Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường học phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

doc 5 trang Hoài Anh 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường học phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_boi_duong_giao_vien_thpt_hang_ii_chuyen_de_4_giao_vie.doc

Nội dung text: Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường học phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ 4: GIÁO VIÊN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG LỚP: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HẠNG II KHOÁ: 41 ĐIỂM: - Họ và tên học viên: TRẦN THÀNH TIẾN - Số thứ tự (theo danh sách): 28 - Ngày sinh: 01/01/1988 Nơi sinh: CẦN THƠ - Số tờ: 03 (5 mặt). BÀI LÀM Câu 1: Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc trong tư vấn học đường? Trước hết phải biết “Tư vấn học đường” là hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường (dưới các hình thức: Cố vấn, chỉ dẫn. tham vấn, ) để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đến học đường, như: về tâm sinh lý, định hướng nghề nghiệp, về học tập, về định hướng giá trị sống và kĩ năng sống, về pháp luật, Các nguyên tắc trong tư vấn học đường là +Nguyên tắc 1: Tôn trọng học sinh: Nhà tư vấn phải tôn trọng mọi người, tôn trọng học sinh của mình. Không được vì bất kì một lý do nào đó mà có thái độ coi khinh, miệt thị hoặc hạ thấp nhân phẩm của họ. Không được phán xét học sinh; chính vì tôn trọng học sinh nên học sinh sẽ cởi mỡ, sẽ cảm thấy được tôn trọng từ đó sẽ bài tỏ các vấn đề đến người tư vấn một cách chân tình và thoải mái. Quan trọng hơn, cho các em thấy được chúng ta là người tin tưởng, là người mà khiến các em thoải mái khi tiếp xúc, khi giao tiếp. +Nguyên tắc 2: Chấp nhận, không phán xét học sinh: Chấp nhận là sự nhiệt tình tôn trọng học sinh như một con người độc lập với những giá trị tự tại, bất kể hành vi, địa vi hoặc thái độ của các em như thế nào. Có nghĩa là cho phép học sinh được tồn tại như các em muốn. Khi nhà tư vấn muốn được chính là mình và cho phép học sinh được chính là họ - Đó là sự chấp nhận học sinh. Chúng ta tiếp nhận học sinh, lắng nghe học sinh trình bày khó khăn, chúng ta chỉ phân tích, không được hùa theo học sinh, không được phán xét học sinh; chúng ta là người tư vấn cho học sinh nên phải giữ thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng và 1
  2. hành động đúng đắn nhất. Xem xét vấn đề dưới góc độ cá nhân của từng người. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng. +Nguyên tắc 3: Dành quyền tự quyết cho học sinh: Nguyên tắc này ý nói quyền quyết định của học sinh trong việc xác định mục tiêu và các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu. Nhà tư vấn chỉ nêu vấn đề, giúp học sinh nhìn ra một cách rõ ràng hơn tình trạng của họ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và định hướng giúp họ tìm ra những cách giải quyết vấn đề của mình, tự quyết định cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình, nhận thức được những hành động mình cần làm và thực hiện những hành động theo kế hoạch đặt ra. Trong các trường hợp học sinh không nhận ra, nhà tư vấn cần gợi ý, định hướng. Và nếu học sinh có định hướng sai, nhà tư vấn cần giúp chuyển hướng bằng cách phân tích nếu theo hướng suy nghĩ và giữ cảm xúc như vậy, các hậu quả không tốt sẽ dẫn đến đâu, tác động đến những ai và nếu theo hướng khác, kết quả đạt được sẽ tốt như thế nào. Nhiều trường hợp, học sinh không nhận ra định hướng đúng ngay mà nhà tư vấn phải kiên trì, sử dụng những kỹ năng cần thiết, tác động. Trong mọi trường hợp, quyết định cuối cùng về mục đích, các hoạt động và phương pháp đạt được các mục tiêu đặt ra phải do học sinh quyết định chứ không phải do nhà tư vấn. +Nguyên tắc 4: Đảm bảo bí mật thông tin cho học sinh: Khi gặp hoàn cảnh, tình trạng khó khăn, học sinh có thể có những suy nghĩ, cảm xúc chưa chuẩn xác. Cũng có thể có những thông tin mà những người khác biết sẽ không có lợi cho các em. Việc đảm bảo sự bí mật riêng tư giúp cho học sinh thấy yên tâm, tin tưởng vào nhà tư vấn. Một phần trong nguyên tắc giữ gìn sự riêng tư là không tiết lộ những gì không cần thiết cho người khác không liên quan mà những điều này có thể không đem lại lợi ích cho học sinh. Câu 2: Hãy cho biết những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường. Những phẩm chất cần có của một người làm tư vấn học đường là - Phải có đạo đức nghề nghệp: Muốn làm một nhà tư vấn học đường tốt trước hết bản thân chúng ta phải yêu công việc giảng dạy; yêu mến học sinh, có tình yêu thương các em học sinh; xem nổi buồn của các em là nổi buồn của bản thân, luôn thông cảm thấu hiểu cho các em. - Phải có năng lực thực hiện các bước tư vấn (PPTV): Tất nhiên muốn trở thành nhà tư vấn học đường tốt và chuyên nghiệp bản thân nhà tư vấn phải có lượng kiến thức nhất định, có nghiên cứu và không ngừng học tập để năng lực thực hiện tư vấn ngày càng chuyên nghiệp, xúc tích và làm cho các em cảm thấy nể phục và tin tưởng. 2
  3. - Có hành vi tích cực, tính cách tốt (dễ mến, hòa đồng, NL giao tiếp, quan tâm đến đời sống tâm hồn của con người: Người tư vấn, nhà tư vấn phải có tính cách thân thiện, tích cực, vui vẻ hòa đồng, vì bản thân các em học sinh tìm đến chúng ta là trong lòng các em đang rối bời, mất phương hướng, đang khó chịu, thì thái độ của chúng ta ít nhiều gì khi nói chuyện và khi giao tiếp với các em làm nhẹ đi khó khăn và nhẹ lòng hơn. - Nhận thức sâu sắc, tinh tế, óc quan sát nhạy bén và có một trái tim nhân hậu: Nhà tư vấn hay người tư vấn thường họ suy nghĩ lạc quan, thông thái nên họ luôn nhận thức sâu sắc, tinh tế, óc quan sát nhạy bén và lòng nhân hậu. Để lắng nghe, phân tích những khó khăn, khúc mắc của các em, qua đó người tư vấn đưa ra các lời khuyên, lời phân tích xác đáng giúp các em định hướng được vấn đề, nhằm giúp các em giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất tối ưu nhất. - Lòng kiên trì: Phẩm chất này không thể thiếu đối với nhà tư vần học đường; vì học sinh đang tuổi mới lớn, đôi khi các em chậm thay đổi, chậm suy nghĩ thông thoáng vấn đề, mà tùy vào từng đối tượng học sinh. Chúng ta phải nhận nại, kiên trì để từng bước nhẹ nhàng dìu dắt các em qua khó khăn sao cho hiệu quả nhất. - Trải nghiệm nhiều (sách, online, đồng nghiệp, chuyên gia, ): Thường nhà tư vấn học đường phải hiểu rõ học sinh, hiểu được tâm sinh lí ở lứa tuổi các em, để giúp các em hiệu quả nhất. Vì vậy các nhà tư vấn thường phải tìm hiểu qua sách vở, các kênh thông tin, báo đài và phải đúc kết kinh nghiệm qua các vấn đề của học sinh trong quá trình tư vấn. câu 3: Xây dựng một tình huống tư vấn tâm lý học đường, đồng thời xử lý theo quy trình mà anh/ chị đã được học. Tình huống: “Trong năm học 2020 – 2021 vừa qua có 1 em nam sinh, đang học lớp 12, gia đình em ấy cha mẹ ly hôn, chính vì vậy làm cho em không tập trung được trong việc học. Em nam sinh đó có nhắn tin và trình bày là em muốn nghỉ học đi làm, vì tình trạng hiện giờ em không tập trung học được, xin Thầy cho em lời khuyên.” Đây là câu chuyện có thật 100%. (xin phép cô cho em xưng tôi cho dễ trình bày!) - Trước hết tôi xác định phương pháp tư vấn học đường này là: tham vấn cá nhân. - Mục tiêu của tham vấn này là: Giúp em nam sinh này giải quyết vấn đề đang gặp phải. - Các kĩ năng tham vấn tôi dùng để tư vấn cho em nam sinh đó là: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng tóm tắt, kĩ năng cũng cố. 3
  4. - Tiến trình tham vấn cho em Đ là: 1.Thiết lập mối quan hệ: Em nam sinh đó tên Đ, Đ được em chủ nhiệm năm lớp 10; trong quá trình chủ nhiệm em hay quan tâm lớp trong đó có em; chính vì thế em rất quí mến người Thầy này. Cho nên bước này rất thuận lợi. 2.Tiếp nhận yêu cầu và lắng nghe lời phàn nàn của HS Đ: Đó là một buổi sáng thứ hai, Đ chủ động tìm đến tôi trong phòng giám thị. Đ chia sẽ cha em ấy, hay cãi nhau với mẹ mỗi khi ông ấy say rựu. Và lần này mẹ em ấy không chịu được nên đã ra tòa ly hôn. Em tâm sự với tôi với vẻ mặt phờ phạc, buồn bã; cho nên em Đ không chịu được, không tập trung học được và có ý định nghỉ học, nhưng còn phân vâng. 3.Giới thiệu với học sinh về công việc tham vấn: Trước cảm xúc đó, tôi nhìn em đầy thông cảm, rồi nói chuyên môn giảng dạy chính của Thầy là Toán, và công việc này Thầy giúp em suy nghĩ thông suốt và em có thể quyết định nên học tiếp hay nghỉ học. 4.Lắng nghe nhận diện vấn đề của em Đ: Vấn đề của Đ là em còn do dự nên nghỉ học đi làm, hay đi học trong khi em không tạp trung được. 5.Xác định mong đợi và khả năng ứng phó, đương đầu với vấn đề của Đ: Tôi cũng nhận định được từ cuộc trò chuyện với em ấy là em ấy muốn nghỉ đi làm, nhưng không biết quyết định này đúng hay sai. 6.Thảo luận về giải pháp: Tôi phân tích cho em Đ hiểu là tuổi em ấy còn quá nhỏ để lao động, trong khi cha và mẹ em ấy vẫn cho tiền và lo cho em ấy đầy đủ để học tập; chuyện của người lớn thì để người lớn quyết vì em còn nhỏ không phải là người trong cuộc nên em chưa hiểu hết về họ, sau này em lớn lên em sẽ hiểu và thông cảm cho cha mẹ hơn; nếu em được cha mẹ tạo điều kiện đi học em hãy cố tiếp tục học; vì tuổi của em còn nhỏ, nghỉ học sớm đi làm vất vả, đôi khi chưa chịu cực được lại dang dở; còn nếu như em muốn nghỉ học thì tạm nghỉ nhăm nay, đợi tinh thần ổn định, em sẽ quay lại học. Trước tình hình này, tôi không ủng hộ em nghỉ học cũng không thể ép em đi học được. Và giải pháp trước mắt mà tôi đề nghị đến em là em nghỉ học vài ngày và sau đó trở lại trường, rồi hả quyết định nên nghỉ hay học lại. 7.Lựa chọn giải pháp: Tôi vẫn theo dõi em ấy, tuy tâm trạng em ấy có khá hơn, nhưng em ấy đã quyết định tạm nghỉ học năm nay và trải nghiệm thử cuộc sống mới, nếu không ổn năm sau sẽ quay lại và tiếp tục học. 8.Kích lệ thực hiện các giải pháp: Tôi và em ấy vẫn hay liên lạc qua zalo, hiện em Đ đã làm trong một khu du lịch bên phú quốc, em cũng thông cảm nhiều hơn cho cha mẹ, 4
  5. và trải nghiệm lao động, và tín hiệu mới là gần đây em ấy có nhắn tin với tôi là Đ sẽ trở lại học tiếp vào năm 2021 – 2022. Em ấy cũng không quên cảm ơn tôi trong thời gian qua. 9.Chia tay và hẹn gặp lại buổi tiếp theo: Sau khi trút bỏ tâm sự, tâm trạng em khá ổn, và em về lớp vẫn không quên chào tôi và nói mỗi khi em ấy khó khăn hay bí bách sẽ nhắn tin với tôi. Câu 4: Bài tập thực hành trên lớp trong quá trình cô dạy. TÌNH HUỐNG 7 Làm sao để chọn ngành nghề trong thời đại 4.0? Đại đa số học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12) thường lúng túng trước một rừng thông tin chọn ngành nghề trong tương lai trong thời đại 4.0 ==>GVTV phải làm gì để giúp các em được toại nguyện? Trong tình huống này, em sẽ bảo các em HS thích ngành nghề gì? Sau đó các em xem nếu thi vào ngành đó thì cần thi vào khối nào? và khối đó gồm những môn nào? để các em có hai sự lựa chọn chính; một là biết được ngành mình thích, và các môn cần thi vào đại học để tập trung ôn luyện; hai là nếu thấy ngành mình chọn phải thi các môn ngoài khả năng của mình thì phải chọn ngành nghề khác sao cho các môn cần thi vào ngành đó là các môn sở trường của từng HS. 5