Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 2 trang Hoài Anh 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. Trường THCS Phú Lộc KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học: 2021 - 2022 Môn: Sinh 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1. Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét là: A. Ăn uống phải hợp vệ sinh. B. Tiêu diệt muỗi, nằm màn, diệt muỗi và ấu trùng muỗi. C. Vệ sinh thân thể, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. D. Không cần làm gì cả vì bệnh sốt rét không lây qua người. Câu 2. Động vật nào sau đây đã được con người thuần hóa trở thành vật nuôi? A. Hổ B. Chồn C. Gà D. Cá voi Câu 3. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua? A. Màng tế bào. B. Không bào tiêu hóa. C. Tế bào gai. D. Lỗ miệng. Câu 4. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh là? A. Kí sinh. B. Tự dưỡng và dị dưỡng. C. Tự dưỡng D. Dị dưỡng. Câu 5. Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể người? A. Ruột già. B. Cơ bắp C. Gan, mật. D. Máu. Câu 6. Trong các phát biểu sau phát biểu nào là sai? A. Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi. B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng. C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển. D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày. Câu 7. Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh trong nội tạng trâu, bò nên mắt và lông bơi A. Tiêu giảm B. Phát triển C. Kém phát triển D. Bình thường Câu 8. Loài nào trong ngành Ruột khoang được người Nhật Bản gọi là “Thịt thủy tinh”? A. Hải quỳ B. Sứa C. Thủy tức D. San hô Câu 9. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao. Câu 10. Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất A. Hải quỳ B. Thủy tức C. Sứa D. San hô B. Tự luận (5 điểm)
  2. Câu 11. Tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa, nhất là trẻ em nước ta rất cao (trên 90%). Giun đũa ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố và gây ra tắc ruột, tắc ống mật. a. Trình bày vòng đời giun đũa? (1.5 đ) b. Để phòng chống giun đũa kí sinh, em phải làm gì? (1 đ) Câu 12. Vai trò của giun đốt? (1.5đ) Câu 13. Nêu triệu chứng bệnh kiết lị? (1đ) HẾT ĐÁP ÁN A- TRẮC NGHIỆM (mỗi câu đúng 0.5đ) 1-B 2-C 3-D 4-B 5-A 6-A 7-A 8-B 9-A 10-D B- TỰ LUẬN Câu: Đáp án chi tiết Thang điểm Câu 11 a. Trình bày vòng đời - Giun đũa trứng ấu trùng trong trứng Thức ăn sống 1.5đ giun đũa Ruột non (lần 2) Máu, gan, tim, phổi Ruột non lần 1(ấu trùng) b. Nêu các biện pháp - Ăn uống hợp vệ sinh. 0.25đ phòng chống Vệ sinh cá nhân 0.25đ Vệ sinh môi trường sống 0.25đ Tẩy giun sán định kì 6 tháng 1 lần. 0.25đ Câu 12. Vai trò giun đốt - Làm thức ăn cho người Mỗi ý Làm thức ăn cho động vật khác 0.25 đ Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng Làm cho đất trồng màu mỡ Làm thức ăn cho cá Có hại cho động vật và người Câu 13. Triệu chứng bệnh kiết lị - Đau bụng đi ngoài,phân có lẫn chất nhầy và máu. 1đ