Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 413 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 3470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 413 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_413_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 413 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 413 (Đề này gồm có 2 trang) A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Sinh vật nào sau đây thuộc giới khởi sinh? A. Địa y. B. Vi khuẩn. C. Nấm nhầy. D. Dương xỉ. Câu 2: Các thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nuclêôtít? I. Đường pentôzơ. II. Nhóm phốt phát. III. Bazơ nitơ. IV. Nhóm cacboxyl. A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. I, II, III. Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng với chức năng chính của ARN thông tin (mARN) ở sinh vật nhân thực? A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm. B. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm. C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. D. Bảo quản thông tin di truyền cho tế bào. Câu 4: Chất nào sau đây không có bản chất lipit? A. Carôtenôit. B. Colesterôn. C. Xenlulôzơ. D. Vitamin A. Câu 5: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về chức năng của các loại cacbohiđrat? A. Glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn. B. Kitin cấu tạo nên thành tế bào của thực vật. C. Xenluôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào của nấm. D. Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong tế bào động vật. Câu 6: Dung dịch nào sau đây có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào? A. Ưu trương. B. Nhược trương. C. Bão hòa. D. Đẳng trương. Câu 7: Các axit amin trong chuỗi polipeptit (cấu trúc bậc 1) được liên kết với nhau bằng liên kết nào dưới đây? A. Liên kết peptit. B. Liên kết photphođieste. C. Liên kết glicôzit. D. Liên kết ion. Câu 8: Đường saccarôzơ (đường mía) do hai phân tử đường nào sau đây liên kết lại? A. Galactôzơ và lactôzơ. B. Galactôzơ và glucôzơ. C. Glucôzơ và fructôzơ. D. Galactôzơ và fructôzơ. Câu 9: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về cấu trúc và chức năng của prôtêin? I. Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ thì phân tử prôtêin không thực hiện được chức năng sinh học. II. Một số vi sinh vật sống được ở suối nước nóng nhờ prôtêin của chúng không bị biến tính khi nhiệt độ cao. III. Con người cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo đủ các loại axit amin không thay thế. IV. Prôtêin có chức năng xúc tác cho các phản ứng hóa sinh, ví dụ như enzim lipaza thủy phân lipit. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 10: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất tan qua màng tế bào? A. Chỉ xảy ra ở tế bào thực vật, không xảy ra ở tế bào động vật. B. Cần có năng lượng cho quá trình vận chuyển. C. Các chất được đưa vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. D. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Câu 11: Đặt mẫu vật của tế bào thực vật bình thường vào môi trường nào sau đây để vẽ được tế bào như Hình 1 khi quan sát Thành tế bào dưới kính hiển vi? Tế bào chất A. Nước cất. B. Nước muối đẳng trương. C. Nước muối ưu trương. Màng sinh chất D. Nước muối nhược trương. Hình 1 Trang 1/2-Mã đề 413
  2. Câu 12: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất? I. Các phân tử như CO2, O2 có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. II. Ion Na+ có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. III. Glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào nhờ các kênh prôtêin xuyên màng tế bào. IV. Hoocmon insulin chỉ có thể đi qua màng nhờ sự biến dạng của màng sinh chất (nhập bào hoặc xuất bào). A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 13: Một đoạn mạch của phân tử ADN xoắn kép có trình tự nuclêôtít là 3’TAAGXTAATXATGGG5’. Trình tự nào sau đây đúng với nuclêôtít của đoạn mạch bổ sung còn lại? A. 3’ATTGXTTTAGTAXXX5’. B. 5’ATTXGATTAGTAXXX3’ C. 3’ATTXGATTAGTAXXX5’. D. 5’ATTGXTTTAGTAXXX3’. Câu 14: Cho một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 3000 và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về phân tử ADN này? I. Chiều dài của ADN bằng 510nm. II. Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là A = T = 600, G = X = 900. III. Tổng số liên kết hiđrô của ADN bằng 3600. IV. Tỉ lệ của mỗi loại nuclêôtit của ADN là A = T = 30%, G = X = 20%. . A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật? A. Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, động vật gồm những sinh vật dị dưỡng. B. Thực vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ, động vật được cấu tạo từ tế bào nhân thực. C. Thực vật sống di động, phản ứng nhanh; động vật sống cố định, phản ứng chậm. D. Tế bào động vật có thành xenlulôzơ còn ở tế bào thực vật không có. B/ PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3 điểm) a. (2 điểm) Hãy so sánh sự khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực theo bảng dưới đây: Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng nhân Kích thước tế bào Bào quan Hệ thống nội màng b. (1 điểm) Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp. Câu 2. (2 điểm) a. (1 điểm) Trình bày vai trò của enzim. b. (1 điểm) Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất H và E dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên một cách bất thường? Hãy giải thích. A B C D E G F H - HẾT- Trang 2/2-Mã đề 413