Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 356 - Trường THPT Lê Lợi

doc 2 trang thaodu 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 356 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_lop_10_ban_nang_cao_ma_de_356.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 356 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Lê Lợi KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 10 cb Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi : 356 Câu 1: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng người ta chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành các kiểu A. quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng. B. quang và hóa dị dưỡng. C. quang và hóa tự dưỡng, quang và hóa dị dưỡng D. tự dưỡng và dị dưỡng. Câu 2: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật đạt giá trị cực đại và không đổi theo thời gian là ở pha A. lũy thừa. B. suy vong. C. cân bằng. D. tiềm phát. Câu 3: Nếu ở một tế bào tinh trùng có 14 NST thì loài đó có số lượng NST là A. 14. B. 56. C. 7. D. 28. Câu 4: Cấu tạo của virut trần gồm A. axit nuclêic và capsit. B. axit nuclêic, capsit và vỏ ngoài. C. capsit và vỏ ngoài. D. axit nuclêic và vỏ ngoài. Câu 5: Vi rut có thể tổng hợp axit nucleic và protein là nhờ A. có vỏ ngoài. B. sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào chủ C. có vỏ capsit. D. có kích thước nhỏ. Câu 6: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự sau A. S, G1, G2, nguyên phân. B. G1, G2, S, nguyên phân. C. G2, G1, S, nguyên phân. D. G1, S, G2, nguyên phân. Câu 7: Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn các bon và nguồn năng lượng là A. CO2 và ánh sáng. B. chất hữu cơ và năng lượng hóa học. C. chất hữu cơ và ánh sáng. D. CO2 và năng lượng hóa học. Câu 8: Trong nguyên phân, sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì A. cuối. B. sau. C. đầu. D. giữa. Câu 9: Capsome là A. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi vi rut B. lõi của virut. C. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit. D. vỏ bọc ngoài của vi rút. Câu 10: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật A. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để gây bệnh. B. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ. C. tấn công vật chủ khi đã chết. D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công. Câu 11: Sản phẩm của quá trình lên men rượu là A. lactic và CO2 B. etanol và oxi. C. etanol và CO2 . D. etanol, lactic và CO2. Câu 12: Môi trường mà thành phần chỉ có chất tự nhiên là môi trường A. bán tổng hợp. B. bán tự nhiên. C. tổng hợp. D. tự nhiên. Câu 13: Hai thành phần cơ bản nhất của tất cả virut là A. prôtêin và axí nuclêic. B. prôtêin và axít amin. C. prôtêin và lipit. D. axít nuclêic và lipit. Câu 14: Các hợp chất sau không được dùng để diệt khuẩn trong y tế A. iot. B. các kim loại nặng. C. cồn. D. kháng sinh. Câu 15: Vật chất di truyền của virut được gắn vào vỏ prôtêin được diễn ra ở giai đoạn A. xâm nhập. B. tổng hợp. C. lắp giáp. D. hấp phụ. Câu 16: Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân sơ là A. phân đôi, nảy chồi, bằng bào tử vô tính và bào tử hửu tính. B. phân đôi, bằng nội bào tử, nảy chồi. C. phân đôi, bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử. D. phân đôi, bằng ngoại bào tử, nảy chồi. Câu 17: Hô hấp hiếu khí là quá trình A. oxi hóa các phân tử hữu cơ. B. phân giải tinh bột. C. phân giải glucozo. D. phân giải fructozo. Câu 18: Trong quá trình giảm phân, ADN được nhân đôi mấy lần A. 4 B. 2 C. 3. D. 1. Câu 19: Trong chu kì tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha A. nguyên phân. B. G2. C. G1. D. S. Câu 20: Mỗi loại vi rut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì A. tế bào có tính đặc hiệu. B. vi rut có tính đặc hiệu. C. vi rut không có cấu tạo tế bào. D. vi rut và tế bào có cấu tạo khác nhau. Phần đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20