Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 10730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

  1. Câu 1 (4 điểm) a. Những nơi nào trên Trái Đất có thể nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào lúc giữa trưa? b. Cho bảng số liệu: Lượng bức xạ tiếp thu trong 1 ngày theo vĩ độ (cal/cm2). Vĩ độ 00 200 400 600 900 TB năm 880 830 694 500 366 Ngày 22/6 809 958 1015 1002 1103 Ngày 22/12 803 624 326 51 0 Xác định các vĩ độ trên thuộc bán cầu nào? Tại sao. c. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch thì khô, nóng còn gió Tây ôn đới lại mát, ẩm? Câu 2 (4 điểm) a. Cho bảng: nhiệt độ trung bình các tháng của Hoàng Liên Sơn và Thanh Hóa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hoàng Liên 7,1 8,9 12,4 14,4 15,7 16,4 16,4 16,4 15,3 13,1 9,7 7,5 Sơn (2170m) Thanh Hóa 17,4 17,8 19,2 23,5 27,1 28,9 28,9 28,3 26,9 24,5 21,8 18,5 (5m) (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 8, NXB: Giáo dục). So sánh sự khác nhau cơ bản về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích. b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc? Câu 3 (4 điểm) Cho bảng sốliệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta phân theo ngành (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 2014 Tổng số 129087,9 183213,6 540162,8 623220,0 Trồng trọt 101043,7 134754,5 396733,6 456775,7 Chăn nuôi 24907,6 45096,8 135137,2 156796,1 Dịch vụ nông nghiệp 3136,6 3362,3 8292,0 9648,2 (Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015) a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta. b. Nhận xét tỉ về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta và giải thích. Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học: a. Nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp của nước ta: cà phê, cao su, chè. Giải thích sự phân bố của các cây công nghiệp trên. b. Giải thích tại sao các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất? Câu 5 (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc Hết
  2. Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm; Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục ấn hành. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: ; Chữ ký của giám thị 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 9 - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn:Địa Lí HƯỚNG DẪN CHẤM (Văn bản gồm 4 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG. 1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm.
  3. 2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. 3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm thành phần, điểm của từng câu và điểm toàn bài của thí sinh. 4. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm. Điểm toàn bài không vượt quá 20 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT. Đáp án và thang điểm CÂU NỘI DUNG CƠ BẢN ĐIỂM Câu 1 a. Những nơi nào trên Trái Đất có thể nhìn thấy Mặt Trời ở 1,5 (4đ) đúng đỉnh đầu vào lúc giữa trưa? - Trong vùng nội chí tuyến (giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam) mới 0,5 nhìn thấy mặt trời đứng trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa. - Tại hai đường chí tuyến Bắc và Nam trong năm có một lần thấy 0,5 mặt trời đứng trên đỉnh đầu lúc giữa trưa vào ngày 22/6 và 22/12 - Tại xích đạo trong năm có 2 lần thấy mặt trời đứng trên đỉnh đầu 0,25 lúc giữa trưa là ngày 21/3 và 23/9. - Các địa điểm còn lại trong vùng nội chí tuyến trong năm có 2 lần 0,25 mặt trời đứng trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa. b. Xác định các vĩ độ trên thuộc bán cầu nào? Tại sao. 1,0 - Thuộc BCB. Vì: 0,5 + Ngày 22/6, lượng nhiệt nhận được lớn nhất ở vĩ độ 40 0, các vĩ độ 0,25 cao gần cực nhận được lượng nhiệt lớn hơn các vĩ độ thấp -> chứng tỏ Mặt Trời đang lên thiên đỉnh ở BCB, ngày dài hơn đêm. + Ngày 22/12, lượng nhiệt nhận được giảm từ xích đạo về cực, tại 0,25 cực = 0 c. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu 1,5 dịch thì khô, nóng còn gió Tây ôn đới lại mát, ẩm? - Cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch khô nóng 0,5 còn gió Tây ôn đới mát ẩm do sự tăng, giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến - Gió mậu dịch: thổi từ chí tuyến về xích đạo, di chuyển tới vùng 0,5 có nhiệt độ trung bình cao hơn, tức là vùng này có khả năng chứa nhiều hơi nước hơn nên tiến xa độ bão hòa, không khí trở nên khô - Gió Tây ôn đới: thổi từ chí tuyến về vùng ôn đới, nói chung thổi về vùng có nhiệt độ thấp hơn, khả năng chứa hơi nước của vùng 0,5 này kém hơn, nhanh chóng đạt độ bão hòa nên ẩm ướt, gây mưa Câu 2 a. Rút ra các nhận xét sự khác nhau cơ bản về chế độ nhiệt 2,5 (4đ) Nhận xét - Nhiệt độ trung bình năm của Thanh Hóa cao hơn Hoàng Liên Sơn 0,5 (Thanh Hóa: 23,60C, Hoàng Liên Sơn: 12,80C). - Thanh Hóa có 4 tháng nhiệt độ trung bình năm dưới 200C còn 0,5 Hoàng Liên Sơn không có tháng nào nhiệt độ trên 180C. - Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Thanh Hóa là 17,40C, Hoàng Liên Sơn 0,25 là 7,10C. - Nhiệt độ tháng cao nhất của Thanh Hóa là: 28,90C, Hoàng Liên 0,25 Sơn là: 16,40C. Giải thích
  4. - Hoàng Liên Sơn nằm ở độ cao lớn vì thế nền nhiệt độ chịu tác 0,25 động của quy luật đai cao (Trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C). - Thanh Hóa có độ cao trung bình thấp nên tính chất nhiệt đới thể 0,25 hiện rõ nét, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc. - Nước ta có 54 dân tộc anh em, dân tộc Việt (dân tộc Kinh) có dân 0,5 số đông nhất (chiếm khoảng 86% dân số cả nước). - Các dân tộc ít người chiếm khoảng 13,8 dân số; một số dân tộc ít 0,5 người có dân số khá đông: Tày, Thái, Mường, Khơ-me Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc. - Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và 0,5 miền núi; giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, thiếu nguồn lao động có trình độ kĩ thuật, đời sống các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. - Góp phần xóa bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển giữa vùng 0,25 đồng bằng với trung du miền núi, xóa đói giảm nghèo. - Là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ 0,25 vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới. Câu 3 a. Vẽ biểu đồ: (4đ) - Bảng xử lí số liệu: 0,5 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta phân theo ngành (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2014 Tổng số 100 100 100 100 Trồng trọt 78,3 73,6 73,4 73,3 Chăn nuôi 19,3 24,6 25,0 25,2 Dịch vụ nông 2,4 1,8 1,5 1,5 nghiệp - Biểu đồ thích hợp nhất: vẽ biểu đồ miền 2,0 đúng khoảng cách năm, đảm bảo tính thẩm mỹ, có chú giải, có tên biểu đồ - Các biểu đồ khác không cho điểm. b. Nhận xét, giải thích. * Nhận xét: - Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự thay đổi: 0,5 + Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm (D/c), Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ (D/c). + Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (D/c) 0,5 - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt vẫn 0,5 chiếm cao nhất, dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng thấp nhất (D/c). Câu 4 a. Nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp của nước ta: cà 1.5 (5đ) phê, cao su, chè. - Cà phê: trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rãi rác ở Miền 0,5 trung - Cao su: trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh 0,5 miền trung. - Chè: Trồng nhiều ở TDMNBB, Gia Lai, Lâm Đồng (Tây 0,5 Nguyên).
  5. Giải thích: 1,5 - Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, thích hợp với đất đỏ 0,5 bazan nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rãi rác ở Miền trung - Chè là cây cận nhiệt đới nên được trồng nhiều ở Trung du và 0,5 miền núi Bắc Bộ, nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và các cao nguyên cao trên 1000m có khí hậu mát mẻ ở Tây Nguyên. - Cây Cao su ưa khí hậu nhiệt đới, thích hợp với đất feralit và đất 0,5 xám trên phù sa cổ nên đước trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trồng rải rác một số tỉnh Miền Trung. 0,5 b. Giải thích tại sao ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều. 1,0 - Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào các đối 0,5 tượng đòi hỏi ngành dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư - Các thành phố lớn, thị xã, vùng đồng bằng là nơi tập trung đông 0,25 dân cư và nhiều ngành sản xuất củng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. - Các vùng núi dân cư thưa thớt, kính tế còn nghèo các hoạt động 0,25 dịch vụ còn ít. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn 1,0 nhất, đa dạng nhất vì: - Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả 0,5 nước. - Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các 0,25 bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. - Tập trung đông dân cư: các dịch vụ quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, 0,25 văn hóa, nghệ thuật, ăn uống đều phát triển mạnh. Câu 5 Thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện của vùng (3đ) Trung du và miền núi Bắc Bộ - Khai thác khoáng sản: 1,0 + Than: Mỏ than ở Quảng Ninh(trữ lượng và chất lượng lớn nhất 0,5 Đông Nam Á). + Kim loại: Sắt, Đồng, Vàng 0,25 + Phi kim loại: Apatit, đất hiếm 0,25 - Thủy điện: 1,0 + Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước (1/3 trữ lượng thủy năng 0,5 cả nước) đặc biệt trên hệ thống sông Hồng, sông Đà. + Các nhà máy thủy điện có công suất lớn: Hòa Bình (1920MW), 0,5 Thác Bà (110MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2400MW) Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông 1,0 Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc - Tiểu vùng Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản 0,5 bậc nhất nước ta: đặc biệt là mỏ Than ở Quảng Ninh (than Antraxit, chất lượng tốt). - Tiểu vùng Tây Bắc là nơi có địa hình hiểm trở, tập trung nhiều 0,5 sông lớn (sông Đà, sông Hồng), lắm thác ghềnh có trữ lượng thủy năng lớn.