Đề cương ôn thi trắc nghiệm Sinh học Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi trắc nghiệm Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_trac_nghiem_sinh_hoc_lop_6.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi trắc nghiệm Sinh học Lớp 6
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Chủ đề: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CỦA SỰ SỐNG Nội dung 1 TẾ BÀO – CẤU TẠO CHỨC NĂNG – SỰ LỚN LÊN & SINH SẢN Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất ? A. Tế bào mô phân sinh ngọn. B. Tế bào sợi gai. C. Tế bào thịt quả cà chua. D. Tế bào tép bưởi. Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu ? A. Nhân. B. Không bào. C. Ti thể. D. Lục lạp. Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ? A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật ? A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ? A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. 0
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật ? 1. Chất tế bào 2. Màng sinh chất 3. Vách tế bào 4. Nhân A. 3 B. 2 C. 1 D.4 Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ? A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó ? A. Không bào. B. Nhân. C. Vách tế bào. D. Màng sinh chất. Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định. A. Bào quan. B. Mô. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể. Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ? A. Antonie Leeuwenhoek. B. Gregor Mendel. C. Charles Darwin. D. Robert Hook. Câu 11. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con ? A. 2 B. 1 C. 4 D.8 1
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá. B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng. C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Câu 14. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ? A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản. B. Trao đổi chất. C. Sinh sản. D. Cảm ứng. Câu 15. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 tế bào. B. 4 tế bào. C. 8 tế bào. D. 16 tế bào. Câu 16. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là: A. Phân chia TB chất phân chia nhân B. Phân chia nhân phân chia TB chất. C. Lớn lên phân chia nhân D. Trao đổi chất phân chia TB chất. Câu 17. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng ? A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB. B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình. C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia. D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng. Câu 18. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. 2
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 19. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên chi tiết số 3 đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân. Câu 20. Quan sát tế bào và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Màng tế bào B. Chất tế bào C. Nhân tế bào D. Vùng nhân Câu 21. Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. Có thành tế bào. B. Có chất tế bào. C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. Có lục lạp. Câu 22. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A.8 B.6 C.4 D.2 Câu 23. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. 3
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 24. Cây lớn lên nhờ A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 25. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường. A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vi khuẩn. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Câu 26. Tế bào nào sau đây quan sát bằng kính hiển vi quang học. Chọn câu sai. A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào trứng ếch. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Câu 27. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. Chọn câu sai. A. Nước và muối khoáng. B. Oxygen. C. Kích thích. D. Chất hữu cơ. Câu 28. Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể. A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. C. Cơ thể phản ứng với kích thích. D. Cơ thể bào tiết CO2. Câu 29. Nhận xét nào dưới đây là đúng. A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có kích thước và hình dạng đa dạng. C. Tế bào đảm nhiệm nhiều chức năng sống của cơ thể. D. Tất cả đáp án trên đúng. Câu 30. Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào. A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Mắt thường. D. Không cần. 4
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 31. Kích thước trung bình của tế bào khoảng. A. 0,5 – 100 micromet. B. 0,5 – 10 micromet. C. 10 – 100 micromet. D. 1 – 100 micromet. Câu 32. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào. A. Cây sồi. B. Câu táo. C. Cây đậu. D. Cây lúa. âu 33. Tế bào biểu bì đảm nhiệm chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. C. Vận động. D. Sinh sản. Câu 34. Tế bào mạch dẫn lá thực hiện chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Sinh trưởng. C. Vận động. D. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. Câu 35. Tế bào cơ vân thực hiện chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. C. Vận động. D. Cảm ứng. Câu 36. Những thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ. A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp. Câu 37. Tế bào nhân thực có kích thước gấp khoảng bao nhiêu lần tế bào nhân sơ. A. 10 lần. B. 100 lần. C. 20 lần. D. 200 lần. Câu 38. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. 5
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp. Câu 39. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình trao đổi chất. C. Quá trình sinh sản. D. Quá trình chuyển hóa. Câu 40. Sự phân bào diễn qua mấy giai đoạn. A. 3 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 5 giai đoạn. D. Tất cả đều sai. Câu 41. Tế bào da khoảng bao nhiêu ngày sẽ phân chia một lần. A. 2 ngày. B. 10 – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia. Câu 42. Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm. A. 10 – 20 ngày. B. 15 ngày – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia nữa. Câu 43. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên dưới. Thành phần nào là màng tế bào. A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào? A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) 6
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 44. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”. A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, trao đổi chất, C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 45. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật. Câu 46. Cơ thể động vật lớn lên nhờ A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu. B. Sự tăng số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản. C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào. D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào. Câu 47. Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra A. 3 tế bào con. B. 6 tế bào con. C. 8 tế bào con. D. 12 tế bào con. Câu 48. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào? A. Động vật. B. Thực vật. C. Người. D. Vi khuẩn. Câu 49. Tế bào hồng cầu người có đường kính khoảng A. 7 micromet. B. 10 micromet C. 0,7 micromet D. 1 micromet. Câu 50. Tế bào hồng cầu có dạng hình gì? 7
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Hình đĩa lõm 2 mặt. B. Hình đĩa lồi 2 mặt. C. Hình sao. D. Hình liềm. Câu 51. Tế bào xương có dạng hình gì? A. Hình liềm. B. Hình cầu. C. Hình sao. D. Hình đĩa lõm. Câu 52. Chức năng của màng tế bào là A. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào/ B. Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào. C. Trung tâm kiểm soát hầu hết hoạt động sống tế bào. D. Chứa vật chất di truyền. Câu 53. Tế bào chất tồn tại dạng A. Chất keo lỏng. B. Dung dịch trong suốt. C. Màu xanh. D. Dung dịch không màu. Câu 54. Chức năng của lục lạp là A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng. Câu 55. Vai trò của thành thế bào thực vật A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Câu 56. Nhân tế bào có chức năng nào sau đây: A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng. Câu 57. Nhận xét nào dưới đây là sai? A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. B. Một số hình dạng tế bào: hình cầu, hình que, nhiều cạnh, . 8
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần là màng tế bào, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân. D. Thành phần làm cho tế bào thực vật khác động vật là bộ máy Gongi. Câu 58. Thuật ngữ “tế bào” theo Robert Hooke có thể hiểu là gì? A. Nhỏ bé, tối tăm. B. Rộng lớn, nhiều. C. Phòng, buồng nhỏ. D. Khu vườn, rộng lớn. Câu 59. Đổi đơn vị nào dưới đây là đúng. A. 1 μm = 1/1000 mm B. 1 μm = 1000 mm C. 1 mm = 100 μm D. 1 μm = 1/100 mm Câu 60. Thành phần nào không có ở tế bào nhân sơ A. Chất tế bào. B. Vùng nhân. C. Màng tế bào. D. Lục lạp. Chủ đề: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Nội dung 2 CƠ THỂ ĐƠN BÀO – CƠ THỂ ĐA BÀO Câu 61. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời các câu hỏi. Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì? A. Lục lạp. B. Nhân tế bào. C. Không bào. D. Thức ăn. Chức năng của thành phần cấu trúc x là gì? 9
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Hô hấp. B. Chuyển động. C. Sinh sản. D. Quang hợp. Câu 62. Hãy chọn câu đúng. Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ A. Hàng trăm tế bào. B. Hàng nghìn tế bào. C. Một tế bào. D. Một số tế bào. Câu 63. Điền vào chỗ trống: “ cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường” A. Không có. B. Tất cả. C. Đa số. D. Một số ít. Câu 64. Cơ thể nào sau đây là đơn bào? A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua. Câu 65. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Hoa hồng. B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Tảo lục. Câu 66. Kích thước Escherichia coli khoảng A. 1 micromet. B. 10 micromet. C. 0,1 micromet. D. 100 micromet. Câu 67. Chức năng bài tiết ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. C. Quá trình loại bỏ các chất thải. D. Quá trình lấy thức ăn và nước. Câu 68. Sinh trưởng ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. 10
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Quá trình loại bỏ các chất thải. D. Quá trình lấy thức ăn và nước. Câu 69. Quá trình sinh sản ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. C. Quá trình tạo ra con non. D. Quá trình lấy thức ăn và nước. Câu 70. Quá trình hô hấp ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. C. Quá trình loại bỏ các chất thải. D. Quá trình lấy oxygen và thải ra carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra. Câu 71. Nhận xét nào dưới đây đúng. A. Cơ thể là cấp tổ chức cao có khả năng thực hiện đầy đủ quá trình sống cơ bản. B. Cơ thể đơn bào cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. C. Cơ thể đa bào gồm các tế bào giống nhau về kích thước. D. Mọi cơ thể đều tạo nên các loại mô. Dựa vào hình bên em hãy trả lời các câu dưới đây. Câu 72. Chức năng tế bào biểu bì lá là gì? A. Bảo vệ bộ phận bên trong lá. B. Vận chuyển những chất đi tới các bộ phận trong cơ thể. C. Hút nước và muối khoáng từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. D. Vận chuyển khí oxygen và đào thải carbon dioxide. Câu 73. Chức năng của tế bào lông hút rễ là gì? A. Bảo vệ bộ phận bên trong lá. B. Vận chuyển những chất đi tới các bộ phận trong cơ thể. C. Hút nước và muối khoáng từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. D. Chỉ hút những chất dinh dinh dưỡng cần thiết nuôi cây. Câu 74. Sinh vật nào dưới đây cấu tạo đa bào? Chọn câu sai. A. Cây quất. B. Con thỏ. C. Con người. D. Vi khuẩn lam Câu 75. Sinh vật nào có cấu tạo đơn bào? A. Các cơ thể nấm men. B. Cây hoa hồng. C. Con ếch đồng. 11
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Con giun đất. Câu 76. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào? A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào. B. Có thể di chuyển được. C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc sinh vật nhân sơ. D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn. Câu 77. Đâu là sinh vật đơn bào. A. Cây chuối. B. Trùng kiết lị. C. Cây hoa mai. D. Con mèo. Câu 78. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào? A. Có thể sinh sản. B. Có thể di chuyển. C. Có thể cảm ứng. D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể. Câu 79. Đâu là vật sống? A. Xe hơi. B. Hòn đá. C. Vi khuẩn lam. D. Cán chổi. Câu 80. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là: A. Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết. D. Sinh sản. Câu 81. Cơ thể con người có khoảng bao nhiều tế bào? A. 30 – 40 nghìn tỉ tế bào. B. 200 tế bào. C. 3 tỉ tế bào. D. 20 tỉ tế bào. 12
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Chủ đề: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Nội dung 3 CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO Câu 82. Cấp độ thấp nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào. Câu 83. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là A. tế bào. B. mô. C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 84. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân. Quan sát một số cơ quan trong hình sau: Câu 85. Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ thần kinh C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hoá. Câu 86. Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào? A. (2), (3). B. (3), (4). C. (3), (5). D. (3), (6). Câu 87. Đơn vị câu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là. 13
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 88. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là. A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Quan sát hình bên và trả lời câu hỏi Câu 89. Hãy chọn câu đáp án đúng. Chức năng của mô liên kết là: A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động. Mô liên kết C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng. Câu 90. Chức năng của mô cơ là: A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. Mô cơ B. Co, dãn, tạo nên sự vận động. C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng. Câu 91. Chức năng của mô biểu bì ở da là: Mô biểu bì ở A. Liên kết, nâng đỡ các cơ quan. da B. Co, dãn, tạo nên sự vận động. C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể. D. Tất cả đều đúng. Câu 92. Mô nào dưới đây có ở thực vật. A. Mô phân sinh. B. Mô biểu bì. C. Mô cơ. D. Mô thần kinh. Câu 93. Mô nào sau đây có ở thực vật. A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô dẫn. D. Mô biểu bì. 14
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 94. Mô nào có ở động vật. A. Mô thần kinh. B. Mô cơ bản. C. Mô phân sinh. D. Mô dẫn. Câu 95. Mô nào có ở động vật. A. Mô cơ. B. Mô phân sinh. C. Mô biểu bì. D. Mô dẫn. Câu 96. Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa: cơ quan – cơ thể thực vật dưới đây cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan. A. Hệ chồi và hệ thân. B. Hệ chồi và hệ rễ. C. Hệ thân, hệ chồi, hệ rễ. D. Hệ rễ và hệ thân. Câu 97. Điền vào chỗ trống: “Mô là tập hợp một nhóm tế bào (1) về hình dạng và cùng thực hiện (2) nhất định”. A. (1) khác nhau, (2) nhiều chức năng. B. (1) giống nhau, (2) nhiều chức năng. C. (1) giống nhau, (2) một chức năng. D. (1) có thể giống nhau, (2) một chức năng. Câu 98. Mô nào dưới đây không phải là mô cấu tạo nên lá cây? A. Mô biểu bì. B. Mô cơ bản. C. Mô dẫn. D. Mô liên kết. Câu 99. Cơ quan nào dưới đây thực hiện chức năng sinh sản trên cơ thể thực vật? 15
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Lá cây. B. Thân cây. C. Hoa hoặc quả. D. Rễ cây. Chủ đề: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Nội dung 4 PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG – KHÓA LƯỠNG PHÂN Câu 100. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). 16
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 101. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào. (2) Mức độ tổ chức cơ thể. (3) Môi trường sống. (4) Kiểu dinh dưỡng. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (5). Câu 102. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài Chi (giống) Họ Bộ Lớp Ngành Giới. B. Chi (giống) Loài Họ Bộ Lớp Ngành Giới. C. Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi (giống) Loài. D. Loài Chi (giống) Bộ Họ Lớp Ngành Giới. Câu 103. Tên phổ thông của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 104. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật. Câu 105. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật, giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác biệt giữa các loài sinh vật. Câu 106. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có đặc điểm đối lập nhau. 17
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 107. Nhà phân loại học nào đề xuất phân loại sinh vật theo khoá lưỡng phân? A. Linnaeus.C. Haeckel. B. Whittaker.D. Aristotle. Câu 108. Kiểu phân loại theo kiểu dinh dưỡng là A. Nhân sơ. B. Đa bào. C. Dưới nước. D. Dị dưỡng. Câu 109. Chọn câu sai. Có thể phân loại thế giới sống dựa trên những đặc điểm nào? A. Đặc điểm tế bào. B. Các cấp độ tổ chức cơ thể. C. Môi trường sống. D. Khả năng dinh dưỡng. Câu 110. Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là A. Tìm ra những đặc điểm của giới sinh vật. B. Phát hiện những sinh vật mới. C. Đưa ra những tiêu chuẩn phân loại với trật tự nhất định. D. Phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật. Câu 111. Tên khoa học của cá lóc đen là Channa striata (Bloch, 1973). Vậy tên loài là A. Channa. B. Striata. C. Bloch. D. Channa striata. Câu 112. Tên khoa học của cá lóc đen là Channa striata (Bloch, 1973). Vậy tên giống là A. Channa. B. Striata. C. Bloch. 18
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Channa striata. Câu 113. Tên khoa học của cá lóc đen là Channa striata (Bloch, 1973). Vậy tên tác giả là A. Channa. B. Striata. C. Bloch. D. Channa striata. Câu 114. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vậy tên tác giả là A. Oryza. B. Sativa. C. Linnaeus. D. Oryza sativa Câu 115. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vậy tên chi là A. Oryza. B. Sativa. C. Linnaeus. D. Oryza sativa Câu 116. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vậy tên loài là A. Oryza. B. Sativa. C. Linnaeus. D. Oryza sativa Câu 117. Tên khoa học của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 118. Tên địa phương của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 119. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về cách gọi tên. A. Tên khoa học của một loài thường dùng tiếng La tinh và được viết in nghiêng. 19
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. Từ đầu tiên là tên loài viết thường. C. Từ thứ hai là tên chi/ giống (viết thường). D. Tên khoa học được dùng có bắt nguồn từ Tiếng anh. Câu 120. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về cách gọi tên. A. Tên khoa học của một loài thường dùng tiếng La tinh và được viết in hoa. B. Từ đầu tiên là tên chi/ giống (viết hoa) C. Từ thứ hai là tên chi/ giống (viết thường). D. Tên khoa học được dùng có bắt nguồn từ Tiếng anh. Câu 121. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về cách gọi tên. A. Tên khoa học của một loài thường dùng tiếng Anh và được viết in nghiêng. B. Từ đầu tiên là tên loài viết thường. C. Từ thứ hai là tên loài (viết thường) mô tả tính chất của loài. D. Tên khoa học được dùng có bắt nguồn từ Pháp. Câu 122. Dùng cách gọi “cây táo” là cách gọi tên theo A. Tên khoa học. B. Tên địa phương. C. Tên giống. D. Cách tra theo danh mục. Câu 123. Người đưa ra cách gọi tên khoa học của các loài là A. Carl Linnaeus. B. Robert Hooke. C. Fahrenheit. D. Celsius. Câu 124. Theo Whittaker phân loại thì có bao nhiêu giới sinh vật? A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 125. Vi khuẩn thuộc Giới nào sau đây A. Giới Thực vật. B. Giới Nguyên sinh. 20
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Giới Khởi sinh. D. Giới Động vật. Câu 126. Cây cam thuộc Giới nào dưới đây A. Giới Nấm. B. Giới Thực vật. C. Giới Nguyên sinh. D. Giới Khởi sinh. Câu 127. Tiêu chí nào dưới đây không phải là tiêu chí phân loại của các Giới sinh vật. A. Độ phức tạp của tập tính sống. B. Khả năng di chuyển. C. Kiểu sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. D. Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào. Câu 128. Ai là người đã phân loại thế giới sống thành 5 giới? A. Carl Linnaeus. B. Robert Hooke. C. Fahrenheit. D. Whittaker. Câu 129. Whittaker phân loại thế giới sống thành năm giới vào năm nào? A. 1968. B. 1969. C. 1996. D. 1986. Câu 130. Đặc điểm nào dưới đây của Giới Nấm là đúng. A. Có cấu tạo tế bào nhân thực. B. Đời sống hoàn toàn tự dưỡng. C. Cấu trúc hoàn toàn đa bào. D. Đại diện là tảo, vi khuẩn lam, Câu 131. Đặc điểm nào dưới đây của Giới Nấm là đúng. A. Đại diện là rêu, lúa nước, . B. Có khả năng di chuyển. C. Sống dị dưỡng. 21
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Môi trường sống khô ráo. Câu 132. Đặc điểm nào sau đây của giới Khởi sinh là đúng. A. Có cấu tạo tế bào phức tạp. B. Đại diện là vi khuẩn E.coli, . C. Môi trường sống trên cạn. D. Sống đời sống dị dưỡng. Câu 133. Đặc điểm nào sau đây của giới Khởi sinh là sai. A. Tế bào nhân sơ. B. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng. C. Sống trong môi trường kí sinh. D. Môi trường sống đa dạng. Câu 134. Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về giới Thực vật. A. Có cấu trúc tế bào phức tạp. B. Môi trường sống đa dạng. C. Thực hiện quá trì hô hấp. D. Đại diện: cây thông, rêu, dương xỉ, . Câu 135. Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về giới Thực vật. A. Di chuyển tự do trong nước. B. Thực hiện quang hợp thải oxygen. C. Môi trường sống đa dạng. D. Có cấu tạo đa bào, nhân thực. Câu 136. Chọn câu đúng. Đặc điểm của giới Nguyên sinh là A. Có cấu tạo tế bào nhân sơ. B. Sống trên môi trường cạn hoặc kí sinh. C. Đại diện trùng roi, tảo, . D. Sống hoàn toàn tự dưỡng. Câu 137. Đại diện nào là của giới Khởi sinh A. Tảo lục. B. Trùng roi. C. Nấm men. D. Vi khuẩn E.coli. 22
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 138. Quan điểm 6 giới được ai để xuất? A. Carl Linnaeus. B. Robert Hooke. C. Woese. D. Whittaker. Câu 139. Ông Woese (1977) đã bổ sung thêm giới nào sau đây? A. Vi khuẩn hiện đại. B. Sinh vật tối cổ. C. Vi khuẩn cổ. D. Loài người hiện đại. Câu 140. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm. C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật. Câu 141. Đặc điểm của giới Khởi sinh là A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng. B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng. C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do. D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng. Câu 142. Cho các ý sau: (1) nhân thực (2) đơn bào hoặc đa bào (3) phương thức dinh dưỡng đa dạng (4) có khả năng chịu nhiệt tốt (5) sinh sản vô tính hoặc hữu tính Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của giới Nguyên sinh? A. 5. B. 4 C. 3 D. 2. 23
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 143. Giới Nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy. B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh. C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh. D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy. Câu 144. Cho các ý sau: (1) Tế bào nhân thực. (2) Thành tế bào bằng xenlulozo. (3) Sống tự dưỡng. (4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi. (5) Không có lục lạp, không di động được. (6) Sinh sản bằng bào tử hoặc nảy chồi. Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Giải thích: (2) sai, thành tế bào phần lớn là kitin; (3) sai, sống dị dưỡng. Câu 145. Cho các ý sau: (1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan. (2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển. (3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo. (4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng. (5) Sinh sản hữu tính và vô tính. Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 146. Giới Thực vật có nguồn gốc từ A. vi sinh vật cổ. 24
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. tảo đơn bào. C. tảo lục đa bào nguyên thủy. D. tảo đa bào. Câu 147. Cho các ý sau: (1) Cơ thể phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan. (2) Đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng và di động được. (3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa. (4) Có hệ thần kinh và phản ứng nhanh trước kích thích của môi trường. Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới động vật? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 148. Trong các loài sau đây, loài thuộc giới Khởi sinh là A. trùng giày. B. trùng kiết lị. C. trùng sốt rét. D. vi khuẩn lao. Câu 149. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong hệ thống 5 giới, giới Khởi sinh có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất. B. Tảo lục đa bào nguyên thủy là tổ tiên của Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. C. Giới Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy. D. Virut không được coi là vi sinh vật vì chưa có cấu tạo tế bào. Câu 150. Nhận định nào sau đây không đúng về giới Động vật? A. Giới Động vật có khả năng vận động nên có khu phân bố rộng. B. Giới Động vật không có khả năng quang hợp nên sống nhờ chất hữu cơ sẵn có của cơ thể khác. C. Giới Động vật thường có hệ thần kinh phát triển nên thích ứng cao với đời sống. D. Giới Động vật có số lượng loài nhiều hơn giới Thực vật. Chủ đề: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Nội dung 5 25
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học VIRUS – BỆNH TRUYỀN NHIỄM Câu 151. Hình bên mô phỏng hình dạng và cấu tạo của virus nào? A. Virus khảm thuốc lá. B. Virus corona. C. Virus dại. D. Virus HIV. Câu 152. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng. A. (1) Vỏ ngoài, (2) vỏ protein, (3) Phần lõi. B. (1) Vỏ protein, (2) vỏ ngoài, (3) Phần lõi. C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài. D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) vỏ protein. Câu 153. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng A. có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ. C. chưa có cấu tạo tế bào. D. có hình dạng không cố định. Câu 154. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh kiết lị. B. Bệnh dại. C. Bệnh vàng da. D. Bệnh tả. Câu 155. Virus Corona là một loại virus lây truyền từ A. Người sang người. B. Động vật sang người. C. Người sang động vật. D. Động vật sang động vật. Câu 156. Virus Corona xuất phát đầu tiên từ nước nào? A. Nước Anh. B. Việt Nam. 26
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc. Câu 157. Dịch Ebola xảy ra vào năm nào? A. Năm 2013. B. Năm 2014. C. Năm 2015. D. Năm 2016. Câu 158. Dịch Ebola xảy ra vào năm 2014 ở đâu? A. Nam Phi. B. Tây Thái Bình Dương. C. Tây Phi. D. Ấn Độ. Câu 159. Đại dịch cúm H1N1 diễn ra vào năm nào? A. Năm 2007. B. Năm 2008. C. Năm 2009. D. Năm 2010. Câu 160. Năm 2019 đại dịch nào diễn ra rộng khắp Thế giới? A. Đại dịch Covid – 19. B. Cúm H5N1. C. Dịch hạch. D. Dịch đậu mùa. Câu 161. Thuật ngữ “Cái chết đen” đang chỉ thị cho đại dịch nào sau đây? A. Dịch tả lợn. B. Dịch Covid – 19. C. Dịch hạch. D. Dịch đậu mùa. Câu 162. Virus được phát hiện đầu tiên từ cây gì? A. Cây đậu. B. Cây thuốc lá. C. Cây xương rồng. D. Cây dâu tằm. Câu 163. Đặc điểm nào sau đây khi nói về virus là đúng? A. Cấu tạo rất phức tạp. 27
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. Kích thước khoảng vài mm. C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. D. Có thể quan sát bằng mắt thường. Câu 164. Đặc điểm nào sau đây khi nói về virus là đúng? A. Thực thể có cấu tạo rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. B. Kích thước có thể quang sát bằng kính lúp. C. Sống ngoại sinh, tồn tại như một sống ngoài môi trường. D. Sống ngoài môi trường tự nhiên, quan hệ cộng sinh. Câu 165. Chọn câu sai khi nói về đặc điểm của virus? A. Thực thể cấu tạo rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. B. Kích thước siêu hiển vi. C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. D. Ra khỏi môi trường vật chủ vẫn có thể sống bình thường. Câu 166. Virus nào dưới đây kí sinh trên vi khuẩn? A. Virrus viêm gan B. B. Virus dại. C. Virus khảm thuốc lá. D. Thực khuẩn thể. Câu 167. Virus nào kí sinh trên thực vật? A. Virrus viêm gan B. B. Virus dại. C. Virus khảm thuốc lá. D. Thực khuẩn thể. Câu 168. Virus nào kí sinh trên người và động vật? Chọn câu sai. A. Virrus viêm gan B. B. Virus dại. C. Virus khảm thuốc lá. D. Virus sởi. Câu 169. Virus nào kí sinh trên người và động vật? Chọn câu sai. A. Virus Corona. B. Virus dại. C. Thực khuẩn thể. D. Virus sởi. Câu 170. Virus tồn tại mấy dạng hình thái chủ yếu? 28
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. 2 hình thái. B. 3 hình thái. C. 4 hình thái. D. Vô số hình thái. Câu 171. Hình dạng nào không đặc trưng ở virus? A. Dạng xoắn. B. Dạng hình khối. C. Dạng hỗn hợp. D. Dạng hình cầu. Câu 172. Virus nào có dạng xoắn? A. Virus khảm thuốc lá. B. Virus cúm. C. Virus viêm kết mạc. D. Virus phage. Câu 173. Virus nào có dạng xoắn? A. Virus cúm. B. Virus Corona. C. Virus viêm kết mạc. D. Virus dại. Câu 174. Virus nào dưới đây dạng hình khối? A. Virus HIV. B. Virus dại. C. Virus đậu mùa. D. Virus Ebola. Câu 175. Virus nào dưới đây có dạng hình khối? A. Virus Ebola. B. Thực khuẩn thể T4. C. Virus đậu mùa. D. Virus bại liệt, Câu 176. Virus nào dưới đây có dạng hỗn hợp? A. Virus viêm kết mạc. B. Virus khảm thuốc lá. C. Virus dại. D. Virus đậu mùa. 29
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 177. Hầu hết virus có thể quan sát được bằng? A. Kính lúp. B. Bằng mắt thường. C. Kính hiển vi điện tử. D. Tùy thuộc loại virus. Câu 178. Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai? A. Không có cấu tạo tế bào. B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường. C. Có cấu tạo đơn giản. D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Câu 179. Tất cả virus đều được cấu tạo từ mấy thành phần cơ bản? A. 2 thành phần. B. 3 thành phần. C. 4 thành phần. D. 5 thành phần. Câu 180. Nhận xét nào nói về virus là đúng? A. Cấu tạo gồm nhiều thành phần phối hợp. B. Vật chất di truyền là AND hoặc ARN. C. Không có lớp vỏ bên ngoài. D. Tự nhân lên khi sống ngoài môi trường. Câu 181. Nếu phân loại virus theo cấu tạo, người ta có thể chia virus thành A. Virus trần, virus có vỏ ngoài. B. Virus AND, virus ARN. C. Virus trần, virus ADN. D. Virus có vỏ ngoài, virus ARN. Câu 182. Vật chất di truyền của một virus là A. ARN và ADN. B. ARN và gai glycoprotein. C. ADN hoặc gai glycoprotein. D. ADN hoặc ARN. Câu 183. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi. B. Tả, sởi, viêm gan A. 30
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Quai vị, lao phổi, viêm gan B. D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da. Câu 184. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. D. Sử dụng vaccine vào thời điểm thích hợp. Câu 185. Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào? A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. B. Khi cơ thể khỏe mạnh. C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh. D. Sau khi khỏi bệnh. Câu 186. Tại sao các bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm? A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian. B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm. C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm. D. Vaccine ngày càng mạnh hơn sau một thời gian. Câu 187. Chọn một câu trả lời đúng. A. Virus là những tế bào có kích thước nhỏ. B. Virus chưa có cấu tạo tế bào. C. Virus có khả năng tồn tại và nhân lên ngoài không khí. D. Vaccine có thể phòng được tất cả bệnh do virus. Câu 188. Những bệnh nào do virus gây ra? A. HIV/AIDS, sốt xuất huyết, cúm, hắc lào. B. Tay chân miệng, lao, đậu mùa, viêm gan B. C. Cúm, quai bị, viêm gan B, thủy đậu. D. Tả, viêm gan B, đau mắt hột, herpes Câu 189. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là A. Virus Dengue. B. Virus khảm thuốc lá. C. Virus cúm gia cầm. D. Virus cúm H1N1. 31
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 190. Có mấy con đường lây truyền HIV chính? A. 2 con đường. B. 3 con đường. C. 4 con đường. D. Nhiều con đường. Câu 191. Chọn câu sai. Virus lây truyền qua đường nào dưới đây? A. Đường tiêu hóa. B. Đường tình dục. C. Đường máu. D. Từ mẹ sang con. Câu 192. Virus viêm gan nào sau đây lây truyền qua đường tiêu hóa. A. Virus viêm gan C. B. Virus viêm gan B. C. Viếu viêm gan A. D. Virus viêm gan D. Câu 193. Virus viêm gan nào lây truyền qua đường tiêu hóa? A. Virus viêm gan E. B. Virus viêm gan C. C. Virus viêm gan B. D. Virus viêm gan D. Câu 194. Virus viêm gan nào sau đây có thể tự hồi phục? A. Virus viêm gan A. B. Virus viêm gan B. C. Virus viêm gan C. D. Virus viêm gan D. Câu 195. Hai loại viêm gan nào sau đây có con đường lây truyền tương tự nhau? A. Virus viêm gan A và B. B. Virus viêm gan C và D. C. Virus viêm gan B và C. D. Virus viêm gan A và C. Câu 196. Viêm gan siêu vi C không lây truyền qua con đường nào dưới đây? A. Đường máu. B. Đường tình dục. C. Đường từ mẹ sang con. 32
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Đường tiêu hóa. Câu 197. Con đường lây truyền nào không phải của virus viêm gan B? A. Đường tiêu hóa. B. Đường tình dục. C. Đường máu. D. Mẹ sang con lúc sinh. Câu 198. Con đường nào không lây truyền HIV là? A. Qua đường tình dục. B. Dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế. C. Truyền máu có nhiễm HIV. D. Qua thức ăn. Câu 199. Trong các loại virus dưới đây, virus nào chưa có vaccine? A. Sởi. B. Thủy đậu. C. Ho gà. D. Viêm gan siêu vi C. Câu 200. Vaccine được tạo ra từ đâu? A. Từ chính những vi khẩn, virus đã chết. B. Từ những vi khuẩn còn sống. C. Từ những mô máu, tế bào gốc. D. Từ những vi khuẩn. Câu 201. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là? A. Truyền máu. B. Thay tủy xương. C. Tiêm vaccine thích hợp. D. Uống thuốc tự miễn. Câu 202. Biện pháp nào không nằm trong “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế A. Khử khuẩn. B. Không tụ tập. C. Không hút thuốc lá. D. Khoảng cách. Câu 203. Dung dịch rửa tay sát khuẩn nhanh nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh chứa virus là dung dịch gì? A. Cồn 70%. 33
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. Cồn 600. C. Cồn 400. D. Cồn 5%. Câu 204. Khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc với người khác là A. 2 mét. B. 3 mét. C. 4 mét. D. 5 mét. Câu 205. Khẩu trang y tế chỉ nên sử dụng bao nhiêu lần khi tiếp xúc với môi trường xung quanh? A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. Tùy người dùng. Câu 206. Biện pháp nào sau đây không phòng tránh sốt xuất huyết tạo nhà? A. Ngủ mùng ban ngày. B. Phát quang bụi rậm xung quanh nhà. C. Thả cá vào lu nước. D. Súc miệng thường xuyên. Câu 207. Biện pháp nào sau đây không đúng khi bị chó cắn? A. Rửa liên tục vết cắn bằng nước và xà phòng 15 phút. B. Đến ngay cơ sở tiêm chủng để bác sĩ tư vấn. C. Đậy kín vết thương tránh bị chảy máu. D. Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc đắp vào vết thương. Câu 208. Corona virus 2019 là một loại virus lây truyền qua đường nào? A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Đường da, dịch truyền/ D. Đường từ mẹ sang con. Câu 209. Vật chủ trung gian nào gây bệnh sốt xuất huyết? A. Chuột. B. Gà. C. Heo. D. Muỗi. 34
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 210. Vật chủ trung gian nào sau đây gây nên dịch hạch? A. Mèo. B. Chó. C. Chuột. D. Gà. Câu 211. Tên “cái chết đen” dùng để ám chỉ đại dịch nào dưới đây? A. Dịch cúm. B. Dịch đậu mùa. C. Dịch hạch. D. Dịch Covid – 19. Câu 212. Vaccine là một chế phẩm ? A. Sinh học. B. Hóa học. C. Sinh vật học. D. Vật lí. Câu 213. Mục đích chính của vaccine là? A. Tạo ra miễn dịch trước đối với các bệnh do virus hay vi khuẩn gây nên. B. Tạo sự an tâm trước bệnh đang diễn ra. C. Đẩy lùi đại dịch. D. Góp phần tạo sức đề kháng cho cơ thể. Câu 214. Việc làm nào sau đây trong mùa dịch góp phần tăng miễn dịch cho cơ thể? A. Đeo khẩu trang. B. Sát khuẩn tay. C. Đứng xa 2 mét. D. Ăn nhiều trái cây có vitamine C. Câu 215. Đối tượng được tiêm phòng vaccine là? A. Trẻ dưới 2 tuổi. B. Trẻ từ 18 tuổi trở lên. C. Người từ 60 tuổi trở lên. D. Mọi người đều có thể được tiêm nếu thích hợp. Câu 216. Bệnh nào sau đây sau đây sau đây đã tiêm phòng vaccine sẽ tạo được miễn dịch suốt đời? A. Sởi. B. Uốn ván. 35
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học C. Bạch hầu. D. Dại. Câu 217. Chọn câu sai. Để giảm thiểu rủi ro khi bị lây nhiễm Coronavirus người ta có thể thực hiện các biện pháp nào sau đây? A. Rửa tay với xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay có cồn. B. Bịt mũi và miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy, áo, tay. C. Động vật nên được nuôi chung trong nhà để hạn chế nhiễm bệnh cho động vật. D. Nấu chín kĩ thịt và trứng. Câu 218. Có mấy bước rửa tay thường quy? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. Tùy người rửa. Câu 219. Trung gian truyền bệnh nào gây Viêm não Nhật Bản? A. Muỗi Aedes. B. Muỗi Culex. C. Muỗi Anopheles. D. Muỗi Aedeomyia. Câu 220. Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là A. Muỗi Aedes. B. Muỗi Culex. C. Muỗi Anopheles. D. Muỗi Aedeomyia. Câu 221. Chọn câu sai khi nói về yêu cầu tiêm chủng vaccine. A. Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỉ lệ cao. B. Tiêm chủng đúng đối tượng. C. Tiêm đúng đường và đúng liều lượng. D. Bảo quản vaccine ở nhiệt độ thường. Câu 222. Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ? 1. Người nghiện ma túy 2. Xe ôm 3. Gái mại dâm 4. Người làm nghề bốc vác 5. Bác sĩ 36
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học 6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo A. 1, 3 B. 1, 2, 3, 6 C. 1, 3, 6 D. 2, 4, 5 Câu 223. Ở người nhiễm HIV/AIDS, giai đoạn không triệu chứng kéo dài trong bao lâu ? A. 3 - 5 năm. B. 2 - 3 tháng. C. 1 - 10 năm. D. 1 - 2 tháng. Câu 224. Để phòng ngừa lây nhiễm HIV, chúng ta không nên làm điều gì sau đây ? 1. Thực hiện ghép tạng 2. Dùng chung kim tiêm với người khác 3. Quan hệ tình dục không an toàn 4. Hiến máu nhân đạo 5. Truyền máu Có bao nhiêu ý trả lời đúng ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 225. Khi nói về trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị thuốc, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Tất cả trẻ sinh ra đều không bị nhiễm HIV. B. Tất cả trẻ sinh ra đều bị nhiễm HIV. C. Hầu hết trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. D. Phần lớn trẻ sinh ra không bị nhiễm HIV. Câu 226. Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virus mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống ? A. Không có cấu tạo tế bào. B. Cấu tạo bao gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic. C. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản và sinh trưởng. D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Câu 227. Virus ADN và virus ARN lần lượt là: 37
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học 1. VR đậu mùa. 2. VR viêm gan B. 3. VR cúm. 4. VR viêm não Nhật Bản. 5. phagơ. Phương án đúng: A. 1,2,5/ 3,4 B. 1,2,4/3,5 C. 1,2,3/4,5 D. 1,3/2,4,5 Câu 228. Virus khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc xoắn. B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối. C. Cấu trúc hình trụ. D. Cấu trúc khối. Câu 229. Để phòng virus kí sinh trên vi sinh vật cần: 1. Tiêu diệt vật trung gian truyền virus. 2. Vệ sinh dụng cụ nuôi cấy. 3. Chọn giống kháng virus. 4. Vệ sinh cơ thể. Phương án đúng: A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 3, 4 D. 2, 3. Câu 230. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus? A. Viêm gan. B. Sởi. C. Lao. D. Bại liệt Câu 231. Chỉ tiêm phòng vaccine khi: A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần. C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không. 38
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Cơ thể khỏe mạnh. Câu 232. Virus gây bệnh vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi là: A. HIV. B. dại. C. đậu mùa. D. viêm não. Câu 233. Virus gây bệnh cho nguời, vật nuôi và cây trồng, nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là: A. Xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại. B. Nuôi virus để sản xuất intêfêron. C. Nuôi virus để sản xuất insulin. D. Công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn. Câu 234. Khi giẫm phải dây kẽm gai, khi đến bệnh viện sẽ được tiêm: A. Huyết thanh chống vi trùng uốn ván. B. Vacxin phòng vi trùng uốn ván. C. Thuốc kháng sinh. D. Thuốc bổ. Câu 235. Virus thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường: A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước. B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào. C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào. D. Nhờ côn trùng, gió, nước. Câu 236. Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là: A. Chất kháng thể. B. Enzim. C. Hoocmon. D. Intefêron. Câu 237. Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện: A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn 39
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học D. Có virus gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp Câu 238. Phát biểu nào không đúng khi nói về virus? A. Dạng sống không có cấu tạo tế bào. B. Là dạng sống đơn giản nhất. C. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào. D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic. Câu 239. Đặc điểm nào có thể chứng minh virus là dạng trung gian giữa thể sống và thể không sống? A. Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN. B. Kí sinh nội bào bắt buộc. C. Cấu trúc rất đơn giản. D. Hình thái đơn giản. Câu 240. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virus này ở A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo. B. nước tiểu, mồ hôi. C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng. D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng. Câu 241. Miễn dịch không đặc hiệu là: A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi. C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể. D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Câu 242. Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? A. Truyền từ mẹ sang con. B. Khi mới nhiễm virus hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh. C. Khả năng lây truyền rất cao. D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội. Câu 243. Khi điểm thụ thể của một loại virus trên vi khuẩn bị phá vỡ thì không xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. các phagơ hấp thụ trên bề mặt tế bào vi khuẩn. B. không xảy ra các phản ứng hóa học tương ứng. C. các phagơ bị tan biến. D. phagơ xâm nhập vào vi khuẩn. 40
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Chủ đề: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Nội dung 6 VI KHUẨN & MỘT SỐ BỆNH DO VI KHUẨN Câu 244. Vi khuẩn là A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 245. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị.B. Bệnh tiêu chảy. C. Bệnh vàng da.D. Bệnh thủy đậu. Câu 246. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn: (1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. (2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết vể thể trạng người bệnh. (3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. (4) Dùng kháng sinh đủ thời gian. (5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4). 41
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học Câu 247. Quan sát hình sau. Biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh lao phổi gồm: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4). Câu 248. Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi? A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh. B. Thông qua đường tiêu hoá. C. Thông qua đường hô hấp. D. Thông qua đường máu. Câu 249. Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì? A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát. B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối. C. Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát. D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối. Câu 250. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn? A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. Câu 251. Đặc điểm nào dưới đây nói về vi khuẩn là đúng? A. Có cấu tạo tế bào nhân thực. B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường. C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ. D. Hệ gen đầy đủ. Câu 252. Câu nào không đúng khi nói về cấu trúc của vi khuẩn. A. Có cấu tạo tế bào nhân sơ. 42
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học B. Kích thước siêu hiển vi. C. Có thể quan sát dưới kính hiển vi. D. Chỉ tồn tại trong cơ thể người và động vật. Câu 253. Cấu tạo vi khuẩn không có thành phần nào dưới đây? A. Thành tế bào. B. Lục lạp. C. Chất tế bào. D. Một số có roi. Câu 254. Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về cấu tạo của vi khuẩn? A. Màng tế bào. B. Thành tế bào. C. Chất tế bào. D. Không có roi. Câu 255. Vi khuẩn nào dưới đây có dạng hình cầu? A. Phẩy khuẩn tả. B. Xoắn khuẩn giang mai. C. Tụ cầu vàng. D. Trực khuẩn lị. Câu 256. Vi khuẩn nào dưới đây có cấu tạo hình dấu phẩy? A. Phẩy khuẩn tả. B. Tụ cầu vàng. C. Xoắn khuẩn giang mai. D. Trực khuẩn lị. Câu 257. Vi khuẩn nào dưới đây có dạng hình que? A. Trực khuẩn lị. B. Tụ cầu khuẩn. C. Phẩy khuẩn tả. D. Xoắn khuẩn. Câu 258. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm vi khuẩn? A. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. B. Không sinh sản độc lập. C. Chứa cả ADN và ARN. D. Kích thước khoảng nanomet (nm). Câu 259. Dụng cụ nào được dùng để sử dụng quan sát vi khuẩn? 43
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Kính soi nổi. D. Kính viễn vọng. Câu 260. Nước được sử dụng làm sữa chua là A. Nước lạnh. B. Nước đun sôi để nguội. C. Nước sôi. Câu 261. Bệnh lao phổi do tác nhân nào gây ra? A. Vi khuẩn lao. B. Virus lao. C. Trực khuẩn đường ruột. D. Tụ cầu. Câu 262. Tiêu chảy cấp tính là tiêu chảy kéo dài trong bao lâu? A. Hơn 14 ngày. B. 30 ngày. C. Dưới 14 ngày. D. Tùy vào cơ địa. Câu 263. Nguyên nhân nào không gây tiêu chảy cấp? A. Nấm. B. Vi khuẩn. C. Virus. D. Kí sinh trùng. Câu 264. Khi bị tiêu chảy liên tục sẽ dễ dẫn đến hậu quả nào nghiêm trọng? A. Đau bụng. B. Sốt. C. Nôn, buồn nôn. D. Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng. Câu 265. Biểu hiện của dấu hiệu mất nước là A. Khát nước, khô miệng, da nhăn, co giật, B. Sốt, tiêu chảy, buồn nôn, C. Tiêu phân đàm máu. D. Đi phân sệt. Câu 266. Bệnh tả lây qua đường nào dưới đây? 44
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học A. Lây qua đường tình dục. B. Lây qua đường tiêu hóa. C. Lây qua đường máu. D. Lây qua tiếp xúc da. Câu 267. Bệnh nào không do vi khuẩn gây ra A. Sốt xuất huyết. B. Uốn ván. C. Tả. D. Giang mai. Câu 268. Vi khuẩn xâm nhập qua con đường nào là chủ yếu? A. Đường tiêu hóa. B. Đường hô hấp. C. Tiếp xúc người bệnh. D. Đường máu. Câu 269. Con đường nào không phải con đường lây do vi khuẩn? A. Đường hô hấp. B. Đường ăn uống. C. Tiếp xúc người bệnh. D. Đường máu. Câu 270. Biện pháp nào có phần khác so với bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. A. Rửa tay dưới cồn. B. Đeo khẩu trang. C. Dùng kháng sinh. D. Phát quang bụi rậm, vệ sinh sạch sẽ cảnh quang. 45
- Khoa học tự nhiên 6 – Phần Sinh học 46