Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 20 trang Hoài Anh 24/05/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT HẠ HÒA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2021 – 2022 I. Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì I. Mạch kiến Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, kĩ năng câu T T HT T T HT T TL H T TL H TN TL HT và N L khá N L khá N T N T KQ khá số K c K c K k K kh c điểm Q Q Q há Q ác c 1. Kiến thức Số 2 1 2 1 Tiếng Việt, câu văn học Số 2,0 1,0 2,0 1,0 điểm 2. a. Số 1 1 Đọc Đọc câu thành Số 3,0 3,0 tiếng điểm b. Số 4 1 1 6 Đọc câu hiểu Số 2,0 1,0 1,0 4,0 điêm 3. a. Số 1 1 Viết Chính câu tả Số 2, 2,0 điểm 0 b. Số 1 1 Đoạn, câu bài Số 2, 2, 3, 1, 8,0 điểm 0 0 0 0 PHÒNG GD & ĐT HẠ HOÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH CÁO ĐIỀN NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. KIỂM TRA ĐỌC:
  2. I. Đọc thành tiếng( 3 điểm) Giáo viên cho học sinh gắp thăm đọc 1 đoạn văn bản trong các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. Đọc đoạn 2 bài : Ông trạng thả diều (Tr 104) và trả lời câu hỏi nội dung đoạn Đọc đoạn 2 bài: "Vua tàu thủy" Bạch thái Bưởi (Tr 115) và trả lời câu hỏi nội dung đoạn Đọc đoạn 2 bài: Cánh diều tuổi thơ (Tr 147) và trả lời câu hỏi nội dung đoạn Đọc đoạn 3 bài: Kéo co (Tr 155) và trả lời câu hỏi nội dung đoạn Đọc đoạn 1 bài: Rất nhiều mặt trăng (tr 163) và trả lời câu hỏi nội dung đoạn II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng việt (7 điểm) (Thời gian khoảng 25 phút) Đọc thầm bài đọc sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm Theo Nguyễn Hoàng Đại * Dựa vào nội dung bài đọc “Triền đê tuổi thơ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau : Câu 1. (0,5 điểm) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng” ? A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. Câu 2 (0,5 điểm) Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ?
  3. A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. B.Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3. (1 điểm) Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào ? A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. Câu 4. .( 1 điểm) Nội dung bài văn này là gì ? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường. C.Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. Câu 5. (1 điểm) Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ có tiếng “tự” thay thế cho phù hợp: A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. Từ thay thế: B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông Từ thay thế: . Câu 6. .(1 điểm) Những câu nào có từ ước mơ là động từ? A. Đó là những ước mơ cao đẹp. B. Hùng ước mơ trở thành phi công. C. Cậu đừng ước mơ hão huyền như thế. D. Ai cũng cần có ước mơ. Câu 7. .( 1 điểm) Có bao nhiêu tính từ trong câu văn sau? Sang hè, nắng tháng bảy gay gắt, quả vú sữa trở nên căng tròn, bóng như chứa lửa chứa nắng ở bên trong. A. 2 tính từ B. 3 tính từ C. 4 tính từ Câu 8. ( 1 điểm) Đặt một câu theo mẫu câu kể “Ai làm gì?”, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn đó. . Chủ ngữ: Vị ngữ : B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả ( Nghe - viết): (2 điểm) (15 phút)
  4. Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài chính tả: Cánh diều tuổi thơ. Đoạn viết (từ đầu đến những vì sao sớm.) (SGK Tiếng Việt 4 tập 1- trang 146) II. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút ) Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. PHÒNG GD& ĐT HẠ HÒA CÁCH ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TH CÁO ĐIỀN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2021 – 2022 Căn cứ vào bài làm của từng HS, GV sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Cách đánh giá cụ thể: 1. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1.1. Đọc tiếng (3 điểm): Đọc một đoạn trong bài đọc trên
  5. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 1.2. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 2 3 4 Đáp án A B A C Điểm 0,5 0,5 1 1 Câu 5: (1 điểm): A. Từ dùng sai: tự trọng , từ thay thế : tự tin B. Từ dùng sai: tự mãn, từ thay thế : tự hào Câu 6: (1 điểm): Câu B, C Câu 7: (1 điểm): 3 tính từ Câu 8: (1 điểm): HS viết được câu đúng, tìm đúng CN, VN 2. Kiểm tra viết: (10 điểm) 2.1. Chính tả (2điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1đ - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm. 2.2 Tập làm văn (8 điểm) + Mở bài (1 điểm) : Giới thiệu được đồ vật mà mình định tả. + Thân bài (4 điểm) : - Tả được những nét tiêu biểu về hình dáng, nêu được nét nổi bật của đồ vật mà em định tả -Tả được công dụng ích lợi của đồ vật mà em miêu tả điều đặc biệt làm em có nhiều ấn tượng cần thể hiện rõ cảm xúc khi miêu tả + Kết bài (1 điểm): Nói được tình cảm, suy nghĩ của em về đồ vật đã tả . + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm + Dùng từ đặt câu: 0,5 điểm + Sáng tạo: 1 điểm Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên linh hoạt cho điểm cho phù hợp.
  6. PHÒNG GD& ĐT HẠ HÒA BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 NĂM HỌC: 2021 – 2022 (Đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu) Thời gian: 35 phút Họ và tên: Lớp: 4 Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo Đọc thầm bài đọc sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm Theo Nguyễn Hoàng Đại * Dựa vào nội dung bài đọc “Triền đê tuổi thơ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau :
  7. Câu 1. (0,5 điểm) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng” ? A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. Câu 2 (0,5 điểm) Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ? A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. B.Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3. (1 điểm) Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào ? A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. Câu 4. .( 1 điểm) Nội dung bài văn này là gì ? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường. C.Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. Câu 5. (1 điểm) Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ có tiếng “tự” thay thế cho phù hợp: A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. Từ thay thế: B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông Từ thay thế: . Câu 6. .(1 điểm) Những câu nào có từ ước mơ là động từ? A. Đó là những ước mơ cao đẹp. B. Hùng ước mơ trở thành phi công. C. Cậu đừng ước mơ hão huyền như thế. D. Ai cũng cần có ước mơ. Câu 7. .( 1 điểm) Có bao nhiêu tính từ trong câu văn sau? Sang hè, nắng tháng bảy gay gắt, quả vú sữa trở nên căng tròn, bóng như chứa lửa chứa nắng ở bên trong. A. 2 tính từ B. 3 tính từ C. 4 tính từ Câu 8. ( 1 điểm) Đặt một câu theo mẫu câu kể “Ai làm gì?”, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn đó. Chủ ngữ: Vị ngữ :
  8. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: KHOA HỌC LỚP 4 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số điểm TN TL TN TL TN TL TNK TL TN TL KQ KQ KQ Q KQ 1 1 1 Sự trao đổi chất giữa cơ Số câu 1 thể người với môi trường 1,0 1,0 2,0 Số điểm 2,0 Các chất dinh dưỡng Số câu 1 1 trong thức ăn và vai trò của chúng Số điểm 0,25 0,25 Vệ sinh phòng bệnh Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0.25 Nước và tính chất của 1 1 nước, vòng tuần hoàn Số câu 3 1 4 của nước trong thiên 1,0 1,0 nhiên Số điểm 1,5 1,0 2,5 Không khí và tính chẩt của không khí Số câu 2 1 2 1 Số điểm 1,0 2,0 1,0 2,0 7 1 1 1 9 3 Tổng Số câu 1 1 3,0 1,0 1,0 1,0 5,0 5,0 Số điểm 2,0 2,0
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 Môn : Khoa học - Lớp 4 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian: 40 phút Họ và tên: Lớp: 4 Điểm Nhận xét I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào trước ý trả lời đúng. (Từ câu 1 đến câu 6) Câu 1. Nhóm thức ăn nào chứa nhiều chất bột đường? A. Gạo, thịt, cá, bánh mì. B. Ngô, trứng, cá, bột mì . C. Khoai, thịt, trứng, đường. D. Gạo, ngô, bột mì, khoai. Cau 2. Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì? A. Thạch quyển B. Khí quyển C. Thủy quyển D. Sinh quyển Câu 3. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần làm gì? A. Giữ vệ sinh ăn uống. C. Giữ vệ sinh môi trường. B. Giữ vệ sinh cá nhân. D. Tất cả các ý trên Câu 4. Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào? A. Ở một thể: lỏng. B. Ở hai thể: lỏng và khí. C. Ở hai thể: khí và rắn. D. Ở ba thể: khí, lỏng, rắn. Câu 5. Không khí gồm có hai thành phần chính là: A. Khí ô xi và khí các bô níc. B. Khí ô xi và khí ni tơ. C. Khí ni tơ và khí các bô níc D. Khí ô xi, khí ni tơ và khí các bô níc. Câu 6. Các dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ nước bị ô nhiễm? A. Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi. B. Chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe C. Có chứa các vi sinh vật gây bệnh. D. Tất cả các ý trên.
  10. Điền từ ngữ thích hợp vào chồ chấm (từ câu 7 đến 8) Câu 7. Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ và thải ra môi trường những , Quá trình đó được gọi là quá trình Câu 8. là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và được một số chất. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 9. Em phải làm gì để phòng tránh bệnh béo phì? . Câu 10. Nêu tính chất của không khí? Câu 11. Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Câu 12. Khi nhìn thấy một bạn thả một vật bẩn gây ô nhiễm nguồn nước sạch em sẽ làm gì?
  11. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA CÁCH ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KI I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D B D C B Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 7. Điền đúng mỗi từ 0,125 đ Thứ tự các từ cần điền : môi trường, chất thừa, cặn bã, trao đổi chất Câu 8. Điền đúng mỗi từ 0,25 đ Thứ tự các từ cần điền: nước, hòa tan II.Phần tự luận( 7 điểm) Câu Gợi ý đáp án Điểm Câu 9 - Ăn uống điều độ,cân bằng các chất dinh dưỡng. 2 điểm - Năng vận động và luyện tập thể dục thể thao. (mỗi ý 1 đ) Câu 10 - Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không 2 điểm vị, không có hình dạng nhất định. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. Câu 11 Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý 2 điểm không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Câu 12 - Khi nhìn thấy một bạn thả vật gây bẩn vào nguồn 1 điểm nước sạch em sẽ làm giải thích cho bạn hiểu việc làm của bạn sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm có hại cho sức khỏe. - Khuyên bạn phải biết bảo vệ nguồn nước sạch để mang lại sức khỏe cho con người. - Nếu nguồn nước có ở trong những đồ dùng như xô, chậu, thùng thì em cùng bạn lấy đồ vật đó ra. Nhưng nếu nguồn nước đó ở giếng, bể em phải báo người lớn để tìm cách lấy ra để đảm bảo an toàn
  12. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH CÁO ĐIỀN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 40 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên: Lớp: 4 Điểm Lời nhận xét của thầy giáo (cô giáo) I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Sau khi thôn tính được nước Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì ? Chia nước Âu Lạc thành các quận, huyện và cho người Âu Lạc nắm giữ. Chia nước Âu Lạc thành các quận, huyện và cho chính người Hán cai quản. Giữ nguyên lãnh thổ nước ta và cho nhân dân ta tự cai quản. Câu 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Đinh Bộ Lĩnh đã có công lao gì trong buổi đầu độc lập của dân tộc? A. Đinh Bộ Lĩnh không được nhân dân ủng hộ, nên nhiều lân thất bại B. Thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. C. Ông đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. Câu 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng là: A. Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. B. Do Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định giết. C. Cả hai ý trên. Câu 4: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía đông. B. Phía tây C. Phía bắc Câu 5: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: A. Người Kinh B. Người Mường C. Người Tày. Câu 6: Đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng: Tây Nguyên là nơi dân cư đông đúc. Tây Nguyên là nơi thưa dân nhất nước ta. Tây Nguyên là nơi có ít dân tộc nhất nước ta.
  13. II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 7: Hãy chọn 1 trong các từ: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ để điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Nhà Trần đã lập ra chức quan để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều. Câu 8: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Câu 9: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với đất nước ta? Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh cao nhất nước ta và được gọi là của Tổ quốc. Câu 11: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên? Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta? Câu 12: Kể tên các cao nguyên chính ở Tây Nguyên? Ở đây thích hợp với loại cây gì? .
  14. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA MA TRẬN ĐỀ KT CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH CÁO ĐIỀN NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: Lịch sử - Địa lí - Lớp 4 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu Chủ đề và số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Buổi đầu Số 1 1 1 1 dựng nước và câu C1 giữ nước Số 0,5 0,5 0,5 0,5 điểm Hơn một Số 1 1 nghìn năm câu đấu tranh Số 1,0 1,5 giành lại độc điểm lập Buổi đầu độc Số 2 2 lập câu Số 1,0 1,0 điểm Nước Đại Số 1 1 Việt thời Lý câu Số 1,5 1,5 điểm Thiên nhiên Số 1 1 2 1 2 2 và hoạt động câu sản xuất của Số 0,5 0,5 1,5 1,5 1,0 2,0 con người ở điểm Miền núi và Trung Du Thiên nhiên Số 1 1 1 1 và hoạt động câu sản xuất của Số 0,5 1,0 0,5 1,5 con người ở điểm miền Đồng Bằng Số 4 2 3 2 1 6 6 câu Tổng Số 2,0 1,0 3,0 3,0 1,0 3,0 7,0 điểm PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
  15. TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁO ĐIỀN ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I Năm học 2021-2022 MÔN: Lịch sử và Địa lí - Lớp 4 Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án X S; Đ; S B C C A thưa dân Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7 Điền từ : Hà đê sứ 0,5 điểm Câu 8 Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, 2,0 dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. diểm Câu 9 Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: Đã chấm dứt thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách 1 điểm đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Câu 10 Phan – xi – păng; nóc nhà 0,5 điểm Câu 11 Đồng bằng bắc Bộ do phù sa của những con sông Hồng và 0,5 sông Thái Bình bồi đắp. điểm Đồng bằng Băc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ 2 cả nước vì: 1, 0 - Đất đai màu mỡ điểm - Nguồn nước dồi dào - Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Câu 12 1,5 Các cao nguyên chính ở Tây Nguyên là Kon Tum, Đắk điểm Lắk, Lâm Viên, Di Linh. Ở đây thích hợp trồng cà phê, cao su, hồ tiêu.
  16. MÔN TOÁN LỚP 4 Bảng ma trận câu hỏi đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu Mạch kiến thức, kĩ và số năng điểm T N T L TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 3 3 1 1 4 5 1. Số tự nhiên và phép tính với các số tự nhiên; Câu 1,2,3 7,8 10 dấu hiệu chia hết cho 2, số 5. Số 1,5 4,0 1 4,0 điểm 1,5 Số câu 2 2 2. Đại lượng và đo đại Câu lượng; các đơn vị đo 4 số khối lượng; đơn vị đo diện tích. Số điểm 0,5 0,5 Số câu 1 1 1 2 1 Câu 3. Yếu tố hình học 6 5 số Số 0,5 0,5 điểm 1,0 1,0 Số câu 1 1 4. Giải bài toán: Tìm hai Câu số khi biết tổng và hiệu 9 số của 2 số đó Số điểm 2,0 2,0 Số 1,5 0,5 0,5 0,5 3,0 1 điểm 3,0 7,0
  17. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC Môn: Toán – Lớp 4 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian: 40 phút Họ và tên: Lớp: 4 Điểm Nhận xét I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau. Câu 1. Số gồm: 5 triệu, 5 trăm nghìn, 5 trăm; viết là: A. 5 500 500 B. 5 050 500 C. 5 005 500 D. 5 000 500 Câu 2. Trong các số sau: 8, 35, 57, 660, 945, 3000, 5553 các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 8; 660 B. 35; 660 C. 660; 945 D. 660; 3000 Câu 3. Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 30 000 B. 3000 C. 300 D. 30 Câu 4. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm: 357 tạ + 482 tạ = ? A. 893 tạ B. 739 tạ C. 839 tạ D. 726 tạ Câu 5. Chu vi của hình vuông là 20m thì diện tích sẽ là: A. 20m2 B. 16m2 C. 25m2 D. 30m2 Câu 6. Hình sau có các cặp cạnh vuông góc là: II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7. Đặt tính rồi tính:
  18. a) 652 834 + 196 247 b) 456 x 203 d) 39517 : 38 c) 89658 : 293 Câu 8 a) Tính giá trị biểu thức b) Tìm x: 3602 x 27 – 9060 : 453 8460: x = 18 . Câu 9. Một lớp học có 38 học sinh. Số học sinh nam nhiều học sinh nữ là 6 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? Câu 10. Tính bằng cách thuận tiện nhất 68 x 84 + 15 x 68 + 68
  19. Đáp án: Đề học kì I môn Toán lớp 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: đáp án A (0,5 điểm) Câu 2: đáp án D (0,5 điểm) Câu 3: đáp án B (0,5 điểm) Câu 4: đáp án C (0,5điểm) Câu 5: đáp án C (0.5 điểm) Câu 6: AB và AD; BD và DC; (0,5 điểm) B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 7: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 8: (2 điểm) a. Tính giá trị biểu thức (0,75đ) 3602 x 27 – 9060 : 453 = 13602 - 20 (0,3 đ) = 13618 (0,2 đ) b. Tìm x (0,75đ) 8460 : x =18 x = 8460: 18 x = 470 Câu 9: (2 điểm) Câu trả lời đúng: 0,25đ Số học sinh nữ là (38 – 6) : 2 = 16 em (0,75đ) Số học sinh nam là: 38 – 16 = 22 em (0,75đ) Đáp số: (0,25đ) 16 học sinh nữ 22 học sinh nam *Phép tính đúng, lời giải sai không ghi điểm. Phép tính sai, lời giải đúng ghi điểm lời giải. Câu 10. (1 điểm) 68 x 84 + 15 x 68 + 68 = 68 x 84 + 15 x 68 + 68 x 1 ( 0,25 đ) = 68 x ( 84 + 15 +1) (0,25 đ) = 68 x 100 (0,25 đ) = 6800 (0,25 đ) Học sinh không sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để thực hiện phép tính thì không ghi điểm