Đề ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Khối 7

docx 9 trang thaodu 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_khoi_7.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Khối 7

  1. Bài 18. Câu 1: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào? A. Năm 1400. B. Năm 1406. C. Năm 1407. D. Năm 1408. Câu 2: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân? A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu. B. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu. C. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu. D. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu. Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh? A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé. B. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến. C. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến. D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi. Câu 4: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta? A. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc. B. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ. C. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. D. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì. Câu 5: Chiến thắng của nghĩa quân Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh diễn ra ở đâu? A. Yên Mô (Ninh Bình). B. Thăng Hoa (Quảng Nam). C. Bô Cô (Nam Định). D. Thuận Hóa. Câu 6: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại? A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước. B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia. C. Những người lãnh đạo bất tài.
  2. D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa. Câu 7: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích: A. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. B. phát triển kinh tế ở nước ta. C. phát triển văn hóa ở nước ta. D. ổn định chính trị ở nước ta. Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV? A. Phù Trần diệt Hồ. B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh. C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh. D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế. Câu 9: Biểu hiện nào không thuộc về chính sách đồng hóa của nhà Minh với dân tộc ta? A. Thiêu hủy sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị. B. Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta. C. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ. D. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. Câu 10 : Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là: A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã. B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ. C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng. D. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi. Bài 19. Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Đinh Liệt. Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào? A. Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc. B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa. C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan. D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quan địch để bảo toàn lực lượng.
  3. Câu 3: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Lê Lai. D. Nguyễn Chích. Câu 5: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc? A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai. B. Thành lập chính quyền mới. C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan. D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang. Câu 6: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào? A. Tháng 8 năm 1425. B. Tháng 9 năm 1426. C. Tháng 10 năm 1426. D. Tháng 11 năm 1426. Câu 7: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là: A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa. B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng. C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu. D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang. Câu 8: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào? A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước. B. Bỏ vũ khí ra hàng. C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước. D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh. Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
  4. B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi. D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 10 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta. B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước. C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta. D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực. Bài 20. Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thánh Tông Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Nhân Tông Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến. B. Khuyến khíc phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động. D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội. Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A. Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề
  5. D. Cục bách tác Câu 5: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trớ như thế nào ở Đông Nam Á? A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á. Câu 6: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là: A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo Câu 7: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì? A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh. C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm. D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà. Câu 8: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào? A. Thi Hội B. Thi Hương C. Thi Đình D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn. Câu 9: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm. B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên. C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước. D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm. Câu 10 : Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A. Nguyễn Trãi B. Lê Thánh Tông C. Ngô Sĩ Liên D. Lương Thế Vinh
  6. 1 Chính sách cai trị của nhà Minh, nhận xét: 1.1. Chính sách cai trị của nhà Minh * Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc. * Kinh tế: - Đặt hàng trăm thứ thuế. - Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì. * Văn hoá: - Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân. - Bắt dân ta phải bỏ phong tục, tập quán theo phong tục của người Trung Quốc. - Tiêu hủy sách quý, mang về nhà Trung Quốc nhiều sách có giá trị. 1.2. nhận xét: - Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. - Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy, chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa, - Tội ác và chính sách thâm độc có được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi” Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa: - Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái. - Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. - Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề. - Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
  7. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn: - Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc. - Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai. Giữa năm '1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. - Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân. Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (qua lược đồ sgk, trang 90) Diễn biến: - Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. - Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). - Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. - Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng. Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Trận Chi Lăng – Hương Giang
  8. Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang. Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta. Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng. Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử. Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc. Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn? Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ. Liệt kê những thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn trong trânh Tốt động - Chúc Động