Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

docx 17 trang Hoài Anh 6570
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2021-2022 I/ NỘI DUNG ÔN TẬP - Chương 1: Các thí nghiệm của MenĐen ( Bài 1,2,3,4,5) - Chương 2: Nhiễm sắc thể ( Bài 8,9,10,11,12,13) - Chương 3: ADN và gen - Chương 4: Biến dị - Chương 5: Di truyền học với con người II/ HÌNH THỨC THI: 100% trắc nghiệm - Mức độ nhận thức trong bài kiểm tra: 4Biết-3 Hiểu- 2VD-1VDC - Số lượng: 40 câu/ đề - Thời gian thi: 40 phút III/ MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP PHIẾU BÀI TẬP 01 Câu 1. Tính trạng trội là: A. tính trạng luôn biểu hiện ở F1B. tính trạng chỉ biểu hiện ở F2 C. tính trạng của bố mẹ (P)D. tính trạng của cơ thể AA hay Aa Câu 2. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ? A. AA x AAB. aa x aaC. Aa x AaD. Aa x aa Câu 3. Để tiến hành lai một cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu? A. ChuộtB. Ruồi giấmC. OngD. Đậu Hà Lan Câu 4. Kiểu hình là: A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. B. những đặc điểm hình thái được biểu hiện. C. những đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể. D. một vài tính trạng của cơ thể. Câu 5. Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen không có nội dung nào sau đây? A. Chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà Lan. B. Gây đột biến, sau đó chọn lọc ra các cặp bố mẹ tốt nhất để đem lại. C. Theo dõi riêng rẽ các thế hệ con cháu của từng cặp bố mẹ đem lại. D. Dùng toán thống kê để xử lí kết quả và rút ra kết luận. Câu 6. Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào? A. 1 vàng, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. D. 4 vàng, trơn: 4 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 7. Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. Quy luật đồng tính.B. Quy luật phân tính. C. Quy luật phân li độc lập.D. Quy luật phân li. Câu 8. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen: A. Đồng hợp lặn.B. Dị hợp
  2. C. Đồng hợp trội và dị hợpD. Đồng hợp trội Câu 9. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và xanh, nhăn được F1. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính A. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn B. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, trơn: 1 anh, nhăn D. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn Câu 10.Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng; Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp. Xác định kiểu gen của P? A. AA x aa B. AA x Aa C. Aa x Aa D. Aa x Aa Câu 11.Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng thân cao lai với thân thấp thu được F1 có kiểu hình là gì? A. Thân thấp B. Thân cao C. 100% Thân thấp D. 50% thân cao: 50% thân thấp Câu 12. Cho kiểu gen: AABb. Có bao nhiêu loại giao tử của kiểu trên trên? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 13. Cho phép lai: AABB x aabb. Kiểu gen của cơ thể lai F1 là gì? A. AABb B. AaBB C. AaBb D. AAbb Câu 14.Ở những loài đơn tính, sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở một cặp nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là A. OX và OYB. XX và OY C. OX và XYD. XX và XY Câu 15. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu là: A. 2n B. 3n C. 4n D. 5n Câu 16. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về: A. hình dạng nhiễm sắc thể B. số lượng nhiễm sắc thể C. trình tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể D. số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể Câu 17. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cây đậu Hà Lan là bao nhiêu? A. 2n= 8 B. 2n= 14 C. 2n= 46
  3. D. 2n= 48 Câu 18. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào trong quá trình nguyên phân A. Kì trung gianB. Kì đầuC. Kì giữaD. Kì sau Câu 19. Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là: A. Kì giữa, kì cuối, kì sau, kì đầuB. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối C. Kì đầu, kì sau,kì cuối, kì giữaD. Kìsau, kìgiữa, kìđầu, kìcuối Câu 20. Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 3 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là: A. 3B. 8C. 4D. 16 Câu 21. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở: A. Kì trung gian của lần phân bào I. B. Kì giữa của lần phân bào I. C. Kì trung gian của lần phân bào II. D. Kì giữa của lần phân bào II. Câu 22. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: A. Đều có thân xám, cánh dài. B. Đều có thân đen, cánh ngắn. C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn. D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài. Câu 23. Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền? A.tARNB.rARNC. mARND. mARN và tARN Câu 24. Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nucleotit: A. Bổ sung với mạch mã gốc. B. Bổ sung với mạch mã sao. C. Bổ sung với mạch mã gốc trong đó T được thay bằng U. D. Bổ sung với mạch mã sao trong đó A được thay bằng U. Câu 25. Nguyên tắc bổ sung là: A. Các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với T, G liên kết với X. B. Các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với G, T liên kết với X. C. Tỉ lệ A+G=T+X và tỉ số A+T / G+X là khác nhau. D. Các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp. Câu 26. Cấu trúc bậc 1 của một protein: A. là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi axit amin. C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin. D. là tương tác của một chuỗi axit amin này với một chuỗi axit amin khác. Câu 27. Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì: A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,U,G,X. B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,U,G,X. C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X. D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X. Câu 28. Chức năng của tARN là:
  4. A.Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein. B.Truyền thông tin về cấu trúc protein đến ribôxôm. C.Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. D.Tham gia cấu tạo màng tế bào. Câu 29. Chức năng nào sau đây không phải của protein? 1.Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất. 2.Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể. 3.Kích tố, điều hóa trao đổi chất. 4.Chỉ huy việc tổng hợp NST. 5.Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng. 6.Quy định các tính trang của cơ thể. Phương án đúng là: A.2B.3 và 4C. 4D.1 và 5 Câu 30. Một đoạn mạch khuôn làm mạch khuôn của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-A-T-G-X-T-A-A- Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch mARN được tổng hợp từ gen trên là: A. -T-T-A-X-G-A-T-T-B. -A-A-U-G-X-U-A-A- C. -U-U-A-G-X-A-U-U-D. -U-U-A-X-G-A-U-U Câu 31. Trâu, bò, ngựa, thỏ đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do A. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau. B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. C. Cơ chế tổng hợp protein khác nhau. D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau. Câu 32. Đột biến gen là: A. biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. B. biến đổi trong vật chất di truyền. C. biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. D. biến đổi trong cấu trúc của NST. Câu 33. Thường biến là: A. biến đổi kiểu gen dưới tác động môi trường B. biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C. biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi kiểu hình D.biến đổi trong NST dẫn đến biến đổi kiểu hình Câu 34. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào quy định? A. Điều kiện môi trường B. Kiểu gen của cơ thể C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường D. Mức dao động của tính di truyền Câu 35. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thường biến? A. Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng B. Là biến dị di truyền được C. Là những biến đổi của cơ thể sinh vậy tương ứng với điều kiện sống D. Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường Câu 36. Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) tạo nên: A. Cáo Bắc Cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa
  5. B. Tắc kè hoa có màu sắc da thay đổi phù hợp vời nền của môi trường C. Trên cùng 1 cây hoa giấy, có hoa đỏ và hoa trắng D. Gà gô có màu sắc lông thay đổi theo mùa Câu 37.Ở đậu Hà Lan có 2n=14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 15B. 21C. 28D. 42 Câu 38. Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Số NST ở thể tam bội là bao nhiêu? A.8 NSTB. 25 NSTC. 36 NSTD. 72 NST Câu 39. Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra: A. Hội chứng Đao (Down)C. Bệnh ung thư máu B. Bệnh hồng cầu hình liềmD. Hội chứng Tơcnơ Câu 40. Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A.Có 3 NST ở cặp số 12C. Có 3 NST ở cặp số 21 B.Có 1 NST ở cặp số 12D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 41. Tính trạng lặn là: A. tính trạng luôn biểu hiện ở F1B. tính trạng chỉ biểu hiện ở F2 C. tính trạng của bố mẹ (P)D. tính trạng của cơ thể AA hay Aa Câu 42. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ? A. AA x AAB. aa x aaC. Aa x AaD. AA x aa Câu 43. Để tiến hành lai một cặp tính trạng, Moocgan đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu? A. ChuộtB. Ruồi giấmC. OngD. Đậu Hà Lan Câu 44. Kiểu gen là: A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. B. tổ hợp toàn bộ các nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. D. một vài tính trạng của cơ thể. Câu 45. Tính trạng tương phản là: A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau. B. những tính trạng số lượng và chất lượng. C. tính trạng do một cặp alen quy định. D. các tính trạng khác biệt nhau. Câu 46. Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, kiểu gen lặn xanh nhăn có kiểu gen là: A. AABB B. AAbb C. aabb D. AaBb Câu 47. Trên cơ sở phép hai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. Quy luật đồng tính.B. Quy luật phân tính. C. Quy luật phân li độc lập.D. Quy luật phân li. Câu 48. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen: A. Đồng hợp lặn.B. Dị hợp C. Đồng hợp trội và dị hợpD. Đồng hợp trội Câu 49. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, nhăn và xanh, nhăn được F1. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
  6. A. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn B. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, trơn: 1 anh, nhăn D. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn Câu 50.Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng; Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp. Xác định kiểu gen của F1? A. Aa B. Aa và AA C. AA D. ab Câu 51.Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn cho với tính trạng hoa trắng. Cho biết: P thuần chủng thân cao lai với thân thấp thu được F1 có kiểu hình là gì? A. Hoa trắn B. Hoa đỏ C. 100% hoa đỏ D. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng Câu 52. Cho kiểu gen: AaBb. Có bao nhiêu loại giao tử của kiểu trên trên? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại Câu 53. Cho phép lai: AAbb x aaBB. Kiểu gen của cơ thể lai F1 là gì? A. AABb B. AaBB C. AaBb D. AAbb Câu 54. Trong tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể thường và giới tính? A. 22 cặp NST thường và 4 cặp NST giới tínhB. 22 cặp NST thường và 2 cặp NST giới tính C. 22 cặp NST thường và 3 cặp NST giới tínhD. 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính Câu 55. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội bội được kí hiệu là: A. 1n B. 3n C. 4n D. 5n Câu 56. Bản chất của thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội. B. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội. C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội D. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội. Câu 57. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của Tinh tinh là bao nhiêu? A. 2n= 8 B. 2n= 14 C. 2n= 46 D. 2n= 48
  7. Câu 58. NST kép là: A. nhiễm sắc thể được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động. B. cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. C. nhiễm sắc thể tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. D. cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc. Câu 59. Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? A. Từ bố. B. Từ mẹ. C. Một từ bố, một từ mẹ. D. Chỉ có ở bố hoặc chỉ có từ mẹ Câu 60. Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 4 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là: A. 3B. 8C. 4D. 16 Câu 61. Kết thúc kì cuối của giảm phân I, các NST nằm gọn trong nhân với số lượng là bao nhiêu? A. 2n (đơn)B. n (đơn)C. n (kép)D. 2n (kép) Câu 62. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân cụt, cánh ngắn thì ở F1 toàn thân xám cánh, cánh dài. Cho F1 lai phân tích thu được ruồi có kiểu hình: A. Đều có thân xám, cánh cụt. B. Đều có thân đen, cánh cụt. C. 50% Thân xám, cánh dài và 50% thân đen, cánh cụt. D. 75% Thân xám, cánh dài và 25% thân đen, cánh cụt. Câu 63. Loại ARN nào sau đây có chức năng là thành phần cấu tạo nên riboxom- nơi tổng hợp protein? A. tARNB. rARNC. mARND. mARN và tARN Câu 64. Phân tử ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: A. C, H, O, N, S B. C, H, O, N, Fe C. C, H, O, N, P D. C, H, O, N, Cu Câu 65. Nguyên tắc bán bảo toàn là: A. Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. B. Các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với G, T liên kết với X. C. Tỉ lệ A+G=T+X và tỉ số A+T / G+X là khác nhau. D. Các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp. Câu 66. Cấu trúc bậc 3 của một protein: A. là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi axit amin. C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin. D. là cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
  8. Câu 67. Số mạch đơn và đơn phân của ADN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ARN là vì: A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,U,G,X. B. ADN có 2 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X. C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X. D. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A,T,G,X. Câu 68. Chức năng của mARN là: A.Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein. B. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp. C.Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. D.Tham gia cấu tạo màng tế bào. Câu 69. Chức năng của protein gồm? 1.Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất. 2.Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể. 3.Kích tố, điều hóa trao đổi chất. 4.Chỉ huy việc tổng hợp NST. 5.Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng. 6.Quy định các tính trang của cơ thể. Phương án đúng là: A. 1 và 2B. 3 và 4C. 4D. 1,2,3,5 và 6 Câu 70. Một đoạn mạch khuôn làm mạch khuôn của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-A-T-G-X-T-A-A- (mạch 1) -T-T-A-X-G-A-T-T- (mạch 2) Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 nói trên là: A. -T-T-A-X-G-A-T-T-B. -A-A-U-G-X-U-A-A- C. -U-U-A-G-X-A-U-U-D. -U-U-A-X-G-A-U-U Câu 71. Ngựa, Trâu, Dê, Linh Dương đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do A. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau. B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. C. Cơ chế tổng hợp protein khác nhau. D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau. Câu 72. Đột biến gen gồm các dạng là đột biến nào? A. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit. B. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn, đảo đoạn, mất một cặp nucleotit. D. Mất, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 73. Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường được gọi là: A. Đột biến gen B. Thường biến C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 74. Các tính trạng số lượng( phải thông qua cân, đo, đong, đếm ) thường chịu ảnh hưởng của: A. Môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt, chăn nuôi. B. Kiểu gen của cơ thể
  9. C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường D. Mức dao động của tính di truyền Câu 75. Đặc điểm nào dưới đây đúng với các loại đột biến? A. Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng B. Là biến dị di truyền được C. Là những biến đổi của cơ thể sinh vậy tương ứng với điều kiện sống D. Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường Câu 76. Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) tạo nên: A. Cáo Bắc Cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa B. Tắc kè hoa có màu sắc da thay đổi phù hợp vời nền của môi trường C. Bệnh nhân có kiểu hình bệch tạng D. Gà gô có màu sắc lông thay đổi theo mùa Câu 77.Ở đậu Hà Lan có 2n=28. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 29B. 21C. 28D. 42 Câu 78. Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n=8. Số NST ở thể tam bội là bao nhiêu? A.8 NSTB. 25 NSTC. 12 NSTD. 72 NST Câu 79. Nếu mất một nhiễm NST X ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người nữ sẽ gây ra: A. Hội chứng Đao (Down)C. Bệnh ung thư máu B. Bệnh hồng cầu hình liềmD. Hội chứng Tơcnơ Câu 80. Nếu thừa một nhiễm NST X ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người nam sẽ gây ra: A. Hội chứng Đao (Down)C. Hội chứng Đao (Down) B. Bệnh hồng cầu hình liềmD. Hội chứng claiphentơ PHIẾU BÀI TẬP 02 Câu 1: Tính trạng là: A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 1. Tính trạng tương phản là: A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau. B. những tính trạng số lượng và chất lượng. C. tính trạng do một cặp alen quy định. D. các tính trạng khác biệt nhau. Câu 2. Đối tượng của di truyền học là gì? A. Các loài sinh vật. B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị. C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị. D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen? A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh. C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt. D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt. Câu 4. Kiểu hình là:
  10. A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. B. những đặc điểm hình thái được biểu hiện. C. những đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể. D. một vài tính trạng của cơ thể đem lại. Câu 5. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen nào? A. Đồng hợp lặn.B. Dị hợp C. Đồng hợp trội và dị hợpD. Đồng hợp trội Câu 6. Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì? A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. Câu 7. Tính trạng trội là: A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½. B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp. C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1. D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn. Câu 8. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng: A. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. B. sự tổ hợp lại của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh. C. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh. D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 9. Kiểu gen là: A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể. Câu 10. Thể đồng hợp là: A. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp. B. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội. C. cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn. D. cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó. Câu 11. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định: A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gen của tất cả các tính trạng. D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Câu 12. Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan có đặc điểm gì? A. Không thuần chủng. B. Khác nhau về một cặp tính trạng. C. Khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản. D. Khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản Câu 13. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
  11. 1. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng trội. 2. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng lặn. 3. Theo quy luật phân li của Menđen thì hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn. 4. Tính trạng trội chiếm tỉ lệ ¾, tính trạng lặn chiếm tỉ lệ ¼. 5. Tính trạng trội chiếm tỉ lệ ¼, tính trạng lặn chiếm tỉ lệ ¾. 6. Tính trạng trội và lặn đều chiếm tỉ lệ ¾. A. 1, 3 và 4 B. 1, 3 và 5 C. 1, 2 và 4 D. 1, 3 và 6 Câu 14. Menđen phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng bằng: A. thí nghiệm lai hai cặp tính trạng. B. thí nghiệm lai một cặp tính trạng. C. phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. lai phân tích. Câu 15. Theo thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, F1 tự thụ phấn được F2 mấy loại kiểu hình? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 16. Nội dung quy luật phân li độc lập là gì? A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao từ. D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao từ. Câu 17. Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó: A. cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản B. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản C. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản D. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản Câu 18. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu hà lan di truyền độc lập vì sao? A. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó B. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn C. F2 có 4 kiểu hình D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp Câu 19. Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở: A. con lai luôn phân tính B. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau C. con lai luôn đồng tính D. con lai thu được đều thuần chủng Câu 20. Những loại giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là gì? A. AB, AbB. AB, Ab, aBC. Ab, aB, abD. AB, Ab, aB, ab Câu 21. Trong các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp bao gồm: 1. aaBB 4. AABB 2. AaBb 5. aaBb
  12. 3. Aabb 6. aabb A. 2 B. 3 và 5 C. 2, 3 và 5 D. 1, 2, 3 và 5 Câu 22. NST là gì? A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào. Câu 23. Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là gì? A. NST. B. Axit nucleic. C. Nucleotide. D. Ncleosome. Câu 24. Cơ thể lớn lên nhờ quá trình: A. phân bào. B. hấp thụ chất dinh dưỡng. C. trao đối chất và năng lượng. D. vận động. Câu 25. Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào? A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối. B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối. C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối. D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa. Câu 26. NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau. B. Kỳ trung gian, kỳ đầu. C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối. Câu 27. Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong tế bào con là: A. lưỡng bội ở trạng thái đơnB. Đơn bội ở trạng thái đơn C. lưỡng bội ở trạng thái képD. Đơn bội ở trạng thái kép Câu 28. Giảm phân là hình thức phân nào xảy ra ở đâu? A. Tế bào sinh dưỡngB. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào mầm sinh dụcD. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 29. Hiện tượng nào xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân? A. Nhân đôi NST. B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng. C. Phân li NST về hai cực của tế bào. D. Co xoắn và tháo xoắn NST. Câu 30. Giảm phân gồm mấy lần phân bào? A. 1 lần phân bào B. 2 lần phân bào C. 3 lần phân bào D. 4 lần phân bào
  13. Câu 31. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào? A. Kì sau B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì cuối. Câu 32. Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1 cho bao nhiêu giao tử? A. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2 B. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng C. Giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng D. Nguyên phân cho 3 thể cực Câu 33. Hợp tử được tạo nên từ: A. 1 trứng và 1 tinh trùng B. 1 trứng và 2 tinh trùng C. 2 trứng và 1 tinh trùng D. 1 trứng và 3 tinh trùng Câu 34. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái D. Sự tạo thành hợp tử Câu 35. Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là gì? A. Thụ tinh B. Nguyên phân và giảm phân C. Nguyên phân D. Giảm phân Câu 36. Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là gì? A. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X B. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y C. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y D. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y Câu 37. Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là gì? A. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n. B. Đều là cặp XY ở giới đực. C. Đều là cặp XX ở giới cái D. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái. Câu 38. Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 3 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là: A. 3 B. 8 C. 4 D.16 Câu 39. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=24, kì đầu của giảm phân I trong tế bào có: A. 24 crômatit và 24 tâm động.B. 48 crômatit và 24 tâm động. C. 48 crômatit và 48 tâm động.D. 12 crômatit và 12 tâm động. Câu 40. Dòng thuần là:
  14. A. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp. B. dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình. C. dòng mang các cặp gen đồng hợp trội. D. dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn. Câu 41. Nội dung của di truyền học là: A. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền. B. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền. C. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. D. nghiên cứu cơ sở vật chất, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Câu 42. Nhân tố di truyền: A. quy định tính trạng của sinh vật B. giống có đặc tính đồng nhất, các thế hệ sau giống hệt thế hệ trước C. hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Câu 43. Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, 3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Thứ tự thực hiện các nội dung trên là: A. 4 – 3 – 2 – 1.B. 4 – 2 – 3 – 1.C. 4 – 2 – 1 – 3.D. 4 – 1 – 2 – 3. Câu 44. Kiểu gen là: A. tập hợp các gen trội trong tế bào của cơ thể. B. những cặp gen trong tế bào đang được quan tâm. C. tập hợp các gen trội và lặn trong tế bào cơ thể. D. tập hợp các gen trong tế bào của cơ thể. Câu 45. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen: A. Đồng hợp lặn.B. Dị hợp C. Đồng hợp trội và dị hợpD. Đồng hợp trội Câu 46. Tính trạng lặn là: A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ¼. B. tính trạng biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn. C. tính trạng không được biểu hiện ở F1. D. tính trạng bị tính trạng trội lấn át. Câu 47. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 48. Kiểu hình là: A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể. Câu 49. Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen cho F1: A. lai với bố mẹ.
  15. B. lai với vàng, nhăn. C. tự thụ phấn. D. lai với xanh, nhăn. Câu 50. Từ kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, Menđen thấy rằng: A. các tính trạng màu sắc và hình dạng di truyền phụ thuộc vào nhau. B. các tính trạng màu sắc và hình dạng di truyền không phụ thuộc vào nhau. C. các tính trạng màu sắc di truyền phụ thuộc vào nhau còn các tính trạng hình dạng di truyền không phụ thuộc vào nhau. D. các tính trạng màu sắc di truyền không phụ thuộc vào nhau còn các tính trạng hình dạng di truyền phụ thuộc vào nhau. Câu 51. Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở những loài sinh vật nào: A. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối). B. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính. C. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản trinh sinh. D. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính. Câu 52. Theo thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, F1 tự thụ phấn được F2 mấy loại kiểu hình trội thuần chủng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 53. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì? A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá tringh phát sinh giao tử. C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối. D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Câu 54. Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là gì? A. Sinh sản nảy chồiB. Sinh sản sinh trưởng C. Sinh sản vô tínhD. Sinh sản hữu tính Câu 55. Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là gì? A. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn B. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn C. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn D. 9 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn Câu 56. Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng nào sau đây? A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen hoàn toàn. Câu 57. Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là phép lai nào? A. AABb x AABbB. AAbb x aaBBC. AaBB x AabbD. Aabb x aabb Câu 58. Tỉ lệ phân li kiểu hình trong phép lai P: AaBb x aabb là gì? A. 9: 3: 3: 1 B. 1: 1: 1: 1 C. 1: 2: 1: 2: 1
  16. D. 3: 3: 1: 1 Câu 59. Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? A. Từ bố. B. Từ mẹ. C. Một từ bố, một từ mẹ. D. Chỉ có ở bố hoặc chỉ có từ mẹ Câu 60. Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa? A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa. B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa. C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong. D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào. Câu 61. Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là gì? A.Kì giữa, kì cuối, kì sau, kì đầuB. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối C.Kì đầu, kì sau,kì cuối, kì giữaD. Kìsau, kìgiữa, kìđầu, kìcuối Câu 62. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở: A. Kì trung gian của lần phân bào I. B. Kì giữa của lần phân bào I. C. Kì trung gian của lần phân bào II. D. Kì giữa của lần phân bào II. Câu 63. Kết thúc kì cuối của giảm phân I, các NST nằm gọn trong nhân với số lượng là bao nhiêu? A.2n (đơn)B.n (đơn)C.n (kép)D.2n (kép) Câu 64. Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào? A. Kì sau B. Kì giữa. C. Kì đầu D. Kì cuối. Câu 65. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào? A. Kì sau B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì cuối. Câu 66. Nội dung nào sau đây sai về quá trình thụ tinh? A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử B. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con C. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử Câu 67. Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 4 trứngB. 1 trứng và 3 thể cực C. 3 trứng và 1 thể cựcD. 4 thể cực Câu 68. Nội dung nào sau đây sai? A. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử. B. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con. C. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử. D. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử. Câu 69. Bản chất của thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội.
  17. B. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội. C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội D. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội. Câu 70. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là: A. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX B. XX ở nam và XY ở nữ C. Ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY D. XX ở nữ và XY ở nam Câu 71. Nội dung nào sau đây đúng? A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn. B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp. C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không. D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật. Câu 72. Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 4 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là bao nhiêu? A.3B.8C.4D.16 Câu 73. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n=24, kì giữa của giảm phân I trong tế bào có: A. 24 crômatit và 24 tâm động.B. 48 crômatit và 24 tâm động. C. 48 crômatit và 48 tâm động.D.12 crômatit và 12 tâm động. BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề cương (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Vũ Thị Kim Ngân Nguyễn Ngọc Anh