Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Trạch (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 4530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Trạch (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_tin_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_201.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Trạch (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: TIN HỌC 8 Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ RA Sử dụng ngôn ngữ lập trình free Pascal để lập trình giải các bài toán sau: Câu 1.( 2,0 điểm) Số lẻ SOLE.PAS Cho số nguyên dương N (1 N 65535) . Viết chương trình thực hiện: Yêu cầu: Tính tổng các số lẻ trong đoạn từ 1 đến N. - Dữ liệu vào: Số nguyên N được nhập từ bàn phím. - Dữ liệu ra: In lên màn hình số S, với S là tổng tìm được. Ví dụ Dữ liệu vào Dữ liệu ra Nhap so N : 6 9 Câu 2.( 2,5 điểm) Số đẹp SODEP.PAS Một số nguyên dương được gọi là “Đẹp” nếu số đó chia hết cho số ước nguyên dương của nó. Ví dụ : Số 40 có 8 ước nguyên dương là: 1, 2, 4, 5, 8, 10, 20, 40. Và 40 lại chia hết cho 8. Vậy số 40 là số “Đẹp”. Cho số nguyên dương N (0<N<30000). Yêu cầu: Hãy cho biết số N có “Đẹp” hay không? Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím số guyên N. Dữ liệu ra: In lên màn hình số 1 nếu N là số đẹp, số 0 nếu N không phải là số đẹp Ví dụ: Dữ liệu vào Dữ liệu ra Nhap so N: 40 1 Câu 3.(2,5 điểm):Luỹ thừa LUYTHUA.PAS Cho số nguyên dương N (1 N 100) . Viết chương trình thực hiện Yêu cầu: a) Cho biết N có phải là lũy thừa bậc 3 của một số tự nhiên không? b) Viết N dưới dạng một lũy thừa với số mũ là số tự nhiên cơ số 5 c) Tìm số dư khi chia NN cho 7. Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím số nguyên dương N. Dữ liệu ra : + Dòng 1: In ra số 1 nếu N là lũy thừa bậc 3 của một số tự nhiên. Số 0 nếu N không phải lũy thừa bậc 3 của một số tự nhiên.
  2. + Dòng 2: In ra N dạng lũy thừa với số mũ là số tự nhiên cơ số 5. In ra số 0 nếu nếu không phải là lũy thừa cơ số 5. + Dòng 3: In ra số dư của phép chia. Ví dụ: Dữ liệu vào Dữ liệu ra Nhap N: 25 0 5^2 4 Giải thích: - In số 0 vì 25 không là lũy thừa 3 của một số. - In ra 5^2 vì 25 là lũy thừa của 5(25 = 5^2). - In số 4 Vì 2525 chia 7 dư 4 Câu 4 (3,0 điểm): Dãy số DAYSO.PAS 9 Cho dãy sô nguyên N (2 N 100) số nguyên a1; a2; a3; an.(0 ai 10 ).Viết chương trình thực hiện. Yêu cầu: a). Tính số S với S là tổng các phần tử là số nguyên tố trong mảng. b). Tìm giá trị của cặp số (am, an) sao cho chúng có khoảng cách lớn nhất. c). Tìm chỉ số K để cặp số liên tiếp trong dãy (ak; ak+1) có khoảng cách bé nhất. Nếu có nhiều cặp số thỏa mãn thì in cặp có chỉ số K bé nhất. Khoảng cách giữa hai số đươc định nghĩa là giá trị tuyệt đối hiệu của hai số đó Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím các số sau. + Dòng 1: Số nguyên N. + Dòng 2: N dòng tiếp theo là giá trị các phần tử trong mảng. Dữ liệu ra: + Dòng 1: In ra số S . + Dòng 2: In ra cặp số am, an với am, an là hai phần tử có khoảng cách lớn nhất các số ghi cách nhau ít nhất 1 dấu cách + Dòng 3: In ra số K. Ví dụ Dữ liệu vào Dữ liệu ra Nhap so N = 5 10 Nhap gia tri cua cac phan tu 8 2 3 1 5 8 4 2 Giải thích: - 10 là tổng các phần tử là số nguyên tố.
  3. - 8 2 là cặp số có khoảng cách lớn nhất - 1 là chỉ số của cặp 3 5 vì 3 và 5 tạo ra khoảng cách bé nhất Hết Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh SBD PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN : TIN HỌC 8 HƯỚNG DẪN CHẤM I- Phương pháp: - Giám khảo tạo bộ dữ liệu vào, tính toán kết quả. Thực hiện chương trình của học sinh và so sánh kết quả. - Giám khảo có thể sử dụng chương trình gợi ý dưới đây để tính toán kết quả của dữ liệu vào. - Chương trình học sinh đúng một bộ test, giám khảo cho 0.5 điểm. Như vậy, nếu một câu có 3 điểm thì giám khảo phải tạo 6 bộ test.
  4. - Đối với câu 1: Giám khảo phải tạo được 01 bộ test có N = 60000 - Đối với câu 2: Giám khảo phải tạo được 01 bộ test N= 30000. - Đối với câu 3: Giám khảo phải tạo được 01 bộ test N= 100. - Đối với câu 4: Giám khảo phải tạo được 01 bộ text có giá trị phần tử Ai = 109