Đề thi học sinh giỏi Lớp 8 môn Sinh học

doc 4 trang Hoài Anh 5652
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lớp 8 môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_8_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Lớp 8 môn Sinh học

  1. PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TRƯỜNG THCS ĐỒNG VĂN MÔN: SINH ỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút Câu 1. (1,5 điểm): Xương thành phần hoá học nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh các thành phần hoá học có trong xương ? Câu 2. (2 điểm) 1. Vì sao sau khi ta hoạt động mạnh (lao động nặng, chạy bộ ) có hiện tượng hít thở nhanh? 2. Hàng ngày, em cần rèn luyện hít thở như thế nào để tốt cho sức khỏe? Câu 3. (6 điểm) Trong cơ thể, hệ tuần hoàn (Tim và các mạch máu) kết hợp hệ bạch huyết đảm nhận trách nhiệm lưu dẫn các chất và tạo ra môi trường bên trong cơ thể. Với kiến thức đã học, em hãy trình bày: 1. Máu gồm tế bào máu và huyết tương: Tế bào máu gồm những loại nào ? Huyết tương có các thành phần chủ yếu nào? 2. Bố bạn An có nhóm máu B. Nếu có vấn đề về sức khỏe cần truyền máu thì nhóm máu nào có thể truyền được cho bố bạn An? Vì sao? (cho biết, ở người có 4 nhóm máu cơ bản: A; B; AB và nhóm máu O) 3. Mô tả đường đi của một hồng cầu từ mao mạch máu của cơ bắp tay phải đến mao mạch máu của cơ bắp chân phải. Câu 4 ( 5 điểm): 1. Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày? 2. Vì sao prôtêinthức ăn trong bị dịch vị phân hủy nhưng p rôt ê in của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? 3. Ở ruột non có những hoạt động tiêu hóa nào? Trình bày đặc điểm của hoạt động tiêu hóa đó? Câu 5. (2 điểm). Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? Câu 6. (3,5 điểm) 1.Trong cơ thể người, hệ thần kinh có phải là một cơ quan quan trọng nhất không? Vì sao? 2. Khi tay chạm vào vật nóng lập tức co tay lại. Đó là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ trên. (Cho biết: một cung phản xạ bao gồm: Cơ quan phản ứng, cơ quan thụ cảm, nơ ron li tâm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian)
  2. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm * Thành phần hóa học: - Bao gồm chất hữu cơ còn gọi là chất cốt giao và chất khoáng 0,5đ chủ yếu là muối canxi, chất khoáng làm cho xương rắn chắc, cốt giao đảm bảo tính đàn hồi. * Thí nghiệm: Câu 1 - Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dung dịch axit (1,5 điểm) Clohiđric 10%, sau 10-15 phút lấy ra, phần còn lại rất mềm và 0,5đ có thể uốn cong dễ ràng đó là chất hữu cơ. - Lấy xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn 0,5đ cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt vụ ra như tro đó là các khoáng chất tạo cho xương rắn chắc. 2. Khi hoạt động mạnh có hiện tượng hít thở nhanh do:Cơ thể 1đ tiêu hao nhiều năng lượng nên ô xi tiêu tốn nhiều dẫn đến thiếu Câu 2 o xi mà lại tích tụ nhiều CO 2. Vì vậy phài hít thở nhanh để bù (2 điểm) lượng o xi còn thiều đồng thời thải nhanh khí CO 2 không cần thiết ra ngoài cơ thể. 3. Hằng ngày phải luyện tập hít thở sâu để tăng cường sức khỏe. 1đ Hít thở sâu giúp cơ thể nhận được nhiều ô xi cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời giải phóng được nhiều khí CO 2, tăng thể tích lồng ngực, giảm khí cặn trong phổi, tăng dung tích sống, từ đó nâng cao sức khỏe và tuổi thọ. 1. - Tế bào máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu - Huyết tương gồm: Nước chiếm tỉ lệ nhiều nhất 90% Chất dinh dưỡng (Protein, lipit, gluxit,vitamin) 2đ Hooc môn, Kháng thể Câu 3 Các muối khoáng (6 điểm) Các chất thải của tế bào: U rê, axit u ric 2. Người cho máu có nhóm máu O hoặc nhóm máu B có thể truyền máu cho bố bạn An. Vì: hồng cầu của máu người cho khi truyền vào cơ thể bố bạn An sẽ không bị kết dính do không có kháng thể β ở trong huyết tương của bố bạn An. 2đ
  3. 3. Mao mạch máu cơ bắp tay phải tĩnh mạch cơ bắp tay phải Tĩnh mạch chủ dưới Tâm nhĩ phải Tâm thất phải Động 2đ mạch phổi Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi tâm nhĩ trái tâm thất trái Động mạch chủ dưới Mao mạch của cơ bắp chân phải. 1. Cấu tạo: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l 0,5đ - Thành gồm 4 lớp: + Lớp màng ngoài; Lớp cơ dày khỏe gồm cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo; Lớp dưới niêm mạc; Lớp niêm mạc 0,5đ có nhiều tuyến tiết dịch vị 2. Giải thích - Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của 0,5đ lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là: - Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn 0,5đ cách tế bào niêm mạc với pépsin và HCl 3. Hoạt động tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi về mặt hóa học và quá trình hấp thụ thức ăn. Câu 4 - Về mặt lí học, thức ăn được xáo trộn cho ngấm đều các dịch 0,5đ (5 điểm) tiêu hóa, đẩy từ trên dạ dày xuống dưới ruột già, làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. - Về mặt hóa học, thức ăn được biến đổi dưới sự tham gia của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. 0,5đ + Tinh bột và đường đôi dưới tác dụng của các enzim được phân cắt thành các phân tử đường đơn. 0,5đ + Protein chuỗi dài và protein chuỗi ngắn dưới tác dụng của các enzim được phân cắt thành các phân tử axit amin. 0,5đ + Lipit dưới tác dụng của dịch mật và các enzim được phân cắt thành phân tử axit béo và glixêrin 0,5đ => Như vậy, đến ruột non, các thức ăn được biến đổi từ phức tạp thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được và được các 0,5đ lông ruột hấp thụ. * Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? 0,5đ - TĐC ở cấp độ cơ thể là trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô Câu 5 hấp và bài tiết với môi trờng ngoài, có thể lấy . thải . 0,5đ (2 điểm) - TĐC ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong máu cung cấp tế bào, thải mỡ máu
  4. * Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? 0,5đ - TĐC ở cơ thể cung cấp dinh dưỡng, O2 tế bào, nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 thải ra môi trường. 0,5đ - TĐC ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan 1. Hệ thần kinh rất quan trọng nhưng không phải là quan trọng 1đ nhất Vì mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều có chức năng riêng và mức quan trọng như nhau 2.Hệ thần kinh được chia làm 2 phần: 1đ -TK trung ương và thần kinh ngoại biên Câu 6 - TK trung ương gồm não và tủy sống (3,5.điểm) -TK ngoại biên gồm hạch và dây thần kinh đi khắp cơ thể 3.- Đó là PXKĐK do tủy sống điều khiển. 0,5 đ - Cơ quan thụ cảm dưới da tiếp nhận kích thích -> nơ ron hướng tâm tạo xung thần kinh và truyền qua nơ ron trung gian trong 1đ tủy sống -> nơ ron li tâm -> xung thần kinh kích cơ co và tay co lại (cơ quan đáp ứng)