Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 24/05/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TÔ HIẾN THÀNH Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên coi Giáo viên chấm (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (khoảng 90 - 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16, sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Cây xương rồng Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ nhỏ. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai. Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình. Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng. Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy. Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ quạnh hiu. (Theo Văn 4- sách thực nghiệm CNGD)
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài. Câu 1: Được mẹ nuông chiều, cậu con trai trở thành người như thế nào? A. Trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. B. Ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc. C. Hiếu thảo, biết quan tâm đến mẹ. Câu 2: Người con khi chết biến thành gì? A. Người con biến thành gió. B. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc. C. Người con biến thành một cái cây. Câu 3: Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”? A. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng. B. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương những đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. C. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát. Câu 4: Trong câu “Những chiếc xe đầy rác nhỏ túm tụm quanh nó.” bộ phận nào là vị ngữ? A. Những chiếc xe đầy rác B. đầy rác nhỏ túm tụm quanh nó C. túm tụm quanh nó Câu 5: Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật Câu 6: Câu thành ngữ tục ngữ nào dưới đây không có nghĩa là trung thực tự trọng. A. Thẳng như ruột ngựa. B.Thật thà là cha quỷ quái. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. Câu 7: Trong câu: “Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.” có mấy tính từ? A. Một tính từ: (đó là từ ) B. Hai tính từ: (đó là các từ: ) C. Ba tính từ: (đó là các từ: ) Câu 8: Xếp các từ ghép dưới đây vào hai nhóm: học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, anh em, anh trai. a) Từ ghép có nghĩa tổng hợp. b) Từ ghép có nghĩa phân loại. Câu 9: Viết một câu hỏi để tỏ thái độ khen (hoặc chê).
  3. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I.Chính tả ( Nghe - viết): (4 điểm) Sau trận mưa rào (trích) Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ V. Huy Gô (trích Những người khốn khổ) II. Tập làm văn: (6 điểm) Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021-2022 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC: I. Phần đọc tiếng: 3 điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): A Câu 2 (0,5 điểm): B Câu 3 (0,5 điểm): B Câu 4 (0,5 điểm): C Câu 5 (0,5 điểm): C Câu 6 (0,5 điểm): C Câu 7 (1 điểm): C. 2 tính từ là: nóng bỏng và hoang vu Câu 8 (2 điểm): a. học hành, học tập, bạn bè, anh em. b. học lỏm, học vẹt, bạn học, anh trai. Câu 9 (1 điểm): VD: Sao bạn nhát thế?
  4. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm): - Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 4 lỗi): 1 điểm Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài II. Tập làm văn: (6 điểm) A - Yêu cầu: - Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng : dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng) - Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa, khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Diễn đạt lưu lóat. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. B - Biểu điểm : - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + Nội dung: 1,5 điểm ; + Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1 điểm