Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử (Chương trình chuẩn) Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT nội trú Thuận Bắc

doc 9 trang thaodu 3921
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử (Chương trình chuẩn) Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT nội trú Thuận Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_chuong_trinh_chuan_lop_6_n.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử (Chương trình chuẩn) Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT nội trú Thuận Bắc

  1. SỞ GD&ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THUẬN BẮC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan - Tỉ lệ: 40% (TNKQ) và 60% (TL) B. BẢNG MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Chủ đề 1: Trình Hiểu được Nhận Cuộc khởi bày vì sao nhân xét được nghĩa Hai những dân ta luôn chính Bà Trưng nét kính trọng sách và cuộc chính và biết ơn thống trị kháng cuộc Hai Bà của chiến khởi Trưng. phong chống nghĩa kiến quân xâm Hai Bà phương lược Hán Trưng. Bắc đối (2 tiết) với 2.0điểm nước ta từ TK II TCN đến TK I. Số câu: 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm: 1.0đ 0.5đ 0.5đ 2.0đ Tỉ lệ: 10% 5% 5% 20% Chủ đề 2: Biết Nhận xét Từ sau được về chính Trưng nội sách Vương đến dung thống trị Lý Nam chủ yếu của nhà Đế (giữa các Hán đối thế kỉ I – chính với nước giữa thế kỉ sách cai ta (từ VI) trị của giữa thế (2 tiết) phong kỉ I đến 2.0 điểm kiến giữa thế phương kỉ VI). Bắc đối với nước ta.
  2. Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 1.0đ 1.0đ 2.0đ Tỉ lệ: 10% 10% 20% Chủ đề 3: Biết Lí giải So sánh Khởi nghĩa được được vì được Lý Bí. chính sao cuộc chính Nước Vạn sách khởi sách Xuân đô hộ nghĩa Lý thống trị (2 tiết) của Bí được của nhà 2.0 điểm nhà nhân dân Lương Lương khắp nơi và nhà . hưởng Hán đối ứng. với nước ta. Số câu: 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 0.5đ 1.0đ 0.5đ 2.0đ Tỉ lệ: 5% 10% 5% 20% Chủ đề 4: Kể tên Những được cuộc khởi các nghĩa lớn cuộc trong các khởi thế kỉ VII nghĩa – IX trong (1 tiết) các thế 0.5 điểm kỉ VII – IX. Số câu: 1 câu 1 câu Số điểm: 0.5đ 0.5đ Tỉ lệ: 5% 5% Chủ đề 5: Biết Nước được Cham-pa nét từ thế kỉ II chính đến thế kỉ tình X hình (1 tiết) kinh tế 0.5 điểm - văn hóa Cham- pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Số câu: 1 câu 1 câu Số điểm: 0.5đ 0.5đ Tỉ lệ: 5% 5%
  3. Chủ đề 6: Lí giải Đánh Bước được trận giá ngoặt lịch chiến trên công sử ở đầu sông lao thế kỉ X Bạch của (3 tiết) Đằng Ngô 3.0 điểm năm 938 Quyền là một trong chiến cuộc thắng vĩ kháng đại của chiến dân tộc chống ta. quân Nam Hán. Số câu: 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm: 2.0 đ 1.0 đ 3.0đ Tỉ lệ: 20% 10% 30% T.số câu 6 câu 3 câu 3 câu 1 câu 13 câu T.số điểm 3.5đ 3.5đ 2.0đ 1.0đ 10.0đ Tỷ lệ 35% 35% 20% 10% 100% Hết
  4. SỞ GD&ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THUẬN BẮC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) – Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng về mục đích nhà Hán đưa người Hán sang ở Giao Châu? A. Nhằm giao lưu văn hóa giữa hai nước với nhau. B. Nhằm mua bán, trao đổi và phát triển kinh tế. C. Nhằm đồng hóa dân tộc ta để dễ bề cai trị. D. Nhằm mở rộng mối quan hệ ngoại giao hai nước. Câu 2: Để chống lại sự thống trị tàn bạo của nhà Hán, ở huyện Mê Linh có hai người con gái là con cháu dòng dõi Hùng Vương đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, em hãy cho biết họ là ai? A. Trưng Trắc và Trưng Nhị. B. Lê Thị Hoa và Thánh Thiên. C. Nàng Quốc và Lê Chân . D. Triệu Thị Trinh và Vĩnh Huy. Câu 3: Sau khi làm chủ được Mê Linh, nghĩa quân của Hai Bà Trưng lần lượt tiến đánh những nơi nào? A. Cổ Loa và Luy Lâu B. Mê Linh và Cổ Loa C. Luy Lâu và Mê Linh D. Mê Linh và Hát Môn. Câu 4: Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43), bị thất bại nhưng nhân dân ta vẫn luôn kính trọng và biết ơn Hai Bà Trưng? A. Vì Hai Bà Trưng là những người phụ nữ xinh đẹp và dũng cảm và mưu trí. B. Vì Hai Bà Trưng đã chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. C. Vì Hai Bà Trưng rất yêu thương nhân dân, xóa bỏ nhiều thứ thuế cho nhân dân. D. Vì cuộc khởi nghĩa đã tạo động lực cho nhân dân ta tiếp tục đứng lên kháng chiến. Câu 5: Việc nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng, nói lên điều gì? A. Nhằm tập trung quyền lực. B. Muốn thâu tóm toàn bộ chính quyền. C. Muốn cho người Việt tham gia cai trị. D. Nhằm siết chặt ách độ hộ với nước ta. Câu 6: Chính sách cai trị của nhà Lương có gì khác so với nhà Hán? A. Nhà Lương chia nước ta thành 6 châu còn nhà Hán chia thành 3 châu. B. Nhà Lương nắm độc quyền vế sắt còn nhà Hán nắm độc quyền về muối. C. Nhà Lương chia nước ta thành 6 châu còn nhà Hán chia thành 3 quận. D. Nhà Lương cho người Việt cai trị các quận còn nhà Hán thì không. Câu 7: Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ ở nước ta trong các thế kỉ VII – IX? A. Khởi nghĩa Bà Triệu và khởi nghĩa Lý Bí. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Lý Bí. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 8: Làng nghề gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến ngày nay thuộc thị trấn Phước Dân - huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận có tên là gì? A. Làng gốm Bát Tràng B. Làng gốm Bàu Trúc. C. Làng gốm Mỹ Nghiệp D. Làng gốm Chu Đậu. II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1:(2.0 điểm) Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI? Em hãy nhận xét về chính sách thống trị của nhà Hán đối với nước ta.
  5. Câu 2:(1.0 điểm) Vì sao hào kiệt và nhân dân ở khắp nơi lại hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí? Câu 3: (3.0 điểm) Tại sao nói: “Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta”? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược của nước ta lần thứ hai? Hết SỞ GD&ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THUẬN BẮC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM: 4.0 điểm Mỗi câu 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 8 câu x 0.5 = 4.0 điểm Phương C A A B D C C B án đúng II. TỰ LUẬN 6.0 điểm Câu 1: Câu 1: (2.0đ) a. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là: - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao 0.25đ Châu. - Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh. 0.25đ - Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và nộp cống nặng nề. 0.25đ - Tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta học 0.25đ chữ Hán, nói tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán. b. Nhận xét chính sách thống trị của nhà Hán đối với nước ta: 1.0đ Nhà Hán cai trị nước ta bằng những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta lâm vào cảnh khốn cùng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa sau này. Câu 2: Hào kiệt và nhân dân ở khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi Câu 2: (1.0đ) nghĩa Lý Bí vì: - Ách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến 0.5đ nhân dân khắp nơi đều căm phẫn. - Nhân dân ta không cam chịu cảnh mất nước, sẵn sàng nổi dậy khi 0.5đ có thời cơ. Câu 3: Câu 3: (3.0đ) a. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử 1.0đ chống ngoại xâm của dân tộc, kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị.
  6. - Đập tan ý chí xâm lược nước ta của nhà Nam Hán nói riêng của phong kiến phương Bắc nói chung, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho 1.0đ dân tộc, khẳng định nền độc lập của dân tộc. b. Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai là: - Đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân 0.5đ xâm lược. - Tận dụng được vị trí, địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng, 0.25đ - Chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo, làm nên chiến thắng 0.25đ vĩ đại của dân tộc ta. HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: - Từ câu 1 đến câu 8: Mỗi câu GV chấm như sau: + Học sinh chọn đúng mỗi phương án trên 1 câu được 0.5 điểm. + Nếu HS chọn từ 02 phương án trở lên hoặc không chọn phương án nào thì câu đó sẽ không có điểm. II. TỰ LUẬN: Câu 1, câu 2 và câu 3: - Mức đầy đủ: HS trả lời ở mức đầy đủ sẽ đạt điểm tối đa. - Nếu HS trả lời ở mức chưa đầy đủ thì: HS trả lời được ý nào GV cho điểm ý đó. Và tùy mức độ làm bài GV linh hoạt cho điểm hợp lí. - HS trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời thì sẽ không có điểm nào. * Riêng phần nhận xét (câu 2) và đánh giá công lao của Ngô Quyền (câu 3): + Đây là phần câu hỏi vận dụng để HS nhận xét, đánh giá nên học sinh trình bày theo cách của mình nhưng phải đảm bảo sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về kiến thức lịch sử và có tính thuyết phục. + Dựa vào thực tế trả lời của HS, GV chấm và cho điểm hợp lí. Hết SỞ GD&ĐT NINH THUẬN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THUẬN BẮC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Câu 1: Nhận xét nào sau đây là không đúng về việc nhà Hán thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta? A. Dưới sự thống trị của nhà Hán, nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế khác nhau. B. Nhà Hán buộc nhân dân ta phải lên rừng xuống biển cống nạp sản vât quý hiếm. C. Nhà Hán thực hiện chính sách tàn bạo nhất là đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Nhà Hán chia nước ta thành 6 châu nhằm dễ bề cai trị và thôn tính nước ta dễ dàng. Câu 2: Cuộc khởi nào bùng nổ vào mùa xuân năm 40 ở Hát Môn để chống lại ách thống trị tàn bạo của nhà Hán? A. Khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. Khởi nghĩa Lý Bí Câu 3: Nghĩa quân của Hai Bà Trưng nhanh chóng đánh bại được kẻ thù và làm chủ được vùng đất nào đầu tiên? A. Mê Linh B. Cổ Loa C. Tống Bình D. Luy Lâu.
  7. Câu 4: Vì sao ngày nay lại có những con đường, ngôi trường mang tên Hai Bà Trưng? A. Thể hiện sự tri ân sâu sắc của nhân dân ta đối với Hai Bà Trưng. B. Để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của nhân dân đối với Hai Bà Trưng. C. Vì căm ghét các thế lực nhà Hán mà Hai Bà Trưng là người đã đánh tan quân Hán. D. Vì nhân dân ta thấy tên Hai Bà Trưng rất hay nên lấy đặt cho ngôi trường hoặc đường. Câu 5: Nhằm siết chặt ách thống trị ở Giao Châu, Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương đã A. cử quan lại đi cai trị ở nhiều nơi. B. bắt nhân dân ta lao dịch cực khổ. C. đặt ra nhiều quy định vô lí. D. đặt ra hàng trăm thứ thuế. Câu 6: Chính sách cai trị của nhà Lương có gì giống với nhà Hán? A. Nhà Lương và nhà Hán đều nắm độc quyền muối và đường. B. Nhà Lương và nhà Hán đều chia nước ta thành 6 châu để dễ bề cai trị. C. Nhà Lương và nhà Hán đều đặt ra hàng trăm thứ thuế để bóc lột nhân dân ta. D. Nhà Lương và nhà Hán đều bắt nhân ta hàng năm phải cống nộp vải thiều. Câu 7: Vào thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan với những dân phu gánh sản vật gì cống nạp cho nhà Đường? A. Dưa hấu B. Vú sữa C. Chôm chôm D. Vải thiều. Câu 8: Nghệ thuật nào sau đây không phải là nét đặc trưng tiêu biểu của người Chăm? A. Đền tháp B. Vải lụa C. Tượng D. Phù điêu II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI? Em hãy nhận xét về chính sách thống trị của nhà Hán đối với nước ta. Câu 2: (1.0 điểm) Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi? Câu 3: (3.0 điểm) Tại sao nói: “Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc”? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược của nước ta lần thứ hai? Hết SỞ GD&ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 6 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THUẬN BẮC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Lịch sử (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: ĐỀ SỐ 2: I. TRẮC NGHIỆM: 4.0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Mỗi câu 0.5đ: 8 câu x 0.5 = 4.0đ Đáp án D C A B D C D B II. TỰ LUẬN 6.0 điểm Câu 1: Câu 1: (2.0đ) a. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là: - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao 0.25đ
  8. Châu. - Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh. 0.25đ - Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và nộp cống nặng nề. 0.25đ - Tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người 0.25đ Hán. b. Nhận xét chính sách thống trị của nhà Hán đối với nước ta: Nhà Hán cai trị nước ta bằng những chính sách vô cùng tàn bạo, 1.0đ thâm độc, đẩy nhân dân ta lâm vào cảnh khốn cùng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa sau này. Câu 2: Vì: Câu 2: (1.0đ) - Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa. 0.25đ - Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh. 0.25đ - Cách đánh chủ động, áp đảo. 0.25đ - Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của 0.25đ nhân dân ta. Câu 3: Câu 3: (3.0đ) a. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc vì: - Nước ta bị các triều đại phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm, dù bị áp bức, bóc lột nặng nề nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không 1.0đ ngừng nổi dậy đấu tranh nhưng vẫn chưa thể đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. - Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan ý chí xâm lược nước ta của nhà Nam Hán nói riêng của phong kiến phương Bắc nói chung, kết thúc 1.0đ thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. b. Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai là: - Đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân 0.5đ xâm lược. - Tận dụng được vị trí, địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng, tận 0.25đ dụng được nước thuỷ triều. - Chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo, làm nên chiến thắng 0.25đ vĩ đại của dân tộc ta. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI I. TRẮC NGHIỆM: - Từ câu 1 đến câu 8: Mỗi câu GV chấm như sau: + Học sinh chọn đúng mỗi phương án trên 1 câu được 0.5 điểm. + Nếu HS chọn từ 02 phương án trở lên hoặc không chọn phương án nào thì câu đó sẽ không có điểm. II. TỰ LUẬN: Câu 1, câu 2 và câu 3: - Mức đầy đủ: HS trả lời ở mức đầy đủ sẽ đạt điểm tối đa. - Nếu HS trả lời ở mức chưa đầy đủ thì: HS trả lời được ý nào GV cho điểm ý đó. Và tùy mức độ làm bài GV linh hoạt cho điểm hợp lí. - HS trả lời sai hoàn toàn hoặc không trả lời thì sẽ không có điểm nào. * Riêng phần nhận xét (câu 2) và đánh giá công lao của Ngô Quyền (câu 3): + Đây là phần câu hỏi vận dụng để HS nhận xét, đánh giá nên học sinh trình bày theo cách của mình
  9. nhưng phải đảm bảo sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về kiến thức lịch sử và có tính thuyết phục. + Dựa vào thực tế trả lời của HS, GV chấm và cho điểm hợp lí. HẾT Thuận Bắc, ngày 9 tháng 4 năm 2019 BGH duyệt TTCM Người ra đề Trần Phúc Lợi Nguyễn Thị Mỹ Duyên