Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8

docx 55 trang Hoài Anh 7071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I.TRẮC NGHIỆM:(5đ) Câu 1. Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản? A. Hệ tiêu hóa. B.Hệ hô hấp. C.Hệ tuần hoàn. D.Hệ bài tiết. Câu 2. Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản? A.Hệ sinh dục. B.Hệ hô hấp. C.Hệ tuần hoàn. D.Hệ bài tiết. Câu 3. Cơ quan nào thuộc hệ bài tiết? A.Tinh hoàn. B.Thận. C.Âm đạo. D.Tủy sống. Câu 4. Nơron còn được gọi là A.Tế bào sinh dục. B.Tế bào thần kinh. C.Tế bào sinh dưỡng. D.Tế bào xương. Câu 5. Bắp cơ gồm A.Nhiều bó cơ. B. Nhiều tơ cơ. C.Nhiều sợi cơ. D.Nhiều tơ cơ mảnh. Câu 6. Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào A.Màng xương cứng. B.Màng xương xốp. C.Sụn tăng trưởng. D.Sụn hóa xương. Câu 7. Đặc điểm hệ cơ của người tiến hóa hơn so với thú là A.Cơ mặt không phân hóa. B. Cơ vận động lưỡi nhỏ. C.Cơ chân to khỏe. D.Cơ chi phân hóa nhiều. Câu 8. Việc luyện tập thể dục thường xuyên làm cho cơ xương. A.Chắc khỏe. B.Mềm yếu. C. Mất dẻo dai. D. Lão hóa. Câu 9. Tế bào của máu có chức năng vận chuyển O2 và CO2 là A.Tiểu cầu. B.Bạch cầu. C.Hồng cầu. D. Đại cầu. Câu 10. Dấu hiệu máu chảy ở động mạch là A.Chậm và ít. B.Nhanh và mạnh. C.Chậm và nhiều. D.Nhanh và ít. Câu 11. Hoạt động không tốt cho tim mạch là A.Ăn uống đủ chất. B.Rèn luyện thể thao. C.Tiêm phòng Vacxin. D. Uống rượu bia nhiều. Câu 12. Cơ quan của hệ hô hấp là A.Tim. B.Gan. C.Thận. D.Phổi. Câu 13. Đơn vị trao đổi khí ở phổi gọi là A.Khí quản. B.Phế quản. C.Phế nang. D.Thanh quản. Câu 14. Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa A.Phế nang với mao mạch. B.Phế nang với động mach. B.Phế nang với tĩnh mạch. D.Phế nang với tim. Câu 15. Hoạt động tiêu hóa về mặt hóa học chủ yếu trong khoang miệng là A.Biến đổi protein. B.Biến đổi tinh bột. C.Biến đổi lipit. D.Biến đổi axit amin. Câu 16. Con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng là con đường mạch bạch huyết và con đường A.Máu. B.Ruột. C.Gan. D.Bạch cầu. Câu 17. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh dễ bị bệnh đau răng, đau dạ dày, đau ruột gan đó là các bệnh về. A.Hô hấp. B.Tuần hoàn. C.Bài tiết. D.Tiêu hóa. Câu 18.Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường trong là thông qua A.Hệ hô hấp. B.Hệ tiêu hóa. C.Hệ tuần hoàn. D.Hệ bài tiết. Câu 19. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong được biểu hiện A.Sự phân giải các chất hữu cơ. B.Sự tổng hợp các chất hữu cơ. C.Sự trao đổi qua nước mô và máu. D.Sự trao đổi qua hệ hô hấp.
  2. Câu 20. Sự tăng giảm quá trình dị hóa làm cho thân nhiệt A.Được điều hòa ổn định. B.Cơ thể tăng nhiêt. C.Cơ thể giảm nhiệt. D.Cơ thể không đổi. II.TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1. Cho ví dụ về các bệnh tim mạch và cách vệ sinh tim mạch?(2đ) Câu 2. Phân tích con đường lây truyền các bệnh về hô hấp và biện pháp phòng tránh các bệnh về hô hấp?(2đ) Câu 3. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Vì sao?(1đ) ĐÁP ÁN I.TRẮC NGHIỆM(5điểm) Mỗi câu đúng 0,25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A A B B A C D A C B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D C A B A D C C A II.TỰ LUẬN(5điểm) Câu 1. -Ví dụ các bệnh về tim mạch: Tim mạch nhiễm mỡ, xơ vữa tim mạch, hở van tim, hẹp van tim, cao huyết áp, huyết áp thấp, tai biến mạch máu, viêm màng tim mạch (2điểm) Câu 2. Con đường lây truyền các bệnh về hô hấp: Theo con đường dẫn khí: Các tác nhân như bụi, khói, khí thải, khí độc hại, khí chứa các vi sinh vật gây bệnh Từ bên ngoài qua lỗ mũi, miệng, tai đến các cơ quan hô hấp khác như họng, thanh quản, khí quản, phế quản và 2 lá phổi gây ra các bệnh viêm nhiễm và ung thư. Theo con đường mạch máu: Các vi sinh vật gây hại từ da, vết thương ngoài da kí sinh vào mạch máu đến mạch máu các cơ quan hô hấp gây bệnh. Theo con đường ăn uống các chất độc hại và các vi sinh vật trong thức ăn đồ uống vào khoang miệng, họng gây các bệnh như viêm răng, viêm lợi, sâu răng, viêm họng, viêm amidan lây truyền xuống các cơ quan hô hấp lân cạnh xuống tới phổi.(1điểm) Biện pháp phòng tránh các bệnh về hô hấp: Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, đeo khẩu trang chống bụi khi lao động vệ sinh hay khi đi đường bụi, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên đúng cách, tạo miễn dịch cho cơ thể bằng cách tiêm vacxin phòng các bệnh về hô hấp, tránh ở gần môi trường độc hại, mất vệ sinh, vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.(1điểm) Câu 3. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là biến đổi về mặt hóa học. Vì rất nhiều enzim hoạt động biến đổi hóa học các chất dinh dưỡng có phân tử lớn tạo thành các phân tử nhỏ dễ hấp thu vào cơ thể:(0,25điểm) Enzim amilaza tiếp tục biến đổi tinh bột và đường đôi thành đường đơn.(0,25điểm) Enzim pepsin biến đổi protein lớn thành các axit amin nhỏ.(0,25điểm) Enzim lipaza biến đổi lipit thành các phân tử axit béo và glixerin dễ hấp thu.(0,25điểm)
  3. ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm(4 điểm ) Khoanh tròn vào đáp án là các chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng. Câu 1: Thân to ra về bề ngang nhờ: A. các tế bào màng xương dày lên B. các tế bào màng xương to ra C. các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới D. các tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia tạo ra các tế bào mới Câu 2: Thành phần cấu tạo của máu gồm: A. huyết tương và hồng cầu. B. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu C. huyết tương và các tế bào máu D. huyết tương, hồng cầu và bạch cầu Câu 3: Thành phần các chất chủ yếu của huyết tương là: A. nước 90%, chất dinh dưỡng và các muối khoáng 10% B. nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất thải 10% C. nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết 10% D. nước 90%, chất dinh dưỡng và các chất khác 10% Câu 4: Các chất nào trong các chất sau đây được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? A. Vitamin B. Lipit C. Muối khoáng D. Nước Câu 5: Tại sao nhóm máu O chỉ cho mà không nhận? A. Vì hồng cầu không có A & B. B. Vì hồng cầu có A& B. C. Vì hồng cầu chỉ có A. D. Vì hồng cầu chỉ có B Câu 6: Bạch cầu nào tham gia thực bào? A. LimphôTvà mônô. B. Lim phô B và trung tính. C. Ưa kiềm và ưa axit. D. Trung tính và mônô Câu 7: Môi trường trong của cơ thể gồm:
  4. A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. Máu, nước mô, bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể. D. Máu, nước mô, bạch cầu. Câu 8: Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là: A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi. B. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. C. Quá trình hít vào và thở ra. D. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào. Câu 9: Cho tên các cơ quan tiêu hóa như sau: 1.Khoang miệng, 2. Dạ dày, 3. Ruột non, 4. Thực quản, 5. Ruột già, 6. Hậu môn. Trình tự cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa theo chiều từ trên xuống dưới là: A. 1,3,5,6,2,4 B. 1,4,2,3,5,6 C. 1,3,4,2,5,6 D. 1,2,4,3,6,5 Câu 10: Cho tên các cơ quan hô hấp như sau: 1.Mũi, 2.Họng, 3.Khí quản, 4.Thanh quản, 5. Phổi ,6. Phế quản. Trình tự cơ quan hô hấp theo chiều từ trên xuống dưới là: A.1,4,2,3,5,6 B. 1,3,4,2,5,6 C. 1,2,4,3,6,5 D. 1,3,5,6,2,4 B. Tự luận: ( 6 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể? - Chúng ta cần làm gì để hệ cơ, xương phát triển cân đối? Câu 2: (2 điểm) a) Trình bày chu kì hoạt động của tim? b) Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Câu 3: ( 2 điểm) a) Các chất trong thức ăn có thể được phân thành những nhóm nào? b) So sánh sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày? ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm RIÊNG Câu 9,10 ( 1ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D B A D B D B C B. Tự luận: (6 điểm)
  5. Câu Đáp án Điểm *Tế bào là đơn vị cấu tạo - Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào. - Ví dụ: Tế bào xương, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì, các tế bào tuyến 0,5 * Để cơ thể phát triển cân đối, xương vững chắc cần: + Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. 0,5 + Tắm nắng: chuyển hoá vitaminD - vitaminD tăng qt chuyển hoá can xi tạo xương. 1 + Rèn luyện thể thao và lao động vừa sức, lao động khoa học. 0,25 + Ngồi học đúng tư thế. 0,25 0,25 0,25 a) Chu kì hoạt động của tim: - Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: Nhĩ co (0,1s); thất co (0,3s) pha dãn chung (0,4s): 0,75 - Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim). Giải thích: 0,25 Vì chu kì hoạt động của tim là 0.8 giây, trong đó pha dãn chung là 0.4 giây tim sẽ được 2 phục hồi lại nên hoạt động suốt đời không mệt mỏi. c) Cung cấp oxi để oxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. 1,0 1,0 a) Các chất trong thức ăn được chia hai nhóm: - chất hữu cơ ( glucoza, lipit, protein, vitamin, ) 1,0 - chất vô cơ ( nước, muối khoáng, b) So sánh: 0,5 3 - Giống nhau: đều gồm hai mặt biến đổi lí học, hóa học và biến đổi lí học là chủ yếu - Khác nhau: Biến đổi hóa học: 0,5 + Khoang miệng: Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ + Dạ dày: Biến đổi prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn
  6. ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Học Sinh điền đáp án đúng vào bảng cuối bài. Câu 1. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá tiêu hóa hóa học: A. Lipit.B. Prôtêin.C. Axit nuclêic.D. Gluxit. Câu 2. Dịch tụy và dịch mật được đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hóa A. Dạ dàyB. Tá TràngC. Thực quản D. Ruột già Câu 3. Cho tên các cơ quan tiêu hóa như sau: 1. Khoang miệng 2. Dạ dày 3. Ruột non 4. Thực quản 5. Ruột già 6. Hậu môn . Trình tự cơ quan tiêu hóa tiêu hóa theo chiều từ trên xuống dưới là: A. 1,3,5,6,2,4 B. 1,4,2,3,5,6 C. 1,3,4,2,5,6 D. 1,2,4,3,6,5 Câu 4. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có hại cho hệ tim mạch ? A. Rau xanhB. Thức ăn chứa nhiều cholesterol C. Thức ăn chứa nhiều canxiD. Thức ăn chứa nhiều vitamin Câu 5. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ? A. Moocphin B. Nicotin C. CôcainD. Heroin Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Huyết thanh là bao gồm các tế bào máu. B. Huyết thanh chính là tên gọi khác của huyết tương. C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh. D. Huyết thanh là nước mô. Câu 7. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ? A. Bạch cầu limphô TB. Bạch cầu limphoB C. Bạch cầu mono D. Bạch cầu ưa axit Câu 8. Cho những nội dung sau: 1. Khói thuôc lá có thể tê liệt lớp lông rung trong phế quản làm giảm hiệu quả lọc sạch không khí. 2. Luyện tập để thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút có tác dụng làm tăng hiệu quả hô hấp.
  7. 3. Khi thức ăn được chuyển từ thực quản xuống dạ dày thì lúc đó dạ dày sẽ tiết dịch vị. 4. Nhịp tim có thể tăng không mong muốn khi sốt cao, mất máu Có bao nhiêu câu đúng trong những câu trên: A. 2B. 3 C. 1 D. 4 Câu 9. Bộ phận của ống tiêu hóa có hoạt động biến đổi hóa học mạnh nhất là: A. Ruột nonB. Khoang miệngC. Dạ dày D.Thực quản Câu 10. Hồng cầu có đặc điểm A. Trong suốt, có nhân. C. Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. B. Là phần lỏng màu vàng nhạt.D. Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân. Câu 11. Quá trình trao đổi khí được diễn ra ở cơ quan nào trong hệ hô hấp A. Khí quản B. Phế quản C.Thanh quảnD. Phế nang Câu 12. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là: A. Iot. B. Canxi C. SắtD. Magiê. Câu 13. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại? A. 5 loại B. 2 loạiC. 4 loạiD. 3 loại Câu 14. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến vịB. Tuyến tuỵC. Tuyến nước bọtD. Tuyến ruột Câu 15. Loại tế bào có nhiều nhất trong máu là A. Tiểu cầuB. Tiểu cầu và bạch cầuC. Hồng cầuD. Bạch cầu Câu 16. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào? A. Dạ dàyB. Ruột non C. Ruột giàD. Ruột thừa Câu 17. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể anpha ? A. 4 B. 2 C. 3D. 1 Câu 18. Bộ phận không có hoạt động biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa là: A. Khoang miệng B. Thực quảnC. Dạ dàyD. Ruột non Câu 19. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ? A. 60%B. 45% C. 75%D. 55% Câu 20. Lông mũi và chất nhày do niêm mạc mũi tiết ra có tác dụng: A. Diệt khuẩnB. Sưởi ấm không khí. C. Giúp mũi trao đổi khí.D. Cản bụi. Câu 21. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu? A. Nhóm máu BB. Nhóm máu OC. Nhóm máu ABD. Nhóm máu A
  8. Câu 22. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì? A. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày B. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. Câu 23. Loại khí nào dưới đây thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong ? A. NO2 B. CO2 C. CO D. N 2 Câu 24. Chất nào sau đây được tiêu hóa hóa học ở khoang miệng A. LipitB. ProteinC. Tinh bột chínD. Chất xơ Câu 25. Cho tên các cơ quan hô hấp như sau: 1. Mũi 2. Họng 3. Khí quản 4. Thanh quản 5. Phổi 6. Phế quản. Trình tự cơ quan hô hấp theo chiều từ trên xuống dưới là: A.1,4,2,3,5,6B. 1,3,4,2,5,6 C. 1,2,4,3,6,5D. 1,3,5,6,2,4 Câu 26. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ? A. 3 - 6 giờB. 6 - 8 giờC. 1 - 2 giờD. 10 - 12 giờ Câu 27. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ? A. PrôtêinB. Gluxit C. Cả lipit, gluxit, proteinD. Lipit Câu 28. Nhóm máu chỉ truyền được cho chính nó mà không truyền được cho nhóm máu khác là: A. Nhóm máu BB. Nhóm máu ABC. Nhóm máu OD. Nhóm máu A Câu 29. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Tiểu cầuB. Hồng cầu C. Bạch cầuD. Cả 3 loại tế bào trong máu có vai trò như nhau Câu 30. Đặc điểm xương của người già: A. Xương kém bền vững nhưng khả năng đàn hồi rất tốt B. Xương giòn, khả năng đàn hồi kém C. Xương bền chắc và khả năng đàn hồi kém D. Xương rắn chắc, khả năng đàn hồi tốt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 13 14 15
  9. 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 II. Phần tự luận (2,5 điểm) Câu 1. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hô hấp tránh khỏi tác nhân có hại. Câu 2. Cần phải có thói quen ăn uống như thế nào cho khoa học và hợp vệ sinh. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 8 I . Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): 1B 2B 3B 4B 5B 6B 7B 8B 9A 10D 11A 12B 13D 14B 15C 16B 17B 18B 19D 20D 21C 22D 23C 24C 25C 26A 27C 28B 29A 30B II. Phần tự luận (2,5 điểm) Câu 1. - Đeo khẩu trang khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi - Tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch như: trồng nhiều cây xanh, ko hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi . - Tập TDTT kết hợp hít thở sâu, giảm nhịp thở Câu 2: - Khẩu phần ăn hợp lý Ăn uống đúng cách: nhai kỹ, đúng giờ, ăn chín uống sôi, sau khi ăn ko được làm việc ngay - Vệ sinh răng miệng sau khi ăn ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất: 1. Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là A. Co cơ B. Dãn cơ C. Mỏi cơ D. Tăng thể tích cơ 2. Cấu trúc cơ lớn nhất là
  10. A. Bó cơ B. Tơ cơ C. Bắp cơ D. Sợi cơ 3. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào A. Sụn xương B. Màng xương C. Mô xương cứng D. Khoang xương 4. Loại chất khoáng nàocó nhiều nhất trong thành phần của xương ? A. Phốt pho B. Sắt C. Natri D.Can xi 5. Nguyên nhân của mỏi cơ là gì? A. Do thải ra nhiều khí CO2 B. Do thiếu chất dinh dưỡng. C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ. D. Cung cấp quá nhiều O2 để oxi hóa chất dimh dưỡng lấy năng lượng. 6. Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là A. 4 J B. 40 J C. 400 J D. 4000J 7. Chức năng của cột sống là? A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng. B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực. C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động. D. Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng. 8. Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động? A. Khớp giữa các đốt sống. B. Khớp cổ chân. C. Khớp xương sọ. D. Khớp khuỷu tay. 9. Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là A. Phổi B. Gan C. Cơ hoành D. Các cơ liên sườn. 10. Máu thuộc loại mô gì? A. Mô liên kết B. Mô biểu bì C. Mô cơ D. Mô thần kinh. 11. Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là A. 0,1s và 0,7s B. 0,2 s và 0,6s C. 0,3s và 0,5s D. 0,4s và 0,4s
  11. 12. Đặc điểm nào không có ở Hồng cầu? A. Hình đĩa B. Chứa huyết sắc tố C. Hai mặt lõm D. Nhân phân thùy II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm) Em hãy giải thích các câu : - Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói - Rét run cầm cập Câu 14: (3,0 điểm) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?. Câu 15:(2,0 điểm) Hãy kể tên các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường máu và các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường bạch huyết ? Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: Sinh học Lớp 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C B D C B B A C A C D II. Tự luận 7 Điểm) 13 Giải thích: + “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” 0,75đ (2,0điểm) - Khi trời nóng, nước trong cơ thể bị mất nhanh và nhiều để giảm nhiệt ( do toát mồ hôi ), làm cho cơ thể thiếu nước nên ta thấy mau khát. - Khi trời lạnh, nhiệt toả ra mạnh sẽ dẫn tới cơ thể mất nhiệt tăng tiêu hao năng 0,75đ lượng do quá trình chuyển hoá trong cơ thể tăng ( để tăng sinh nhiệt ) nên ta mau đói. + “ Rét run cầm cập”: Khi trời quá lạnh làm các cơ co liên tục để sinh nhiệt ( phản 0,5đ xạ run). 14 * Giống nhau 0, 5đ (3,0điểm) - Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành. - Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi. 0,5đ - Đường dẫn khí đều có mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản 0,5đ
  12. - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng 0,5đ cụm, bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc. - Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành dính thành ngực và lá tạng dính vào phổi, 0,5đ giữa 2 lớp màng là chất dịch. * Khác nhau 0,5đ - Đường dẫn khí của người có thanh thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm 15 Trước khi truyền máu cho người bệnh, bác sĩ phải làm xét nghiệm máu của người 1,0đ cho rất cẩn thận vì: (2,0điểm) - Lựa chọn nhóm máu cần truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch). - Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 1,0đ 15B Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo: 1,0đ (2,0điểm) - Đường máu: đường đơn, axit béo và glixerin, axit amin, các vitamin tan trong nước, muối khoáng, nước. - Đường bạch huyết: Lipit, vitamin tan trong dầu 1,0đ Lưu ý: HS có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm tối đa. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng 0.5 điểm). Câu 1: Đơn vị chức năng của cơ thể là: A. Tế bào. B. Các nội bào. C. Môi trường trong cơ thể. D. Hệ thần kinh. Câu 2: Mô biểu bì có đặc điểm chung là: A. Xếp Sít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan. B. Liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể. C. Có khả năng co dãn tạo nên sự vận động. D. Tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin.
  13. Câu 3: Máu được xếp vào loại mô: A. Biểu bì. B. Liên kết. C. Cơ. D. Thần kinh. Câu 4: Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủy tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Môi trường trong của cơ thể gồm: A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. Máu, nước mô, bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể. D. Máu, nước mô, bạch cầu. Câu 6: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là: A. Limpho T. B. Limpho B. C. Trung tính và mono. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Là tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2: A. Bạch cầu. B. Tiểu cầu. C. Sinh tơ. D. Hồng cầu. Câu 8: Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do: A. Chứa nhiều cacbonic. B. Chứa nhiều oxi. C. Chứa nhiều axit lactic. D. Chưa nhiều dinh dưỡng. Câu 9: Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là: A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi. B. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. C. Quá trình hít vào và thở ra. D. Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào. Câu 10: Ở miệng, dạ dày và ruột non hoạt động biến đổi thức ăn chủ yếu lần lượt là: A. Vật lý, Vật lý, Hóa học. B. Vật lý, Hóa học, Hóa học. C. Vật lý, Vật lý, Vật lý. D. Hóa học, Hóa học, Hóa học. II. TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 1: Phản xạ là gì ? Phân tích một ví dụ về phản xạ?(2 điểm) Câu 2: Chuyển hóa cơ bản là gì? Có ý nghĩa quan trọng như thế nào?(1 điểm) Câu 3: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào ? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt?(2 điểm) Đáp án
  14. I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A A B B B C D B D A án II. Tự luận : Câu Nội dung Điểm 1 - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên 1 trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh. - Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là 1 da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đến Trung ương,Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng 2 - Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái nghỉ 0,5 ngơi, năng lượng duy trì sự sống, hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt. 0,5 - Ý nghĩa : Xác định thang chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi, kiểm tra chuyển hóa để xác định trạng thái bệnh lí. 3 Tiêu hóa ở khoang miệng gồm: - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. 1 + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt. - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt. + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantôzơ. 1 Tinh bột amilaza Mantôzơ. pH=7,2; t0= 370C Nhai cơm hay bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt vì cơm bánh mì là tinh bột khi nhai trong miệng sẽ bị enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ nên thấy ngọt.
  15. ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Mô nào có chức năng co dãn? A. Mô cơ. C. Mô liên kết. B. Mô thần kinh. D. Mô biểu bì. Câu 2: Loại thức ăn được tiêu hóa bởi enzim pepsin là: A. Gluxit. B. Protein. C. Lipit. D. Vitamin. Câu 3: Thành phần nào của máu làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng: A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 4: Xương dài ra là nhờ sự phân chia tế bào ở: A. Thân xương. B. Sụn tăng trưởng. C. Mô xương xốp. D. Màng xương. Câu 5: Tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là: A. Bụi khói. B. Các khí thải. C. Các vi sinh vật gây bệnh. D. Cả A, B và C. Câu 6: Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phổi là: A. Khí quản. B. Phế quản. C. Phế nang. D. Khoang mũi. II. Tự luận (7 điểm): Câu 7: Trình bày sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng? Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt? (2 điểm) Câu 8: a) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu? (1,5 điểm) b) Hãy cho biết có những loại mạch máu nào? Nêu cấu tạo các loại mạch máu? (2 điểm)
  16. Câu 9: Nhận xét kết quả và giải thích nhịp thở của mình trong lúc bình thường và sau khi chạy nhanh? (1,5 điểm) ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm:(3 điểm): mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B D B D C II. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn làm thức ăn được nghiền nhỏ,thấm đều nước bọt và dễ nuốt. Câu 7 1đ - Biến đổi hóa học:Hoạt động của enzim (amilaza) biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn 2đ thành đường Mantozo (nên khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt) 1đ a. Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 1đ - Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. Câu 8 b. Có 3 loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. - Cấu tạo mạch máu: 3,5đ *. Động mạch- thành mạch dày nhất có 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn và lớp biểu bì. 0,5đ - Lòng mạch: hẹp hơn tĩnh mạch. *. Tĩnh mạch: thành mạch có 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn và lớp biểu bì. 0,5đ - Lòng mạch: rộng, có van 1 chiều. *. Mao mạch: - thành mạch: có 1 lớp biểu bì mỏng. - Lòng mạch: hẹp nhất. 0,5đ 0,5đ 0,5đ
  17. - Nhận xét: *. Lúc bình thường: thở nhẹ và chậm. Câu 9 *. Sau khi chạy nhanh: thở mạnh và gấp. 0,5đ 1,5đ - Giải thích: Khi chạy nhanh, cơ thể tiêu thụ nhiều khí O2, thải ra nhiều khí CO2 làm cho lượng CO2 trong máu tăng lên. Chính lượng CO2 này tác động tới trung khu hô hấp làm nhịp hô hấp tăng để đáp ứng đủ nhu cầu O cho cơ thể và thải CO ra ngoài. 2 2 1đ ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (2,0 đ). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau. Câu 1. Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành: A. Tơ máu. B. Bạch huyết. B. Huyết thanh. D. Khối máu đông. Câu 2. Bố có nhóm máu A, có 2 người con, 1 người có nhóm máu A, một người có nhóm máu O. Người con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố: A. Người con có nhóm máu A. B. Người con có nhóm máu O C. Cả hai người con. D. Không có người con nào. Câu 3. Trong tuyến nước bọt có loại enzim nào? A. Pepsin. B. Tripsin. C. Amilaza. D. Lipaza. Câu 4. Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là: A. Khoang mũi. B. Thanh quản.
  18. C. Khí quản và phế quản. D. Phổi. II. Tự luận (8,0 đ). Câu 5. 1) Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài? Vì sao tắm nắng vào buổi sáng lại giúp xương phát triển? 2) Nêu các biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh? Câu 6. 1) Em hãy nêu chu kì hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? 2) Trình bày những biến đổi lí học và hóa học ở dạ dày? Em hãy giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại không bị phân hủy? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B B C D II. Tự luận (8,0 điểm). Câu Nội dung Điểm các phần của cấu tạo Chức năng xương Sụn bọc đầu xương Giảm ma sát trong các khớp xương Đầu xương Mô xương xốp gồm các Phân tán lực tác động nan xương 0,5đ Tạo các ô chứa tủy đỏ Câu 1 Thân xương Màng xương Giúp xương phát triển to về bề (4 đ) 0,5đ
  19. ngang Mô xương cứng Chịu lực, đảm bảo vững chắc Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng 0,5đ Khoang xương cầu, chứa t y vàng ở người lớn 1. * Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài: 0,5đ * Ánh nắng giúp da tổng hợp vitaminD. vitaminD giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nhờ đó xương phát triển. 0,5đ 2. Biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh: - Tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn và tập từ nhỏ. - Tập hít thở sâu và giảm nhịp thở. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1.* Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha (0,8s): 0,25đ - Pha nhĩ co: 0,1s 0,25đ - Pha thất co: 0,3s 0,25đ - Pha dãn chung: 0,4s 0,25đ * Trong mỗi chu kì tim: Tâm nhĩ làm việc 0,1s, nghỉ 0,7s, tâm nhĩ làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s, tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s, thời gian nghỉ đủ cho cơ tim phục hồi khả 0,25đ năng làm việc. Câu 2 Mặt khác, tim được cung cấp 1 lượng máu lớn (1/10 lượng máu nuôi cơ thể). Vì (4 đ) vậy tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi. 0,25đ 2. * Biến đổi lí học và hóa học ở dạ dày: - Biến đổi lí học: + Tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn. + Sự phối hợp co của các cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm 0,5đ đều dịch vị. - Biến đổi hóa học : 0,5đ + Một phần nhỏ tinh bột được phân giải nhờ enzim amilaza (đã trộn đều từ
  20. khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa trộn đều với dịch vị. + Protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi 0,5đ ngắn (3 – 10 axit amin) * Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại không bị phân hủy vì : 0,5đ - Nhờ chất nhày tiết ra từ tế bào tiết chất nhày của tuyến vị. Chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin. 0,5đ ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I.Phần trắc nghiệm(3đ): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau: Câu 1: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là: A. Chất tế bào C. Màng sinh chất, nhân B. Màng sinh chất D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Câu 2: Trong 4 nhóm máu ở người, trong truyền máu nhóm máu chuyên nhận là. A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu O C. Nhóm máu AB. D. Nhóm máu B. Câu 3: Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì ? A. Xương có chất khoáng C. Trong xương có chất hữu cơ và chất khoáng B. Xương có chất hữu cơ D. Xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất khoáng Câu 4: Máu và nước mô cung cấp cho cơ thể : A. Khí Cacbonic và chất dinh dưỡng C. Cung cấp Oxi, muối khoáng, chất dinh dưỡng
  21. B. Muối khoáng và chất dinh dưỡng D. Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 5: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì: A. Tế bào thực hiện sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống; B. Tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan; C. Tế bào có nhân điều khiển mọi hoạt động sống. D. Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào; Câu 6: Thành phần nào của máu vận chuyển khí O2 và CO2? A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu II.Phần tự luận : (7điểm) Câu 7: Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ) Câu 8: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? (2đ) Câu 9 Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Lấy ví dụ cho từng loại miễn dịch? ( 3đ) ĐÁP ÁN I.Phần trắc nghiệm : (3đ) Mỗi đáp án đúng cho 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A C D B II. Phần tự luận : (7đ) Câu1: (2đ).Mỗi ý đúng cho 0,5đ *Trao đổi khí ở phổi: + Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. + Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. *Trao đổi khí ở tế bào: + Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
  22. + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. Câu2: (2đ) + Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ). (1đ) + Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit. (1đ) Câu 3 : (3đ) Nêu đúng khái niệm miễn dịch (1đ) Kể được 2 loại miễn dịch tự nhiên và nhân tạo (1đ) Lấy đúng ví dụ từng loại miễn dịch (1đ) ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1( 0,5 điểm): Nguyên nhân gây ra sự mỏi cơ là? A. Cơ thể được cung cấp quá nhiều O2. B. Cơ thể không được cung cấp đủ O2. C. Cơ không hoạt động. D. Luyện tập quá nhiều. Câu 2 ( 0,5 điểm): Vì sao máu có màu đỏ tươi? A. Từ phổi về tim và đi tới các tế bào B. Từ các tế bào về tim rồi tới phổi C. Có nhiều hồng cầu D. Có ít hồng cầu Câu ( 0,5 điểm): Tham gia hoạt động thực bào có ? A. Các bạch cầu. B. Các tiểu cầu . C. Các hồng cầu. C. Các kháng thể. Câu 4 ( 0,5 điểm): Chất dinh dưỡng trong thức ăn chủ yếu được hấp thụ ở? A. Khoang miệng B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già
  23. II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Em hãy giải thích các câu : - Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói - Rét run cầm cập Câu 6: (2,0 điểm) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ?. Câu 7:(2,0 điểm) Tại sao trước khi truyền máu cho người bệnh bác sĩ phải làm xét nghiệm máu của người cho rất cẩn thận ? Câu 8: (2,0 điểm) Hãy kể tên các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường máu và các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo đường bạch huyết ? Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Môn: Sinh học Lớp 8 Câu Nội dung Điểm I. Trắc Nghiệm (2 Điểm) 1 B 0,5đ 2 A 0,5đ 3 A 0,5đ 4 B 0,5đ II. Tự luận (2 Điểm) 5 Giải thích: + “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” 0,75đ (2,0điểm) - Khi trời nóng, nước trong cơ thể bị mất nhanh và nhiều để giảm nhiệt ( do toát mồ hôi ), làm cho cơ thể thiếu nước nên ta thấy mau khát. - Khi trời lạnh, nhiệt toả ra mạnh sẽ dẫn tới cơ thể mất nhiệt tăng tiêu hao năng lượng 0,75đ do quá trình chuyển hoá trong cơ thể tăng ( để tăng sinh nhiệt ) nên ta mau đói. + “ Rét run cầm cập”: Khi trời quá lạnh làm các cơ co liên tục để sinh nhiệt ( phản xạ 0,5đ run). 6 * Giống nhau 0, 5đ (2,0điểm) - Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
  24. - Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi. 0,25đ - Đường dẫn khí đều có mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản 0,25đ - Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng 0,25đ cụm, bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc. - Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành dính thành ngực và lá tạng dính vào phổi, 0,25đ giữa 2 lớp màng là chất dịch. * Khác nhau 0,5đ - Đường dẫn khí của người có thanh thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm 7 Trước khi truyền máu cho người bệnh, bác sĩ phải làm xét nghiệm máu của người 1,0đ cho rất cẩn thận vì: (2,0điểm) - Lựa chọn nhóm máu cần truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch). - Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 1,0đ 8 Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo: 1,0đ (2,0điểm) - Đường máu: đường đơn, axit béo và glixerin, axit amin, các vitamin tan trong nước, muối khoáng, nước. - Đường bạch huyết: Lipit, vitamin tan trong dầu 1,0đ Lưu ý: HS có câu trả lời khác đúng vẫn cho điểm tối đa. ĐỀ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1 (2.0 điểm) Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Giải thích vì sao máu O lại có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác, máu AB lại có thể nhận được tất cả các nhóm máu? Câu 2 (3.0 điểm) Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? Vì sao khi lao động hay đi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang? Câu 3 (2.0 điểm) a. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
  25. b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào? Câu 4 (3.0 điểm) Công cơ là gì? Công cơ được sử dụng vào mục đích gì? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ. Biện pháp luyện tập cơ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 * Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc sau: - Xét nghiệm nhóm máu 0.5 - Kiểm tra mầm bệnh của máu người cho. 0.5 * Máu O là máu có thể cho được tất cả các nhóm máu khác: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy 0.5 khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu người nhận gây dính. * Máu AB lại có thể nhậnđược tất cả các nhóm máu: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng 0.5 trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó. Câu 2 - Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, lớp lông rung quét hạt 0.5 bụi nhỏ ra khỏi khí quản; - Chất nhày do niêm mạc mũi, khí quản tiết ra giữ lại các hạt 0.5 bụi nhỏ; - Nắp thanh quản: Đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi 0.5 lọt vào khi nuốt - Các tế bào limphô ở các hạch Amiđan, V-A tiết ra kháng 0.5 thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm. * Khi lao động vệ sinh hay đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang vì: Mật độ khói, bụi trên đường quá nhiều, vượt quá 1.0 khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp. Có thể gây bệnh về đường hô hấp, gây bệnh bụi phổi. Câu 3 a. Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất và sự tiêu hóa 1.0 diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là : Đường đơn (glucozo), axit amin, axit béo, glixerin, nucleotit, các loại vitamin, các loại muối khoáng. b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự 1.0 tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau: - Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả
  26. tiêu hóa sẽ thấp. - Nếu thiếu axit HCl trong dạ dày thì pepsinogen sẽ không được hoạt hóa để trở thành enzim pepsin – dạng hoạt động nên thức ăn bản chất protein trong dạ dày sẽ không được biến đổi về mặt hóa học dẫn đến tiêu hóa ở ruột non sẽ gặp khó khăn và kém hiệu quả hơn. Câu 4 * Công cơ: Khi cơ co tạo ra 1 lực tác động vào vật làm vật 0.5 di chuyển, tức là sinh ra 1 công. * Mục đích của công cơ: Sử dụng vào hoạt động, lao động 0.5 * Nguyên nhân của sự mỏi cơ: - Lượng 02 cung cấp cho cơ thể thiếu. 1.0 - Năng lượng cung cấp ít. - Sản phẩm tạo ra là axít lactic tích tụ, đầu độc cơ-> cơ mỏi. * Biện pháp chống mỏi cơ: - Hít thở sâu. 1.0 - Xoa bóp cơ, uống nước đường. - Cần có thời gian lao động, học tập nghỉ ngơi hợp lý. ĐỀ 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án đúng nhất và ghi kết quả vào giấy làm bài Câu 1: Các thành phần chủ yếu trong tế bào là: a. Màng tế bào, chất tế bào với các bào quan, nhân. b. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, các bào quan, nhân. c. Màng tế bào, chất tế bào, lưới nội chất, nhân. d. Màng tế bào, chất tế bào, bộ máy gôngi và nhân. Câu 2: Bộ xương người gồm: a. Xương đầu, xương ức, xương chi. b. Xương đầu, xương thân, xương chi. c. Xương đầu, xương cột sống, xương chi. d. Xương đầu, xương sườn, xương chi. Câu 3: Xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc vì :
  27. a. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng. b. Trong xương có tuỷ xương và có chất hữu cơ. c. Trong xương có kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng. d. Cấu trúc hình ống và có tuỷ xương Câu 4: Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là: a. Bạch cầu b. Hồng cầu. c. Tiểu cầu. d. Không có tế bào nào. Câu 5: Sự thông khí ở phổi được thực hiện do: a. Lồng ngực nâng lên hạ xuống b. Cử động hô hấp hít vào và thở ra c. Thay đổi thể tích lồng ngực d, Cả a,b,c Câu 6: Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là: a. Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể b. Sự thay đổi nồng độ các chất khí c. Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuyếch tán d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 7: Các nhóm chất chính có trong thức ăn gồm: a. Chất vô cơ, chất hữu cơ, vitamin b. Chất hữu cơ, vitamin, prôtêin, lipít c. Chất vô cơ, chất hữu cơ d. Chất hữu cơ, vitamin Câu 8: Hoạt động tiêu hoá thực chất là: a. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được b. Biến đổi về mặt lý học và hoá học c. Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể d. Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể e. Câu a và c là đúng Câu 9: Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của: a. Hệ thần kinh. b. Hệ vận động. c. Hệ bài tiết. d. Hệ tuần hoàn Câu 10: Loại thức ăn được biến đổi hóa học ở khoang miệng là: a. Prôtêin, tinh bột, lipit b. Tinh bột đã nấu chín c. Prôtêin, tinh bột, vitamin d. Bánh mì, mỡ động vật Câu 11: Loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt lý học, hoá học ở dạ dày? a. Prôtêin b. Gluxit c. Lipit d. Chất khoáng Câu 12: Các chất trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non là : a. Prôtêin b. Lipit
  28. c. Gluxit d. Cả a,b,c PHẦN II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Nêu rõ thành phần hóa học và tính chất của xương? Giải thích tại sao xương của người già giòn và dễ gãy? Câu 2 (1,0 điểm): Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? Câu 3 (1,5 điểm): Hô hấp là gì và gồm mấy giai đoạn chủ yếu, kể tên? Sự thở có ý nghĩa gì với sự hô hấp ? Câu 4 (2,5 điểm): Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Trên cơ sở đó giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ : “Nhai kĩ no lâu”. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn: Sinh học 8 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) (mỗi câu đúng 0,25 điểm). (0,25 điểm x 12 = 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a b c b a c C D A b a D II/ Phần tự luận: (7đ) Câu Đáp án Điểm 1 2,0 điểm - Thành phần hóa học và tính chất của xương : + Xương gồm có 2 thành phần chính: cốt giao và muối khoáng 0,5 đ + Xương có 2 tính chất chính: mềm dẻo và bền chắc 0,5 đ - Xương của người già giòn và dễ gãy vì thành phần cốt giao trong xương giảm dần theo độ tuổi và quá trình hủy xương cao hơn quá trình tạo xương. 1,0 đ 2 1 điểm Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: + Xét nghiệm máu để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai
  29. biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch). 0,5 đ + Kiểm tra để tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 0,5 đ 3 1,5 điểm - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể. 0,5 đ - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 0,5 đ - Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào. 0,5 đ 4 2,5 điểm Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng: - Biến đổi lí học: Gồm tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. 0,5 đ - Biến đổi hoá học: Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ. 0,5 đ - Khi nhai càng kỹ thì thức ăn càng nhỏ, nhuyễn, tạo điều kiện biến đổi hóa học diễn ra hiệu quả dẫn đến hiệu suất tiêu hóa càng cao Khi đó cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no càng 1,0 đ lâu 0,5 đ ĐỀ 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút
  30. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) ( Trả lời ghi vào phần bài làm ) I/ Chon ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: (2đ) 1/ Có mấy loại mô chính? a) 2 b) 3 c) 4 d) 5 2/ Bao phủ mặt ngoài cơ thể và lót mặt trong các cơ quan rỗng là: a) Mô biểu bì b) Mô liên kết c) Mô cơ d) Mô thần kinh 3/ Ở người già, xương dễ bị gãy là do: a) Tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống b) Tỉ lệ chất cốt giao giảm xuống c) Tỉ lệ chất cốt giao tăng lên d) Tỉ lệ sụn tăng lên 4/ Xương dài ra được là nhờ: a) Thân xương b) Màng xương c) Mô xương xốp d) Sụn tăng trưởng II/ Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho phù hợp: (1đ) Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở (1) . Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường (2) và (3) nhưng cuối cùng được hòa chung và phân phối đến các (4) cơ thể. III/ Điền tên nhóm máu tương ứng với các đặc điểm: (1đ) Tên nhóm máu Đặc điẻm .(5) - Hồng cầu chỉ có A không có B, huyết tương không có α chỉ có β (6) . - Hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có α và β B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu 1: Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Hô hấp có liên quan như thế nào đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? (2đ)
  31. Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? (1đ) Câu 3: Vẽ sơ đồ truyền máu? Giả sử một bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, cần phải truyền máu ngay, không qua thử máu bác sĩ quyết định truyền nhóm máu nào? Tại sao? Trong thực tế có nên làm như vậy không? Vì sao? (2đ) Câu 4: Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? (1đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Phần trắc nghiệm: (4đ) Câu I Câu II Câu III 1 2 3 4 (1) (2) (3) (4) (5) (6) c a b d Ruột non Máu Bạch Tế bào AB A huyết Câu I: Chọn đúng mỗi đáp án 0,5đ Câu II: Điền đúng mỗi từ 0,25đ Câu III: Nêu đúng tên mỗi nhóm máu 0,5đ B. Phần tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) Khái niệm : - Hô hấp là quá trình cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonnic ra khỏi cơ thể. (0,5đ) - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào (0,5đ) Vai trò của hô hấp : - Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể (0,5đ), đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể. (0,5đ) Câu 2: (1đ) Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng :
  32. - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp (0,25đ) - Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ (0,25đ) - Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (0,25đ) - Ruột dài, tổng diện tích bề mặt 500 m2 (0,25đ) Câu 3: (2đ) - Vẽ sơ đồ truyền máu . đúng (0,5đ) - Trả lời được: Nhóm máu O (0,5đ) Vì nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho (0,5đ) Thực tế không nên làm như vậy. Vì cần phải tuân theo nguyên tắc là trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để: lựa chọn nhóm máu thích hợp nhằm đảm bảo an toàn, tránh tai biến và kiểm tra mầm bệnh để tránh lây lan (0,5đ) Câu 4: (1đ) - Khi nuốt thì không thở (025) Vì khi nuốt đường hô hấp được đóng kín. Lúc đó, khẩu cái mềm nâng lên bịt kín 2 lỗ thông lên khoang mũi, và nắp thanh quản đậy khí quản (0,25) - Vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc vì: Nắp thanh quản không đóng kín đường hô hấp thức ăn sẽ lọt vào khi quản nên ta bi sặc (0,5) ĐỀ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2.0 điểm) a. Phân biệt vị trí và chức năng của sụn tăng trưởng và sụn đầu xương ở xương dài? b. Vì sao xương động vật hầm (đun sôi) lâu thì bở? Câu 2: (3.0 điểm) a. Ở khoang miệng có những hình thức tiêu hóa nào? Hình thức tiêu hoá nào quan trọng hơn? Vì sao? b. Với một khẩu phần ăn đầy đủ sau khi kết thúc quá trình tiêu hóa ở ruột non có những chất dinh dưỡng nào?
  33. Câu 3: (1.5 điểm) Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người? Câu 4: (3.5 điểm) a. Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu? b.Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi? c. Người chồng có nhóm máu A, người vợ có nhóm máu B. Huyết tương của một bệnh nhân nhận máu từ cặp vợ chồng trên làm ngưng kết máu người chồng mà không làm ngưng kết máu người vợ. Hỏi bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 8 – HỌC KÌ 1 a. Phân biệt vị trí và chức năng của sụn tăng trưởng và sụn đầu xương ở xương dài: - Sụn tăng trưởng: nằm ngăn cách giữa hai đầu xương và thân xương, có chức năng giúp xương dài ra. 0.5 đ - Sụn đầu xương: bọc ở hai đầu xương, có chức năng giúp làm giảm ma sát trong khớp xương. Câu 1 0.5 đ b. Xương động vật hầm (đun sôi) lâu thì bở, vì: (2.0 điểm) - Xương có 2 thành phần hoá học là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ (chất khoáng). Sự kết hợp của hai thành phần này giúp xương có tính mềm dẻo và bền chắc. 0.5 đ - Khi hầm xương lâu, chất cốt giao bị phân huỷ nên nước hầm xương sánh, ngọt. Phần còn lại của xương là chất vô cơ không được liên kết bởi cốt giao nên xương trở nên bở. 0.5 đ a. Ở khoang miệng có những hình thức tiêu hóa nào? Hình thức tiêu hoá nào quan trọng hơn? Vì sao?
  34. * Ở khoang miệng có 2 hình thức tiêu hoá là tiêu hoá lí học và tiêu hoá hoá học. Câu 2: * Hình thức tiêu hoá quan trọng hơn là tiêu hoá lí học. 0.25 đ (3.0 điểm) * Giải thích: - Khoang miệng là bộ phận đầu tiên tiếp nhận thức ăn, mà thức ăn đưa vào ở 0.5 đ dạng thô, to, cứng nên trước tiên cần phải được làm mềm, làm nhuyễn. Đồng thời khoang miệng có cấu tạo với răng, lưỡi, cơ và tuyến nước bọt đã thực hiện động tác nhai, nghiền, đảo, trộn và thấm để thức ăn trở thành dạng viên mềm nhuyễn. 0,75 đ - Mặt khác, ở khoang miệng chỉ có truyến nước bọt với 1 enzim là amilaza tiêu hoá được 1 phần của thức ăn tinh bột chín thành dạng đường đôi tương đối đơn giản hơn nên tiêu hoá hoá học chỉ là yếu tố phụ. b. Với một khẩu phần ăn đầy đủ sau khi kết thúc quá trình tiêu hóa ở ruột non có những chất dinh dưỡng sau: + Glycêrin và axit béo, axit amin, glucôzơ, Nucleotit + Vitamin, nước, muối khoáng 0.5 đ 1.0 đ Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người: Quá trình hô hấp ở người gồm 3 quá trình: Câu 3: - Sự thở: nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của cơ hoành và cơ liên 0.5 đ sườn mà ta thực hiện được động tác hít vào và thở ra, giúp không khí trong phổi (1.5 điểm) thường xuyên được đổi mới. - Sự trao đổi khí ở phổi: là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. 0.5 đ - Sự trao đổi khí ở tế bào: là sự khuếch tán của O 2 từ máu vào tế bào của CO 2 từ tế bào vào máu. 0.5 đ
  35. a. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu: - Chức năng của hông cầu: Vận chuyển khí O2 và CO2 0.25 đ - Để thực hiện chức năng đó, hồng cầu có cấu tạo như sau: 0.75 đ + Hình đĩa, lõm 2 mặt: tăng diện tích tiếp xúc với O2 và CO2. + Không nhân: ít tiêu tốn năng lượng, dễ lưu thông trong các mạch máu hẹp. + Chứa Hb có khả năng kết hợp lỏng lẽo với CO2 và CO2 Câu 4: b. Máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi, vì: (3.5 điểm) - Khi máu theo động mạch phổi đến phổi sẽ diễn ra trao đổi khí và máu sẽ được 1.0 đ nhận O2 từ phổi. - Trong hồng cầu của máu có Hb có đặc tính khi kết hợp với O 2 sẽ có màu đỏ tươi. - Hb sẽ vận chuyển O2 trở về tim và đưa đến cung cấp cho các tế bào. c. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? - Bệnh nhân có nhóm máu B. - Giải thích: + Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết máu người chồng. Mà người chồng có nhóm máu A nên trong hồng cầu có KNA. Do vậy huyết tương bệnh nhân sẽ 0.5 đ có KTα 1.0 đ + Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết máu người vợ. Mà người vợ có nhóm máu B nên trong hồng cầu có KNB. Do vậy huyết tương bệnh nhân sẽ không có KTβ > huyết tương của máu bệnh nhân có KTα mà không có KTβ Nên bệnhnhân có nhóm máu B ĐỀ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn ý trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1: Có mấy loại mô chính? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 . Câu 2: Trung bình mỗi phút chu kỳ co, dãn tim (nhịp tim) là:
  36. a. 75 lần b. 55 lần c. 100 lần d. 120 lần Câu 3: Tế bào thần kinh còn được gọi là gì? a. Tổ chức thần kinh đệm b. Nơron. c. Sợi nhánh d. Sợi trục và sợi nhánh. Câu 4: Ở cơ thể người tế bào nào dài nhất: a. tế bào trứng b. tế bào tinh trùng c. tế bào hồng cầu d.tế bào thần kinh Câu 5: Ở người già xương dễ bị gãy là do: a. tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống b. tỉ lệ chất hữu cơ giảm vô cơ tăng c. tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên d. tỉ lệ sụn tăng lên Câu 6: Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là: a. vitamin b. chất xơ c. mỡ động vật d. chất khoáng Câu 7: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Nơ ron Câu 8: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra theo cơ chế: a. nồng độ b. thẩm thấu c. trong ngoài d. khuếch tán Câu 9: Nơron có 2 tính chất cơ bản là: a. cảm ứng và hưng phấn. b. co rút và dẫn truyền. c. hưng phấn và dẫn truyền. d. cảm ứng và dẫn truyền. Câu 10: Tế bào hồng cầu trong cơ thể có hình dạng là: a. hình que b. hình đĩa c. hình sao d. hình cầu Câu 11: Xương bị gãy liền lại được là nhờ bộ phận nào? a. Sụn tăng trưởng b. Mô xương xốp c. Mô xương cứng d. Màng xương Câu 12: Cơ cấu tạo thành ruột non thuộc loại: a. cơ vòng và cơ chéo b. cơ vòng và cơ dọc c. cơ dọc và cơ chéo d. cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo Câu 13: Sản phẩm cuối cùng từ sự tiêu hoá hoá học chất gluxit ở ruột non là gì? a. Axít amin b. Axít béo c. Đường đơn d. Glixêrin Câu 14: Vì sao chúng ta phải tiêm phòng vắcxin đối với một số loại bệnh? a. Vắcxin là một loại kháng thể nên tiêm vào để diệt mầm bệnh. b. Vắcxin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nên có tác dụng phòng bệnh. c. Vắcxin là một loại thuốc chữa bệnh nên cơ thể khỏi bệnh. d. Vắcxin là chất bổ dưỡng, tiêm vào cho cơ thể sẽ khỏe mạnh kháng được bệnh. Câu 15: Trong 4 nhóm máu ở người, nhóm máu chuyên nhận trong truyền máu là. a. nhóm máu A. b. nhóm máu B. c. nhóm máu AB. d. nhóm máu O. Câu 16: Dịch mật có tác dụng gì? a. Trực tiếp biến đổi chất prôtêin b. Trực tiếp biến đổi chất gluxit c. Hỗ trợ quá trình biến đổi lipit d. Trực tiếp biến đổi lipit II. TỰ LUẬN: 6 điểm Câu 1: (2điểm) Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày sự biến đổi thức ăn về mặt lý học và hóa học ở ruột non? Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt? Câu 3: (1,5điểm) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu? Câu 4: (1 điểm) Nhận xét kết quả và giải thích nhịp thở của mình trong lúc bình thường và sau khi chạy nhanh? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 8 I. Trắc nghiệm: 4 ĐIỂM
  37. • Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp c d d b a b c b c c c a b d b c án II. TỰ LUẬN: 6 ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 -Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại 0,5đ khí các bon nic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 2 điểm - Hô hấp gồm 3 giai đoạn :Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 0,5đ - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. 0,5đ - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu. 0,5đ - Ruột non: + Biến đổi lí học: hòa loãng và trộn đều với các dịch 0,5đ Câu 2 tiêu hóa (dịch tụy, dịch mật, dịch ruột) + Biến đổi hoá học: biến tinh bột thành đường đơn, prôtêin 0,5đ 1,5điểm thành axitamin, lipit thành axit béo và glixêrin. + Hoạt động của enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột 0,5đ chín trong thức ăn thành đường mantôzơ (nên khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt) Câu 3 -Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). 0,5đ 1,5điểm - Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 0,5đ - Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2. 0,5đ Câu 4 • Nhận xét: 0,25đ *. Lúc bình thường: thở nhẹ và chậm. 1 điểm 0,25đ *. Sau khi chạy nhanh: thở mạnh và gấp. - Giải thích: Khi chạy nhanh, cơ thể tiêu thụ nhiều khí O , thải 2 0,5đ ra nhiều khí CO2 làm cho lượng CO2 trong máu tăng lên. Chính lượng CO2 này tác động tới trung khu hô hấp làm nhịp hô hấp tăng để đáp ứng đủ nhu cầu O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài. ĐỀ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút
  38. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1: Trong cơ thể, mô biểu bì có chức năng gì? A. Co, dãn. B. Nâng đỡ, liên hệ. C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích. Câu 2: Có ba loại xương đó là: A. Xương sọ, xương chi, xương sườn. B. Xương đầu, xương thân và xương chi. C. Xương dài, xương ngắn và xương sọ. D. Xương dài, xương ngắn và xương dẹt. Câu 3: Máu gồm: A. Hồng cầu và tiểu cầu. B. Huyết tương và các tế bào máu. C. Hồng cầu và bạch cầu. D. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Câu 4: Câu nào sau đây sai? A. Xương to ra về bề ngang nhờ sụn tăng trưởng phân chia. B. Tính chất của cơ là co và duỗi. C. Có 3 loại khớp là khớp động, khớp bán động, khớp bất động. D. Xương dài hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn. Câu 5: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ: A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch. B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim. C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim. D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch. Câu 6: Enzim amilaza chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có: A. Nhiệt độ là 370C và pH là 2-3. B. Nhiệt độ là 370C và pH là 7,2. C. Nhiệt độ là 370C và pH là 3,7. D. Nhiệt độ là 1000C và pH là 7,2. Câu 7: Bộ phận của ống tiêu hóa có hoạt động biến đổi hóa học mạnh nhất là: A. Khoang miệng. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già. Câu 8: Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp: A. Bệnh nhiệt miệng; B. Bệnh tả; C. Bệnh về giun sán; D. Bệnh lao phổi. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 9 (2,0 điểm) Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim? Câu 10 (2,0 điểm) Nêu các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó? Câu 11 (2,0 điểm) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
  39. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B A A B C D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm * Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn chuyển qua tĩnh mạch về tim là do: 9 - Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch 0,5 - Sức hút của lồng ngực khi hít vào 0,5 - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra 0,5 - Van 1 chiều (ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực) 0,5 - Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp: + Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) 0,5 + Hai lá phổi 0,5 10 - Chức năng: + Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và bảo vệ phổi. 0,5 + Phổi: là nơi diễm ra sự trao đổi khí với môi trường ngoài 0,5 * Đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng: - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp 0,5 11 - Có các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bên trong của ruột non tăng gấp 600 lần so với bên ngoài 0,5 - Có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột 0,5 - Ruột non rất dài (2,8-3m) nên tổng diện tích bề mặt khoảng 400-500m2 0,5 ĐỀ 16 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I.Phần trắc nghiệm(3đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất (ứng với A,B,C hoặc D ) để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1:Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? A. Thể tích phổi lớn; C. Có hai lá phổi được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
  40. B. Có nhiều nếp gấp; D. Phế nang được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Câu 2: Trong 4 nhóm máu ở người, trong truyền máu nhóm máu chuyên nhận là. A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu AB. Câu 3: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì: A. Tế bào thực hiện sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống. B. Tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan. C. Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. D. Tế bào có nhân điều khiển mọi hoạt động sống. Câu 4: Bộ phận nào tiết dịch mật? A. Ruột B. Gan C. Dạ dày D. Tụy Câu 5: Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì ? A. Xương có chất khoáng B. Xương có chất hữu cơ C. Trong xương có chất hữu cơ và chất khoáng D. Xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất khoáng Câu 6: Trong trao đổi chất, hệ tuần hoàn có vai trò ? A.Vận chuyển Oxi và các chất dinh dưỡng. C.Vận chuyển chất thải B.Vận chuyển Oxi, chất dinh dưỡng và chất thải. D.Vận chuyển muối khoáng. Câu 7: Thành phần nào của máu vận chuyển khí O2 và khí CO2 ? A. Huyết tương B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Hồng cầu Câu 8: Máu và nước mô cung cấp cho cơ thể : A. Khí Cacbonic và chất dinh dưỡng C. Cung cấp Oxi, muối khoáng, chất dinh dưỡng B. Muối khoáng và chất dinh dưỡng D. Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 9: Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của trao đổi chất là: A. Đồng hóa và dị hóa C. Hô hấp và vận động B. Cảm ứng và bài tiết D. Sinh trưởng và phát triển. Câu 10: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:
  41. A. Chất tế bào C. Màng sinh chất B. Màng sinh chất, nhân D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. II.Phần tự luận: (7điểm) Câu 11(2đ): Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? Câu 12(2đ): Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? Câu 13(3đ): Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? ĐÁP ÁN Môn : Sinh học 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C B D B D C A C STT ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 11 - Trao đổi khí ở phổi: + Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch 0.5 đ nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. + Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế 0.5 đ nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: 0.5 đ + Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 0.5 đ Câu 12 + Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của 1 đ thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ).
  42. + Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit 1 đ Câu 13 - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất : + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế 0.5 đ bào. (0,5đ) + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. 0.5 đ (0,5đ) - Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí : + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ) 0.5 đ + Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ) 0.5 đ - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn bã (phân) ra ngoài. (1đ) 1 đ ĐỀ 17 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 15 phút A/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (2điểm) Câu 1: Có mấy loại mô chính? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 . Câu 2: Trung bình mỗi phút chu kỳ co, giãn tim (nhịp tim) là: a. 75 lần b. 55 lần c. 100 lần d. 120 lần Câu 3: Tế bào thần kinh còn được gọi là gì? a. Tổ chức thần kinh đệm b. Nơron. c. Sợi nhánh d. Sợi trục và sợi nhánh. Câu 4: Ở cơ thể người tế bào nào dài nhất: a. Tế bào trứng b. Tế bào tinh trùng c. Tế bào hồng cầu d.Tế bào thần kinh Câu 5: Ở người già xương dễ bị gãy là do: a. Tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống b. Tỉ lệ chất hữu cơ giảm vô cơ tăng c. Tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên d. Tỉ lệ sụn tăng lên
  43. Câu 6: Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là gì? a. vitamin b. Chất xơ c. Mỡ động vật d. Chất khoáng Câu 7: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Nơ ron Câu 8: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra theo cơ chế: a. Nồng độ b. Thẩm thấu c. Trong ngoài d. khuếch tán B. (1điểm) Hãy chọn và ghép nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C A B C 1.Hệ vận động a. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng 1+ 2.Hệ tiêu hóa b. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi 3.Hệ hô hấp trường 2+ 4.Hệ tuần hoàn c.Vận chuyển chất dinh dưỡng, khí O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết. 3+ d. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường. e. Vận động cơ thể. 4+ C. (1 điểm) Hãy điền vào chổ trống trong câu sau sao cho phù hợp: Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở (1) Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường (2) và (3) nhưng cuối cùng được (4) và phân phối đến các tế bào cơ thể. II. TỰ LUẬN: 6 điểm ( 30 phút) Câu 1: (2điểm) Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Hô hấp có liên quan như thế nào đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày sự biến đổi thức ăn về mặt lý học và về mặt hóa học ở ruột non? Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt? Câu 3: (1,5điểm) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu? Câu 4: (1 điểm) Nhận xét kết quả và giải thích nhịp thở của mình trong lúc bình thường và sau khi chạy nhanh? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 8 I. Trắc nghiệm: • Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp c d c a b d b c án B. Ghép đúng mỗi ý : 0,25 đ
  44. 1 + e ; 2+ a ; 3+ b ; 4 + c C. Mỗi từ điền đúng 0,25 đ (1) Ruột non (0,25 điểm) (2) Máu (0,25 điểm) (3) Bạch huyết (0,25 điểm) (4) Hòa chung (0,25 điểm) II. TỰ LUẬN: 6 ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 -Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí các 0,5đ bon nic do tế bào thải ra khỏi cơ thể. 2 điểm - Hô hấp gồm 3 giai đoạn :Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. 0,5đ - Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động 1đ sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể. Ruột non: + Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn 0,5đ Câu 2 + Biến đổi hoá học : biến tinh bột thành đường đơn, prôtêin thành axitamin, lipit thành axit béo và glixêrin. 0,5đ 1,5điểm +Hoạt động của enzim (amilaza) biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường Mantozơ (nên khi nhai cơm lâu trong 0,5đ miệng thấy có vị ngọt) Câu 3 -Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). 0,5đ 1,5điểm - Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. 0,5đ 0,5đ Câu 4 • Nhận xét: 0,25đ *. Lúc bình thường: thở nhẹ và chậm. 1 điểm 0,25đ *. Sau khi chạy nhanh: thở mạnh và gấp. - Giải thích: Khi chạy nhanh, cơ thể tiêu thụ nhiều khí O , thải 2 0,5đ ra nhiều khí CO2 làm cho lượng CO2 trong máu tăng lên. Chính lượng CO2 này tác động tới trung khu hô hấp làm nhịp hô hấp tăng để đáp ứng đủ nhu cầu O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài. ĐỀ 18 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút Câu 1.(2đ)Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vì sao máu trong mạch không bị đông?
  45. Câu 2. (3đ)Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? Câu 3.(1,5đ) Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? Câu 4.(1,5đ) Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? Câu 5.(2đ)Trình bày sự tiêu hóa thức ăn tinh bột ở khoang miệng và dạ dày? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 8 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: a/Đưa máu đỏ tươi từ tâm thất trái vào động mạch chủ, rồi qua các động mạch nhỏ tới các cơ quan giúp tế bào thực hiện trao đổi chất 2,0 điểm (cung cấp O2 và chất dinh dưỡng nhận vào khí CO2 và các chất thải ) theo các tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải. 1,0 b/ Máu trong mạch không bị đông vì : thành mạch máu trơn và lành lặn, tiểu cầu không bị vỡ. 1,0 Câu 2: - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất: 3,0 + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới điểm các TB 0,5 + Mang các sản phẩm thải từ các TB đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. 0,5 - Hệ hô hấp giúp các TB trao đổi khí: 0,5 + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. + Thải CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể. 0,5 - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho TB 1.0 Câu 3 -Sự TĐK phổi: Gồm sự khuếch tán của khí Oxi từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí phế nang
  46. 1,5 điểm -Sự TĐK ở TB: Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong TB nên O2 0,75 khuếch tán từ máu vào TB.Nồng độ CO2 trong TB cao hơn trong máu, CO2 khuếch tán từ TB vào máu 0,75 Câu 4: Thành phần hóa học của xương có chất hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. 1,5 điểm 0,75 Thành phần vô cơ là muối Ca và P làm tăng độ rắn chắc của xương.Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột cơ thể 0,75 Câu 5: Sự tiêu hóa thức ăn tinh bột ở khoang miệng và dạ dày: 2,0 điểm -Khi thức ăn đưa vaò miệng được nhai nhỏ mềm nhuyễn,đảo trộn cho thấm đều nước bọt. 0,5 -Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ. 0,5 - Nhờ động tác nuốt thức ăn được đưa xuống thực quản rồi xuống dạ dày nhờ sự co thắt của các cơ thực quản. - Trong dạ dày thức ăn gluxxit vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza 0,5 phân giải một phần tinh bột thành Glucozơ giai đoạn đầu. Ngoài ra không có enzim nào ở dạ dày phân hủy. 0,5 ĐỀ 19 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút I.Phần trắc nghiệm(3đ): Chọn phương án trả lời đúng nhất (ứng với A,B,C hoặc D ) để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là: A. Chất tế bào C. Màng sinh chất, nhân B. Màng sinh chất D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Câu 2: Trong 4 nhóm máu ở người, trong truyền máu nhóm máu chuyên nhận là.
  47. A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu O C. Nhóm máu AB. D. Nhóm máu B. Câu 3: Bộ phận nào tiết dịch mật? A. Ruột B. Gan C. Dạ dày D. Tụy Câu 4: Xương có tính đàn hồi rắn chắc vì ? A. Xương có chất khoáng C. Trong xương có chất hữu cơ và chất khoáng B. Xương có chất hữu cơ D. Xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất khoáng Câu 5: Máu và nước mô cung cấp cho cơ thể : A. Khí Cacbonic và chất dinh dưỡng C. Cung cấp Oxi, muối khoáng, chất dinh dưỡng B. Muối khoáng và chất dinh dưỡng D. Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 6: Hai mặt đối lập nhưng thống nhất của trao đổi chất là: A. Cảm ứng và bài tiết C. Hô hấp và vận động B. Sinh trưởng và phát triển. D. Đồng hóa và dị hóa Câu 7: Trong trao đổi chất hệ tuần hoàn có vai trò ? A. Vận chuyển Oxi, chất dinh dưỡng và chất thải C. Vận chuyển chất thải B. Vận chuyển Oxi và các chất dinh dưỡng. D. Vận chuyển muối khoáng. Câu 8: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì: A. Tế bào thực hiện sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống; B. Tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan; C. Tế bào có nhân điều khiển mọi hoạt động sống. D. Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào; Cu 9: Thành phần nào của máu vận chuyển khí O2 và CO2? A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu Cu 10: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
  48. A. Thể tích phổi lớn; C. Có hai lá phổi được bao bởi hai lớp màng; B. Có nhiều nếp gấp; D. Có nhiều phế nang được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. II.Phần tự luận : (7điểm) Câu 1: Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ) Câu 2: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? (3đ) Câu 3: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào? (2đ) Hướng dẫn chấm : Kiểm tra học kì I Môn : Sinh học 8 I.Phần trắc nghiệm : (3đ) Từ câu 1 câu 10 mỗi đáp án đúng cho 0,3đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C B A C D A D B D II. Phần tự luận : (7đ) Câu1: (2đ).Mỗi ý đúng cho 0,5đ *Trao đổi khí ở phổi: + Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. + Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. *Trao đổi khí ở tế bào: + Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. Câu2: (2đ) + Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ). (1đ)
  49. + Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit. (1đ) Câu 3 : (3đ) - Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất : + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. (0,5đ) + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. (0,5đ) - Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí : + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ) + Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ) - Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn bã (phân) ra ngoài. (1đ) ĐỀ 20 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM:(4đ) Chọn phương án trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu ( 2 đ) 1.Tế bào là : A. Đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể. B. Đơn vị khối lượng của cơ thể C. Đơn vị trọng lượng riêng của cơ thể. D. Đơn vị cấu trúc của cơ thể. 2. Để xương phát triển cầu chú ý : A. Lao động, rèn luyện thể dục thể thao vừa sức. B. Cần mang vác vật nặng. C. Cần chú ý tư thế ngồi và mang vác. D. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng
  50. 3. Ta có thể nhìn thấy loại mạu nào ở dưới da. A. Động mạch B. Tỉnh Mạch C. Mao mạch D. Lưới mạch 4. Các tơ máu được hình thành từ yếu tố nào? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Prôtêin trong huyết thanh Câu 5. ( 1đ ) Ghép nội dung cột 1 với cột 2 rồi ghi kết quả vào cột 3. Cột 1 Cột 2 Cột 3 1.Ở tẻ em A. Xương rất chắc, khả năng đàn hồi tốt 1 2.Ở người trưởng thành B. Xương giòn, khả năng đàn hồi kém 2 C. Xương kém bền vững, nhưng khả năng đàn hồi rất tốt. Câu 6. ( 1đ ) Chọ những cụm từ điền vào chỗ trống(1,2,3 ) trong câu sau cho phù hợp - Tế bào là (1) và (2) của cơ thể. Tế bào được bao bạo bởi(3) có chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường cơ thể. B. TRẮC NGHIỆM: (6 đ) Câu 1. Phân biệt phản xạ và cung phản xạ? ( 1đ ) Câu 2. Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ? ( 2đ ) Câu 3. Khả năng co cơ của người phụ thuộc và yếu tố nào? ( 1đ ) Câu 4. Vì sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ? ( 2đ ) ===Hết=== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM SINH 8: A. TRẮC NGHIỆM:(4điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu( 2 đ)
  51. Câu 1 2 3 4 Đap án AB AC B D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 ( 1 điểm ) 1 – C ; 2 – A Câu 6 ( 1 điểm ) 1. Đơn vị cấu tạo ; 2. Đơn vị chức năng ; 3. Màng tế bào B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1. - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi 0.5đ trường thông qua hệ thần kinh ( 1điểm ) 0,5đ - Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng, gồm 3 nơ ron: Nơ ron cảm giác, nơ ron liên lạc, nơ ron vận động Câu 2. Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần: ( 2điểm ) - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. 0,5đ Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được can xi để tạo xương. 0,5đ - Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. - Để chống cong vẹo cột sống không nên mang vác các vật nặng quá sức chịu đựng. 0,5đ - Khi ngồi học hoặc khi lao động cần đúng tư thế. 0,5đ Câu 3. * Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố: ( 1điêm) - Thần kinh: Tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn. 1đ - Thể tích của cơ, bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn. - Lực co cơ - Khả năng dẻo dài, bền bỉ, làm việc lâu mỏi
  52. Câu 4. * Cấu tạo 2 nữa quả tim người không đối xứng là do: - Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến 2 lá phổi rồi 1đ trở về tâm nhỉ trái của tim. Đoạn dường này tương đối ngắn nên áp ( 2 điểm) lực đẫy máu của tâm thất phải không lớn, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng. - Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này rất dài, cần một áp lực đẫy máu 1đ rất cao của tâm thất trái do đó thành của tâm thất trái rất dày để tăng sức đẫy máu đi đoạn đường dài. ĐỀ 21 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn SINH HỌC LỚP 8 Thời gian: 45 phút A.Trắc nghiệm: 3 điếm (mỗi ý đúng : ( 0,25 điểm) Câu 1: Máu được xếp vào loại mô: A. Biểu bì B. Liên kết C. Cơ D. Thần kinh Câu 2: Đơn vị cấu tạo của cơ thể là: A. Tế bào B. Các nội bào C. Môi trường trong cơ thể D. Hệ thần kinh Câu 3. Chức năng mô biểu bì là : A. Nuôi dưỡng cơ thể. B. tham gia chức năng vận động cơ thể. C. Bảo vệ hấp thu và bài tiết D. tất cả A,B,C . Câu 4: Sụn tăng trưởng có chức năng: A. Giúp xương giảm ma sát B. Tạo các mô xương xốp C. Giúp xương to ra về bề ngang D. Giúp xương dài ra. Câu 5 Giúp xương to ra về bề ngang là: A .lớpSụn B .mô xương cứng C. Màng xương D. Mô xương xốp. Câu 6. Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Nơ ron
  53. Câu 7. Máu và nước mô vận chuyển đến tế bào các chất: A. Các chất dinh dưỡng và ôxi B. Khí cacbonic và muối khoáng C. Prôtêin, gluxit và các chất thải D. các vitamim và chất thải Câu 8. Nhóm máu không nhận được các nhóm máu khác với nó là(chuyên cho) A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB Câu 9: Đâu là nhóm máu chuyên nhận: A. Nhóm O B. Nhóm A C. Nhóm B D. Nhóm AB Câu 10: Đâu không phải là tác hại của khói thuốc lá: A. Gây ung thư phổi B. Gây cản trở hô hấp do bám vào phổi C. Gây nghiện D. Diệt khuẩn Câu 11: Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phồi là: A. Thực quản B. Xoang mũi C. Khí quản D . Phế nang Câu 12:Bộ phận ống tiêu hoá có biến đổi lí học mạnh nhất là: A. Miệng B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già II. TỰ LUẬN: Câu 1. (1đ)Phản xạ là gì? Lấy 2 ví dụ về phản xạ. Câu2.(2đ) Đặc điểm cấu tạo Ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh d- ưỡng? Gan có vai trò gì Câu3.(Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng tham gia bảo vệ phổi tránh tác nhân có hại? Câu4 (2đ).Xương có những tính chất cơ bản nào ? các yếu tố giúp xương có tính chất đó? Biện pháp chống cong vẹo cột sống ở tuổi học đường? ĐÁP ÁN Trắc nghiệm: 3 điếm (mỗi ý đúng : ( 0,25 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A B A C D C C A A D D D A II. Tự luận Câu 1. (1đ)Phản xạ là gì? Lấy 2 ví dụ về phản xạ.
  54. - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.VD: - Chân giẫm phải gai thì co lại - Tiết nước bọt khi nhìn thấy quả me. Câu2.(2đ) Đặc điểm cấu tạo Ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh d- ưỡng? Gan có vai trò gì Câu2. Đặc điểm cấu tạo Ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? - Ruột dài ( dài khoảng 2,8 - 3m ở người trưởng thành - Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp và có nhiều lông và lông cực nhỏ Làm tăng diện tích bề mặt hấp thu của ruột lên gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài . tổng diện tích bề mặt đạt tới 400- 500m2 - Mạng lưới mao mạch máu và bach huyết dày đặc đặc phân bố tới từng lông ruột. Gan có vai trò gì ? - Gan có vai trò khử độc - Điều hoà nồng độ dinh dưỡng trong máu. - Tiết dịch mật hỗ trợ quá tình tiêu hoá Lipít Câu3(2đ). Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng tham gia bảo vệ phổi tránh tác nhân có hại -Mũi : - Có nhiều lông mũi ngăn bụi - Có lớp liêm mạc tiết chất nhầy làm ẩm không khí - Có lớp mao mạch dày đặc làm ấm không khí - Họng : có tuyến ami đan và VA chứa nhiều tế bào lim phô có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Câu4 (2đ).Xương có những tính chất cơ bản nào ? các yếu tố giúp xương có tính chất đó? Biện pháp chống cong vẹo cột sống ở tuổi học đường? * Tính mềm dẻo và tính rắn chắc - Tính mềm dẻo do trong xương có chất cốt giao mềm dẻo. -Tính cứng rắn do thành phần của xương có chất Ca-P tính cứng rắn. * Biện pháp chống cong vẹo cột sống ở tuổi học đường: - Ngồi học đúng tư thế đúng khoảng cách để tránh cong vẹo cột sống. - Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
  55. - Lao động vừa sức .