Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

docx 2 trang thaodu 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

  1. TRƯỜNG PTDTNT THCS’&THPT HUYỆN ĐĂKR’LẤP KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: Môn Lịch sử 6 Thời gian: 45 phút Đề bài: I.Trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng 1. Nguyên nhân cơ bản của khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì? A. Trả thù cho chồng B.Nối lại sự nghiệp các Vua Hùng C.Giành độc lập dân tộc D. Cả 3 lí do trên 2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong thời gian nào? A. Mùa đông năm 40 B. Mùa xuân năm 40 C. Mùa thu năm 40 D. Mùa hè năm 40 3. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Cổ Loa B. Luy Lâu C. Mai Đông D. Hát Môn 4. Nhà Hán đã làm gì để “đồng hóa” dân tộc ta? A. Đưa người Hán sang ở cùng với người Việt B.Đánh thuế nặng nề C.Buộc dân ta tuân theo pháp luật và phong tục người Hán D. Cả A,C 5. Nhà Hán đánh thuế nặng vào các mặt hàng nào sau đây? A. Thuế rượu và thuế muối C. Thuế muối và thuế sắt B. Thuế chợ và thuế đò D. Thuế rượu và thuế thân 6. Khởi nghĩa Bà Triệu xảy ra năm nào, ở đâu? A. Năm 40, tại Hát Môn B. Năm 42, tại Mê Linh C. Năm 248, tại Phú Điền D. Năm 542, tại Hát Môn 7. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa năm bao nhiêu tuổi? A. 17 tuổi B, 27 tuổi C. 19 tuổi D. 29 tuổi 8. Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm nào? A. Năm 543 B. Năm 542 C. Năm 544 D. Năm 548 9. Điều nào sau đây thể hiện lực lượng rộng lớn của khởi nghĩa Lý Bí? A. Lực lượng rộng khắp cả nước B. Lực lượng rộng khắp cả vùng C. Lực lượng ở Giao Châu, Ái Châu, Lợi Châu D. Ở Dức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu 10. Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? A. Mong muốn đất nước vững mạnh B. Mong muốn đất nước bình yên C. Làm cho Nhà Lương khiếp sợ D. Mong muốn đất nước hòa bình, độc lập, tự chủ 11. Dạ Trạch Vương là tên gọi của ai? A. Lý Bí B. Lý Phật Tử C. Triệu Quang Phục D. Mai Thúc loan 12. Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến? A.Là vùng núi hiểm trở B. Vùng đồng bằng đi lại thuận lợi C. Là vùng đầm lầy, thuận lợi lối đánh du kích D.Là vùng đồng bằng thuận lợi phản công 13. Chính sách cai trị của nhà Đường có gì khác trước? A. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ B. Giảm thuế , bỏ cống nộp C. Đổi Giao Châu thành Ái Châu D. Giảm quân đồn trú 14. Nguyên nhân nào Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa? A. Do chính sách cai trị của nhà Đường B. Do nhà Đường bắt dân ta sửa sang lại đường xá, cầu cống C. Do Mai Thúc Loan muốn lên làm vua D. Do nhà Đường bắt dân ta thay nhau gánh vải sang Trung Quốc cống nộp 15. Mai Thúc Loan cùng đoàn dân phu gánh loại cống phẩm nào để nộp cho nhà Đường? A. Trái vải B. Ngà voi C. Ngọc trai D. Sừng tê giác 16. Công trình nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là gì? A. Chùa B. Tượng C. Các bức phù điêu D. Đền tháp 17. Người Chăm cổ thuộc nền văn hóa nào? A. Óc eo B. Sa Huỳnh C. Quỳnh Văn D. Phùng Nguyên
  2. 18. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? A. Nhà Đường hung mạnh. B. Nhà Đường suy yếu C. Nhân dân ta anh hùng D. Nhân dân ta yêu nước 19. Ai là người được gửi sang làm con tin cho nhà Nam Hán? A. Khúc Thừa Dụ B. Khúc Hạo C. Khúc Thừa Mỹ D. Dương Đình Nghệ 20. Họ Khúc gửi con sang làm con tin cho nhà Nam Hán nhằm mục đích gì? A. Thần phục nhà Nam Hán B. Kéo dài thời gian hòa hoãn C. Đổi lấy hòa bình D. Xây dựng niềm tin 21.Ai chỉ huy đạo quân Nam Hán sang xâm lược nước ta? A. Lý Tiến B. Lưu Ẩn C. Lưu HoằngTháo D. Vua Nam Hán 22. Sông Bạch Đằng còn có tên là sông Rừng là vì? A. Hai bên bờ là rừng B. Hải lưu thấp. C. Độ dốc không cao D. Thủy triều mạnh 23. Bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng được Ngô Quyền bố trí ở đâu? A.Ở thượng lưu B. Ở hạ lưu C. Ở hai bên bờ D. Gần cửa biển 24. Quân mai phục trên sông Bạch Đằng được Ngô Quyền bố trí ở đâu? A.Ở tả ngạn B. Ở hữu ngạn C. Ở hai bên bờ D. Ở thượng lưu II. Tự luận: ( 4 điểm) 1.Trình bày khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 2.Vì sao trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? BÀI LÀM