Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì II môn Lịch sử và địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 6301
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì II môn Lịch sử và địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_ly_lo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì II môn Lịch sử và địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022

  1. Ngày soạn: 10/3/2022. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỦ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 6 (Thời gian 90 phút) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Kiểm tra kiến thức của học sinh về chương 4, 5 phân môn địa lí; - Kiểm tra kiến thức của học sinh về sự ra đời nhà nước Văn Lang- Âu lạc; chính sách cai trị của các triều đại PK phương Bắc và sự chuyển biến của XH Âu Lạc; sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang- Âu lạc. khởi nghĩa Lý Bí ( 542-544)? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân? - Đánh giá kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả một cách kịp thời. 2. Về năng lực - NL chung: Tính toán, giải quyết vấn đề, KN xác định và trả lời đúng nội dung câu hỏi. - NL riêng: + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày sơ đồ. + Rèn KN vận dụng k/hức đã học vào làm các dạng câu hỏi và bài tập cụ thể. 3. Về phẩm chất - Giáo dục đức tính thật thà, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài. - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh quá trình học tập của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, đề kiểm tra phô tô. 2. Học sinh: Ôn tập, dụng cụ học tập đầy đủ. Ma trân đề Kết hợp Trắc nghiệm và tự luận: tỉ lệ 50/50 Phần lịch sử 5đ; địa lí 5,0 điểm Phần Lịch sử Nội dung/ chủ Mức độ nhận thức Tổng đề Nhận biết (TN) Thông hiểu (TL) Vận dụng (TL) 1. Nhà nước Biết được sự ra Vẽ và nhận xét Văn lang – Âu đời nhà nước Văn được sơ đồ tổ chức lạc Lang- Âu lạc. bộ máy nhà nước Văn Lang- Âu lạc. Số câu 8 1 1 10 Số điểm 2,0 2,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 30% 2. Các cuộc Trình bày diễn biến Em có suy nghĩ gì khởi nghĩa tiêu cuộc khởi nghĩa Lý về việc đặt tên biểu : Khởi Bí ( 542-544) ? nước là Vạn Xuân? nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Van Xuân Số câu 1 1 Số điểm 1,5 0,5 2,0 Tỉ lệ % 15% 5% 20% Tổng điểm 2,0 1,5 1,5 5,0
  2. Phần Địa lí Chủ đề/nội Mức độ nhận thức Tổng dung Nhận biết (TN) Hiểu (TL) Vận dụng (TL) Khí hậu và Biết tính nhiệt độ Tính được biên độ biến đổi khí trung bình năm của 1 nhiệt năm của 1 địa hậu địa điểm. điểm và xác định được đới khí hậu. Số câu ½ ½ 1 Số điểm 0,5 0,5 1,0 Tỉ lệ 5% 5% 10% Thuỷ quyển. Nhận biết được Vòng tuần đặc điểm của thuỷ hoàn lớn của quyển. nước Số câu 3 3 Số điểm 0,75 0,75 Tỉ lệ 7,5% 7,5% Sông và hồ. Nhận biết được Nước ngầm đặc điểm các bộ và băng hà. phận, diện tích lưu vực và chế độ nước của một con sông. Số câu 5 5 Số điểm 1,25 1,25 Tỉ lệ 12,5% 12,5% Tổng 2,0 0,5 0,5 3,0 Đề bài từ ma trận I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau: Phần 1. Môn Lịch sử (2,0 điểm) Câu 1. Thành Cổ Loa còn có tên gọi là: A. Loa thành. B. Hoàng thành. C. Kinh thành. D. Long thành. Câu 2. Đâu không phải là đánh giá đúng về thành Cổ Loa? A. Là công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo. B. Là căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố. C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc. D. Thành Cổ Loa chỉ là nơi làm, chỗ ở cho các vua chúa. Câu 3. Sự thất bại của An Dương Vương dẫn tới hậu quả gì? A. Đất nước ta lúc đó mất độc lập. B. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu. C. Âu Lạc chịu sự đô hộ của nhà Tần. D. Nhân dân ta khổ cực. Câu 4. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là A. Phải có tinh thần đoàn kết. B. Phải có lòng yêu nước. C. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. D. Phải có vũ khí tốt. Câu 5. Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu? A. Phong Châu (Vĩnh Phúc) B. Phong Châu (Phú Thọ) C. Cấm Khê (Hà Nội) D. Cổ Loa (Hà Nội)
  3. Câu 6. Triệu Đà chia Âu Lạc thành mấy quận ? A. 2. B. 3. C. 4. D 5. Câu 7. Các Quận nào nhà Hán sáp nhập vào Trung Quốc là đúng? A. Giao Chỉ và Nhật Nam, Mê Linh B. Giao Chỉ và Phong Châu, Nhật Nam. C. Cửu Chân và Mê Linh. Giao Chỉ D. Giao Chỉ và Cửu Chân, Nhật Nam. Câu 8. Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì? A. Để nhân dân hai nước hiểu nhau. B. Giúp nhân dân ta nâng cao trình độ dân trí. C. Bắt dân ta phải theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hóa người Việt. D. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh ở Trung Quốc. Phần 2. Địa lí (2,0 điểm) Câu 1. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành A. nước. B. sấm. C. mưa. D. mây. Câu 2. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở A. biển và đại dương. B. các dòng sông lớn. C. ao, hồ, vũng vịnh. D. băng hà, khí quyển. Câu 3. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Rắn. B. Quánh dẻo. C. Hơi. D. Lỏng. Câu 4. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 5. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là A. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. B. sự lên xuống của nước sông do sức hút Trái Đất - Mặt Trời. C. khả năng chứa nước của con sông đó trong cùng một năm. D. lượng nước chảy qua mặt cắt dọc lòng sông ở một địa điểm. Câu 6. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây? A. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình. B. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi. C. Các hoạt động sản xuất của con người. D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình. Câu 7. Chi lưu là gì? A. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ. B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. C. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông. D. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. Câu 8. Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. đổ ra biển. D. phân nước cho sông phụ. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Phần 1. Lịch sử (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang? Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ( 542-544)? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân? Phần 2. Địa lí (3,0 điểm) Căn cứ vào bảng số liệu: Nhiệt độ của địa điểm A (oC)
  4. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Địa 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 điểm A a. Tính nhiệt độ trung bình năm của địa điểm A? b. Tính biên độ nhiệt năm của địa điểm A và cho biết địa điểm A thuộc đới khí hậu nào? Hướng dẫn chấm, biểu điểm I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Mỗi ý chọn đúng được 0,25đ Phần 1. Môn Lịch sử (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ.án A D B C B B D C Phần 2. Địa lí (1,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B B A B D C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung (Lịch sử) Điểm 1 - Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản chưa có luật 0,5 (1,0đ) pháp, chưa có quân đội, chưa có chữ viết Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang 0,5 2 * Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí: (2,0đ) - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, lật đổ chính 0,5 quyền đô hộ,làm chủ Giao Châu. - Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng 0,5 lợi. - Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), lập nước Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều 0,5 đình, dựng điện Vạn Thọ và chùa khai quốc. * Suy nghĩ về việc đặt tên nước là Vạn Xuân: Thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc. Đất 0,5 nước mãi mãi thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân. Nội dung (Địa lí) 1,0 a. Nhiệt độ TB năm của địa điểm A: 23,50C 0,5 b. Biên độ nhiệt: 28,9 – 16,4 = 12,5 0C 0,25
  5. Địa điểm A thuộc đới nóng 0,25 (HS phải thực hiện hiện phép tính mới được điểm tối đa, nếu không thực hiện chỉ được ½ số điểm)