Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 4 trang thaodu 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_209_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 10 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 209 (Đề gồm có 04 trang) Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất (1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein bám màng và xuyên màng (2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat (3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng (4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron (5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein Có bao nhiêu đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 2: Để phân loại đường đơn, đường đôi và đường đa. Người ta căn cứ vào A. số lượng đơn phân có trong phân tử B. độ tan trong nước của phân tử C. số loại đơn phân có trong phân tử D. khối lượng của phân tử Câu 3: Quan sát hình ảnh về tế bào (a) dưới đây : Nhận xét đúng về hình ảnh trên là A. Tế bào (a) là tế bào đang co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường ưu trương B. Tế bào (a) là tế bào đang co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường nhược trương C. Tế bào (a) là tế bào đang phản co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường nhược trương D. Tế bào (a) là tế bào đang phản co nguyên sinh khi đưa tế bào vào môi trường ưu trương Câu 4: Cho các hiện tượng sau: (1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc (2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua (3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng (4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của prôtêin? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1. Câu 5: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. saccrôzơ ưu trương B. urê ưu trương C. saccrôzơ nhược trương D. urê nhược trương Trang 1/4 - Mã đề thi 209
  2. Câu 6: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 0oC tế bào sẽ bị chết? A. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng hóa sinh trong tế bào không thực hiện được B. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với các phân tử khác C. Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường không thực hiện được D. Nước trong tế bào đóng băng nên tăng thể tích làm phá hủy cấu trúc tế bào Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói về chức năng của cacbohidrat ? A. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể B. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể C. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể D. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể Câu 8: Cấu tạo gồm một mạch pôlinucleôtit xoắn cuộn một đầu tạo cấu trúc 3 thùy, trong đó một thùy mang bộ ba đối mã là đặc điểm của A. ADN B. mARN C. rARN D. tARN Câu 9: Cho thông tin sau: “Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmon tiroxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng. Ngược lại, tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmon tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm. Trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển” Thông tin trên đề cập đến vấn đề A. Cơ thể người có cấu tạo phù hợp với chức năng B. Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh C. Cơ thể người là hệ thống mở D. Cơ thể người là liên tục tiến hóa Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản nhất để phân biệt giới thực vật và giới động vật là giới thực vật gồm các sinh vật A. sống dị dưỡng B. sống cố định C. có khả năng di chuyển D. sống tự dưỡng Câu 11: Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là A. liên kết hidrô B. liên kết peptit C. liên kết hoá trị D. liên kết este Câu 12: Hêmoglôbin được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlipeptit và có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp prôtêin cung cấp cho quá trình tổng hợp hemôglôbin là A. lưới nội chất trơn B. lưới nội chất hạt C. ti thể D. bộ máy gôngi Câu 13: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Tế bào hồng cầu nhỏ đi do nước thẩm thấu từ tế bào ra ngoài B. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại do nước khuếch tán qua màng tế bào C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ do nước thẩm thấu vào trong tế bào D. Tế bào hồng cầu không thay đổi kích thước do bên trong và bên ngoài tế bào đều có nước Câu 14: Cụm từ " tế bào nhân sơ " dùng để chỉ A. tế bào có nhân phân hoá B. tế bào nhiều nhân C. tế bào không có nhân D. tế bào chưa có màng nhân Câu 15: Cấu trúc nào sau đây không có trong nhân tế bào? A. Chất nhiễm sắc B. Lưới nội chât C. Nhân con D. Dịch nhân Câu 16: Enzim là A. chất xúc tác sinh học, có hiệu quả cao, tác động trong điều kiện bình thường và bị biến đổi sau phản ứng B. chất xúc tác vô cơ, có hiệu quả cao, tác động trong điều kiện bình thường và không bị biến đổi sau phản ứng Trang 2/4 - Mã đề thi 209
  3. C. chất xúc tác vô cơ, có hiệu quả cao, tác động trong điều kiện có nhiệt độ và áp suất cao D. chất xúc tác sinh học, có hiệu quả cao, tác động trong điều kiện bình thường và không bị biến đổi sau phản ứng Câu 17: Mạch bổ sung của ADN có trình tự nu 5’ AAXTAAXXGXTA 3’, trình tự nu trên mạch còn lại là : A. 3’ TAGXGGTTAGTT 5’ B. 3’ UUGAUUGGXGAU 5’ C. 5’ UUGAUUGGXGAU 3’ D. 5’ TAGXGGTTAGTT 3’ Câu 18: Giới khởi sinh có đặc điểm A. nhân thực, đơn bào, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phân bố rộng, sống tự dưỡng B. đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng C. đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng kí sinh hay hoại sinh D. đơn bào hay đa bào, nhân sơ hay nhân thực, kích thước nhỏ, sống tự do Câu 19: ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào vì A. ATP có chứa các liên kết photphat cao năng, dễ hình thành để tích lũy năng lượng trong các hợp chất hữu cơ B. ATP có chứa các liên kết photphat cao năng, dễ hình thành nhưng không dễ phá vỡ dùng để cấu tạo nên cơ thể sống C. ATP có chứa các liên kết photphat cao năng, dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào. D. ATP có chứa các liên kết photphat cao năng, dễ bị phá vỡ để tích lũy năng lượng trong các hợp chất hữu cơ Câu 20: Nguyên tố đa lượng cấu tạo nên chất sống bao gồm A. C, H, O, N, S, P, Ca B. H, O, N, P, C, Fe, Se C. C, H, O, P, N, Cu, F D. O, P, C, N, S, Zn, B Câu 21: Người bị mắc bệnh thống phong, các khớp xương đầu gối, mắt cá chân, ngón chân cái, bàn tay, khuỷu tay và vai bị đau đớn, do A. rối lọan chuyển hóa mỡ B. rối loạn chuyển hóa đạm C. rối loạn đường huyết D. hạ canxi máu Câu 22: Vận chuyển chủ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất A. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng B. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và không tiêu tốn năng lượng C. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng D. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và tiêu tốn năng lượng Câu 23: Cấu tạo của ATP gồm A. bazơ nitơ adenin, đường ribozơ, 3 nhóm photphat B. bazơ nitơ adenin, đường deoxiribozơ, 3 nhóm photphat C. alanin, đường ribozơ, 2 nhóm photphat D. adenin, đường deoxiribozơ, 2 nhóm photphat Câu 24: Đặc điểm chung của ADN và ARN là A. đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin B. đều có cấu trúc một mạch C. đều là những đại phân tử và có cấu trúc đa phân D. đều có cấu trúc hai mạch Câu 25: Trong cơ thể người, loại tế bào chứa nhiều ti thể nhất là A. tế bào bạch cầu B. tế bào hồng cầu C. tế bào thần kinh D. tế bào cơ tim Câu 26: Một gen có chiều dài 5100A 0, có tỉ lệ A/G=3/2. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A bằng 250, mạch đơn thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 400. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen trên? Trang 3/4 - Mã đề thi 209
  4. (1) Khối lượng phân tử của gen là 9×105 đvC. (2) Số liên kết hóa trị giữa các nu của gen bằng 2998. (3) Số liên kết hiđrô của gen là 3600. (4) Số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen là: T = 250; A = 350; G = 500; X = 400. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 27: Khi nhỏ dung dịch H2O2 lên lát khoai tây sống ta thấy có sủi bọt khí, chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Cơ chất và sản phẩm của của phản ứng trên lần lượt là : A. khoai tây và H2O, O2 B. H2O và H2O2, O2 C. H2O2 và H2O, O2 D. khoai tây và O2 Câu 28: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là A. hóa năng B. nhiệt năng C. điện năng D. cơ năng Câu 29: Tế bào là cấp tổ chức sống cơ bản nhất vì A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào B. ở tế bào có các đặc điểm đặc trưng của sự sống C. tế bào vừa là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của thế giới sống D. tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, thực hiện chức năng như nhau Câu 30: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Đặc điềm này giúp cho vi khuẩn A. dễ gây bệnh cho các loài vật chủ B. dễ trao đổi chất với môi trường C. dễ tránh được kẻ thù và các hóa chất độc D. dễ biến đổi để thích nghi với môi trường sống HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 209