Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 8 - Mã đề 428 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thaodu 1910
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 8 - Mã đề 428 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_8_ma_de_428_n.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 8 - Mã đề 428 - Năm học 2018-2019

  1. Ngày -04 -2019 ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC lớp 12 - Bài 8 ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 428 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Sn = 119, Ba = 137. Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm A. VIIIB. B. IA. C. IIA. D. VIB. Câu 2. Dãy các kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư là A. Al, Na, Zn. B. Mg, Ca, K. C. Al, Ag, Zn. D. Al, Cr, Zn. Câu 3. Hai kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội là A. Fe và Mg. B. Fe và Cu. C. Fe và Cr. D. Cr và Ag. Câu 4. Tôn là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ? A. Zn. B. Ni. C. Sn.D. Cr. Câu 5. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là A. CrCl3.B. FeCl 3.C. MgCl 2.D. FeCl 2. Câu 6. Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ? A. Zn(OH)2 và Fe(OH)3. B. Cr(OH)3 và Zn(OH)2. C. NaOH và Al(OH)3. D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. Câu 7. Hợp chất Fe(OH)3 phản ứng được với dung dịch A. NaCl. B. Na2SO4. C. KCl. D. HCl. Câu 8. Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với chất nào sau đây ? A. O2. B. S. C. Cl 2. D. F 2. Câu 9. Bột kim loại X tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. Kim loại X là A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Zn. Câu 10. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ? A. ZnO. B. Zn(OH)2. C. ZnSO4. D. NaHCO3. Câu 11. Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng ? A. MgO.B. FeO. C. Fe2O3.D. Al 2O3. Câu 12. Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch AgNO3 ? A. Cu. B. Al 2O3. C. FeO. D. Fe(NO 3)2. Câu 13. Quặng manhetit có thành phần chính là A. Fe3O4. B. FeS2. C. FeCO3. D. Fe2O3. Câu 14. Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là A. Si. B. Mn. C. S. D. Fe. Câu 15. Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là A. hematit đỏ. B. hematit nâu. C. xiđerit. D. gang. Câu 16. Chất nào dưới đây là chất khử các sắt oxit trong lò cao ? A. CO. B. CO2. C. Al. D. H2. Câu 17. Muối sunfua nào dưới đây có thể điều chế được bằng cách cho khí H 2S tác dụng với dung dịch muối của kim loại tương ứng? A. Na2S. B. ZnS. C. FeS. D. PbS. Câu 18. Trong phòng thí nghiệm, để xử lí sơ bộ một chất thải ở dạng dung dịch chứa ion Fe 3+ và Cu2+ ta dùng lượng dư A. dung dịch muối ăn. B. ancol etylic. C. giấm ăn. D. nước vôi trong. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác-Bài 8- 04/2019. Trang 1/4 - Mã đề thi 428
  2. Câu 19. Kim loại nào dưới đây khi cho vào dung dịch CuSO 4 loãng (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa gồm một chất ? A. Ag. B. Ba. C. Ca. D. K. Câu 20. Phương trình hoá học nào sau đây sai ? A. 3Br2 + 6FeCl2 2FeBr3 + 4FeCl3 B. Cr2O3 + 2NaOH (loãng) 2NaCrO2 + 2H2O C. 3Cl2 + 2FeBr2 2FeCl3 + 2Br2 D. Br2 + 2FeBr2 2FeBr3 Câu 21. Phản ứng nào sau đây không tạo ra Ag kim loại ? A. Cho bột Fe tác dụng với dụng dịch AgNO3. B. Nhiệt phân AgNO3. C. Điện phân dung dịch AgNO3 với các điện cực trơ. D. Cho Na tác dụng với dụng dịch AgNO3. Câu 22. Hỗn hợp X gồm Al, Fe 3O4 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. axit HCl (dư). B. NaOH (dư). C. AgNO3 (dư). D. NH3 (dư). Câu 23. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch kali hiđroxit, thanh kẽm bị mòn dần, có bọt khí thoát ra. Chất oxi hoá là A. KOH. B. H 2O. C. O2. D. KOH và O2. Câu 24. Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3, CuO, Ag. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 25. Ứng dụng nào sau đây của kim loại là không đúng ? A. Kẽm được dùng để sản xuất pin khô. B. Thiếc được tráng lên các đồ vật bằng sắt để chống ăn mòn kim loại theo phương pháp điện hóa. C. Chì được dùng để ngăn cản tia phóng xạ. D. Niken được dùng làm chất xúc tác trong công nghiệp hóa chất. Câu 26. Cho các phản ứng sau: (a) Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (b) Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. (c) Fe tác dụng với dung dịch HCl. (d) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). (e) Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl. Số phản ứng tạo ra muối sắt(III) là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 27. Có sơ đồ chuyển hóa sau: Cr  +HCl X  +Cl2 Y  +dd KOH dư Z  +Br2 R R là hợp chất nào của crom sau ? A. Cr(OH)3. B. KCrO 2. C. K 2Cr2O7. D. K 2CrO4. Câu 28. Cho dung dịch NH3 từ từ đến dư vào một dung dịch chứa FeCl 2, AlCl3 và CuCl2, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Cho luồng khí CO dư đi qua X nung nóng thu được chất rắn Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thành phần của Y gồm: A. Cu, Fe và Al. B. Cu, Fe và Al 2O3. C. CuO và Al2O3.D. Fe và Al 2O3. Câu 29. Để tách Cu khỏi hỗn hợp có lẫn Al và Zn có thể dùng dung dịch (dư) nào sau ? A. KOH. B. H 2SO4 đặc nguội. C. NH3. D. HNO 3 loãng. Câu 30. Cho hỗn hợp gồm x mol K và y mol Zn vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí H2 và dung dịch chứa một chất tan duy nhất là một muối. Tỉ lệ x : y là A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 3 : 1. Câu 31. Nung 18,0 gam Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là A. 14,4. B. 16,0. C. 12,0. D. 8,0. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác-Bài 8- 04/2019. Trang 2/4 - Mã đề thi 428
  3. Câu 32. Đun nóng m gam bột thiếc trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 30,2 gam một oxit. Mặt khác, cho m gam bột thiếc trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24.B. 3,36.C. 4,48.D. 5,01. Câu 33. Để phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch CuSO4 1M, cần vừa đủ m gam Fe. Giá trị của m là A. 2,8. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,4. Câu 34. Hòa tan 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước được dung dịch X. Thêm đến hết dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 31,1. B. 62,2. C. 54,4. D. 46,6. Câu 35. Để hoà tan hoàn toàn 5,04 gam Fe cần tối thiểu V ml dung dịch HNO3 1M thu được x mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V và x lần lượt là A. 360 và 0,09. B. 120 và 0,06. C. 150 và 0,09. D. 240 và 0,06. Câu 36. Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là A. 29,6 gam. B. 59,2 gam. C. 29,4 gam. D. 24,9 gam. Câu 37. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa hỗn hợp muối NaCl, FeCl2, CuCl2, AlCl3, MgCl2 thu được kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn X. Cho khí CO dư đi qua X nung nóng, phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn E. Các chất có trong E là: A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. Mg, Fe, CuO. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 38. Cho các phản ứng: (a) Cl2 + NaOH (b) Fe3O4 + HCl (c) KMnO4 + HCl (d) FeO + HCl (e) CuO + HNO3 (f) KHS + NaOH Số phản ứng tạo ra hai muối là A. 6. B. 5. C. 3.D. 4. Câu 39. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Y, xuất hiện kết tủa keo trắng, không tan trong dung dịch NH3 dư. Chất X là A. FeO.B. Fe 2O3.C. CuO.D. Al 2O3. Câu 40. Hợp chất X có các tính chất - Tác dụng được với dung dịch AgNO3. - Dung dịch không tác dụng với Fe. - Tác dụng với dung dịch Na2CO3 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí. X là chất nào trong các chất sau ? A. BaCl2.B. CuSO 4.C. AlCl 3.D. FeCl 3. Câu 41. Cho các phát biểu sau: (a) Nhôm oxit và crom(III) oxit đều là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm loãng. (b) Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. (c) Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol. (d) Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ. (e) Nhôm và crom đều phản ứng với lưu huỳnh theo cùng tỉ lệ về số mol. (g) Nhôm hiđroxit và crom(III) hiđroxit đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 42. Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M (điện cực trơ) thu được được 2,464 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 14,08. B. 16,36. C. 12,80. D. 15,52. Câu 43. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol HNO 3 (loãng), thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết y = 3x, số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là A. 2,25x. B. 3x. C. 2x. D. 2,75x. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác-Bài 8- 04/2019. Trang 3/4 - Mã đề thi 428
  4. Câu 44. Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Fe và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 130 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là A. 1,12. B. 0,84. C. 2,8. D. 0,56. Câu 45. Cho m gam hỗn hợp gồm Ba và Al vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa một chất tan duy nhất là một muối và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 16,40 gam. B. 9,55 gam. C. 14,76 gam. D. 11,48 gam. Câu 46. Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO 3 3,2M, thu được dung dịch X và khí +5 NO (sản phẩm khử duy nhất của N ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối Fe(NO 3)3 trong dung dịch X là A. 24,20 gam.B. 19,36 gam.C. 16,94 gam.D. 14,52 gam. Câu 47. Muối X có thành phần phần trăm về khối lượng là 26,53% K, 35,37% Cr và 38,10% O. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch axit HCl đặc, dư, đun nóng thu được 6,72 lít khí (đktc) màu vàng lục. Giá trị của m là A. 38,8. B. 35,28. C. 23,28. D. 29,4. Câu 48. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại K và Al tan hoàn toàn trong nước được dung dịch X. Nhỏ từ từ V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì giá trị của V là A. 200. B. 150. C. 100. D. 300. Câu 49. Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn và Al trong 400 ml dung dịch HNO 3 1M vừa đủ, được dung dịch X chứa m gam muối và không thấy khí có thoát ra. Giá trị của m là A. 25,8 gam. B. 26,9 gam. C. 27,8 gam. D. 28,8 gam. Câu 50. Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4 tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại không tan. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là A. 54,0 gam. B. 48,4 gam. C. 48,6 gam. D. 36,3 gam. –––––––––––HẾT–––––––––– Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác-Bài 8- 04/2019. Trang 4/4 - Mã đề thi 428