Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử và địa lý 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử và địa lý 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_ly_6_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử và địa lý 6 - Năm học 2021-2022
- I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC 2021-2022 Nội dung Mức độ nhận thức Tổn g số Tổn câu g Nhận Thông Vận Vận hỏi điể biết hiểu dụng dụng cao m Số Số Số Số Số Số Số Số C điể C điể C điể C điể H m H m H m H m Lịc Vì sao phải 3 0,75 1 0,25 1 0,25 5 1,25 h sử học lịch sử Xã hội 3 0,75 1 0,25 1 0,25 5 1,25 nguyên thủy Xã hội cổ 3 0,75 1 0,25 1 0,25 1 0,25 6 1,5 đại Đông Nam 2 0,5 1 0,25 1 0,25 4 1 Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X Địa Trái Đất- 5 1,25 4 1 2 0,5 2 0,5 13 3,25 lí hành tinh của Hệ Mặt Trời Cấu tạo của 5 1,25 2 0,5 7 1,75 Trái Đất. Vỏ Trái Đất. Tổng 21 5,25 10 2,5 5 1,25 4 1 40 10 II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC 2021-2022 TT Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ cần kiểm tra, đánh giá nhận thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Vì sao - Nhận biết: Lịch sử là gì? 3 1 1 phải học Cách làm ra lịch. Nguồn tư
- lịch sử liệu có giá trị xác thực nhất - Thông hiểu: Nhận định Lịch Không đúng về LS sử - Vận dụng: Dựa vào bằng chứng xác định được tư liệu lịch sử gì Xã hội - Nhận biết: Các giai đoạn 3 1 1 nguyên của quá trình tiến hóa từ thủy vượn thành người. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy . Nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã - Thông hiểu: Công cụ lao động giúp giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú là gì? - Vận dụng cao: đánh giá quá trình tiến hóa từ vượn thành người Xã hội cổ - Nhận biết: Tên gọi của 3 1 1 1 đại người đứng đầu các nhà nước cổ đại. - Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại - Tổ chức nhà nước của các quốc gia cổ đại - Thông hiểu: Điều kiện tự nhiên hình thành các quốc gia cổ đại - Vận dụng: Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời nhà Tần - Vận dụng cao: Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại Đông - Nhận biết: Cơ sở hình Nam Á từ thành các quốc ia sơ kì ĐNA. những thế Thời gian hình thành các kỉ tiếp quốc gia phong kiến ĐNA giáp đầu - Thông hiểu: kinh tế của công các quốc gia ĐNA nguyên - Vận dụng: Lợi thế của đến thế kỉ ĐNA X
- Trái Đất- -Nhận biết được vị trí của 5 4 2 2 hành tinh Trái Đất trong hệ Mặt Trời, của Hệ hướng quay của Trái Đất, các Mặt Trời hệ quả vận động tự quay Địa quanh trục và quay quanh lý Mặt Trời của Trái Đất. - Hiểu được nguyên nhân vì sao Trái Đất có sự sống và có ngày đêm luân phiên nhau. - Vận dụng: Dựa vào kiến thức đã học để tính giờ các khu vực trên Trái Đất - Vận dụng cao: Liên hệ kiến thức về mùa ở các bán cầu, ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa để giải thích sự vật hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày. Cấu tạo -Biết được cấu tạo của Trái 5 2 của Trái Đất, các quá trình nội sinh, Đất. Vỏ ngoại sinh, một số dạng địa Trái Đất. hình. -Hiểu được nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất, so sánh được sự giống nhau giữa các dạng địa hình. II. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TÂN HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021-2022 Môn: Lịch Sử và Địa Lý 6 Thời gian: 45 phút Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau đây: A.Phân môn Lịch sử Câu 1. Lịch sử là gì? A. Tất cả những gì sẽ diễn ra trong tương lai. B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. C. Tất cả những hoạt động của con người trong tương lai. D. Tất cả những hoạt động của con người đang diễn ra.
- Câu 2. Dương lịch được tính theo A. chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. B. chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. C. chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. D. chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất. Câu 3. Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là gì? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu gốc. Câu 4. Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về lịch sử? A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì khởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ. Câu 5. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được gọi là tư liệu gì? A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu chữ viết. C. Tư liệu hiện vật. D. Tư liệu gốc. Câu 6. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng người nào? A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người. Câu 7. Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? A. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyển lên giai đoạn Người tinh khôn. B. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn thị tộc. C. Giai đoạn thị tộc chuyển lên giai đoạn bộ lạc. D. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn công xã thị tộc. Câu 8. Xã hội nguyên thủy tan rã là do A. có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. B. có sự chuyên môn hóa trong sản xuất. C. con người có mối quan hệ bình đẳng. D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến. Câu 9. Công cụ lao động giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú là gì? A. Nhựa. B. Đá. C. Đồng. D. Sắt. Câu 10. Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá như thế nào?
- A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn. B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người. C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người. D. Là những con người thông minh. Câu 11. Chữ viết của người Ấn Độ là chữ A. Phạn. B. hình nêm. C. la-tinh. D. tượng hình. Câu 12. Ta-let, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-ra-clit là những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực nào? A. Khoa học. B. Sử học. C. Điêu khắc D. Văn học. Câu 13. Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu nào? A. Nhà nước cộng hòa. B. Nhà nước thành bang. C. Nhà nước quân chủ chuyên chế. D. Nhà nước phong kiến. Câu 14. Thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là gì? A. Kim tự tháp. B. Tượng nhân sư. C. Toán học. D. Vườn treo Ba-bi-lon. Câu 15. Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời nhà Tần là A. Ngọ Môn. B. Lũy Trường Dục. C. Tử Cấm Thành. D. Vạn Lí Trường Thành. Câu 16. Hệ thống chữ cái La-tinh là nền tảng cho A. hơn 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. B. hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. C. hơn 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. D. hơn 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. Câu 17. Đâu KHÔNG phải là cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á? A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Một số nghề thủ công truyền thống. C. Các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ. D. Hoạt động thương mại rất phát triển. Câu 18: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ thứ V đến thứ kỉ thứ VI.
- B. Từ thế kỉ thứ VII đến thứ kỉ thứ X. C. Từ thế kỉ thứ VI đến thứ kỉ thứ XI. D. Từ thế kỉ thứ IV đến thứ kỉ thứ X. Câu 19. Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi sản vật nào ở Đông Nam Á? A. Nho. B. Ô-liu. C. Sa nhân. D. Rượu vang. Câu 20: Ý nào KHÔNG phản ánh đúng các lợi thế giúp Đông Nam Á phát triển kinh tế? A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Á – Âu. B. Nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị và hương liệu. C. Địa hình chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên nhiều vũng, vịnh. D. Một số thương cảng sầm uất xuất xuất hiện. B. Phân môn Địa lí Câu 21. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Vị trí thứ 3. B. Vị trí thứ 5. C. Vị trí thứ 9. D. Vị trí thứ 7. Câu 22. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây? A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng. B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h. C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau. D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai. Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động. B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời. B. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời. D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương. Câu 24. Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây? A. Thuận theo chiều kim đồng hồ tạo ra hiện tượng 24 giờ. B. Tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây. C. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- D. Cùng chiều kim đồng hồ và hướng từ Tây sang Đông. Câu 25. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác. B. Hiện tượng mùa trong năm. C. Ngày đêm nối tiếp nhau. D. Sự lệch hướng chuyển động. Câu 26. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là A. 15 giờ. B. 17 giờ. C. 19 giờ. D. 21 giờ. Câu 27. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây? A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất. B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất. C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào. B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên. D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo. Câu 29. Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 14 giờ thì ở TP. Đà Nẵng ở Việt Nam là: A. 18 giờ. B. 22 giờ. C. 19 giờ. D. 21 giờ.
- Câu 30. Ngày 22/12, ở nửa cầu Bắc có hiện tượng A. ngày dài hơn đêm. B. ngày dài suốt 24 giờ. C. đêm dài hơn ngày. D. ngày và đêm dài bằng nhau. Câu 31. Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất nên có A. ngày dài đêm ngắn. B. ngày ngắn đêm dài. C. Ngày, đêm khó xác định. D. ngày đêm bằng nhau. Câu 32. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là A. 10000C. B. 50000C. C. 70000C. D. 30000C. Câu 33. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây? A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong. B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất. C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi). D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti. Câu 34. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Động đất, núi lửa. B. Sóng thần, xoáy nước. C. Lũ lụt, sạt lở đất. D. Phong hóa, xâm thực. Câu 35. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây? A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau. B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau. D. Hai lực giống nhau và tác động không đồng thời nhau. Câu 36. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là
- A. mực nước giếng thay đổi. B. cây cối nghiêng hướng Tây. C. động vật tìm chỗ trú ẩn. D. mặt nước có nổi bong bóng. Câu 37. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh? A. Từ 200 - 300m. B. Trên 400m. C. Từ 300 - 400m. D. Dưới 200m. Câu 38. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực. C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng. D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển. Câu 39. Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy lựa chọn một trong các đáp án sau để giải thích cho Nam hiểu: A.Vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc là mùa hè còn ở Ô-xtrây-li-a lại là mùa thu do nằm ở bán cầu Nam. B.Vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Nam đang là mùa hè còn ở Ô-xtrây-li-a là mùa đông do nằm ở bán cầu Bắc. C. Vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc đang là mùa hè còn ở Ô-xtrây-li-a là mùa đông do nằm ở bán cầu Nam. D. Vì lúc đó Việt Nam ở bán cầu Bắc đang là mùa hè còn ở Ô-xtrây-li-a là mùa xuân do nằm ở bán cầu Nam. Câu 40. Ông cha ta có câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu ca dao trên liên quan đến hiện tượng nào sau đây? A. Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa B. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ
- C.Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo năm D. Ngày đêm dài ngắn theo kinh độ III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC 2021-2022 A. PHẦN LỊCH SỬ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B C D B C Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A D A D B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 A A B D D Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 D D B C C B. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 A A B C B Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 B D B D C Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 A B C A B Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 B D A C A