Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 2391
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 8 - NĂM HỌC 2022 – 2023 I/ TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Vòng tuần hoàn nhỏ, máu từ tâm thất phải đổ vào A. động mạch phổi. B. tĩnh mạch phổi. C. động mạch chủ. D. tĩnh mạch chủ. Câu 2: Tĩnh mạch phổi đổ máu vào ngăn nào của tim? A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái. Câu 3: Ngăn nào của tim chứa máu đỏ thẫm? A. Tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái. B. Tâm thất trái, tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải, tâm thất trái. D. Tâm thất phải, tâm nhĩ phải. Câu 4: Loại mạch nào có chức năng vận chuyển máu từ tim đến các tế bào với vận tốc và áp lực lớn? A. Động mạch. B. Tĩnh mạch chủ trên. C. Tĩnh mạch chủ dưới. D. Mao mạch. Câu 5: Loại mạch nào có chức năng thực hiện trao đổi chất? A. Động mạch. B. Tĩnh mạch chủ trên. C. Tĩnh mạch chủ dưới. D. Mao mạch. Câu 6: Loại mạch cấu tạo chỉ gồm một lớp tế bào là A. động mạch. B. tĩnh mạch chủ trên. C. tĩnh mạch chủ dưới. D. mao mạch. Câu 7: Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn chủ yếu? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Trong đường dẫn khí, khí quản là bộ phận nối liền với A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản. D. thanh quản và phế quản. Câu 9: Cơ quan nào không thuộc hệ hô hấp? A. mũi. B. phế quản . C. khí quản. D. tim. Câu 10: Bộ phận nào sau đây là nơi thực hiện trao đổi khí?
  2. A. khí quản. B. phế quản. C. phế quản nhỏ. D. phế nang. Câu 11: Hoạt động hít vào bình thường xảy ra do A. cơ liên sườn ngoài, cơ hoành co. B. cơ liên sườn ngoài, cơ hoành dãn. C. cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành dãn. D. cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành co. Câu 12: Nhịp hô hấp là A. 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. B. số cử động hô hấp trong 1 phút. C. số lần thở ra trong 1 phút. D. số lần hít vào trong 1 phút. Câu 13: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào? A. Khí nitơ. B. Khí ôxi. C. Khí cacbônic. D. Khí hiđrô. Câu 14: Loại chất cần trải qua hoạt động tiêu hóa cơ thể mới hấp thụ được là A. vitamin. B. prôtêin. C. nước. D. muối khoáng. Câu 15: Loại chất khi qua hoạt động tiêu hóa không biến đổi về mặt hóa học là A. vitamin. B. prôtêin. C. lipit. D. gluxit. Câu 16: Quá trình tiêu hóa gồm mấy hoạt động? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Trong ống tiêu hóa đoạn phình to nhất là A. thực quản. B. dạ dày. C. ruột non. D. ruột già. Câu 18: Ở khoang miệng, loại chất nào được biến đổi về mặt hóa học? A. Gluxit. B. Prôtêin. C. Lipit. D. Vitamin. Câu 19: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? A. Vitamin, nước. B. Gluxit, muối khoáng. C. Gluxit, prôtêin. D. Gluxit, lipit, prôtêin. Câu 20: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của A. cơ môi. B. cơ má. C. lưỡi. D. răng. II/ TỰ LUẬN Câu 1: Ở khoang miệng, biến đổi lí học hay hóa học quan trọng hơn? vì sao? Biến đổi lí học quan trọng hơn vì đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa. Thức ăn đưa vào có thể cứng, lớn biến đổi lí học tạo điều kiện cho các hoạt
  3. động biến đổi thức ăn trong các giai đoạn sau của ống tiêu hóa > tiêu hóa có hiệu quả hơn, tạo nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Câu 2. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng cảm thấy ngọt là vì sao? Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ "Nhai kĩ no lâu" - Vì nhai cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này tác dụng vào gai vị giác trên lưỡi làm cho ta có cảm giác ngọt. - Vì khi nhai kĩ hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. Câu 3. Vì sao tim làm việc suốt đời không mệt mỏi? Vì tim co dãn có tính chu kì, mỗi chu kì kéo dài trung bình 0,8 giây và gồm 3 pha: - Pha nhĩ co làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây. - Pha thất co làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây. - Pha dãn chung tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4 giây. Nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà các cơ tim phục hồi khả năng làm việc nên tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi. Câu 4. Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? Vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc. Vì khi nuốt vừa cười vừa nói thì nắp thanh quản không đậy kín khí quản thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. - HẾT -