văn sau: 2
- ( )“Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” ( ) (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Sách Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? Câu 3: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận về nhân vật chính được nói đến trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên (Có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp - Gạch chân, chỉ rõ). 3