Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Hoài Anh 6172
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - Năm học 2021 – 2022 Họ tên học sinh: Môn thi: Ngữ văn 9 Số báo danh: Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) Mà ĐỀ: 01 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Ngữ văn 9- Tập 1) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả? Câu 2 (0.5 điểm): Từ “vai” trong câu thơ “Áo anh rách vai”được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ. Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Câu 2 (5.0 điểm): Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9- tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. ( Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm).
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - Năm học 2021 – 2022 Họ tên học sinh: Môn thi: Ngữ văn 9 Số báo danh: Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 02: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. (Ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả? Câu 2 (0.5 điểm): Từ “mặt” trong câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ. Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình. II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Câu 2 (5.0 điểm): Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9- tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. ( Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm).
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) MÃ ĐỀ 01 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Nguyên tắc làm tròn điểm bài kiểm tra học kỳ theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. ( Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5 cho đến tối đa là 10). B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Đồng chí”. 0.5 1 Tác giả: Chính Hữu. Từ “vai” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa chuyển 0.5 2 (phương thức ẩn dụ). Nội dung chính của đoạn thơ: Một biểu hiện của tình đồng chí 1.0 là là sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của cuộc 3 đời người lính, tạo nên tình cảm gắn bó sâu nặng, trở thành sức mạnh của tình đồng chí. Học sinh rút ra một trong các bài học sau: 1.0 - Phải biết thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh để cùng nhau vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. 4 - Biết kính trọng và biết ơn đối với những người lính đã có công đối với đất nước. ( Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực). II LÀM VĂN 7.0 1 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn 2.0 văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận: vận dụng tốt 0,75 các thao tác lập luận, lí lẽ đúng đắn, tiến bộ và phù hợp. Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đây là đoạn thơ trích trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ 0.25 Chính Hữu, viết về hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Họ là những người lính nông dân mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quý. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất
  4. cày lên sỏi đá”. - Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước. Họ phải 0.25 xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con, bạn bè để sống cuộc đời người lính. Họ phải trải qua những năm tháng đầy gian lao, thiếu thốn: “sốt run người, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày, ”. - Nhưng họ luôn vượt qua những gian khổ đó bằng sự yêu 0.25 thương, chia sẻ với nhau, “nắm lấy bàn tay” nhau để tạo nên sức mạnh vượt qua tất cả. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,5 vấn đề nghị luận. 2 Đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc 5.0 sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự tưởng tượng từ một 0.25 câu chuyện có sẵn trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật). Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài, sử dụng ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất). b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 c. Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng nội dung bài viết 3,5 cần đạt được các ý cơ bản sau: Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu: bản thân, hoàn cảnh gia đình, người 0,25 vợ nhan sắc, đức hạnh. Thân bài: Trương Sinh kể về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận: - Cuộc sống sum vầy chồng vợ, Trương Sinh bản tính hay 0,25 ghen, Vũ Nương khéo léo giữ gìn khuôn phép. - Chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chia tay chồng 0,25 với những lời tiễn dặn đầy nước mắt. - Trong thời gian Trương Sinh ở ngoài chiến địa, Vũ Nương ở 0,25 nhà chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già chu đáo, lo ma chạy cho mẹ chu tất. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời nói 0,5 ngây thơ của con nhỏ, nghi ngờ vợ không chung thủy, mắng nhiếc rồi đánh đuổi đi. - Vũ Nương bị oan, phân minh chẳng được, phẫn uất bèn gieo 0.5 mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Sau khi Vũ Nương qua đời, một đêm bé Đản chỉ chiếc bóng 0.5 trên vách, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn màng. - Trương Sinh chỉ biết tự trách mình, bày tỏ niềm ân hận, 0.5 thương xót Vũ Nương, tiếc cho hạnh phúc gia đình.
  5. Kết bài: Từ bi kịch của gia đình, Trương Sinh khuyên mọi 0.5 người rút ra bài học trong cuộc sống. Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Học sinh biết kể sáng tạo theo cách của riêng 0.5 mình; sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm hợp lí. MÃ ĐỀ 02 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Nguyên tắc làm tròn điểm bài kiểm tra học kỳ theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. ( Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5 cho đến tối đa là 10). B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Đoạn thơ trên được trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe 0.5 1 không kính”. Tác giả: Phạm Tiến Duật Từ “mặt” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa gốc (chỉ bộ 0.5 2 phận của cơ thể người). Nội dung chính của đoạn thơ: Tinh thần lạc quan, yêu đời, 1.0 dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và thái độ hồn nhiên, 3 tinh nghịch, pha chút ngang tàng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt của dân tộc ta. Học sinh rút ra một trong các bài học sau: 1.0 - Phải luôn lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh. Phải biết cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống bằng ý chí, nghị lực và niềm tin. 4 - Biết kính trọng và biết ơn đối với những người lính đã có công đối với đất nước. ( Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực). II LÀM VĂN 7.0 1 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn 2.0 văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận: vận dụng tốt 0,75
  6. các thao tác lập luận, lí lẽ đúng đắn, tiến bộ và phù hợp. Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đây là đoạn thơ trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không 0.25 kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, viết về hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. - Họ là những thanh niên có học vấn, có tri thức, được giác 0.25 ngộ lí tưởng cách mạng. Họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước. - Họ là những người lính sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, 0,25 tinh thần dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, khó khăn với sự hồn nhiên, tinh nghịch, pha chút ngang tàng: “ừ thì, chưa cần ”. - Họ luôn trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại - thời đại kháng chiến chống Mỹ. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,5 vấn đề nghị luận. 2 Đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc 5.0 sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự tưởng tượng từ một 0.25 câu chuyện có sẵn trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật). Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài, sử dụng ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất). b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. c. Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng nội dung bài viết 3,5 cần đạt được các ý cơ bản sau: Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu: bản thân, hoàn cảnh gia đình, 0,25 người vợ nhan sắc, đức hạnh. Thân bài: Trương Sinh kể về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận: - Cuộc sống sum vầy chồng vợ, Trương Sinh bản tính hay 0,25 ghen, Vũ Nương khéo léo giữ gìn khuôn phép. - Chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chia tay chồng 0,25 với những lời tiễn dặn đầy nước mắt. - Trong thời gian Trương Sinh ở ngoài chiến địa, Vũ Nương ở 0,25 nhà chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già chu đáo, lo ma chạy cho mẹ chu tất. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời nói 0,5 ngây thơ của con nhỏ, nghi ngờ vợ không chung thủy, mắng nhiếc rồi đánh đuổi đi.
  7. - Vũ Nương bị oan, phân minh chẳng được, phẫn uất bèn gieo 0.5 mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Sau khi Vũ Nương qua đời, một đêm bé Đản chỉ chiếc bóng 0.5 trên vách, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn màng. - Trương Sinh chỉ biết tự trách mình, bày tỏ niềm ân hận, 0.5 thương xót Vũ Nương, tiếc cho hạnh phúc gia đình. Kết bài: 0.5 Từ bi kịch của gia đình, Trương Sinh khuyên mọi người rút ra bài học trong cuộc sống. Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Học sinh biết kể sáng tạo theo cách của riêng 0,5 mình; sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm hợp lí. BAN GIÁM HIỆU TTCM Giáo viên ra đề: Ngô Thị Kiều Trang Lê Thị Dung Lê Thị Dung Trần Thị Hằng