Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 24 /10/2018 Môn thi: Địa lí 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5.0 điểm) Gió mùa là gì? Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa? Trình bày cơ chế hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta. Câu 2: (5.0 điểm) a. Nêu đặc điểm hình thái và chế độ dòng chảy của sông ngòi Bắc Trung Bộ. Giải thích vì sao có đặc điểm đó? b. Cho biết các hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Trị? Câu 3: (7.0 điểm ) a. Em hiểu như thế nào về “Dân số vàng”? Thời kỳ “Dân số vàng” của nước ta tạo những thời cơ và thách thức gì trong chiến lược dân số và phát triển của Việt Nam? Những giải pháp cơ bản để phát huy những lợi thế trong thời kỳ “Dân số vàng”? b. Giả sử tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam là 1,3% và không thay đổi trong suốt thời gian từ 2005 đến 2015. Hãy cho biết công thức tính và điền kết quả vào bảng sau: Năm 2005 2006 2007 2010 2015 Dân số ? 84,1 ? ? ? (triệu người) Câu 4: (3.0 điểm) Lễ hội pháo hoa quốc tế khai mạc tại Đà Nẵng lúc 19 giờ ngày 30/4/2018 và được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia trong bảng sau: Vị trí Ô-xtrây-li-a Hoa Kì Liên Bang Phi-lip-pin Bra-xin Dăm-bi-a Nga Kinh độ 1500Đ 1200T 450Đ 120058’ Đ 600T 150T Giờ ? ? ? ? ? ? Ngày/tháng ? ? ? ? ? ? Hết (Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 Khóa ngày: 24 /10/2018 Môn thi: Địa lí 9 Câu 1 (5.0 điểm): Nội dung yêu cầu Điểm - Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, 1.0 gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông. - Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa: + Sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương; 0.5 + Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo 0.5 mùa. + Tác động của lực Coriolit 0.5 + Địa hình bề mặt Trái Đất 0.5 - Cơ chế hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta: - Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của 0.5 khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. - Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Nửa đầu 0.5 mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. - Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh 0.5 hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. - Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Trung 0.5 Bộ, trong khi đó ở Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. Tổng điểm 5.0 Câu 2: (5.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Đặc điểm hình thái và chế độ chảy: - Đặc điểm: Mật độ khá dày, sông ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu 0.75 vực nhỏ độc lập. - Chế độ dòng chảy: Chế độ nước thất thường, lũ nhanh đột ngột. Mùa 0.75 lũ tập trung vào thu đông (tháng 9-12). b. Giải thích: - Lãnh thổ nằm phía đông dãy Trường Sơn, hẹp bề ngang; địa hình 0.5 nhiều đồi núi. Đồi núi ăn ra sát biển nên dòng chảy dốc, lũ đột ngột.
  3. - Sông ngòi phản ánh đặc điểm chung của khí hậu: Khí hậu thất thường, 0.5 mưa tập trung với lượng lớn dẫn tới lũ lớn đột ngột - Mùa mưa tập trung vào thu đông do các yếu tố (bão, dãy hội tụ nhiệt 0.5 đới, gió mùa đông bắc ) nên mùa lũ xảy ra vào tháng 9- 12 hàng năm. a. Tỉnh Quảng Trị có các hệ thống sông lớn: + Sông bến Hải: Dài 64,5 km có 14 phụ lưu trong đó sông Bàn Xen (Sông 0.5 Sa Lung) và Rào Thanh (Sông Bến Hải) là hai phụ lưu lớn nhất, đổ ra biển qua Cửa Tùng. + Sông Thạch Hãn: Dài 155km có hai phụ lưu lớn là sông Quảng Trị và 0.5 sông Cam Lộ đổ ra biển qua Cửa Việt. + Sông Ô Lâu: Dài 65km có hai phụ lưu chính là sông Ô Lâu và sông Mỹ 0.5 Chánh cùng đổ vào phá Tam Giang. + Các sông Quảng Trị chủ yếu ngắn dốc, chảy hướng tây – đông; lũ đột ngột vào 0.5 mùa thu đông. Tổng điểm 5.0 Câu 3: (7.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. * Khái niệm “dân số vàng”: Là thời kỳ mà cơ cấu dân số thể hiện số 1.0 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc tức là tổng tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50%. * Thế mạnh của cơ cấu “dân số vàng” - Cơ cấu “dân số vàng” thực sự là cơ hội để sử dụng nguồn lao động trẻ, dồi 0.5 dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho 0.5 an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. - Dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực 0.5 công nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề. - Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, 0.5 tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. * Thách thức của cơ cấu "dân số vàng": - Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan 0.5 trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp. - Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, số người lực lượng lao động đông về số 0.5 lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. - Chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị 0.5 trường lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. - Tình trạng thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường 0.5 lao động ngày càng cạnh tranh.
  4. * Giải pháp: - Duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm 0.25 chậm quá trình “già hóa dân số”. - Tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao 0.25 dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụng nhiều lao động. - Mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao 0.25 động - Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông qua các 0.25 chương trình phối hợp liên ngành. b. Cách tính: * Gọi : 1.0 - D0 là tổng dân số năm liền trước - D1 là tổng dân số năm liền sau - n là số năm tính từ năm đã biết đến năm cần tính - Tg là tỉ lệ gia tăng tự nhiên * Công thức - Dân số năm liền trước: D1 = D0 + D0*Tg= D0 * (1 +Tg) - Dân số năm liền sau : D0 = D1 : (1+Tg) n => Dn = D0 * (1 +Tg) Với cách tính trên ta có kết quả như bảng sau: Năm 2005 2006 2007 2010 2015 Dân số (triệu người) 83,02 84,1 85,2 89,7 96,9 (mỗi đáp số đúng được 0,25 điểm) Tổng điểm 7.0 Câu 4: (3.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm Vị trí Ô-xtrây- Hoa Kì Liên Phi-lip- Bra-xin Dăm-bia li-a Bang pin Nga 3.0 Kinh độ 1500Đ 1200T 450Đ 120058’ 600T 150T Đ Giờ 22 giờ 4 giờ 15 giờ 20 giờ 8 giờ 11 giờ Ngày/tháng 30/4 30/4 30/4 30/4 30/4 30/4 (Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm) Tổng điểm 3.0