Đề cương ôn tập kì 2 Sinh học Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kì 2 Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_ki_2_sinh_hoc_lop_7.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kì 2 Sinh học Lớp 7
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC KÌ 2 LỚP 7 1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn? 2/ Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người. 3/ Sự sinh sản và phát triển có biến thái ếch. - Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ. - Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con. 4/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích với đời sống hoàn toàn ở cạn. Vai trò của bò sát.
- 5/ Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu - Thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi và có nhiều noãn hoàng. - Có h/tượng ấp trứng. - Nuôi con = sữa diều của cả bố và mẹ. 6/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: 7/ Ưu điểm của sự thai sinh: Thai sinh k lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp. Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn tự nhiên. 8/ Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay 9/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống đào hang trong đất:
- 10/ Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc: có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có sừng bao bọc, gọi là guốc. Chân cao, trục ống chân,cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc đất hẹp. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ: - Bộ guốc chẵn: gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại. đại diện: lợn, bò, hươu - Bộ guốc lẻ: gồm thú móng guốc có 1 hoặc 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vât không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón). 11/ Các hình thức sinh sản ở động vật: - Sinh sản vô tính:là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. có 2 hình thức chính: sự phân đôi cơ thể và mọc chồi. - Sinh sản hữu tính: là hình thức thức sinh sản có ưu thế hơn hthức sinh sản vô tính. Trong ss htính có sự k/hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) va tb sinh dục cái (trứng). trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. Trứng thụ tinh ngoài cơ thể mẹ gọi là thụ tinh ngoài, trứng đc thu tinh trong cơ thể mẹ gọi là thụ tinh trong. 12/ Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật: - Ý nghĩa: Là 1 sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ 1 gốc chung. các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn và tận cùng bằng 1 nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. - Tác dụng: Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
- 13/ Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. 14/ Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào? 15/ Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.