Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 5640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU B KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học: 2021-2022 Lớp: 4 Thời gian : 80 phút Giáo viên chấm Điểm đọc: Điểm viết: Điểm chung: ( Kí và ghi rõ họ tên) Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ ( khoảng 100 tiếng ) trong các bài đọc từ tuần 1 đến tuần 26; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi. Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.” * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu. 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?
  2. a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu. b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước. c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay. d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo. 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói. b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng. c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ. d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho. 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động. b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu. c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc. d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập. 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác. b. Vì An cảm động trước câu nói của bố. c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa. 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? 7. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Những cơn gió rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? Bố nói với An: - Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé! a. Đánh dấu phần chú thích. b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. 9. Câu: Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Câu cảm 10. Em đặt 1 câu kể Ai là gì ? để nói về bố của An trong câu chuyện trên.
  3. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) A. Chính tả (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: Trăng lên Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát. Thạch Lam B. Tập làm văn: (6 điểm): Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích. Đáp án Phần A: Trắc nghiệm Câu 1-0,5đ 2-0,5đ 3-0,5đ 4-0,4đ 8-0,5đ 9-0,5đ
  4. Đáp án d a c a, b, c b c Câu 5 (1 điểm) - Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn Câu 6 (1 đ) Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn Câu 7 (1 điểm) Những cơn gió rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. Câu 10: (1 đ) - Bố của An là người rất yêu con/ Bố của An là người tế nhị - Bố của An là người giúp An nhận ra điều sai của mình PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT: 1. Phần viết chính tả: 4 đ - Học sinh viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 4 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu hoặc viết hoa không đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Toàn bài trừ không quá 1 điểm. - Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn thì bị trừ 1 điểm toàn bài. Học sinh viết sai chính tả, trình bày chưa sạch đẹp : trừ 0,25 điểm/1 lỗi 2.Tập làm văn: 6đ Hướng dẫn chấm điểm: * MB: + Giới thiệu loài cây mà em thích nhất (0.75đ) + Viết được mở bài theo cách mở bài gián tiếp (0.25đ) * TB: + Tả bao quát cây (1đ) + Tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật cây (1.5đ) + Tả lợi ích của cây (0,5 điểm) * KB: + Nêu cảm nghĩ của em (0.75đ) + Viết được kêt bài theo cách kết bài mở rộng (0.25đ) - Học sinh viết đúng câu, câu văn có sáng tạo, logic, có câu văn hay chứa cảm xúc: 1,5 đ. - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng - Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, căn cứ vào bài làm thực tế của HS để Gv đánh giá cho điểm.