Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 9392
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ: Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông (Trích Tổ quốc gọi tên mình – Nguyễn Phan Quế Mai) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2. Trong đoạn thơ, những gì đã đánh thức tiếng Tổ quốc trong trái tim nhà thơ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Câu 4. Qua đoạn trích trên, nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc điều gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1. (4.0 điểm) Phải chăng, ý nghĩa của cuộc sống là hành động? Quan điểm của em về vấn đề trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ. Câu 2. (10.0 điểm) Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật. Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc, Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. (Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Từ cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5 - Thể thơ: Tự do 0.5 2 - Tiếng gọi Tổ quốc được đánh thức từ: tiếng sóng Trường Sa, 0.5 Hoàng Sa dội vào ghềnh đá, từ biển cả, Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây - Đó là những vẻ đẹp, những cảnh sắc, từng tấc đất của đất nước 0.5 thân yêu, những bão tố, những hi sinh gian lao vất vả 3 - Biện pháp tu từ: 1.0 + Điệp ngữ: Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! + Ẩn dụ: Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ + Hoán dụ: ngọn đuốc hòa bình + Nói quá: máu nhuộm mặn sóng biển Đông - Tác dụng: + Tạo cho lời thơ thêm tính nhạc, tựa lời ca da diết, tha thiết, 0.5 hình ảnh thơ trở nên cụ thể sinh động đi sâu vào tâm hồn người đọc + Thể hiện lịch sử hào hùng thấm đẫm máu và nước mắt để chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc càng làm dấy lên lòng yêu nước và 0.5 ý thức dân tộc, một tiếng gọi linh thiêng trong hoàn cảnh cụ thể này 4 Thông điệp gửi gắm: - Mỗi người cần trân quý, kính trọng đối với những thế hệ đi 1.0 trước với những hi sinh, mất mát đau thương, với ựu vất vả gian lao suốt bốn nghìn năm của cha ông, của dân tộc cao đẹp, linh thiêng - Là những thế hệ đi sau mỗi người cần phải có ý thức với dân tộc, cần cố gắng phấn đấu, sống cống hiến vì đất nước xây dựng 0.5 một đất nước giàu đẹp và văn minh, sánh vai với các cường quốc đặc biết là trong hoàn cảnh hiện tại - Liên hệ bản thân. 0.5 II TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0
  3. 1 a. Đảm bảo hình thức một đoạn văn có mở đoạn thân đoạn 0.25 và kết đoạn, trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Phải chăng, ý nghĩa 0.25 của cuộc sống là hành động? c. Yêu cầu cụ thể: *Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách cụ thể đạt được một số ý cơ bản sau: * Giải thích: - Ý nghĩa của cuộc sống: Là giá trị của cuộc đời, giúp mỗi chúng ta trở nên hăng say trong việc làm, yêu cuộc sống. 0.5 - Hành động: là việc chủ động thực hiện một công việc nào đó có ý thức, mục đích. => Hành động giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp, 0.5 có ý nghĩa hơn * Bàn luận: - Thế giới quanh ta chứa bao điều kỳ diệu mới mẻ mà mỗi chuyến đi sẽ mang đến những điều mới mẻ. - Sống phải hành động bởi chỉ khi hành động con người mới đạt được điều mình mong muốn. 0.5 - Hành động làm thêm sự nhiệm màu của cuộc sống, giúp ta có hi vọng, đạt được những ước mơ và lí tưởng trong cuộc sống - Đôi khi cần sống chậm lại để nhìn nhận lại bản thân, để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, không nên quá nông nổi, hành động 0.5 một cách tùy hứng. Sống chậm lại để cải thiện bản thân - Phê phán: bộ phận nhỏ đang sống thụ động, phó mặc cuộc đời 0.5 cho số phận. * Bài học: - Nhận thức được tầm quan trọng của hành động trong cuộc sống từ đó hành động để thực hiện ước mơ 0.25 - Cũng cần phải sống chậm lại để trâng trọng cuộc sống và trân 0.25 trọng bản thân. d. Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc thật 0.25 sự ý nghĩa e. Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả 0.25
  4. 2 a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận có mở bài thân bài 0.5 và kết bài b. Xác định đúng nội dung bài văn: Ý thơ của Chế Lan Viên 0.5 qua bài thơ Quê hương c. Yêu cầu cụ thể: 8.0 *Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách cụ thể đạt được một số ý cơ bản sau: 1. Giải thích: 1.0 - Ong ở đây chính là nhà thơ; hoa là hiện thực đời sống; giọt mật là tác phẩm thơ ca - Với so sánh trên, tác giả nêu lên hai vấn đề quan trọng của quá trình sáng tạo thơ nói riêng và văn học nói chung: Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện thực cuộc sống. Nếu như để có mật ngọt, cần có sự lao động cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa, thì để có được thơ cũng cần có tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. => Giống như con ong muốn làm mật ngọt, phải bay đi khắp bốn phương trời Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn xoài xứ Bắc để hút mật trăm loài hoa, thì quá trình sáng tạo nên tác phẩm là một quá trình lâu dài gian khổ của người nghệ sỹ. Thơ là kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ. 2. Chứng minh: a. Vài nét về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Quê hương 0.5 b. Cảm nhận bài thơ Quê hương để làm sáng tỏ: 4.5 *) Quê hương ra đời là nhờ Tế Hanh hút mật ngọt từ vẻ đẹp 3.5 của hiện thực cuộc sống nơi làng chài ven biển: - Tế Hanh hút ngọt mật từ vẻ đẹp cuộc sống nơi làng quê làng chài ven biển hiện lên giản dị, chân chất, mộc mạc và dân dã, 1.0 bình dị với vị trí cách biển nửa ngày sông nơi ven con sông Trà Bồng (Dẫn chứng – phân tích) - Quê hương ra đời là Tế Hanh hút mật ngọt từ vẻ đẹp trong cuộc sống sinh hoạt nhộn nhịp tràn đầy sức sống của người dân 2.0 chài lưới: + Mật ngọt lúc người dân ra khơi đánh cá khi bình minh ló rạng tràn đầy sức sống (Dẫn chứng – phân tích) + Mật ngọt trong vẻ đẹp hân hoan, rộn rã của người dân chài lưới lúc đoàn thuyền đánh cá trở về với thành quả cùng vẻ đẹp
  5. dân dã của người dân và vẻ đẹp con thuyền (Dẫn chứng – phân tích) - Trong mật ngọt ấy còn có nét đẹp của nỗi nhớ quê hương da diết tha thiết mà thống thiết được gửi gắm trong thi phẩm (Dẫn 0.5 chứng – phân tích) *) Quê hương được tạo dựng thành công còn nhờ vào tài 1.0 năng của người nghệ sĩ: - Thể thơ tám chữ được vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn - Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. - Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa. - Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu. - Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. 3. Đánh giá: 1.0 - Quan niệm như một tuyên ngôn, điều chỉnh cách nhìn phiến diện: Hoặc quá coi trọng chủ thể sáng tạo (nhà thơ) hoặc lại quá coi trọng hiện thực cuộc sống mà coi thường vai trò người viết - Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Rèn luyện tài năng, trải nghiệm cuộc sống; chia sẻ, cảm thông thì thơ mới đến được với vạn tấm lòng - Bài học cho chủ thể tiếp nhận: Cần trau dồi thị hiếu thẩm mĩ từ đó tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn và trí tuệ để cảm nhận được vẻ đẹp của thi ca - Quê hương xứng đáng là giọt mật chân chính kết tinh từng hiện thực cuộc sống cùng tài năng của Tế Hanh. d. Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, lập luận thuyết phục 0.5 e. Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả 0.5