Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt đọc Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cái Khế 2 (Có đáp án)

docx 18 trang thaodu 4870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt đọc Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cái Khế 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_2_mon_tieng_viet_doc_lop_4_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt đọc Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Cái Khế 2 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ 2 - NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI KHẾ 2 MÔN : TIẾNG VIỆT ĐỌC– LỚP 4 Lớp: Thứ , ngày tháng năm 2020 Họ và tên học sinh: Thời gian làm bài: 40 phút Giám thị Điểm Lời phê của giám khảo Giám khảo 1 2 KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: /3 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: /7 điểm 2.1/ Đọc thầm đoạn văn sau: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua ma-ra-tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
  2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. lái xe cứu thương. B. chăm sóc y tế cho vận động viên. C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua. D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua. Câu 2: Không khí của cuộc thi marathon thế nào? A. Không khí của cuộc thi marathon sôi nổi. B. Không khí của cuộc thi marathon buồn tẻ. C. Không khí của cuộc thi marathon bình thường. D. Không khí của cuộc thi marathon yên lặng. Câu 3: Trong giải marathon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? A. chú ý đến những người xuất phát đầu tiên B. chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ C. chú ý đến người xuất phát cuối cùng D. chú ý đến những người trên xe cứu thương Câu 4: Giải Marathon là giải: A. Giải marathon dành cho người thích bơi lội. B. Giải marathon dành cho người thích đi xe đạp. C. Giải marathon dành cho người thích chạy bộ. D. Giải marathon dành cho người thích leo núi. Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? Câu 6: Đoạn cuối bài “Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.”, tác giả muốn khuyên em điều gì? Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra” A. Câu khiến B. Câu kể Ai làm gì? C. Câu kể Ai là gì? D. Câu kể Ai thế nào?
  3. Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông B. rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến C. rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp D. rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp Câu 9: Trong câu “Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.” Chủ ngữ là: Vị ngữ là : . Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng
  4. ĐÁP ÁN KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - GIỮA KÌ II Năm học: 2019 - 2020 CÂU 1 2 3 4 7 8 Ý b a c c d ĐÚNG d Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? Gợi ý: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là chị bị khuyết tật ở chân. Có đặc điểm bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Câu 6: Đoạn cuối bài “Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.” tác giả muốn khuyên em điều gì? Gợi ý: Tác giả muốn khuyên em là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 9: Trong câu “Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.” Chủ ngữ là: Đôi chân tật nguyền của chị Vị ngữ là: tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.” Câu 10 : Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng Gợi ý: Chị là người đầy nghị lực phi thường. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
  5. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - GIỮA KÌ II Năm học: 2019 - 2020 Số câu, Mức Mức Mức Mức Mạch kiến thức kĩ năng Tổng số điểm 1 2 3 4 Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ Số câu 01 02 01 04 ngữ thuộc các chủ điểm đã học. - Nhận biết và xác định định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai là gì?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, câu khiến. Biết đặt câu với các kiểu câu trên. Sử dụng được dấu gạch ngang. Số điểm 01 02 01 04 - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi Số câu 02 01 01 02 06 tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ Số điểm 01 0,5 0,5 01 03 bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 02 02 03 03 10 Tổng: Số điểm 01 1,5 2,5 02 07
  6. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI KHẾ 2 MÔN : TIẾNG VIỆT ( VIẾT)– LỚP 4 Lớp: Thứ , ngày tháng năm 2020 Họ và tên học sinh: Thời gian làm bài: 20 phút Giám thị Điểm Lời phê của giám khảo Giám khảo 1 2 A/ ./2 ĐIỂM CHÍNH TẢ:
  7. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI KHẾ 2 MÔN : TIẾNG VIỆT ( VIẾT)– LỚP 4 Lớp: Thứ , ngày tháng năm 2020 Họ và tên học sinh: Thời gian làm bài: 40 phút Giám thị Điểm Lời phê của giám khảo Giám khảo 1 2 B/TẬP LÀM VĂN: Đề bài: Hãy tả về cây cối mà em yêu thích nhất.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – LỚP 4 NĂM HỌC 2019 - 2020 * CHÍNH TẢ: ( 2 điểm ) - Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Từ lỗi thứ 6 trong bài viết mà sai phụ âm đầu, sai vần, sai dấu thanh hoặc viết hoa tùy tiện trừ 0,25 điểm/lỗi. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. * TẬP LÀM VĂN: ( 8 điểm ) Đề bài: Hãy tả về cây cối mà em yêu thích nhất. Gợi ý: a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu cây muốn tả: Cây đó là cây gì? (0,5 điểm) Cầy do ai trồng? Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm) • Tả bao quát: Nhìn tổng quan, cây như thế nào? (0,5 điểm) • Tả chi tiết: (0,5 điểm) - Rễ cây ra sao? - Thân cây như thế nào? - Cành như thế nào? - Màu sắc, hình dạng và kích thước của lá? - Hoa có màu gì? Mọc như thế nào? Mùi ra sao? (0,5 điểm) - Quả như thế nào? (Nếu cây có quả) (0,5 điểm ) - Ấn tượng sâu đậm hoặc những kỉ niệm đẹp của cây đó đối với em. (1 điểm) c. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của em với cây đó. Hứa hẹn của em. Tình cảm với cây, cách chăm sóc. * Bài văn dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý rõ ràng. (0,5 điểm) * Bài viết có cảm xúc, miêu tả có sáng tạo, quan sát kĩ, có hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. (1 điểm) * Chữ viết rõ ràng , không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp (0,5 đ)
  9. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 - LỚP 4 MÔN : TIẾNG VIỆT (VIẾT) Chính tả: (2 điểm) (20 phút) Chợ nổi Cái Răng Ai về chợ nổi Cái Răng Cần Thơ gạo trắng nước trong bồng bềnh Về đây theo những con thuyền Mang theo hương đất một miền phù sa. Về đây hương sắc đậm đà Theo con nước nổi quê nhà Hậu Giang Về đây qua bến đò ngang Ninh Kiều bến nhớ bến thương một thời. Thơm là hương đất, hương trời Đảm đang ghé bến xuồng trôi tháng ngày Dòng sông sóng nước đầy vơi Theo mùa nước nổi chơi vơi mạn thuyền. Cái Răng ai muốn mua liền Cả con thuyền nổi bồng bềnh trên sông Bao giờ sóng nước giữa dòng Thì đưa dẫn lối thuyền xưa xuôi dòng. Về quê gạo trắng nước trong Liệu ai còn nhớ còn mong ước gì Vũ Đan Thành
  10. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮ KỲ 2 - NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁI KHẾ 2 MÔN : TOÁN– LỚP 4 Lớp: Thứ , ngày tháng năm 2020 Họ và tên học sinh: Thời gian làm bài: 40 phút Giám thị Điểm Lời phê của giám khảo Giám khảo 1 2 Câu 1: (1 điểm) Phân số chỉ số hình đã được tô màu ở hình dưới là: 3 5 5 8 a. b. c. d. 5 3 8 5 3 Câu 2: (1 điểm) Phân số nào dưới đây bằng phân số ? 5 30 18 12 15 a. b. c. d. 18 30 15 12 24 Câu 3: (1 điểm) Rút gọn phân số ta được phân số tối giản là: 36 12 8 6 2 a. b. c. d. 18 12 9 3 Câu 4: (0,5 điểm) Nối các phân số sau sao cho phù hợp: 71 Phân số bé hơn 1 57 3 5 52 Phân số lớn hơn 1 25 20 25
  11. Câu 5: (0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm: 85m27dm2 = dm2 a. 857 b. 8507 c. 85007 d. 85070 Câu 6: (0,5 điểm) ) Diện tích hình thoi là: a. 240cm2 b.140cm2 c.120cm2 d.220cm2 5 3 5 Câu 7: (1,5 điểm) Tìm x , biết x 4 8 12 Câu 8: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất 7 7 7 3 5 2 10 10 10 Câu 9: (1 điểm) Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 42m, chiều cao 2 bằng cạnh đáy. Tính diện tích mảnh đất đó? 3
  12. Câu 10: (2 điểm) 1 Lớp 4/2 có 27 học sinh tham gia kiểm tra Toán giữa kì II. Trong đó, có số 9 1 4 học sinh đạt điểm 10; có số học sinh đạt điểm 9; có số học sinh đạt điểm 8; số 3 9 học sinh còn lại đạt điểm 7. Hỏi có bao nhiêu bạn đạt điểm 7 ?
  13. ĐÁP ÁN KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 4 - GIỮA KÌ II Câu 1: (1 điểm) Phân số chỉ số hình đã được tô màu ở hình dưới là: 3 5 5 8 a. b. c. d. 5 3 8 5 3 Câu 2: (1 điểm) Phân số nào dưới đây bằng phân số ? 5 30 18 12 15 a. b. c. d. 18 30 15 12 24 Câu 3: (1 điểm) Rút gọn phân số ta được phân số tối giản là: 36 12 8 6 2 a. b. c. d. 18 12 9 3 3 20 Câu 4: (0,5 điểm): a) Phân số bé hơn 1 là: ; (0,25 điểm) 5 25 52 71 b) Phân số lớn hơn 1 là: ; (0,25 điểm) 25 57 Câu 5: (0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm 85m27dm2 = dm2 a. 857 b. 8507 c. 85007 d. 85070 Câu 6: Diện tích hình thoi là: a. 240cm2 b.140cm2 c.120cm2 d.220cm2 5 3 5 Câu 7: (1,5 điểm) Tìm x , biết x 4 8 12 5 19 x (0,5đ) 4 24 19 5 x : (0,5đ) 24 4 19 4 x (0,25đ) 24 5
  14. 19 x (0,25đ) 30 Câu 8: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất 7 7 7 7 7 70 3 5 2 (3 5 2) 10 7 10 10 10 10 10 10 (0,5đ) (0,5đ) Câu 9: (1 điểm) Bài giải: Chiều cao của hình bình hành là: 2 42 x = 28 (m) (0,5đ) 3 Diện tích của mảnh đất đó là: 42 x 28 = 1176 (m2) (0,5đ) Đáp số: 1176m2 Câu 10: (2 điểm) Bài giải: Cách 1: Số học sinh đạt điểm 10 là: 1 27 x = 3 (bạn) (0,5đ) 9 Số học sinh đạt điểm 9 là: 1 27 x = 9 (bạn) (0,5đ) 3 Số học sinh đạt điểm 8 là: 4 27 x = 12 (bạn) (0,5đ) 9 Số học sinh đạt điểm 7 là: 27 - (3 + 9 + 12) = 3 (bạn) (0,5đ) Đáp số: 3 bạn
  15. Cách 2: Phân số chỉ tổng số học sinh đạt điểm 10, điểm 9 và điểm 8 là: (0,25đ) 1 1 4 8 + + = (tổng số học sinh) (0,5đ) 9 3 9 9 Phân số chỉ số học sinh đạt điểm 7 là: 8 1 1 - = (số học sinh) (0,5đ) 9 9 Vậy, số học sinh đạt điểm 7 là: 1 27 x = 3 (bạn) (0,5đ) 9 Đáp số: 3 bạn (0,25đ)
  16. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 4 - GIỮA KÌ II Năm học: 2019 - 2020 Số câu, Mức Mức Mức Mức Mạch kiến thức kĩ năng Tổng số điểm 1 2 3 4 Số học: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; Số câu 03 01 02 01 07 Biết đọc, viết phân số; các phép tính với phân số; so sánh phân số; quy đồng và rút gọn phân số; các tính chất của phân số; tìm Số điểm 03 01 02 01 07 phân số của một số. Số câu 01 01 Đại lượng và đo đại lượng: Biết đổi một số đơn vị đo diện tích (km2; m2; dm2) Số điểm 01 01 Số câu 01 01 Yếu tố hình học: Nhận biết hình bình hành, hình thoi và cách tính diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi. Số điểm 01 01 Số câu 01 01 Giải toán có lời văn (kết hợp số học và hình học) Số điểm 01 01 Số câu 03 03 03 01 10 Tổng: Số điểm 03 03 03 01 10