Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 5301
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PT DTBT THCS TRÀ THANH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6. NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời lượng: 45phút (không kể thời lượng giao đề) MA TRẬN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL - Chủ đề: Mở đầu - Dựa vào các đặc điểm đặc - Đo được chiều dài, khối - Chủ đề 1. Các phép đo trưng, phân biệt được vật lượng, thời gian bằng thước, - Chủ đề 2. Các thể của sống và vật không sống. cân, đồng hồ (thực hiện đúng chất - Nêu được các quy định an thao tác, không yêu cầu tìm sai toàn khi học trong phòng số). thực hành. - Nêu được sự nở vì nhiệt của - Đo được khối lượng cân, chất lỏng được dùng làm cơ sở đồng hồ. để đo nhiệt độ. - Nêu được cách đo, đơn vị - Nêu được cách đo, đơn vị đo đo và dụng cụ thường dùng và dụng cụ thường dùng để đo để đo khối lượng, chiều dài, khối lượng, chiều dài, thời gian. thời gian. - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh ). Số câu 6(C1, 2, 3, 7, 8, 9) 3(C4, 5, 6) 9 Số điểm 1,5 0,75 2,25 Tỉ lệ % 15% 7,5% 22,5% - Chủ đề 3. Oxygen và - Nhận biết được nhiên liệu. - Quan sát một số hiện tượng - Đề xuất được không khí - Nêu được khái niệm hỗn trong thực tiễn để phân biệt phương án tìm hiểu - Chủ đề 4. Một số vật hợp, chất tinh khiết. được dung dịch với huyền phù, về một số tính chất liệu, nhiên liệu, nguyên - Nêu được tầm quan trọng nhũ tương. (tính cứng, khả liệu, lương thực – thực của oxygen đối với sự sống, - Nêu được các yếu tố ảnh năng bị ăn mòn, bị phẩm thông dụng; Tính sự cháy và quá trình đốt hưởng đến lượng chất rắn hoà gỉ, chịu nhiệt, ) chất và ứng dụng của nhiên liệu. tan trong nước. của một số vật liệu, chúng. nhiên liệu, nguyên - Chủ đề 5. Chất tinh liệu, lương thực -
  2. khiết – Hỗn hợp. Phương thực phẩm thông pháp tách các chất. dụng. - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Số câu 2(C 10, 11) 1/3(C18) 2(C12, 13) 2/3(C18) 2(C20, 21) 7 Số điểm 0.5 0,5 0,5 1 2 4,5 Tỉ lệ % 5% 5% 5% 10% 20% 45% - Chủ đề 6. Tế bào – Đơn Nhận biết được cơ thể đơn - Phân biệt được tế bào động vật, - Nêu được ý vị cơ sở của sự sông. bào và cơ thể đa bào thông tế bào thực vật; tế bào nhân nghĩa của sự - Chủ đề 7. Từ tế bào đến qua hình ảnh. Lấy được ví thực, tế bào nhân sơ. lớn lên và cở thể. dụ minh hoạ (cơ thể đơn - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sinh sản của bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào tế bào. ; cơ thể đa bào: thực vật, (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế động vật, ). bào → n tế bào). - Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Số câu 1(C17) 3(C 14, 15, 16) 1(C22) 5 Số điểm 1,5 0,75 1 3,25 Tỉ lệ % 15% 0.75% 10% 32,5% Tổng số câu 9 + 1/3 8 + 2/3 2 1 11 TS điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN KHTN 6 I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng. Câu 1. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong. B. Vi khuẩn. C. Than củi. D. Cây cam. Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên. C. nhờ bạn xử lí sự cố. D. tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 3. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là A. cân tạ. B. cân Roberval C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li. Câu 4. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. Câu 5. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng? A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. D. Hiện tượng nóng chảy của các chất. Câu 6. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? A. 24 kg. B. 20 kg 10 lạng. C. 22 kg. D. 20 kg 20 lạng. Câu 7. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 8. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 9. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Câu 10. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 11. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. tính chất của chất. B. thể của chất. C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên. Câu 12. Sữa magic (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại A. dung dịch. B. huyền phù.
  4. C. nhũ tưong. D. hỗn hợp đồng nhất. Câu 13. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước. C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 14. Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. có lục lạp. Câu 15. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 16. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Hoa hồng. B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Tảo lục. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (1,5 điểm). Cơ thể đơn bào là gì? Cho ví dụ. Câu 18 (1,5 điểm). Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy. Đầu tiên bạn đốt một ít củi, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. a. Chất nào đã duy trì sự cháy của củi? b. Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào? c. Tại sao khi phun chất từ bình cứu hoả vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt? Câu 19 (1 điểm). Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn? Câu 20 (1 điểm). Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn. Câu 21 (1 điểm). Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C A A A C B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C B D B D C D D II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Đáp án Điểm 17 Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực 1 hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic, ; vi khuẩn 0,5 Escherchia coli (E. coli), vi khuẩn lao, 18 a. Chất duy trì sự cháy là oxygen. 0,5 b. Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau: 0,5 - Cách ly chất cháy với oxygen. - Hạ nhiệt độ vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. c. Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất 0,5 này đã ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã được dập tắt. 19 Vật liệu inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn 1 vật liệu bằng thép vẫn bị gỉ trong môi trường không khí nên phải phun sơn để bảo vệ cho nó được bền hơn 20 Dùng nam châm để hút riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn 1 không bị nam châm hút. Tiếp theo, đem hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đổng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn. 21 Do các tê bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất. 1 Trà Thanh, ngày 23 tháng 12 năm 2021 P. HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Điệp Trần Đình Tài .