Đề cương ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4

doc 9 trang Hoài Anh 25/05/2022 5941
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_luyen_tu_va_cau_lop_4.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4

  1. Đề cương ôn tập môn luyện từ và câu lớp 4 I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1: Từ “ăn hiếp ” có ý nghĩa gì? a) Ăn nhiều hết phần người khác. b) Dựa vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác c) Cậy có sức khỏe, không sợ mọi người Câu 2: Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) kể về điều gì? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng: a) Dế Mèn phá trận địa mai phục của bọn nhện b) Bọn nhện chống cự quyết liệt với Dế Mèn c) Dế Mèn vừa dùng oai vừa dùng lời lẽ thuyết phục để bọn nhện từ bỏ ý định ức hiếp nhà Trò Câu 3: Hãy xếp các câu nói của Dế Mèn dưới đây với bọn nhện vào các dòng tương ứng: Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi (a). Lại còn kéo bè kéo cánh đánh dập một cô gái yếu ớt thế này (b). Thật là đáng xấu hổ! (c) Có phá hết các vòng vây đi không? (d) 1. Câu có nội dung phân tích: . 2. Câu có nội dung phê phán: . 3. Câu có nội dung ra lệnh: . Câu 4: Nghĩa nào dưới đây phù hợp với nghĩa từ độ lượng? a) Dễ thông cảm với người mắc sai lầm, dễ tha thứ cho người khác b) Cứu giúp và che chở cho người khác c) Lo lắng, quan tâm đến nhiều người Câu 5: Đánh dấu x trước câu thành ngữ, tục ngữ khuyên ta biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau: a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. b) Lá rụng về cội c) Môi hở răng lạnh d) Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao e) Ở hiền gặp lành Câu 6: Hãy tìm những từ xếp sai trong hai cột từ dưới đây: A. Từ thể hiện lòng nhân hậu, tinh thần B. Từ trái nghĩa với nhân hậu, đoàn kết đoàn kết Nhân ái, hiền hậu, đùm bọc, bao che, che Cưu mang, độc ác, áp bức, tàn bạo, tàn
  2. chở, chia rẽ, nhân từ ác, trung hậu, hung hãn Câu 7: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ: a) Hiền như b) Lành như c) Dữ như d) Thương nhau như Câu 8: Khoanh tròn chữ cái trước cá thành ngữ không nói về lòng nhân hậu, đoàn kết: a) Môi hở răng lạnh b) Thương người như thể thương thân c) Cháy nhà mới ra mặt chuột d) Máu chảy ruột mềm e) Lá lành đùm lá rách f) Đèn nhà ai nhà nấy rạng g) Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Câu 9: Trong các thành ngữ ở câu 8, những thành ngữ nào có ý nghĩa tương tự nhau? - Trả lời: Câu 10: Gạch chân những từ gần nghĩa với từ chính trực: ngay thẳng ngay thật trung thực hiền lành cần cù thật thà II. TẬP LÀM VĂN Đề 1: Hãy tả cái bút chì (viết mở bài theo kiểu gián tiếp) Để 2: Hãy tả chiếc bàn học của em.
  3. Câu 11: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý giải thích đúng nghĩa của tục ngữ Tre già măng mọc: a) Lớp người trước già đi thì có lớp người sau lớn lên thay thế; thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước b) Hết lớp người này đi có lớp người khác đến c) Lớp người đến sau thế chỗ cho lớp người đến trước Câu 12: Sắp xếp các từ ghép trong ngoặc vào cột phù hợp trong bảng: (hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu, quẩn áo, ghế tựa,máy bay). A. Từ ghép có ý nghĩa tổng hợp B. Từ ghép có ý nghĩa phân loại . . Câu 13: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ và ghi đúng vào bảng sau: Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy (Trần Đăng Khoa) a) Từ láy cả âm đầu và vần b) Từ láy âm đầu Câu 14: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống nêu rõ hai cách chính để tạo từ phức: 1. Ghép những tiếng . lại với nhau. Đó là các 2. Phối hợp những tiếng có hay (hoặc cả âm đầu và vần) Đó là các Câu 15: Tìm từ láy có mức độ nhạt của màu sắc: a) Hơi tím b) Hơi trắng Câu 16: Khoanh vào chữ cái trước ý giải thích đúng từ ngữ người trung thực: a) Là người chăm chỉ, chịu khó b) Là người ngay thẳng, thật thà c) Là người vui vẻ, hòa nhã. Câu 17: Khoanh tròn chữ cái đầu câu nêu đúng và đầy đủ về danh từ: a) Danh từ là những từ chỉ người và vật. b) Danh từ là những từ chỉ màu sắc.
  4. c) Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) Câu 18: Tìm 2 danh từ cho mỗi loại dưới đây: a) Danh từ chỉ người: b) Danh từ chỉ vật: c) Danh từ chỉ hiện tượng: d) Danh từ chỉ khái niệm: e) Danh từ chỉ đơn vị: Câu 19: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ về danh từ: a) Danh từ chung là của . sự vật. b) Danh từ riêng là của . sự vật. Danh từ luôn luôn được Câu 20: Nối thành ngữ, tục ngữ với câu nói đúng nghĩa của nó: 1. Thẳng như ruột ngựa a) Thà chết vinh quang còn hơn sống phải chịu nhục nhã. 2. Chết vinh còn hơn sống nhục b) Trung thành với đất nước, Tổ quốc; kính trọng, biết ơn nhân dân. 3. Đói cho sạch, rách cho thơm c) Sống ngay thẳng, trung thực thì không sợ bị nói xấu 4. Trung với nước, hiếu với dân d) Có lòng dạ ngay thẳng 5. Giấy rách phải giữ lấy lề đ) Dù đói khổ vẫn sống trong sạch lương thiện 6. Cây ngay không sợ chết đứng e) Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp. Câu 21; Tìm và sửa lại những tên riêng viết chưa đúng quy tắc viết tên riêng trong các tập hợp dưới đây: a) Nguyễn văn Nam, Trần Xuân Sinh, Đặng thị Kim Thoa, Văn Như Cương. b) Hoàng liên sơn, Điện Biên Đông, Phú Quốc, Cà Mau, Đồng Tháp mười. c) Trung Quốc, Triều tiên, Luân – Đôn, Bá Linh. d) Kim nhật Thành, Chu Ân Lai, Hốt Tất Liệt, Lỗ Tấn, Tống Khánh Linh. đ) Lê – Nin, La Phông – ten, Lu I Pa xtơ, Lép Tôn – xtôi. e) Hi – ma – lay – a, Mat xcơ va, Công – Gô, Mi – an – ma, Niu – oóc Câu 22: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung các câu sau: a) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là . hoặc là cho bộ phận đứng trước. b) Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu c) Dấu ngoặc kép thường được dùng để dần lời nói của nhân vật hoặc của người nào đó. Câu 23:
  5. Em hãy xếp các tính từ dưới đây vào từng nhóm trong bảng: (trắng, to, nhỏ, vàng hoe, thông minh, lùn tịt, nhanh nhẹn, mảnh mai) a) Tính từ chỉ tính chất b) Tính từ chỉ màu sắc c) Tính từ chỉ hình dáng d) Tính từ chỉ kích thước Câu 24: Điền từ vào chỗ trống để thể hiện mức độ của đặc điểm trắng: 1. Bằng cách tạo từ ghép hoặc từ láy: a) Tờ giấy này trắng b) Tờ giấy này trắng c) Tờ giấy này trắng 2. Bằng cách thêm từ chỉ mức độ hoặc tạo ra cách so sánh: a) Tờ giấy này . trắng. b) Tờ giấy này trắng c) Tờ giấy này trắng Câu 25; Hãy khoanh tròn vào tính từ dùng chưa đúng trong các câu sau: a) Hoa cà phê thơm toát và ngọt chát cả khoảng rừng. b) Mấy ngôi nhà thấp vòi vọi chen chúc nhau trong xóm nhỏ. c) Căn nhà trống trơn, không một bóng người. Câu 26: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ về tính từ: 1. Tính từ là những từ miêu tả hoặc của sự vật, hoạt động, trạng thái 2. Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: - Tạo ra các hoặc . với tính từ đã cho. - Thêm các từ , , lắm, vào trước hoặc sau tính từ. - Tạo ra phép . Câu 27: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: a) Lửa thử , gian nan thử . b) Nước lã mà Tay không mà nổi mới ngoan. c) Có mới . Không dưng ai dễ đến cho. Câu 28: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1. Câu hỏi dùng để làm gì trong giao tiếp? a) Để nói ra điều trông thấy trong cuộc sống b) Để hỏi về những điều chưa biết c) Để nạt nộ người khác. 2. Câu hỏi dùng để hỏi những ai? a) Dùng để hỏi người khác
  6. b) Dùng để hỏi người trên c) Dùng để hỏi người dưới d) Dùng để hỏi chính mình Câu 29: Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ thường dùng để hỏi? a) Từ thường dùng để hỏi là: ai, nấy, ôi, hả, sao b) Từ thường dùng để hỏi là: ai, gì, nào, sao, không , thế à, bao giờ, ở đâu c) Từ thường dùng để hỏi là: ai, gì, có phải là, đúng vậy, như vậy , ở đâu . Câu 30: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ về cách dùng câu hỏi cho mục đích khác: Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện: 1. Thái độ ., 2. Sự ., . 3. Yêu cầu , Câu 31: Đọc đoạn văn sau: Bồ câu là giống chim hiền lành, được xem là biểu tượng của hòa bình và thủy chung. Bồ câu lại sống theo bầy đàn, có tinh thần đồng đội, không bỏ đàn khi bay. Con người dựa vào đặc điểm ấy để nghĩ ra trò chơi thả chim bồ câu, một trò chơi lành mạnh. Đoạn văn trên có mấy câu kể: a. 1 câu b. 2 câu c. 3 câu Câu 32: Viết về câu kể: a. Kể về một việc em làm ở nhà vào ngày nghỉ b. Giới thiệu một bạn mới của lớp em Câu 33: Viết bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu vào bảng: Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ a. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà. b. Mẹ đựng hạt giống đầy nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. c. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. Câu 34: Đọc đoạn văn sau rồi viết lại các câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau:
  7. “Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vài chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lại thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều” Câu 35: Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống: a. Tối tối, mẹ em b. Vào ngày nghỉ cuối tuần, bố em c. Giờ ra chơi, các bạn lớp em Câu 36: Bộ phận vị ngữ của câu: “Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp” là: a. vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp b. Cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. c. Sáng sáng, cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Câu 37: Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của câu: a. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là. b. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em c. Mẹ nấu chè hạt sen. d. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức. Câu 38: Viết tiếp vào chỗ chấm để thành câu có mô hình Ai làm gì? a. Cả lớp em . b. Đêm giao thừa, cả nhà em . Câu 39: Câu nào đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng? a. Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín. b. Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín. c. Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín. Câu 40: Viết vào chỗ chấm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu: “Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ”: a. Bộ phận chủ ngữ: b. Bộ phận vị ngữ: Câu 41: Vị ngữ của câu sau do những từ ngữ nào tạo thành: “Thị trấn Cát Bà xinh xắn, có những dạy phố hẹp, những mái ngói cao thấp chen chúc nép dài dưới chân núi đá” a. VN của câu do tính từ tạo thành. b. VN của câu do cụm tính từ tạo thành. c. VN của câu do cụm động từ tạo thành. d. VN của câu do tính từ và cụm động từ tạo thành. Câu 42: Dùng 3 câu có mô hình Ai thế nào? để tả một cây hoa mà em biết theo gợi ý: a. Cây có dáng thế nào? (Cao hay thấp, tán lá tỏa tròn hay vươn cao)
  8. . b. Màu sắc của hoa thế nào? . c. Dáng hình của bông hoa thế nào? . Câu 43: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. b. Nắng phố huyện vàng hoe. c. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. d. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Câu 44: Các câu kể Ai làm gì? Sau đây dùng để làm gì? a. Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam. b. Thác Y – a – li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. c. Cao Bá Quát là một người văn hay chữ tốt. Câu 45: Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Trẻ em là tương lai của đất nước. b) Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ. Câu 46: Viết vào chỗ chấm từ ngữ thích hợp để tạo thành câu kể Ai làm gì? a) là người được toàn dân kính yêu và biết ơn. b) là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. c) là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Câu 47: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) giới thiệu lớp em và các bạn trong lớp, trong đó có ít nhất 3 câu kể Ai làm gì? Câu 48: Đọc những câu ở cột A, viết kết quả phân tích vào cột B A B Câu Ai làm gì? Ý nghĩa giới thiệu hay nhận định a. Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam b. Lý Thường Kiệt là một tướng tài thời nhà Lý c. Ông nội tôi là một liệt sỹ chống Pháp Câu 49: Câu “Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng” thuộc loại câu nào?
  9. a. Câu Ai làm gì? b. Câu Ai thế nào? c. Câu Ai là gì? Câu 50: Điền vào chỗ chấm thích hợp để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì? a) Hà Nội b) Vịnh Hạ Long c) là cố đô cổ kính và thơ mộng. d) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.