Đề trắc nghiệm số liệu thống kê - Trường THPT Hàn Thuyên
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm số liệu thống kê - Trường THPT Hàn Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trac_nghiem_so_lieu_thong_ke_truong_thpt_han_thuyen.docx
Nội dung text: Đề trắc nghiệm số liệu thống kê - Trường THPT Hàn Thuyên
- SỞ GD-ĐT BẮC NINH TRẮC NGHIỆM SỐ LIỆU THỐNG KÊ THPT HÀN THUYÊN Câu 1. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2010 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Chia ra Nam Nam 1995 71995 35237 36758 1999 76597 37662 38935 2000 77631 38165 39466 2009 86025 42523 43502 2010 86932 42986 43946 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo giới tính của nước ta giai đoạn 1995 – 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2010 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Chia ra Nam Nam 1995 71995 35237 36758 1999 76597 37662 38935 2000 77631 38165 39466 2009 86025 42523 43502 2010 86932 42986 43946 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Để thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ cột đơn gộp nhóm. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2010 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Chia ra Nam Nam 1995 71995 35237 36758 1999 76597 37662 38935 2000 77631 38165 39466 2009 86025 42523 43502 2010 86932 42986 43946 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số phân theo giới tính của nước ta giai đoạn 1995 – 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 4. Cho bảng số liệu
- CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2010. (Đơn vi: %) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1995 78,1 18,9 3,0 2000 78,2 19,3 2,5 2005 73,5 24,7 1,8 2010 73,4 25,0 1,6 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành ở nước ta giai đoạn 1995 – 2000, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền Câu 5. Cho bảng số liệu CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2010. (Đơn vi: %) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1995 78,1 18,9 3,0 2000 78,2 19,3 2,5 2005 73,5 24,7 1,8 2010 73,4 25,0 1,6 Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành của nước ta qua hai năm 1995 và 2000, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 6. Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA. (Đơn vị: Tỉ đồng) Ngành 2000 2005 2010 Công nghiệp khai thác mỏ 53053 110919 250466 Công nghiệp chế biến, chế tạo 264459 819502 2563031 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, 18606 54601 132501 khí đốt, nước. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê, 2013) Để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D.Biểu đồ đường. Câu 7. Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA. (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 Công nghiệp khai thác mỏ 53053 110919 250466 Công nghiệp chế biến, chế tạo 264459 819502 2563031 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 18606 54601 132501 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê, 2013) Để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta 3 năm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D.Biểu đồ đường.
- Câu 8. Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010. Năm Diện tích Giá trị sản Chia ra trong giá trị sản xuất rừng xuất Trồng và nuôi Khai thác lâm Dịch vụ và hoạt (nghìn ha) (tỉ đồng) rừng sản động khác 2000 10916 7674 1132 6235 307 2003 11975 8653 1250 6882 521 2005 12419 9495 1403 7550 542 2010 13515 18715 2711 14012 1992 Để thể hiện diện tích rừng và giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành ở nước ta các năm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A.Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột. D.Biểu đồ miền. Câu 9. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đánh bắt Nuôi trồng 1990 728,5 162,1 2000 1660,9 589,6 2005 1987,9 1478,9 2010 2414,4 2728,3 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt đông đánh bắt và nuôi trồng của nước ta, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 10. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đánh bắt Nuôi trồng 1990 728,5 162,1 2000 1660,9 589,6 2005 1987,9 1478,9 2010 2414,4 2728,3 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng của nước ta, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 11. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đánh bắt Nuôi trồng 1990 728,5 162,1 2000 1660,9 589,6 2005 1987,9 1478,9 2010 2414,4 2728,3 Để thể hiện sự chênh lệch sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng của nước ta các năm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột chồng.
- C. Biểu đồ cột đơn gộp nhóm. D. Biểu đồ đường. Câu 12. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất các nhóm ngành công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2000-2010 (Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế) Năm Công nghiệp Công nghiệp Sản xuất, phân phối khai thác chế biến điện, khí đốt và nước 2000 53 035 264 459 18 606 2003 84 040 540 364 31 664 2005 110 949 824 718 55 382 2010 250 466 2 563 031 132 501 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011; NXB thống kê Việt Nam năm 2012) Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu: A. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp ở nước ta đều tăng liên tục B. Nhóm ngành công nghiệp chế biến có giá trị tăng lớn nhất C. Nhóm ngành công nghiệp khai thác có giá trị tăng nhỏ nhất D. Tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp đều tăng Câu 13.Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: %) Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2011 Nhà nước 34,2 17,6 Ngoài nhà nước 24,5 37,8 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 44,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế trong năm 2000 và 2011 là: A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ tròn Câu 14. Cho bảng số liệu: Tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010. Diện tích (Nghìn ha) Năng suất Năm Tổng số Lúa hè thu (Tạ/ ha) 2005 7329,2 2349,3 48,9 2008 7422,2 2368,7 52,3 2009 7437,5 2358,4 52,4 2010 7491,4 2436,0 53,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2005- 2010 là: A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ kết nhợp giữa cột và đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ đường Câu 15. Cho bảng số liệu sau:
- Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm một số địa điểm của nước ta Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm (mm) (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí lớp 12, NXBGD Việt Nam, 2013) Nhận xét nào về lượng mưa và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên là chính xác nhất: A. Lượng mưa và cân bằng ẩm lớn B. Lượng mưa lớn, độ ẩm thấp C. Lượng bốc hơi lớn, cân bằng ẩm dương D. Lượng mưa lớn, cân bằng ẩm dương Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010 Năm Diện tích ( nghìn ha) Năng suất ( tạ/ha) Tổng số Lúa đông xuân 2000 7666 3013 42,4 2003 7452 3023 46,4 2005 7329 2942 48,9 2010 7489 3086 53,4 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Đánh giá chính xác nhất về năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn trên là: A. Năng suất lúa còn thấp và tăng không ổn định B. Năng suất lúa tăng liên tục C. Năng suất tăng, diện tích không ổn định D. Diện tích lúa đông xuân không ổn định Câu 17. Cho bảng số liệu sau: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế ở nước ta (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Kinh tế Kinh tế ngoài Khu vực có vốn đầu nhà nước nhà nước tư nước ngoài 2009 184625,4 1183632,9 37606,3 2013 271795,8 2313009,6 83947,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Để thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thanh phần kinh tế ở nước ta năm 2009 và năm 2013 thì biểu đồ thích hợp nhất là: A. Biểu đồ thanh ngang B. Biểu đồ hình vuông C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ tròn Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta, giai đoạn 2005-2010 Năm 2005 2006 2007 2010 - Tổng sản lượng ( nghìn tấn) 3467 3722 4200 5142
- + Khai thác 1988 2027 2075 2414 + Nuôi trồng 1479 1695 2125 2728 - Giá trị sản xuất ( tỉ đồng) 63678 74493 89694 153170 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Nhận xét nào sau chưa đúng về tình hình sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn trên: A. Sản lượng tăng nhanh, giá trị sản xuất không ổn định B. Sản lượng và giá trị sản xuất đều liên tục tăng C. Sản lượng tăng mạnh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản D. Giá trị sản xuất tăng mạnh Câu 19. Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2001-2011 ( Đơn vị: triệu đô la Mĩ) Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Xuất khẩu 15029 20149 32447 48561 57096 96905 Nhập khẩu 16217 25255 36761 62764 69948 106749 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Theo bảng số liệu trên, nước ta có giá trị nhập siêu nhỏ nhất vào năm nào? A. Năm 2001 B. Năm 2005 C. Năm 2009 D. Năm 2011 Câu 20. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 1995-2005 (Đơn vị; nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển Đường hàng không 1995 4515 92256 28467 7307 32 2000 6258 141139 43015 15553 45 2001 6457 151483 48488 16815 67 2004 8874 195996 59196 31332 98 2005 8838 212263 62984 33118 105 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Thống kê, 2007) Biều đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta trong giai đoạn 1995- 2005 là: A. Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột gộp nhóm D. Biểu đồ đường Câu 21. Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta (Đơn vị : nghìn ha) Năm Cao su Chè Cà phê 2000 412,0 87,7 561,9 2005 482,7 122,5 497,4 2009 677,7 127,1 538,5 2010 748,7 129,9 554,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)
- Để tính tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp của nước ta trong giai đoạn trên, năm được chọn là 100% là năm nào? A. Năm 2000 B. Năm 2005 B. Năm 2009 D. Năm 2010 Câu 22. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 – 2012 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2007 2010 2012 Sản lượng thủy sản 3466,8 4199,1 5142,7 5820,7 Khai thác 1987,9 2074,5 2414,4 2705,4 Nuôi trồng 1478,9 2124,6 2728,3 3115,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Nhận xét nào sau về sản lượng thủy sản phân theo ngành của nước ta chưa chính xác: A. Sản lượng thủy sản tăng mạnh B. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đều tăng C. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng D. Sản lương nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác Câu 23. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do trung ương quản lí ( Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2012 Tổng số 21902,5 67045,8 Hàng xuất khẩu 5460,9 22474,0 Hàng nhập khẩu 9293,0 20820,3 Hàng nội địa 7148,6 23751,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Nhận xét đúng nhất về sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua các cảng biển của nước ta trong năm 2000 và năm 2012 là: A. Hàng nhập khẩu có tỉ trọng tăng B. Hàng nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất C. Hàng xuất khẩu và hàng nội địa tăng tỉ trọng D. Hàng nội địa có tỉ trọng giảm Câu 24. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta giai đoạn 2000-2012 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Trồng rừng Khai thác và Dịch vụ lâm nghiệp chế biến lâm sản 2000 7673,9 1131,5 6235,4 307,0 2005 9496,2 1403,5 7550,3 542,4 2010 18714,7 27711,1 14948,0 1055,6 2012 26800,4 2764,7 22611,1 1424,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta giai đoạn trên là: A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột chồng C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ hình vuông
- Câu 25. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Vùng Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Đồng bằng sông Hồng 24,1 27,3 29,1 Đồng bằng sông Cửu Long 47,7 52,4 56,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Nhận xét nào sau về bảng số liệu chưa đúng: A. Giá trị sản xuất nông nghiệp của hai vùng đều tăng B. Giá trị sản xuất của ĐBSH luôn nhỏ hơn ĐBSCL C. Giá trị sản xuất của ĐBSH tăng nhanh hơn ĐBSCL D. Giá trị sản xuất của ĐBSH tăng chậm hơn ĐBSCL Câu 26. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 ( Đơn vị %) Khu vực kinh tế Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Nông- lâm- ngư nghiệp 6,0 40,1 Công nghiệp- xây dựng 54,2 24,9 Dịch vụ 39,8 35,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Sự khác nhau rõ nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai vùng qua bảng số liệu trên là: A. Tỉ trọng nông –lâm-ngư nghiệp của Đông Nam Bộ là nhỏ nhất, ĐBSCL là lớn nhất B. Tỉ trọng dịch vụ luôn lớn nhất C. Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng luôn lớn nhất D. Tỉ trọng của nông –lâm- ngư nghiệp luôn nhỏ nhất Câu 27. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2000- 2013 (Đơn vị: tỉ đồng) Ngành 2000 2005 2010 2013 Công nghiệp khai thác mỏ 53035 110919 250466 390013 Công nghiệp chế biến, chế tạo 264459 818502 2563031 4307560 Công nghiệp sản xuất và phân phối 18606 54601 132501 210401 điện, khí đốt, nước ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 2000-2013 là: A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường
- Câu 28. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của nước ta phân theo ngành hoạt động (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 Tổng số 129087,9 183213,6 540162,8 Trồng trọt 101043,7 134754,5 396733,6 Chăn nuôi 24907,6 45096,8 135137,2 Dịch vụ nông nghiệp 3136,6 3362,3 8292,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê – Hà Nội, 2012) Nhận xét nào sau đay chưa chính xác: A. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta tăng mạnh B. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn lớn nhất C. Giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ D. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng chậm nhất Câu 29. Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000-2013 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2009 2010 2013 Cây cao su 412,0 482,7 677,7 748,7 958,8 Cây chè 87,7 122,5 127,1 129,9 129,8 Cây cà phê 561,9 497,4 538,5 554,8 637,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Nhận xét đúng nhất về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta qua bảng số liệu là: A. Cây cao su là cây trồng có diện tích ổn định nhất B. Cây cà phê là cây trồng có diện tích lớn nhất C. Cây chè là cây trồng tăng nhanh nhất D. Cây chè và cây cà phê diện tích luôn tăng Câu 30. Cho bảng số liệu sau: Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 2000- 2013 Năm 2000 2005 2008 2010 2013 Số dân ( triệu người) 77,6 82,4 85,1 86,9 89,7 Tỉ lệ dân thành thị ( %) 24,1 27,1 29,0 30,0 32,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Nhận xét đúng nhất qua bảng số liệu là: A. Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều tăng B. Số dân tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm C. Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều giảm D. Số dân giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A D D A B B C B D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D D B D B D A A D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A C C C C A B D A A