Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7

docx 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 4270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 7

  1. KIỂM TRA GIỮA KÌ I SINH 7 Câu 1. Những đặc điểm nào là của sán lá gan? 1. Cơ thể không chia đốt 6. Đơn tính, hệ sinh dục đơn giản 2. Cơ thể hình lá 7. Lưỡng tính 3. Cơ thể tròn 8. Không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp 4. Cấu tạo đối xứng 2 bên 9. Sống tự do hoặc kí sinh 5. Chưa có xoang cơ thể chính thức A. 1;2; 3;4;7;8 B. 1;2;4;5;7;8. C. 1;2;5;6;8;9. D. 2;3;4;7;8;9. Câu 2. Đai sinh dục của giun đất thắt lại 2 đầu tuột ra khỏi có thể giun, tạo thành gì? A. Ấu trùng B. Nhộng C. Kén D. Giun non Câu 3. : Sứa thuộc ngành nào? A. Động vật nguyên sinh B. Ruột khoang C. Giun dẹp D. Giun tròn Câu 4. Nhóm nào thuộc ngành giun dẹp? A. Sán lá gan, giun đũa, giun kim. B. Giun móc câu, giun kim, sán lá gan. C. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây. D. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa. Câu 5. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ A. Sốt từng cơn. B. Phân có máu, nhầy như nước mũi. C. Bụng bình to. D. Ngứa ngáy cơ thể. Câu 6. Các dữ kiện nào phân biệt động vật với thực vật? 1. Có khả năng di chuyển 2. Tự dưỡng 3. Có hệ thần kinh và giác quan 4. Dị dưỡng 5. Không có khả năng tồn tại thiếu ánh nắng mặt trời A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,3,4 D. 3,4,5 Câu 7. Động vật nguyên sinh sống ký sinh có đặc điểm A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, sinh sản vô tính với
  2. tốc độ rất nhanh. B. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, dinh dưỡng kiểu tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ chậm. C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, sinh sản với tốc độ rất nhanh. D. Cơ quan di chuyển thường phát triển, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, sinh sản với tốc độ rất nhanh. Câu 8. Động vật đơn bào nào dưới đây là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong giới động vật? A. trùng giày. B. trùng biến hình. C. trùng roi xanh. D. trùng bánh xe. Câu 9. Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm A. 1 ống B. 2 ống C. 3 ống D. 4 ống Câu 10. Tại sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước. B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn. C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán. D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán. Câu 11. Giun đất di chuyển nhờ A. lông bơi B. vòng tơ C. chun giãn cơ thể D. kết hợp chun giãn và vòng tơ. Câu 12. Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm A. cơ thể hình trụ B. kiểu sống bám. C. không sống tập đoàn. D. nhiều tua miệng. Câu 13. Giun kim ký sinh ở đâu? A. Tá tràng ở người B. Rễ lúa gây thối C. Ruột già ở người, nhất là trẻ em D. Ruột non ở người Câu 14. Thuỷ tức sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa nào?
  3. A. Mùa đông ít thức ăn. B. Mùa hè có nhiều thức ăn C. Mùa thu thời tiết mát mẻ D. Cả mùa hè lẫn mùa đông Câu 15. Nơi kí sinh của trùng sốt rét trong cơ thể người là A. máu người B. ruột động vật. C. phổi người. D. khắp mọi nơi trong cơ thể. Câu 16. Động vật phong phú và đa dạng nhất ở A. vùng nhiệt đới B. vùng ôn đới C. vùng Nam Cực D. vùng Bắc Cực Câu 17. Thủy tức có đặc điểm khác động vật nguyên sinh là A. sống dị dưỡng B. cơ thể đa bào C. có khả năng di chuyển D. Tất cả đều sai Câu 18. Điểm giống nhau giữa sứa, hải quỳ và san hô là A. sống ở nước ngọt B. sống cố định C. đều có ruột khoang D. sống di chuyển Câu 19. Một cơn sốt rét gồm 3 thời kì là A. rét run - Đầu nhức - Mình mẩy đau B. rét run - Sốt nóng - Hạ sốt C. đau đầu - Chóng mặt - Rét run D. sốt nóng – Sốt lạnh – Mình mẩy đau Câu 20. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự phong phú về A. số lượng cá thể. B. số lượng loài. C. môi trường sống. D. số lượng quần thể. Câu 21. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là A. trùng biến hình. B. trùng roi
  4. C. tập đoàn vôn vốc D. Trùng giày Câu 22. Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. Nhiều tế bào Câu 23. Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh kiết lị?1. Ăn uống hợp vệ sinh.2. Mắc màn khi ngủ.3. Rửa tay sạch trước khi ăn.4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. 5. Ăn thức ăn ôi thiu A. 1,3. B. 2,3 C. 3,4 D. 1,5 Câu 24. Đâu là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữ động vật đơn bào và động vật đa bào? A. Trùng roi tự dưỡng như thực vật B. Trùng roi di chuyển như động vật C. Trùng roi liên kết với nhau thành tập đoàn Vôn vốc D. Trùng roi kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi Câu 25. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người? A. Cản trở giao thông đường thuỷ. B. Gây ngứa và độc cho người. C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi. D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. Câu 26. Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em? A. Đi chân đất. B. Ngoáy mũi. C. Cắn móng tay và mút ngón tay. D. Xoắn và giật tóc. Câu 27. Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn? A. Đỉa, giun đất. B. Giun kim, giun đũa. C. Giun đỏ, vắt. D. Lươn, sá sùng. Câu 28. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt? A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ. B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa. C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ. D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.
  5. Câu 29. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun? A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp. B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở. C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất. D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun. Câu 30. Giun đất là “chiếc cày sống” cho bác nông dân vì chúng A. sống trong lòng đất. B. đùn đất lên cao, làm tăng độ phì nhiêu của đất. C. ăn vụn thực vật và mùn đất giúp đất dễ cày hơn. D. Ấu trùng của chúng là chất dinh dưỡng cho cây trồng.