Đề thi sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 4671
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề thi sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ THI SINH GIỎI CẤP HUYỆN CHIỀU 29.3 MÔN: SINH HỌC 8. NĂM HỌC: 2021-2022 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm): 1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào? 2. Có người cho rằng : “Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 2. (3 điểm) Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ôxi. 1. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ôxi trong máu 2. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao? 3. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao? Câu 3. (4 điểm): 1. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa chủ yếu nào? 2. Khẩu phần ăn đầy đủ các chất (protein, gluxit, lipit), sau tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao? 3. sản phẩm của protein sau khi được tiêu hóa tại ruột non? chúng sẽ được vận chuyển đến tế bào não bằng con đường nào? 4. Nêu nguyên nhân của đóng mở môn vị? Câu 4. (4 điểm) 1. Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?. 2. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi? 3. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? Câu 5. (3 điểm): 1. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Mỗi quá trình diễn ra ở đâu? 2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở những điểm nào? Câu 6. (4 điểm): 1. Chỉ ra sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? 2. Bằng kiến thức sinh lí người đã học, hãy giải thích câu “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Câu 1.(2điểm): 0.5đ 1 - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó. - Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính: 0.5đ + Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác (MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa (MD tập nhiễm) 0.25đ + Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ 0.25đ miễn dịch với bệnh đó. 0.25đ 2- Ý kiến đó là sai: - Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích 0.2 thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó(chủ động). 5đ - Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh(bị động). Câu 2. (3 điểm) Đổi 5 lít = 5000 ml 0.25®) 1. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0.75®) 5000.20 = 1000 ml 0 100 2 2. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì (1.0®) càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. 3. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do(1.0®) nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. Câu 3. (3điểm): 1. Những hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở dạ dày: 1.0đ - Tiết dịch vị - Biến đổi lí học thức ăn - Biến đổi hóa học một phần thức ăn - Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. 2. Tất cả thức ăn (protein, gluxit, lipit) cần được tiêu hoá tiếp ở ruột non. Vì: 0.5đ - Ở khoang miệng chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần tinh bột 0.5đ chín được biến đổi hoá học thành đường đôi Mantôzơ.
  3. - Ở dạ dày chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần protein được 0.5đ biến đổi hoá học thành protein chuỗi ngắn gồm 3-8 axit amin. - Cả đường đôi Mantôzơ và protein chuỗi ngắn đều chưa phải là những đơn phân 0.5đ đơn giản tế bào hấp thụ và sử dụng được. 3.Sp của protein sau khi được tiêu hóa ở ruột non là axitamin - Sp này được vận chuyển đến tế bào bằng con đường máu 0.5đ 4. Nguyên nhân đóng mở môn vị - Nguyên nhân mở: Do nồng độ kiềm trong hành tá tràng cao( do dịch mật và dịch 0.5đ tụy tiết ra) kích thích mở môn vị. -Nguyên nhân đóng môn vị: Do thức ăn từ dạ dày chuyển xuống có nồng độ axits cao làm trung hòa nồng độ kiềm ở tá tràng, kích thích đóng môn vị 0.5đ Câu 4 ( điểm) 1. Hô hấp: là quá trình không ngừng cung cấp O 2 cho tế bào của cơ thể và loại bỏ 0.5đ khí CO2 được tạo ra từ hoạt động của tế bào ra khỏi cơ thể. - Vai trò: cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải CO 2 ra khỏi cơ thể. 0.5đ 2. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. 0.5đ - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. 0.25đ - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. 0.75đ - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. 3. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng - Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp Câu 5. (3 điểm): 1. - Quá trình lọc máu để tạo nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận 0.5đ - Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O,các ion cần thiết diễn ra ở ống 0.5đ thận. - Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa diễn ra ở ống 0.5đ thận.
  4. 2. 0.5đ Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Có các tế bào máu và protein Không có tế bào máu và protein 1.0đ Gần như không còn các chất dinh Chứa nhiều chất dinh dưỡng. dưỡng. Nồng độ các chất hòa tan loãng. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc Chứa ít các chất cặn bã, chất độc Chứa nhiều các chất cặn bã, chất độc hơn Câu 6. (3 điểm): 1. Khác nhau: Cung phản xạ Vòng phản xạ - Không có luồng thông báo ngược - Có luông thông báo ngược 0.5đ - Xảy ra nhanh. Thời gian ngắn - Xảy ra chậm hơn. Thời gian kéo dài 0.5đ - Mang tính chất đơn giản hơn, - Mang tính chất phức tạp hơn. Do sự thường chỉ được hình thành bởi 3 kết hợp của nhiều cung phản xa. Nên 0.5đ nơron: hướng tâm, trung gian, li tâm. số nơron hướng tâm, trung gian và li tâm tham gia nhiều hơn. 0.5đ - Kết quả thường thiếu chính xác - Kết quả thường chính xác hơn. - Dây thần kinh tủy gồm cả các bó sợi cảm giác (hướng tâm) và các bó sợi vận 0.5đ động (li tâm) được liên hệ với tủy sống qua các rễ sau và rễ trước. - Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động 0.5đ 2. - Khi trời nóng, cơ thể thực hiện cơ chế bài tiết nhiều mồ hôi để tăng cường 0.5đ thoát nhiệt dẫn đến cơ thể thiếu nước và cần bổ sung nước. Điều đó giải thích vì sao trời nóng chóng khát. - Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ 0.5đ thể và cần nhiều chất hữu cơ. Điều đó giải thích vì sao trời mát chóng đói.