Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

doc 83 trang thaodu 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2.doc

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020

  1. Ngày soạn: 15/8/2019 Tiết 1 Ngày giảng: PHẦN 1: TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT Bài 1,2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với đs của con ng, lấy được VD minh hoạ - Nêu được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ. - Nêu và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt. - Nêu được k/n đất trồng. - Trình bày được vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng. - Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng. 1.2. Kĩ năng - Trình bày được cácnhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu. 1.3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, ngiên cứu bài và trả lời các câu hỏi. 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không 4.3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (2 phút): GV đặt vấn đề Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có Công nghệ 7 – Kì I 1
  2. nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực vật phải có trồng trọt, muốn trồng trọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ? Hoạt động 2 (6 phút): Tìm hiểu về vai I. Vai trò của trồng trọt trò của trồng trọt trong nền KT. 1. Cung cấp : lương thực, thực phẩm Gv : Giới thiệu hình 1 SGK cho con người. ? Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết 2. Cung cấp nguyên liệu cho công vai trò thứ 1, 2, 3, 4 của trồng trọt là gì ? nghiệp. Hs : Thảo luận nhóm 3. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Gv : Gọi đại diện từng nhóm lên trả lời 4. Cung cấp nông sản xuất khẩu. câu hỏi. Hs : Các nhóm góp ý kiến. Gv: Nhận xét và chốt lại. Gv : Giới thiệu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp. Nội dung giáo dục môi trường: - Có vai trò lớn trong điều hòa không khí, cải tạo môi trường - Vừa phát triển tăng sản lượng, vừa tránh làm mất cân bằng môi trường sinh thái. Hs : Nghe giảng. ? Em hãy kể 1 số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương em. ? Em hãy nêu 1 số nông sản ở nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hoạt động 3 (9 phút): Tìm hiểu nhiệm II. Nhiệm vụ của trồng trọt vụ của trồng trọt. 1. Cung cấp cây lương thực. ? Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy cho biết SX nhiều lúa, ngô, khoai, sắn là 2. Cung cấp thực phẩm. nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào ? Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, là 3. Nguyên liệu cho CN nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào . ? Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt, là 4. Nông sản để xuất khẩu. nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào . ? Trồng cây mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào . - Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho ? Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. cho XD và công nghiệp làm giấy. Công nghệ 7 – Kì I 2
  3. ? Trồng cây đặc sản chè, cafê để lấy nguyên liệu để xuất khẩu là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào ? Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Ngoài nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu; trồng các cây công nghiệp, nông nghiệp còn thực hiện nhiệm vụ thu giữ khí cácbonic, giải phóng oxi góp phần điều hòa khí hậu, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất. Trồng các cây họ đậu (rễ có khả năng cố định nitơ) còn góp phần làm giàu dinh dưỡng cho đất để ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai. ? Vậy nhiệm vụ của trồng trọt là gì . Hs : Trả lời câu hỏi. Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu các biện III. Để thực hiện nhiệm vụ của ngành pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt, cần sử dụng những biện trồng trọt pháp Gv : Treo bảng phụ ghi bảng SGK gì ? Hs : Suy nghĩ và lên bảng điền - Khai hoang lấn biển. - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. - Tăng diện tích cây trồng. - áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng - Tăng lượng nông sản. trọt. - Tăng năng suất cây trồng ? Mục đích cuối cùng của các biện pháp đó là gì . Hs : trả lời câu hỏi. Hoạt động 5 (7 phút): Tìm hiểu khái IV. Khái niệm về đất trồng niệm về đất trồng 1. Đất trồng là gì ? Gv: cho hs đọc mục 1 sgk. - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ ? Đất trồng là gì . trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có Hs : trả lời. thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Gv : bổ sung và ghi bảng. Nội dung giáo dục môi trường: Môi trường đất ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây trồng dẫn 2. Vai trò của đất trồng. đến năng suất thấp - Đất trồng là môi trường cung cấp nước, ? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho không ? Vì sao ? cây đứng vững Gv : Hướng dẫn hs quan sát hình 2 SGK Công nghệ 7 – Kì I 3
  4. ? Cây trồng trong môi trường nước và môi trường đất có gì khác nhau. ? Vậy đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng. Hs: Trả lời câu hỏi. Hoạt động 6 (9 phút): Nghiên cứu thành V. Thành phần của đất phần của đất. Gv: hướng dẫn hs quan sát sơ đồ 1 SGK ? Nhìn vào sơ đồ 1 SGK em hãy cho biết - Đất trồng gồm 3 phần đất trồng bao gồm những thành phần nào + Phần khí. . + Phần rắn. Hs : trả lời câu hỏi. + Phần lỏng. ? Phần khí có các chất khí nào. - Các chất khí : bao gồm Oxi, Nitơ, CO2. ? Phần khí có vai trò gì . Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. ? Phần rắn của đất có những thành phần - Phần rắn bao gồm các chất vô cơ và gì. chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng ? Thế nào là chất vô cơ, chất hữu cơ. cho cây. ? Phần rắn có tác dụng gì . - Chất lỏng chính là nước trong đất, có ? Chất lỏng chính là thành phần gì trong vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất ? Nó có tác dụng gì ? đất. Các TP của Vai trò đối với cây đất trồng trồng 2 Gv : Treo bảng phụ về bảng 1 trong Phần khí C O2 cho cây hô SGK hấp ? Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức lớp 6 hãy Phần rắn C2 chất d2 cho cây. điền vào vai trò trong thành phần của đất Phần lỏng C2 nước cho cây trồng theo mẫu ? 4.4. Củng cố (4 phút). - Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối 2 bài. - Gv nêu các câu hỏi cuối bài và gọi hs trả lời. 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Học kỹ câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 3 : “Một số tính chất chính của đất trồng” 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 4
  5. Ngày soạn: 18/8/2019 Tiết 2 Ngày giảng: Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Trình bày được thành phần cơ giới của đất - Nêu được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính - Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất - Trìng bày được k/n độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng 1.2. Kĩ năng - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản 1.3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất - Có ý thức cải tạo độ pH của đất - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm * - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ - Đất trồng là gì? trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể - Đất trồng có vai trò như thế nào đối sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. (5 với đời sống của cây? điểm) - Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững. (5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút): Giới thiệu bài Gv : Đa số cây trồng nông nghiệp Công nghệ 7 – Kì I 5
  6. sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Vậy cả lớp đi xét bài học ngày hôm nay Hoạt động 2 (8 phút): Thành phần cơ I. Thành phần cơ giới của đất là gì? giới của đất là gì ? ? Phần rắn của đất bao gồm những thành - Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét trong thành phần nào ? phần vô cơ của đất gọi là thành phần cơ Gv: Thành phần khoáng(thành phần vô giới của đất. cơ) của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất. ? Vậy thành phần cơ giới của đất là gì . Gv: Hướng dẫn Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa và yêu cầu Hs trả lời câu - Dựa vào thành phần cơ giới ngời ta chia hỏi. đất thành 3 loại chính : Đất cát, đất thịt, ? Việc xác định thành phần cơ giới của đất sét. đất là gì . Hoạt động 3 (10 phút): Phân biệt thế II. Độ chua, độ kiềm của đất. nào là độ chua, độ kiềm của đất ? Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Trả lời câu hỏi sau : ? Độ PH dùng để đo cái gì . - Độ PH được dùng để đo độ chua, độ Nội dung giáo dục môi trường: kiềm của đất. - Cần bón vôi, phân hóa học hợp lý để - Trị số PH đợc dao động từ 0->14. trung hòa độ chua của đất. - Trị số : + PH đất chua. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống + PH = 6.6 - 7.5 đất trung tính. thiên tai: BĐKH, thiên tai làm gia tăng + PH > 7.5 đất kiềm. các hiện tượng bão, lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất, rửa trôi kiềm trong đất cùng với các nguyên nhân khác làm cho - Đối với đất chua cần phải bón vôi nhiều đất bị chua. Cần tiến hành các biện pháp để cải tạo . cải tạo đất chua thường xuyên như: bón vôi, thau chua, canh tác hợp lí. ? Trị số PH được dao động trong phạm vi nào ? ? Với giá trị nào của PH thì đất đợc gọi là đất chua, kiềm, trung tính. Hs : Trả lời các câu hỏi Gv : Nhận xét và chốt lại. Gv : Người ta chia đất thành đất chua, Công nghệ 7 – Kì I 6
  7. kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo. ? Đối với loại đất thế nào thì cần cải tạo và cải tạo bằng cách nào. Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu khả III. Khả năng giữ nước và chất dinh năng dữ nước và chất dinh dưỡng. dưỡng của đất. GV nêu khả năng giữ nước và chất dinh - Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất dưỡng của đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt Hoạt động 5 (7 phút): Tìm hiểu độ phì IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? nhiêu của đất - Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất ? Đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và cây trồng phát triển như thế nào. không chứa nhiều chất độc hại cho sinh ? Đất đủ nước, đủ chất dinh dữơng cây trưởng và phát triển của cây. phát triển như thế nào. - Ngoài độ phì nhiêu của đất cần có giống Hs : Trả lời câu hỏi. tốt, thời tiết tốt, chăm sóc tốt Gv :- Vậy nước và chất dinh dưỡng là 2 => Năng suất cao. yếu tố của độ phì nhiêu. - Có thể phân tích đất đủ nước, đủ chất dinh dưỡng chưa hẳn là đất phì nhiêu vì đất đó chưa cho năng suất cao. Nội dung giáo dục môi trường: Trồng cây gây rừng tránh sói mòn đất ? Vậy đất phì nhiêu là đất như thế nào. ? Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất cần có yếu tố nào nữa. 4.4. Củng cố (5 phút). Gv: Gọi Hs đọc phần ghi nhớ. Gv: Nêu các câu hỏi để hs trả lời. - Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn? Vì sao? - Tính chất chính của đất là gì? 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa. - Mỗi học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau, 1 lọ đựng nước, 1 ống hút lấy nước, 1 mảnh nilon có kích thước 35x35 cm, tiến hành thực hành ở nhà theo SGK. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 7
  8. Ngày soạn: 23/8/2019 Tiết 3 Ngày giảng: Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được những lí do phải sử dụng đất hợp lí - Nêu được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp 1.2. Kĩ năng - Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở VN và một số loại đất cần được cải tạo. Nêu được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo 1.3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi. 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính ? Trả lời (mỗi ý 5 điểm): - Thế nào là độ phì nhiêu của đất ? - Độ PH được dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. Trị số : + PH đất chua. + PH = 6.6 - 7.5 đất trung tính. - Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút): Giới thiệu bài Đất là tài nguyên quý giá của quốc Công nghệ 7 – Kì I 8
  9. gia, là cơ sở của sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu : sử dụng đất nh thế nào là hợp lí. Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất? Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu tại sao I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý phải sử dụng đất một cách hợp lý? - Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao -> Nhu cầu Gv : Gọi 2 học sinh đọc thông tin trong lương thực, thực phẩm phải tăng theo. sách giáo khoa. - Diện tích đất trồng trọt có hạn. ? Vì sao phải sử dụng đất hợp lý ? => Việc sử dụng đất hợp lý là điều cần thiết. ? Nếu sử dụng đất hợp lý có tác dụng gì? - Các biện pháp sử dụng đất hợp lý. Hs : Trả lời câu hỏi + Thâm canh tăng vụ -> tăng lượng sản phẩm Gv : Nhận xét và chốt lại. thu được. ? Để sử dụng đất hợp lý ta phải thực + Không bỏ đất hoang -> Tăng diện tích đất hiện như thế nào ? trồng. ? Thâm canh tăng vụ có tác dụng gì ? + Chọn cây trồng phù hợp với đất -> Cây ? Không bỏ đất hoang nhăm mục đích gì sinh tưởng tốt cho năng suất cao. ? Chọn cây trồng phù hợp với đất có tác + Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo . dụng gì ? ? Vừa sử dụng đất vừa cải tạo được áp dụng đối với những vùng đất nào ? Có mục đích gì ? Hoạt động 3 (20 phút): Giới thiệu một II. Biện pháp bảo vệ cải tạo đất số biện pháp cải tạo và đất tốt. Một số loại đất cần cải tạo : Gv : giới thiệu một số loại đất cần cải - Đất xám bạc màu : nghèo chất dinh dưỡng, tạo. tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua. Hs : Nghe giảng và chép bài - Đất mặn : có nồng độ muối tan tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống chịu được mặn(đước, sú vẹt, cói) thiên tai: Với hiện tượng nóng lên toàn - Đất phèn: chứa nhiều muối phèn (sunphat cầu do BĐKH ước tính sẽ có 17-19 triệu sắt, nhôm) gây độc hại cho cây trồng, đất rất người Việt Nam mất đất ở, một phần lớn chua. đất trồng trọt cũng bị ngập dưới mực * Các biện pháp cải tạo cho từng loại đất nước biển. Như vậy, nguy cơ mất đất + Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để canh tác (kể cả đất ở) ở nước ta đã hiện tăng bề dày lớp đất trồng. Biện pháp này áp hữu, nhất là ở các vùng ven biển, đồng dụng cho đất trồng có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng. bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu + Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nớc Long. chảy, hạn chế đợc xói mòn, rửa trôi. Biện Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất pháp này áp dụng cho vùng đất dốc (đồi, một cách hợp lí: biện pháp canh tác, núi). thủy lợi, bón phân nhằm nâng cao + Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng năng suất cây trồng, vật nuôi, đáp ứng cây phân xanh : tăng độ che phủ của đất, hạn Công nghệ 7 – Kì I 9
  10. đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng chế xói mòn, rửa trôi. Biện pháp này áp dụng và xuất khẩu là biện pháp quan trọng cho vùng đất dốc và các vùng khác để cải tạo góp phần ứng phó với BĐKH, giảm đất. thiểu tác động của thiên tai. + Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Không xới lớp phèn ở Gv : yêu cầu học sinh quan sát các hình tầng dưới lên. Bừa sục để hoà tan chất phèn ảnh 3, 4, 5 (SGK). trong nước. Giữ nước liên tục để tạo môi Hs : Quan sát. trường yếm khí làm cho các chất chứa lưu ? Dựa vào tranh sách giáo khoa, điền huỳnh không bị oxi hoá tạo thành H2SO4. thông tin vào bảng trang 15 SGK. Thay nước thường xuyên để tháo nước có ? Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ áp hoà tan phèn và thay thế bằng nớc ngọt. dụng cho loại đất nào và có mục đích gì. + Bón vôi : Để cải tạo, đối với đất chua. ? Làm ruộng bậc thang áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì. ? Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì. ? Cày nông , bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì. Nội dung giáo dục môi trường: Cho HS phân tích các nguyên nhân làm đất xấu: tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý Từ đó có biện pháp cải tạo đất phù hợp ? Bón vôi áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì. Hs : Thảo luận nhóm, từng nhóm cử đại diện lên bảng trả lời. 4.4. Củng cố (5 phút). - Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ. - Giáo viên nêu các câu hỏi ở cuối bài để học sinh trả lời. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). - Làm bài tập cuối bài SGK. - Đọc trước bài 7 SGK. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 10
  11. Ngày soạn: 24/8/2019 Ngày giảng: Tiết 4 Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng. - Trình bày được vai trò của phân bón đ/v việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất, vai trò của phân bón đ/v nâng cao năng suất và chất lượng sp của cây trồng - Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sp trồng trọt. - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi. 1.2. Kĩ năng: Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón thường dùng. 1.3. Thái độ: Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Kể tên các loại đất cần được cải tạo? - Đất xám bạc màu, Đất mặn, Đất phèn - Nêu biện pháp cải tạo cho đất xám bạc (3điểm) màu, vùng đất dốc? - Biện pháp cải tạo cho từng loại đất (7điểm) + Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để tăng bề dày lớp đất trồng. + Làm ruộng bậc thang : Hạn chế dòng n- ớc chảy, hạn chế đợc xói mòn, rửa trôi. + Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh : tăng độ che phủ của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. 4.3. Bài mới Công nghệ 7 – Kì I 11
  12. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút): Giới thiệu bài Ngày xa xưa ông cha ta đã nói “Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của phân bón trong nông nghiệp. Vậy chúng ta cùng nghiên cứu bài:” Tác dụng của phân bón trong trồng trọt” Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu khái I. Phân bón là gì? niệm phân bón. Phân bón là thức ăn do con người bổ Gv : cho học sinh đọc thông tin SGK sung cho cây trồng. ? Phân bón là gì ? ? Phân bón được chia thành mấy nhóm Phân bón chính ? Đó là những nhóm nào ? ? Nhóm phân bón hữu cơ gồm có những loại nào ? ? Nhóm phân bón hoá học gồm có Phân H/cơ Phân H/học Phân vi sinh những loại nào ? ? Nhóm phân bón vi sinh gồm có những loại nào ? Phân chuồng, Đạm, Chứa chất ? Dùng sơ đồ 2 (SGK) hãy sắp xếp các rác, phân xanh lân, Kali chuyển hóa loại phân bón dưới đây(SGK) vào các đạm nhóm thích hợp theo mẫu bảng SGK. Gv : Cho cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng điền vào bảng. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu tác II. Tác dụng của phân bón. dụng phân bón. Gv : Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 - Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng SGK. suất cây trồng và chất lợng nông sản. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Phân bón có tác dụng tăng độ - Bón phân hoá học quá nhiều, sai chủng phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây tộc, không cân đối giữa các loại phân thì trồng. Nhưng nếu không sử dụng đúng năng suất cây trồng không tăng mà còn các loại phân bón thì sẽ làm giảm năng giảm. suất và chất lượng cây trồng, đồng thời làm gia tăng sự BĐKH. Cụ thể: Giảm - Bón đạm cho lúa lúc mới cấy, lúc mới khí thải N2O phát ra từ phân đạm; xử lý bén rễ. phân chuồng để giảm khí thải CH4 ? Phân bón có ảnh hưởng như thế nào - Lúc lúa đón đòng. đến đất ? Năng suất cây trồng ? ? Chất lựơng nông sản ? ? Nếu bón quá liều lợng, sai chủng loại không cân đối giữa các loại phân thì Công nghệ 7 – Kì I 12
  13. năng suất cây trồng như thế nào ? Gv : cho học sinh liên hệ thực tế ? Bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất ? ? Bón lân, kali cho lúa vào thời kỳ nào thì thích hợp nhất ? 4.4. Củng cố (4 phút). Gv : gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài. ? Nêu câu hỏi cuối bài cho học sinh trả lời. Gọi học sinh đọc phần có thể em cha biết. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). - Làm bài tập cuối bài vào vở. - Chuẩn bị dụng cụ để bài Bài 9:cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 13
  14. Ngày soạn: 31/8/2019 Tiết 5 Ngày giảng: Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường - Nêu được các cách bón phân và ưu, nhược điểm của mỗi cách bón đang được sử dụng ở nước ta nói chung, ở địa phương nói riêng - Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó - Trình bày cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng - Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ được chất lượng của chúng 1.2. Kĩ năng: Phân biệt được bón lót và bón thúc 1.3.Thái độ - Có ý thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để sử dụng phân bón có hiệu quả cao trong sx - Có ý thức bảo quản, chế biến và sử dụng phân bón hợp lí để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm - Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trờng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Phân bón là gì? - Phân bón là thúc ăn do con người cung - Phân bón được chia là mấy loại? Là cấp cho cây trồng. (3 điểm) những loại nào ? - Phân bón được chia là 3 loại: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh. (7điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (6 phút): GV giới thiệu bài học Công nghệ 7 – Kì I 14
  15. Phân bón được sử dụng và bảo quản như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay: “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường”. Hoạt động 2 (14 phút): Giới thiệu 1 số I. Cách bón phân. cách bón phân. - Căn cứ vào thời kỳ bón phân mà người ta chia ra 2 hình thức bón : Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách + Bón lót: Bón phân vào đất trước khi giáo khoa và quan sát hình vẽ trong phần gieo trồng. I (hình 7, 8, 9, 10). + Bón thúc: Bón phân trong thời gian Hs: đọc thông tin sách giáo khoa và quan sinh trưởng của cây. sát hình. - Các cách bón phân: ? Căn cứ vào thời kỳ bón người ta chia + Bón theo hàng : mấy cách bón ? * Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần ? Thế nào là bón lót, bón thúc ? dụng cụ đơn giản. ? Dựa vào hình 7, 8, 9,10 sách giáo khoa * Nhược điểm: Phân bón có thể bị em hãy cho biết tên của các cách bón chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc phân với đất + Bón theo hốc * Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản. * Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc ? Nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón với đất Hs: Thảo luận nhóm. Cử đại diện của + Bón vãi từng nhóm lên trả lời * Ưu điểm: Dễ thực hiện, tốn ít công lao động, chỉ cần dụng cụ đơn giản. * Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất + Phun lên lá * Ưu điểm: Dễ thực hiện, Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất. * Nhược điểm: Chỉ bón được lượng nhỏ phân bón, cần có dụng cụ và máy móc phức tạp. Hoạt động 3 (6 phút): Giới thiệu một số II. Cách sử dụng các loại phân bón cách sử dụng các loại phân. thông thường. Gv : Khi phân bón vào đất các chất dinh dưỡng được chuyển hoá thành các chất hoà tan, cây mới hấp thụ được - Loại phân khó hoà tan phải bón vào đất để có thời gian phân huỷ Công nghệ 7 – Kì I 15
  16. - Loại phân dễ hoà tan thường dùng để Loại Đặc điểm Cách s/dụng bón thúc. phân bón chủ yếu chủ yếu Gv : Cho học sinh đọc thông tin SGK Hữu cơ Thành phần Bón lót ? Phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón chủ yếu thúc ? Đạm, Có tỉ lệ d 2 cao, Bón thúc ? Phân đạm, kali, phân hỗn hợp dùng để lân, kali dễ hoà tan . bón lót hay bón thúc ? Phân lân ít hoặc ko Bón lót ? Phân lân dùng để thực hiện bón lót hay tan. bón thúc ? - Gv nhận xét, kết luận. Nội dung giáo dục môi trường: Dựa trên đặc điểm của các loại phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ chống ô nhiễm môi trường Hoạt động 4 (5 phút): Giới thiệu cách III. Bảo quản các loại phân bón thông bảo quản các loại phân bón thông thường thường. Gv : Cho học sinh đọc thông tin sách - Để lẫn lộn sẽ xảy ra các phản ứng hoá giáo khoa. học làm giảm chất lượng phân. ? Vì sao không để lẫn lộn các loại phân - Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải bón lại với nhau. và hạn chế đạm bay hơi. giữ vệ sinh môi ? Vì sao phải dùng bùn ao để ủ phân trường. chuồng ? * KL: Loại dễ hút ẩm cần phải giữ kín, Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống khô, loại khó tan cần chế biến để dễ phân thiên tai: Khí mêtan (CH4) là một loại giải, chứa mầm bệnh cần được diệt trừ khí nhà kính quan trọng, vì nồng độ của nó tăng khá nhanh trong khí quyển và nó cũng có ảnh hưởng lớn đối với BĐKH. Khí mêtan được sinh ra chủ yếu từ sự phân giải yếm khí của cây cỏ trong đầm lầy, ruộng lúa, phân súc vật, các bãi rác thải, Do vậy, cần phải ủ phân hữu cơ cho hoai mục thành các chất dễ tiêu để giảm khí metan, đồng thời giảm sự bốc hơi NH3 trong phân hữu cơ. Bón phân đạm vào lúc điều kiện thời tiết thích hợp để tránh mất đạm – giảm thiểu lượng khí N2O bay hơi vào không khí. Bảo quản các loại phân hóa học nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để tránh sự thất thoát phân gây ô nhiễm môi trường, hoặc chuyển hóa thành khí thải nhà kính, góp phần gây BĐKH. Công nghệ 7 – Kì I 16
  17. 4.4. Củng cố (5 phút). - Gv: gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Gv: Cho Hs trả lời các câu hỏi sau bằng cách hoàn thành phiếu học tập: Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm của các câu sau: 1. Phân . Cần bón 1 lượng rất nhỏ 2. Phân . Có thể bón lót và bón thúc cho lúa 3. Phân . Cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô 4. Các loại cây . Cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Trả lời 3 câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. GV gợi ý: Câu 1:Bón lót là bón vào đất trước khi gieo trồng. Bón thúc là bón phân vào lúc cây đang sinh trưởng, phát triển Câu 2: Bón lót vì khó tiêu Câu 3: Bón thúc là chủ yếu vì dễ tiêu - Đọc trước bài 10. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 17
  18. Ngày soạn: 6/9/2019 Tiết 6 Ngày giảng: Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt - Nêu được các tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt - Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt trong sx - Nêu được các bước và giải thích nội dung từng bước trong phương pháp chọn lọc giống cây trồng. Giải thích được và sao phải so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương - Nêu được các bước và giải thích nội dung mỗi bước trong phương pháp lai tạo giống cây trồng - Trình bày được trình tự các bước và nội dung từng bước tạo giống bằng phương pháp gây đột biến - Xác định được vai trò của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến và phương pháp nuôi cấy mô - Phân biệt được sx giống cây trồng và chọn tạo giống cây trồng 1.2. Kĩ năng: Chuẩn bị được các dụng cụ, vật liệu và đặt được thí nghiệm đúng yêu cầu kĩ thuật 1.3. Thái độ - Có ý thức chọn lọc giống cây hàng năm để đảm bảo chất lượng giống tốt. - Luôn có ý thức cải tạo, đưa giống mới vào trồng trọt ở đất, vườn, đồi gia đình làm tăng sản lượng và chất lượng sp. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có). 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Thế nào là bón lót, bón thúc? - Bón lót: Bón phân vào đất trước khi - Phân đạm, lân, kali dùng bón lót hay gieo trồng. (3 điểm) bón thúc, vì sao ? - Bón thúc: Bón phân trong thời gian Công nghệ 7 – Kì I 18
  19. sinh trưởng của cây. (3 điểm) - Đạm, lân, kali, Bón thúc, vì có tỉ lệ d 2 cao, dễ hoà tan (4 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (3 phút). GV giới thiệu bài học Kinh nghiệm sx của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay, con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống lại được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sx trồng trọt? Và làm thế nào để có giống cây trồng tốt? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta vấn đề này. Hoạt động 2 (8 phút). Tìm hiểu vai trò I. Vai trò của giống cây trồng. của giống cây trồng. Gv: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 11 - Quyết định tăng năng suất cây trồng. sách giáo khoa. - Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch ? Thay giống cũ bằng giống mới năng trong năm. suất cao có tác dụng gì ? - Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. ? Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm ? Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng Hoạt động 3 (10 phút). Giới thiệu tiêu II. Tiêu chí của giống cây trồng. chí của giống tốt. 1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí Gv : dùng bảng phụ ghi 5 tiêu chí treo hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa lên bảng cho Hs quan sát. phương. ? Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí 3. Có chất lượng tốt. nào ? 4. Có năng suất cao và ổn định. 5. Chống, chịu được sâu bệnh. Hoạt động 4 (10 phút). Giới thiệu một III. Phương pháp chọn tạo giống cây số phương pháp chọn tạo giống cây trồng. trồng. phương pháp Đặc điểm của Gv: cho hs đọc và quan sát kĩ các hình Phương pháp vẽ: 12, 13, 14 sách giáo khoa. 1. Phương pháp ? Có mấy phương pháp tạo giống cây chọn lọc trồng ? 2. Phương pháp lai 3.Phương pháp gây đột biến Công nghệ 7 – Kì I 19
  20. ? Phương pháp chọn lọc giống có đặc điểm cơ bản ntn? 1. Từ giống khởi đầu chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so ? Phương pháp lai có đặc điểm cơ bản sánh với giống khởi đầu và giống địa ntn? phương, nếu hơn về cácc tiêu chuẩn của giống cây trồng, nhân giống đó cho sx – ? Phương pháp gây đột biến cú đặc điểm chọn biến dị mới cơ bản ntn? 2. Lấy phấn hoa của cây làm bố, thụ phấn cho nhụy cây làm mẹ, lấy hạt ở cây - Hs thảo luận nhóm và trả lời làm mẹ gieo trồng và chọ lọc sẽ được giống mới – tạo biến dị mới bằng lai - Gv nhận xét, kl 3. Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học, xử lí bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấn tạo ra đột biến, dùng các bộ phận đó gây đột biến tạo ra cây đột biến – tạo biến dị mới bằng gây đột biến 4.4. Củng cố (5 phút). - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - Cho hs làm bài tập Bài tập: Đúng hay sai a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ gống mới ngắn ngày b. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm c. Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới d. Tạo giống mới là biện pháp đưa năng suất cây trồng lên cao e. Chọn lọc và phương pháp tạo giống mới - Hs làm bài tập - GV gợi ý 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). GV nhắc nhở, dặn dò hs - Hoàn thành tiếp bài tập ở phần củng cố - Làm bài tập trong SGK. - Đọc trước bài 11 sách giáo khoa. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 20
  21. Ngày soạn: 8/9/2019 Tiết 7 Ngày giảng: Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được vd về những cây trồng thường giâm cành, nhứng cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt - Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện bảo quản hạt giống tốt 1.2. Kĩ năng - Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm 1.3. Thái độ - Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo đượcgiống tốt trong sx lương thực, thực phẩm, cây cảnh - Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sx ở gia đình. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. Bảng phụ. 2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có). 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Giống cây trồng có vai trò gì? - Vai trò: Quyết định tăng năng suất cây - Tiêu chí của giống cây trồng như thế trồng. Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch nào? trong năm. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng. (5 điểm) -Tiêu chí: Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. Có chất lượng tốt. Có năng suất cao và ổn định. Chống, chịu được sâu bệnh. (5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút). Giới thiệu bài. Công nghệ 7 – Kì I 21
  22. Trong trồng trọt, hàng năm cần nhiều hạt giống có chất lượng hoặc cần nhiều giống tốt. Làm thế nào để thực hiện được điều này, ta nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2 (10 phút). Tìm hiểu qui I. Sản xuất giống cây trồng. trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt. 1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt. Gv: giảng giải cho học sinh hiểu thế nào là phục tráng, duy trì đặc tính tốt của Hạt giống đã phục tráng giống (phục hồi) & duy trì Gv: giới thiệu sơ lược qui trình phục tráng giống. Cho học sinh quan sát kỹ sơ đồ trong Dòng Dòng Dòng Dòng Dòng SGK 1 2 3 4 5 ? Qui trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? ? Nội dung công việc của năm thứ nhất, Hạt giống siêu nguyên chủng thứ 2, thứ 3, thứ 4 là gì? Gv: Treo sơ đồ sản xuất giống bằng hạt Hạt giống nguyên chủng lên bảng. Hạt giống sản xuất đại trà Hạt giống sản xuất đại trà ? Thế nào là hạt giống siêu nguyên chủng + Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng có chất lượng cao. ? Thế nào là hạt giống nguyên chủng + Hạt giống nguyên chủng -> Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng. Hoạt động 3 (10 phút). Tìm hiểu phương pháp sản xuất giống bằng phương pháp bằng nhân giống vô tính. 2. Sản xuất giống bằng phương pháp Cho học sinh quan sát kỹ hình vẽ 15 -> 17 bằng nhân giống vô tính. SGK + Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt cắt ? Thế nào là giâm cành, ghép mắt, chiết rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm cành? sau 1 thời gian từ cành giâm hình thành ? Tại sao khi giâm cành phải cắt bớt lá rễ ? Tại sao khi chiết cành người ta lại dùng + Ghép mắt (Ghép cành): Lấy mắt ghép ni lon bó kín lại ? (Cành ghép) ghép vào 1 cây khác (Gốc - Hs trả lời ghép) - Gv nhận xét, kl Công nghệ 7 – Kì I 22
  23. - Gv giới thiệu thêm: ngoài các cách nhân giống cây trồng trên còn có cách nhân + Chiết cành: Bóc 1 khoanh vỏ của cành giống cây trồng bằng phương pháp nuôi sau đó bó đất lại khi cành đã ra rễ thì cắt cấy mô. khỏi cành mẹ và trồng xuống đất. VD: Ta có 1 củ khoai tây, ta chỉ cần cắt + Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy 1 miếng nhỏ rồi đưa vào môi trường nuôi mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy nhân tạo -> sau 1 khoảng thgian nó ra trong môi trường đặc biệt. Sau 1 thời mầm -> ta đem trồng -> chọn lọc -> gian, từ mô (hoặc tế bào) sống đó sẽ hình khi đó đã tạo được giống mới. thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ta được giống mới. Hoạt động 4 (10 phút). Giới thiệu điều II. Bảo quản hạt giống cây trồng. kiện bảo quản hạt giống cây trồng. Muốn bảo quản hạt giống phải đảm bảo Gv : Giảng giải cho Hs hiểu nguyên nhân các yêu cầu sau : gây ra hao hụt về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản là do hô hấp của + Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn (khô, hạt phụ thuộc vào độ ẩm của hạt, độ ẩm mẩy, không lẫn tạp chất, không sâu và nhiệt độ nơi bảo quản. bệnh). + Nơi cất giữ kín, có nhiệt độ không thấp. Nhiệt độ và độ ẩm lớn Hô hấp lớn + Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra hao hụt lớn. thờng xuyên, xử lý kịp thời. ? Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô, phải sạch, không lẫn tạp. 4.4. Củng cố (4 phút). - Gv Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. Nêu câu hỏi và bài tập để củng cố bài. + Ta có thể sử dụng những bộ phận nào của cây trồng để nhân giống? . (ĐA: bất kì bộ phận nào của cây giống). + Nhân giống bằng hạt theo quy trình ntn ? + Có những phương pháp nào trong nhân giống vô tính ? 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học + Nhân giống vô tính có theo qui trình như nhân giống bằng hạt không? Vì sao? - Đọc trước bài sâu bệnh hại cây trồng. - Tìm hiểu qua cha, mẹ hoặc hình ảnh về các cách phá hoại của sâu, bệnh hại cây trồng nói chung, ghi vào vở bài tập để đến lớp thảo luận. - Sưu tầm những cây trồng bị sâu bệnh phá hoại. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 23
  24. Ngày soạn: 8/9/2019 Tiết 8 Ngày giảng: Bài 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sp ở các mức độ khác nhau - Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành k/ niệm sâu hại - X/định được các đặc điểm chung và b/chất của sâu hại qua p/tích những đặc điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại - Lấy được vd sâu hại cây trồng cần tiêu diệt và côn trùng có ích cần phát triển - Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của k/niệm về bệnh cây và lấy được vd minh hoạ, phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại - Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận # nhau và xđ được nguyên nhân gây ra 1.2. Kĩ năng - Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại cây trồng phổ biến 1.3. Thái độ - Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh để hạn chế sự gây hại về số lượng, chất lượng sp trồng trọt - Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát dấu hiệu bị hại trên lá, thân, hoa, quả của cây, từ đó có biện pháp phòng trừ có hiệu quả 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. Bảng phụ. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có). 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Kể tên các phương pháp sản xuất Các phương pháp sản xuất giống: Giâm giống? cành, Ghép mắt (Ghép cành), Chiết cành, - Muốn bảo quản hạt giống phải Phương pháp nuôi cấy mô: (4 điểm) đảm bảo các yêu cầu gì? Muốn bảo quản hạt giống phải đảm bảo các yêu cầu sau: (6 điểm) + Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn (khô, mẩy, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh). + Nơi cất giữ kín, có nhiệt độ không Công nghệ 7 – Kì I 24
  25. thấp. + Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra thờng xuyên, xử lý kịp thời. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút). Giới thiệu bài. Trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.Trong đó sâu, bệnh là 2 nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Bài hôm nay ta nghiên cứu “Sâu, bệnh hại cây trồng”. Hoạt động 2 (6 phút). Tìm hiểu tác hại I. Tác hại của sâu, bệnh. của sâu bệnh đối với năng suất và chất - Lúa bị rầy nâu phá hoại lượng sản phẩm trồng trọt. - Lúa bị sâu cuốn lá. ? Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh - Quả hồng xiêm bị sâu. hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất - Quả ổi bị sâu . cây trồng và chất lượng nông sản ? - HS trả lời => Sâu, bệnh gây hại ở các bộ phận cây - GV nhận xét, cho điểm, kluận trồng, ở mọi giai đoạn nên làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm. Hoạt động 3 (10 phút). Tìm hiểu về đặc II. Khái niệm về côn trùng và bệnh điểm của sâu hại cây trồng. cây ? Em hãy kể một số côn trùng mà em 1. Khái niệm về côn trùng biết ? Vì sao em cho đó là côn trùng ? - Cào cào, châu chấu Vì nó là động vật chân khớp, có 3 đôi chân, cơ thể ? Kể một số côn trùng gây hại và một số chia: đầu, ngực, lưng rõ rệt côn trùng không gây hại ? - Châu chấu, sâu bớm bọ xít hại cây ? Quan sát hình 18, 19 (SGK) hãy cho ăn quả là sâu hại, Ong, kiến vàng biết quá trình sinh trưởng, phát dục của không phải là sâu hại sâu hại diễn ra như thế nào ? - Qua các giai đoạn : trứng, sâu non, ? Biến thái là thế nào? Biến thái không nhộng, trưởng thành hoặc trứng, sâu non, hoàn toàn là thế nào ? sâu trưởng thành. Gv : Giới thiệu các giai đoạn từ trứng - Biến thái là thay đổi hình thái qua các đến sâu non, trưởng thành lại đẻ trứng giai đoạn. Biến thái không hoàn toàn là rồi chết gọi là vòng đời. là biến thái không qua giai đoạn nhộng ? Trong giai đoạn sinh trưởng, phát dục của sâu hại, giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh nhất ? - Sâu non, có cả trưởng thành. Gv : Nêu đặc điểm của sâu trưởng thành. Có loài ưa ánh sáng, thích mùi chua ngọt. Nội dung giáo dục môi trường: Qua Công nghệ 7 – Kì I 25
  26. kiến thức về côn trùng HS có ý thức bảo vệ côn trùng có ích; phòng, trừ côn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường Hoạt động 4 (8 phút). Tìm hiểu về bệnh 2. Khái niệm về bệnh cây. cây. - Hình dạng, sinh lí không bình thường, Gv: Đa vật mẫu: Ngô thiếu lân có màu do sinh vật hay môi trường gây nên. huyết dụ ở lá, cà chua xoăn lá - Sâu phá từng bộ phận, bệnh gây rối - Cây bị bệnh có biểu hiện thế nào? loạn sinh lí. Nguyên nhân nào gây nên ? => Bệnh cây là trạng thái không bình - Cây bị sâu, bệnh phá hoại khác nhau thuờng về chức năng sinh lí, cấu tạo và như thế nào? hình thái của cây dưới tác động của vi - Hs trả lời sinh vật gây bệnh và đk sống không - Gv nhận xét, kl thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút. Hoạt động 5 (5 phút). Một số dấu hiệu 3. Một số dấu hiệu sâu, bệnh hại cây khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại. trồng. Gv : yêu cầu hs nghiên cứu thông tin - Khi cây bị sâu, bệnh phá hoại thường SGK. có những biến đổi về màu sắc, hình thái, ? Cho biết một số dâu hiệu khi sâu, bệnh cấu tạo. hại cây trồng ? - Hs trả lời Gv nhận xét, kl. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. BĐKH làm cho một số loài sâu, bệnh hại có thể tăng đặc tính phá hoại cây trồng khi nhiệt độ môi trường tăng lên, vòng đời của chúng cũng có thể có sự thay đổi. Xuất hiện nhiều dịch bệnh mới cho cây trồng, vật nuôi khi xảy ra bão, lũ lụt. BĐKH với diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ gây hại cao, trên diện rộng, rất khó dự tính, dự báo chính xác, khó kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. 4.4. Củng cố (5 phút). Gv: gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 2: Quan sát h 18, 19 sgk, cho biết sâu, hại có đặc điểm sinh trưởng, phát dục như thế nào ? 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. - Tìm hiểu, thống kê các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở địa phương em đang sử dụng. - Xem trước bài 13 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 26
  27. Ngày soạn: 13/9/2019 Tiết 9 Ngày giảng: Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu và giải thích nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng - Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh - Nêu được nội dung công việc và ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại; trình bày được những cách dùng thtuốc có hiệu quả trừ sâu, bệnh an tòan cho người và sinh vật, bảo vệ được môi trường đất, nước, không khí. Nêu được những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc - Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu, nhược điểm của phương pháp này - Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật 1.2. Kĩ năng - Thực hiện được một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại 1.3. Thái độ - Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như xử lí hạt giống, bắt sâu, bẫy đèn, bảo vệ động vật gây hại cho sâu hại; dùng thuốc hoá học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh sp trồng trọt và bảo vệ môi trơpngf đất, nước, không khí. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có), thước. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Nêu tác hại của sâu, bệnh đối với - Tác hại của sâu, bệnh: Sâu, bệnh gây hại cây trồng? ở các bộ phận cây trồng, ở mọi giai đoạn - Nêu dấu hiệu thường gặp đối với nên làm giảm năng suất, giảm chất lượng sâu, bệnh hại? sản phẩm. (5 điểm) - Một số dấu hiệu sâu, bệnh hại cây trồng: Công nghệ 7 – Kì I 27
  28. Khi cây bị sâu, bệnh phá hoại thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo. (5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút). Giới thiệu bài. Làm thế nào để phòng, trừ được sâu bệnh hại cây trồng? Chúng ta học bài hôm nay: “Phòng trừ sâu, bệnh hại”. Hoạt động 2 (10 phút). Tìm hiểu nguyên I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh, hại. tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. Gv giới thiệu: phòng trừ sâu bệnh phải - Phòng là chính. tiến hành kịp thời, thường xuyên, kết hợp - Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và canh tác hợp lý. triệt để. GV hỏi - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng ? Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là trừ. chính để phòng trừ sâu, bệnh hại Hs trả lời Gv : hướng dẫn học sinh nêu được các nguyên tắc. Hs : Nêu các nguyên tắc. Hoạt động 3 (16 phút). Tìm hiểu các II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hại Gv : yêu cầu học sinh làm bài tập trong 1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống sách giáo khoa. chống sâu, bệnh hại. - Vệ sinh đồng ruộng, làm đất có tác Hs : lên bảng làm. dụng trừ mầm mống, phá nơi ẩn nấp. ? Bắt sâu bằng tay, bằng đèn có ưu điểm - Gieo trồng đúng thời vụ để tránh thời gì ? kỳ sâu, bệnh phát triển mạnh. - Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý để ? Nhược điểm của 2 biện pháp trên là gì ? tăng sức chống chịu sâu, bệnh cây trồng. Gv : Cho học sinh quan sát H 23 - Luân phiên cây trồng khác nhau trên ? Sử dụng biện pháp hoá học cần đảm một đơn vị diện tích để thay đổi điều kiện bảo những nguyên tắc nào ? sống và thay đổi nguồn thức ăn. - Sử dụng giống chống sâu, bệnh để cây ? Sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh theo những tránh được sâu bệnh không xâm nhập. cách nào ? 2. Biện pháp thủ công. - ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. Có ? Nêu nhược điểm của phương pháp ? hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh. - Hs trả lời - Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn nhân - Gv nhận xét, kl công. Gv : giới thiệu biện pháp sinh học 3. Biện pháp hoá học. Hs : nghe giảng, chép bài. - Sử dụng đúng liều lượng, loại thuốc, Công nghệ 7 – Kì I 28
  29. nồng độ. - Phun đúng kỹ thuật (Phun đều không ngược chiều của gió). - Phun, vãi trên đất hoang hoặc mới trồng 2 hoặc 3 ngày. Gv : giới thiệu biện pháp kiểm dịch thực - Gây độc hại cho ngời và vật nuôi, gây ô vật nhiễm môi trường. Hs : Nghe giảng và chép bài. 4. Biện pháp sinh học Nội dung giáo dục môi trường: - Dùng nấm, ong mắt đỏ, chim, ếch, các Hiểu được ưu, nhược điểm của từng biện chế phẩm sinh học để diệt những sinh vật pháp từ đó tìm ra được biên pháp ưu tiên có hại. trong phòng trừ. Đối với biện pháp hóa - Không gây ô nhiễm, hiệu quả cao. học cần biết cách khắc phục hậu quả có hại cho môi trường. Từ đó hình thành ý 5. Biện pháp kiểm dịch thực vật thức bảo vệ môi trường - Kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp để ngăn chặn sâu, bệnh xâm nhập, lây lan từ vùng này qua vùng khác. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là cơ sở để phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng. Hiểu nội dung, tác dụng và hạn chế của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng làm căn cứ để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại, tiêu diệt sâu bệnh hại có hiệu quả, hạn chế tác hại cho môi trường. Mỗi biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, cần phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại để phát huy ưu điểm của tất cả các biện pháp và khắc phục nhược điểm của từng biện pháp. Hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng khi sâu, bệnh gây hại tới ngưỡng tiêu diệt mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả. Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường, sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng để giảm thiểu lượng thuốc hóa học thoát ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho con người. Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân để họ có khả năng sử dụng thuốc hóa học hiệu quả, hạn chế tổn thương do tác động của thuốc hóa học đến sức khỏe Cần sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng để bảo vệ thiên địch, giữ cân bằng sinh thái và góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh để tránh gây ra các đại dịch sâu bệnh cho cây trồng và con người. Công nghệ 7 – Kì I 29
  30. 4.4. Củng cố (8 phút). Gv : hệ thống lại kiến thức toàn bài bằng câu hỏi: Câu hỏi: Đúng hay sai ? a. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại . b. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh. c. Dùng thuốc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. d. Phát triển động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả. 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Học kỹ phần lý thuyết - Đọc phần có thể em chưa biết - Trả lời câu hỏi cuối bài - Sưu tầm 1 số nhãn hiệu thuốc trừ sâu hại cây trồng thường dùng hiện nay. Hỏi cha, mẹ hoặc người xung quanh về các kí hiệu trên nhãn. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 30
  31. Ngày soạn: 15/9/2019 Tiết 10 Ngày giảng: ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức Hệ thống các nội dung cơ bản trong chương I. Qua tiết ôn tập học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất. 1.2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp để xử lý các thông tin và tình huống cụ thể. Củng cố những kỹ năng thực hiện những quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. 1.3. Thái độ Có ý thức bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên đất cũng như các giống cây trồng quý ở địa phương. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Các tài liệu có liên quan. Máy chiếu, phiếu học tập (3 nhóm) 2.2. Học sinh: Học lại các bài từ 1 đến 13. 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ kết hợp trong tiết ôn tập 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút) Giới thiệu bài. Chúng ta đã nghiên cứu xong chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt, để khắc sâu kiến thức và chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết giờ sau, hôm nay lớp sẽ ôn tập chương I để hệ thống toàn bộ kiến thức của chương và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Hoạt động 2 (20 phút) Hệ thống nội I. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt dung chươngI GV: Trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? 1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt: Công nghệ 7 – Kì I 31
  32. Học sinh trả lời: Trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ: * Vai trò: - Vai trò: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp thức ăn cho gia súc. + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. + Cung cấp nông sản để xuất khẩu. - Nhiệm vụ: đảm bảo lương thực, thực * Nhiệm vụ: phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giáo viên sửa cho hoàn chỉnh . 2. Đất trồng: - Thành phần của đất trồng. Giáo viên hỏi: + Đất trồng là gì? Học sinh trả lời: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. GV: Hãy trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng? - Tính chất của đất trồng. HS: Thành phần của đất trồng: có 3 - Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. thành phần: + Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng. + Phần khí: Cung cấp oxi cho cây quang hợp. + Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây. _ Tính chất chính của đất: + Thành phần cơ giới của đất. + Độ chua, độ kiềm. + Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. + Độ phì nhiêu của đất. 3. Phân bón: - Tác dụng của phân bón. GV: Phân bón là gì? Hs: Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây. GV: Yêu cầu hs nêu tác dụng của phân bón. Hs: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của - Cách sử dụng và bảo quản các loại đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất phân bón. lượng nông sản. Gv: Yêu cầu hs nêu cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Công nghệ 7 – Kì I 32
  33. Hs: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có 4. Giống cây trồng: cách sử dụng phân bón khác nhau: - Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Gv: Giống cây trồng có vai trò như thế nào? Và kể tên các phương pháp chọn - Sản xuất và bảo quản hạt giống. tạo giống. (cho điểm học sinh) Hs: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. 5. Sâu, bệnh hại - Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: - Tác hại của sâu, bệnh hại. chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy - Khái niệm về sâu, bệnh hại. mô. - Các phương pháp phòng trừ. Gv: Yêu cầu hs trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ phòng trừ. (cho điểm học sinh) Hs: Khái niệm về sâu, bệnh hại: - Côn trùng là động vậtkhông xương sống thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu. - Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác dụng của các tác nhân gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. - Các biện pháp phòng trừ: + Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh. + Biện pháp thủ công. + Biện pháp hoá học. + Biện pháp sinh học. Hoạt động 3 (15 phút) Câu hỏi ôn tập II. Câu hỏi ôn tập GV: Trình chiếu các câu hỏi ôn tập, phán 1. Nhóm 1 (tổ 1): câu hỏi 1 phiếu học tập, phân việc cho các nhóm thảo luận và trả lời. 2. Nhóm 2 (tổ 2): câu hỏi 2 Câu 1: Các thành phần đất trồng? Vai trò của từng thành phần đối với cây trông? 3. Nhóm 3 (tổ 3): câu hỏi 3 Câu 2: Trình bày các biện pháp cải tạo đất? Liên hệ với thực tế địa phương Câu 3: Trình bày các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh? Công nghệ 7 – Kì I 33
  34. 4.4. Củng cố (7 phút). Gv trình chiếu sơ đồ và tóm tắt nội dung cho học sinh 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). Nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh. Dặn dò về nhà học bài và ôn lại từ bài 1 đến bài 13 để tiết sau kiểm tra. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 34
  35. Ngày soạn: Tiết: 11 Ngày kiểm tra: KIỂM TRA (1 tiết) Môn: Công nghệ 7 Thời gian làm bài 45 phút 1. Mục đích của đề kiểm tra 1.1. Kiến thức: Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh khi học xong chương I, khắc sâu kiến thức cơ bản đối với học sinh về đất tròng, phân bón, sâu bệnh hại. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, độc lập sáng tạo, áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 1.3. Thái độ: Làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra theo hình thức tự luận. 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông Vận dụng Cộng hiểu Tên Cấp độ Cấp độ cao chủ đề thấp Nêu được các Phân biệt Vận dụng thành phần được các kiến thức của đất loại đất đã học đề ra Đất trồng Giải thích phương được các pháp cải tạo biện pháp đất để tăng sử dụng và độ phì nhiêu cải tạo đất Số câu Số câu: 1 Số câu 1 Số điểm 4 điểm= 4 điểm= Tỉ lệ % 40 % 40% Nêu được Phân biệt Vận dụng kiến khái niệm được bón thức và kĩ năng phân bón lót và bón để giải thích vì Phân bón thúc sao phân hữu cơ chỉ dùng bón lót Số câu Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số điểm 1 điểm = 2 điểm = 3 điểm= Tỉ lệ % 10% 20% 30% Công nghệ 7 – Kì I 35
  36. Nêu được thế Vận dụng Vận dụng kiến nào là bệnh kiến thức đã thức và kĩ năng cây học để nhận để giải thích ưu Sâu bệnh Nêu được biết cây bị điểm và nhược hại nguyên tắc sâu và cây điểm của biện phòng trù sâu bị bệnh pháp phòng trừ bệnh hại Số câu Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số điểm 1,5 điểm= 1,5 điểm= 3 điểm= Tỉ lệ % 15% 15% 30% Tổng câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng điểm 2,5 điểm = 4 điểm = 3,5 điểm = 10 điểm = Tỉ lệ % 25 % 40% 35% 100% 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Câu 1 (4 điểm): Có những loại đất nào cần được cải tạo? Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất? Câu 2 (3 điểm): Phân bón là gì? Phân hữu cơ và phân lân thường sử dụng bón lót hay bón thúc? Vì sao? Câu 3 (3 điểm): Thế nào là bệnh cây? Khi cây bị sâu, bệnh gây hại thường có những biểu hiện gì? 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Câu Đáp án Điểm * Những loại đất cần được cải tạo: đất chua, đất mặn, đất 1,5 phèn, đất xám bạc màu * Người ta thường sử dụng những biện pháp để cải tạo đất: - Cày nông bừa sục giữ nước thường xuyên 0,5 1 - Rửa mặn, bón vôi. 0,5 - Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ 0,5 - Làm ruộng bậc thang, thủy lợi 0,5 - Trồng xen cây nông nghiệp và băng cây phân xanh 0,5 * Phân bón là: Thức ăn của cây trồng do con người cung cập 1,0 * Phân hữu cơ và phân lân thường sử dụng bón lót. * Vì : Phân lân và phân hữu cơ sử dụng để bón lót vì hai loại 2 phân này có tan, khó tiêu nên cây không thể hấp thụ được 2,0 ngay, vì vậy cần phải bón lót để phân có thời gian tiếp tục phân hủy, tạo thành chất dễ tiêu, cung cấp dần cho cây. * Bệnh cây: Là trạng thái không bình thường về chức năng 1,5 sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây. 3 * Khi cây bị sâu, bệnh gây hại thường có những biểu hiện: 1,5 - Cành bị gãy - Lá bị đục thủng Công nghệ 7 – Kì I 36
  37. - Lá, quả bị biến dạng - Lá , quả bị đốm đen, nâu - Cây củ bị thối - Thân cành bị sần sùi - Quả bị chảy nhựa 6. Rút kinh nghiệm Người ra đề kiểm tra La Đức Quý TỔ CHUYÊN MÔN CHUYÊN MÔN TRƯỜNG Công nghệ 7 – Kì I 37
  38. Ngày soạn: Tiết: 12 Ngày giảng: Bài 8: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trong quá trình thực hành 1.3. Thái độ: Có ý thức bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Chậu nước sạch, 4-5 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm thủy tinh, đèn cồn, diêm, than củi. 2.2. Học sinh: 4-5 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm thủy tinh, đèn cồn, diêm, than củi, Mẫu báo cáo thực hành. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút): GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 Phút). Giới thiệu bài. HS nêu Kể tên một số loại phân bón thường dùng ở địa phương. HS nghe GV chốt một số phân bón thường dùng trong nông nghiệp: Đạm, lân, kali, vôi và nêu mục tiêu của bài thực hành: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng kể trên bằng phương pháp hòa tan, quan sát màu sắc và đốt trên lửa để nhận biết thông qua mùi đặc trưng. Hoạt động 2 (5 Phút). Chuẩn bị thực I. Vật liệu và dụng cụ hành. - Vật liệu và dụng cụ thực hành: Mẫu - GV phân nhóm thực hành phân, ống nghiệm, đèn cồn, than củi, kẹp HS ổn định chổ ngồi theo phân công của gắp, thìa nhỏ, diêm, nước. giáo viên và nhận vật liệu, dụng cụ thực hành. - GV liệt kê vật liệu và dụng cụ thực hành. GV quán triệt quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Hoạt động 3 (10 Phút) Quy trình thực II. Quy trình thực hành Công nghệ 7 – Kì I 38
  39. hành. 1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và Yêu cầu HS đọc quy trình thực hành nhóm ít hoặc không hoà tan. SGK. B1 : Lấy một lượng phân bón bằng hạt HS đọc thông tin SGK, lớp theo dõi ngô cho vào ống nghiệm. B2 : Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và GV chốt các quy trình thực hành. lắc mạnh trong 1 phút. B3 : Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan. - Nếu thấy hoà tan : Đạm, Kali. - Không hoặc ít hoà tan : Lân và vôi. 2. Phân biệt trong nhóm phân hoà tan. B1 : Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ B2 : Lây 1 ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. - Nếu có mùi khai là Đạm. - Nêu không có mùi khai đó là Kali. 3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít tan hoặc không tan. Quan sát sắc màu : - Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẩm hoặc trắng xám nh ximăng -> Lân. - Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi. Hoạt động 4 (20 Phút) Thực hành III. Thực hành GV thao tác mẫu Báo cáo kết quả theo mẫu: HS quan sát. Mẫu Hoà Đốt Màu Loại HS thực hành theo nhóm phân tan sắc ? phân ? GV bao quát lớp. Mẫu 1 HS nghe, rút kinh nghiệm. Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh nơi thực hành Hoạt động 5 (5 Phút) Đánh giá kết quả. GV đánh giá kết quả thực hành của HS trên các tiêu chí: + Thực hiện đúng quy trình và đảm bảo Công nghệ 7 – Kì I 39
  40. an toàn, vệ sinh môi trường. + Kết quả thực hành + Tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, tính kỷ luật, nghiêm túc trong quá trình thực hành. 4.4. Củng cố (2 phút). - Hệ thống lại nội dung toàn bài 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). Chuẩn bị bài 15: Làm đất và bón lót. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 40
  41. Ngày soạn: Tiết 13 Ngày giảng: CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Bài 15. LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Biết được mục đích kiểm tra, xử lý hạt giống ,các căn cứ để xác định thời vụ. 1.2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức để chăm sóc cây trồng trong gia đình 1.3. Thái độ: Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh. Tìm hiểu cách làm đất ở địa phương. Cách bón phân lót ở địa phương. Cách gieo trồng ở địa phương. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi. 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình dạy học. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút): GV giới thiệu bài mới Trong chương trước ta đã nghiên cứu cơ sở của trồng trọt, đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Trong chương tiếp này, ta sẽ nghiên cứu quá trình sản xuất 1 loại cây trồng. Quá trình đó phải làm những việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào. Ta nghiên cứu chương II, việc đầu tiên ta phải làm là: “Làm đất và bón phân lót.” Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu mục I. Làm đất nhằm mục đích gì? đích của việc làm đất. Gv : đặt câu hỏi. Làm đất có mục đích là làm cho đất tơI ? Có 2 thửa ruộng, 1 thửa được cày bừa xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất kĩ, 1 thửa chưa được cày bừa. Theo em dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống tình hình cỏ dại và đất ở 2 thửa ruộng đó sâu bệnh ẩn nấp trong đất. Công nghệ 7 – Kì I 41
  42. như thế nào? Mầm mống sâu bệnh 2 thửa ruộng đó ra sao? Hs : Trả lời Gv nhân xét, đặt câu hỏi ? Vậy thì làm đất có mục đích gì? Hoạt động 3 (16 phút): Tìm hiểu những II. Các công việc làm đất. công việc cần thiết trong khâu làm đất 1. Cày đất : là xáo trộn lớp đất ở mật độ Gv : Treo tranh hình 25, 26 sâu từ 20 đến 30 cm, làm cho đất tơI Hs : Quan sát xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. ? Làm đất bao gồm các công việc nào ? - Đất cát cày nông. Mỗi công việc làm có mục đích gì ? - Đất bạc màu cày sâu dần ? Đối với từng loại đất phải cày như thế - Đất sét cày sâu dần. nào ? - Đất trồng cây ăn quả cày sâu. Hs trả lời 2. Bừa và đập đất : Gv nhận xét, kl: - Làm nhỏ đất, san phẳng. - Đất cát cày nông. - Đối với đấ sét phải bừa nhiều lần để - Đất bạc màu cày sâu dần đất nhuyễn - Đất sét cày sâu dần. 3. Lên luống . Để dễ chăm sóc, chống - Đất trồng cây ăn quả cày sâu ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây ? Bừa đất là gì ? sinh trởng. ? Bừa đất cần có những yêu cầu nào ? - Việc lên luống phải tiến hành theo qui ? Sau khi cày bừa kĩ ta phải tiến hành trình nh sau : công việc gì ? + Xác định hướng luống. Hs trả lời + Xác định kích thớc. Gv nhận xét, kl + Đánh rãnh, kéo đất tạo luống, làm ? Tại sao phải lên luống và đạt yêu cầu phẳng. gì ? ? Lên luống được tiến hành theo qui trình gì ? ? Lên luống áp dụng cho loại cây nào ? ? Để cây phát triển tốt sau khi lên luống cần tiến hành những công việc gì ? Hs trả lời Gv nhận xét,kl Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu việc III. bón phân lót bón lót trong trồng trọt - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để ? Bón lót thường dùng cho loại phân gì bón lót theo quy trình sau: ? Nêu các cách bón phân lót. + Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, ? Em hãy nêu các cách bón phân lót phổ theo hốc cây. biến mà em biết ? + Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân Hs trả lời xuống dưới. Gv nhận xét,kl - Bón vãi cho lúa, rau. - Bón hàng cho Ngô, khoai. - Bón hốc cho cây ăn quả, cây lấy gỗ. Công nghệ 7 – Kì I 42
  43. 4.4. Củng cố (6 phút). Gv hệ thống lại các nôi dung chính của bài học. Yêu cầu HS trả lời các bài tập sau : Câu 1 : đúng hay sai ? a. Mục đích của việc làm đất là tạo lớp đất mới trên bề mặt b. Mục đích của việc làm đất là đễ dễ bỏ phân bón. c. Mục đích của việc làm đất là để tăng chất dinh dưỡng. d. Mục đích của việc làm đất là để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. e. Mục đích của việc làm đất là tạo cho đất tơi xốp. 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Trả lời tất cả các bài tập trong sách. - Tìm hiểu, ghi chép, thời vụ gieo trồng lúa và 1 loài cây hoa màu nào đó ở địa phương. - Đọc trước bài 16 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 43
  44. Ngày soạn: Tiết 14 Ngày giảng: Bài 16. GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Hiểu mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống và các căn cứ để xác định thời vụ. - Hiểu được các phương pháp gieo trồng. - Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. 1.2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích, Hoạt động nhóm. 1.3. Thái độ: Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. 2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi 3. Phương pháp - Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Làm đất nhằm mục đích gì ? - Làm đất nhằm mục đích. (7 điểm) - Kể tên các công việc làm đất? Làm đất có mục đích là làm cho đất tơI xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất. - Các công việc làm đất. (3 điểm) + Cày đất + Bừa và đập đất + Lên luống . 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút): GV đặt vấn đề Gieo trồng cây là những kỹ thuật rất phong phú, đa dạngnhưng phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Bài học ngày hồm nay giúp chúng ta có những hiểu biết về các yêu cầu kĩ thuật Công nghệ 7 – Kì I 44
  45. đó. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu thời vụ I. Thời vụ gieo trồng. gieo trồng 1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. ? Em hãy nêu các cây trồng ở địa phương - Dựa vào các yếu tố: khí hậu loại cây em thừơng gieo trồng vào thời vụ trong trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi năm điạ phương. Gv: lấy ví dụ mỗi loại cây thích ứng một => Trong đó yếu tố khí hậu là yếu tố nhiệt độ: như lúa quyết định. + Yếu tố khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm. 2. Các thời vụ gieo trồng. Lúa: từ 250 -> 350, Cam: 230->290, Cà - Vụ đông xuân : từ tháng 11 đến tháng 4, chua: 200->250, hoa hồng: 180-> 250. 5 năm sau trồng lúa, lạc, khoai, ngô. + Loại cây trồng: Mỗi cây trồng có đặc - Vụ hè thu: từ tháng 4->7 trong năm : điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh khác trồng lúa, ngô, khoai, lạc, đậu nhau gieo trồng khác nhau. - Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 11 trong + Sâu bệnh: Nên tránh những đợt sâu năm trồng lúa bệnh. - Vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12 trong ? Trong các yêu tố trên yếu tố nào quyết năm trồng ngô, khoai (chỉ có ở miền định nhất đến thời vụ ? Vì sao ? Bắc). Hs trả lời Gv kl ? Hoàn thành thông tin vào bảng SGK ở mục 2. ? Họat động 3 (10 phút): Tìm hiểu phương II. Kiểm tra và xử lý hạt giống. pháp kiểm tra và xử lý hạt giống 1. Mục đích kiểm tra hạt giống. ? Tại sao phải kiểm tra hạt giống và kiểm - Đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tra để làm gì ? tiêu chuẩn đem gieo. - Kiểm tra hạt giống theo tiêu chuẩn : ? Hạt giống cần đạt những tiêu chuẩn nào +Tỷ lệ nẵy mầm cao, không có sâu bệnh, ? độ ẩm thấp. +Không lẫn giống khác và cỏ dại. Hs: trả lời. + Kích thước hạt to. Gv : Chốt lại. 2. Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống. ? Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì ? - Kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, ? Có những phương pháp xử lý hạt giống trừ sâu, bệnh hại ở hạt. nào ? - Có 2 cách xử lý: Hs trả lời + Xử lý bằng nhiệt độ: Gv nhận xét,kl + Xử lý bằng hóa chất. Hoạt động 4 (11 phút): Tìm hiểu phương III. Phương pháp gieo trồng. pháp gieo trồng 1. Yêu cầu kĩ thuật Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin + Bảo đảm đúng thời vụ, mật độ, khoảng trong sách giáo khoa. cách, và độ nông, sâu. ? Nếu ý nghĩa của kĩ thuật gieo trồng? 2. Phương pháp gieo trồng. ? Mật độ gieo trồng là gì ? - Gieo bằng hạt: Cây ngắn ngày (lúa, ngô, (Mật độ gieo trồng là số cây/ khóm hoặc đỗ, rau ) và trong các vườn ươm Công nghệ 7 – Kì I 45
  46. số hạt giống trên 1 đơn vị diện tích nhất + Gieo vãi: nhanh, ít tốn công, sỗ lượng định.) hạt nhiều, nhưng chăm sóc khó khăn. ? Mật độ gieo trồng còn phụ thuộc những + Gieo hàng và gieo hốc: Tiết kiệm giống, yếu tố gì ? chăm sóc dễ, tốn nhiều công. (Mật độ gieo trồng đợc thay đổi tuỳ theo - Trồng bằng cây con: áp dụng rộng rãi giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết) với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài Gv : treo tranh H. 27 hs quan sát và trả ngày. lời các câu hỏi sau - Trồng bằng củ và trồng bằng hom ? ở địa phương em thường trồng những loại cây gì ? ? Trồng theo những phương pháp gieo hạt nào ? Gv : cho học sinh quan sát H. 28 ? Điền vào dấu trong các H. 28 ? Em hãy kể một số cây được trồng bằng hạt, bằng hom và bằng củ. Hs : trả lời các câu hỏi. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Lựa chọn các giống cây trồng có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi trường trong điều kiện BĐKH, thiên tai hiện nay. Ví dụ: để thích ứng với điều kiện hạn hán kéo dài, từ ba năm nay ở xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) người dân đã chuyển đổi những chân ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây chịu hạn trong đó tập trung vào trồng mía tím 4.4. Củng cố (5 phút). Gv hệ thống lại các nôi dung chính của bài học. Yêu cầu HS trả lời các bài tập sau : - Vì sao cây trồng đúng thời vụ mới có năng suất cao? Nước ta có những thời vụ nào trong năm? - Vì sao cần kiểm tra và xử lý hạt giống trước khi gieo? Muốn kiểm tra tỉ lệ nãy mầm người ta làm thế nào ? - Người ta có thể gieo trồng Ngô bằng những cách nào? ưu, nhược điểm của từng phương pháp? 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Trả lời tất cả các bài tập trong sách. - Tìm hiểu, ghi chép, thời vụ gieo trồng lúa và 1 loài cây hoa màu nào đó ở địa phương. - Đọc trước bài 19 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 46
  47. Ngày soạn: Tiết 15 Ngày giảng: Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được các biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt - Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc - Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước - Trình bày được cách bón thúc cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả 1.2. Kĩ năng: Tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc, tưới nước 1.3. Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và lao động. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ 2.2. Học sinh: đồ dùng , dụng cụ học tập. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Nêu phương pháp gieo trồng? * phương pháp gieo trồng. - Gieo bằng hạt: Cây ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau ) và trong các vườn ươm + Gieo vãi: nhanh, ít tốn công, sỗ lượng hạt nhiều, nhưng chăm sóc khó khăn. + Gieo hàng và gieo hốc: Tiết kiệm giống, chăm sóc dễ, tốn nhiều công. - Trồng bằng cây con: áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. - Trồng bằng củ và trồng bằng hom. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút): GV đặt vấn đề Quá trình sản xuất bất kì 1 loại cây trồng nào cũng gồm các giai đoạn như làm đất, bón phân lót, gieo trồng. Sau khi gieo Công nghệ 7 – Kì I 47
  48. trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch.Vậy kĩ thuật chăm sóc ntn? Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu biện I . Tỉa, dặm cây pháp Tỉa, dặm cây. - Tỉa các cây yếu, bị sâu bệnh Gv: giới thiệu : Chăm sóc cây trồng bao - Dặm cây khoẻ vào khoảng đất cây gồm các biện pháp như sau không mọc, cây chết. Hs : Nghe giảng và chép bài. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu nội II. Làm cỏ, vun xới. dung các biện pháp chăm sóc cây trồng. - Làm cỏ sau khi gieo hạt khoảng 1 Gv: Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ H : 29 tháng đối với lúa, ngô a, b - Vun xới để cây có điều kiện sinh Gv: Sau khi hạt đã mọc phải tiến hành trưởng và phát triển. làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng - Làm cỏ, vun xới gốc nhằm mục đích : những yêu cầu sinh trưởng, phát triển + Điệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp. của cây trồng. + Hạn chế bốc hơi của nước, bốc mặn, ? Công việc làm cỏ tiến hành vào thời phèn. điểm nào ? + Chống đổ. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì? ? Cho vd về làm cỏ và vun gốc cho cây ? Hoạt động 4 (12 phút): Tưới, tiêu nước. III. Tưới, tiêu nước Gv : giới thiệu các cách tưới nước 1. Tưới nước: Cây cần nước để sinh Hs : Nghe giảng và chép bài. trưởng và phát triển do đó cần tưới nước đầy đủ và kịp thời. Gv: yêu cầu Hs quan sát H30. các phư- 2. Phương pháp tưới: Mỗi loại cây có ơng pháp tưới nước. phương pháp tưới nước thích hợp. Thông thường có các cách tưới như sau : ? Điền vào các từ còn thiếu trong các - Tưới theo hàng, vào gốc cây. hình trên ? - Tưới thấm : Nước được đưa vào rãnh a. Tưới ngập b. Tưới theo hốc cây luống(liếp) để thấm dần vào luống. c. Tưới thấm d. Tưới phun mưa. - Tưới ngập : cho nước ngập tràn mặt Gv : giới thiệu các cách tưới nước ruộng. Hs : Nghe giảng và chép bài. - Tưới phun mưa:Nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun. 3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và có thể gây cho cây trồng bị chết. Vì thế phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng và bằng biện pháp thích hợp. Hoạt động 5 (5 phút): Bón phân thúc là IV. Bón phân thúc. cách bón như thế nào? * Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai Công nghệ 7 – Kì I 48
  49. Gv : giới thiệu các cách bón phân thúc mục và phân hoá học theo qui trình như Hs : Nghe giảng và chép bài. sau : ? Hãy kể tên các cách bón phân thúc - Bón phân. cho cây ? - Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất Nội dung giáo dục môi trường: Khi bón thì bón phân hữu cơ hoai, không bón phân tươi. Phải vùi phân vào đất để vừa không mất chất dinh dưỡng vừa không ô nhiễm môi trường 4.4. Củng cố (5 phút). Gv: Treo bảng phụ với bài tập như sau : Điền từ vào các câu sau cho thích hợp. a. Khi lúa đang làm đòng nên bón thúc bằng phân b. Dùng phân đạm bón thúc cho rau bằng cách c. Tước nước cho lúa bằng cách Còn tưới cho rau có thể bằng cách. d. Dụng cụ làm cỏ cho lúa là . Dụng cụ làm cỏ cho rau có thể là 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). Hướng dẫn về nhà - Học sinh trả lời câu hỏi phần cuối bài. - Đọc trước bài 20. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 49
  50. Ngày soạn: Tiết 16 Ngày giảng: Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 1.2. Kĩ năng: Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 1.3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Hình 31, 32 phóng to. 2.2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Nêu Phương pháp tưới nước? Phương pháp tưới: - Mỗi loại cây có phương pháp tưới nước thích hợp. Thông thường có các cách t- ưới như sau : - Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm : Nước được đưa vào rãnh luống(liếp) để thấm dần vào luống. - Tưới ngập : cho nước ngập tràn mặt ruộng. - Tưới phun mưa:Nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun. 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút): GV đặt vấn đề Thu hoạch bảo quản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Nếu kĩ thuật làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất l- ượng sản phẩm và giá trị hàng hoá. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng nghiên cứu bài:”Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản”. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu yêu I. Thu Hoạch. Công nghệ 7 – Kì I 50
  51. cầu và phương pháp thu hoạch nông sản. 1. Yêu cầu : Gv : giới thiệu yêu cầu. Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và Hs : Nghe giảng và chép bài . cẩn thận. ? Giải thích các yêu cầu về thu hoạch - Nếu quá chín thì bị rụng nhiều, dập nát. - Có thể tuỳ theo từng mùa . - Nếu quá xanh thì sản phẩm non bị mọt, ? Yêu cầu thu hoạch đó có trái với cụm thiếu tinh bột. từ “ xanh nhà hơn già đồng ” đúng - Nếu không cẩn thận làm hư hỏng sản không ?. phẩm. Gv: treo tranh 31 . 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào ? Hs : quan sát và thảo luận các phương - Hái : (đỗ, rau, cam quýt). pháp thu hoạch cho từng loại nông sản. - Nhổ: ( Xu hào, sắn, cà rốt, củ cải ). ? Các dụng cụ thu hoạch ? - Đào : Khoai. - Hs trả lời - Cắt : Hoa, lúa - Gv nhận xét, kl Nội dung giáo dục môi trường: Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng đối với việc thu hoạch nông sản, đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc hóa học Hoạt động 3 (12 phút): Tại sao lại phải II. Bảo quản bảo quản nông sản 1. Mục đích: ? Mục đích của bảo quản nông sản là gì ? - Hạn chế hao hụt số lượng, giảm chất ? Các điều kiện để bảo quản nông sản lượng. như thế nào ? 2. Các điều kiện để bảo quản tốt ? Vậy các phương pháp bảo quản nông - Đối với hạt cần được phơi khô, sấy kỹ sản là gì ? để giảm lượng nước trong hạt. Gv : Các nông sản bằng hạt, bằng củ, sau - Rau, quả không dập nát, sạch. khi thu hoạch nó còn có 1 phần có thể - Kho bảo quản phải ở nơi cao ráo, sống nên vẫn cần tiếp xúc với môi tr- thoáng mát, có hệ thống thông gió, trừ ường mối mọt, chuột. Gv : Sau khi phơi khô các hạt sản phẩm 3. Phương pháp bảo quản. phơi khô có sức hút ẩm tốt nên cần kín. - Bảo quản thông thoáng: Nông sản để ? Bảo quản lạnh thường áp dụng cho trong kho vẫn được tiếp xúc với môi tr- những loại nông sản nào ? ường không khí bên ngoài, do vậy kho - Hs trả lời phải có hệ thống thông gió hợp lí. - Gv nhận xét, kl - Bảo quản kín: Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập. - Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào các kho lạnh, phòng lạnh. ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật, côn trùng sẽ ngừng hoạt động và giảm bớt sự hô hấp của nông sản. Họat động 4 (8 phút): Chế biến nông III. Chế biến sản như thế nào? 1. Mục đích: ? Tại sao lại phải chế biến nông sản ? - Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số Công nghệ 7 – Kì I 51
  52. - Nâng giá thành. lượng và giảm sút chất lượng nông sản. - Sử dụng đất lâu dài . 2. Các phương pháp chế biến. - Sấy khô : Lúa, ngô, đậu, rau, quả. ? Kể tên các loại rau quả thường được - Chế biến thành bột mịn hay thành tinh sấy khô ? bột ? Nêu các sản phẩm được đóng hộp ? - Muối chua. - Hs trả lời - Đóng hộp. - Gv nhận xét, kl Nội dung giáo dục môi trường: Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ sử dụng những chất bảo quản, chất phụ gia nhà nước cho phép 4.4. Củng cố (5 phút). - Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài. Treo bảng phụ các câu hỏi như sau : Câu 1 : Câu nào đúng nhất? Cơ sở của việc bảo quản nông sản là : a. Giảm thiểu hoạt động sinh lí, sinh hoá trong nông sản. b. Giảm thiểu sự tiếp xúc của nông sản với không khí. c. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật với nông sản. d. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật và hoạt động sinh hoá của sản phẩm. e. Nâng cao trách nhiệm của người quản lí. 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Trả lời các câu hỏi phần cuối bài vào vở. - Chuẩn bị bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 52
  53. Ngày soạn: Tiết 17 Ngày giảng: Bài 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt. Vận dụng, liên hệ vào thực tế. 1.3. Thái độ: Có ý thức cùng gia đình luân canh, xen canh, tăng vụ cây rau, màu đúng kĩ thuật để tăng giá trị kinh tế. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Hình 31, 32 phóng to. 2.2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm Nêu Mục đích và phương pháp chế biến - Mục đích: Bảo quản để hạn chế sự hao nông sản? hụt về số lượng và giảm sút chất lượng nông sản. (5điểm) - Các phương pháp chế biến. Sấy khô (Lúa, ngô, đậu, rau, quả). Chế biến thành bột mịn hay thành tinh bột. Muối chua. Đóng hộp. (5điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (1 phút): GV đặt vấn đề So với độc canh, luân canh, xen canh, là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế đợc sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Chúng ta cùng nghiên cứu để nắm vững và áp dụng. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu khái I. Luân canh, xen canh, tăng vụ niệm luân canh, xen canh, tăng vụ. 1. Luân canh. Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK Vd : Từ tháng 5-9 : cấy lúa mùa. và đặt câu hỏi Từ tháng 9-12 : trồng ngô. + Trên ruộng nhà em hiên nay đang trồng Từ tháng 12-5 : Năm sau trồng lúa xuân. cây gì ? => Nh vậy ngời ta gọi là luân canh - Sau khi thu hoạch xong thì trồng tiếp ĐN: Luân canh là cách tiến hành gieo Công nghệ 7 – Kì I 53
  54. cây gì ? trồng luân phiên các loại cây trồng khác - Luân canh là gì ? nhau trên một đơn vị diện tích. + Các loại hình luân canh : - Luân canh giữa các cây trồng cạn với - Có những loại hình luân canh nào ? nhau. - Luân canh giữ các cây trồng cạn và cây trồng nớc. 2. Xen canh. Vd : Ngô vụ đông xen cây cải, rau khoai - Hiện nay trên cánh đồng quê em đang hoặc đậu tương . trồng Ngô với cây gì ? ĐN : Trên cùng 1 đơn vị diện tích, trồng 2 lại hoa màu cùng một lúc hoặc cách 1 - Xen canh là gì ? thời gian không lâu để tận dụng diện tích, - Lấy VD về xen canh mà em biết ? chất dinh dưỡng và ánh sáng. Gv : Lấy ví dụ 3. Tăng vụ . Hs : Nghe giảng. - Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trên Vậy theo em thế nào là tăng vụ ? một đơn vị diện tích. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu về tác II. Tác dụng của luân canh, xen canh, dụng luân canh, xen canh, tăng vụ. tăng vụ. - ở địa phơng em đã gieo trồng đợc mấy - Luân canh làm cho đất tăng : độ phì vụ trong năm trên 1 mảnh ruộng ? nhiêu, điều hoà chất dinh dỡng và giảm Gv : Để thực hiện tác dụng của việc luân sâu bệnh. canh, xen canh, tăng vụ em hãy dùng các - Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh từ trong ngoặc (SGK) để điền từ vào chổ sáng và giảm sâu bệnh. trống thích hợp. Luân canh cây họ đậu - Tăng vụ : góp phần tăng thêm sản và cây ngô có tác dụng gì ? phẩm 4.4. Củng cố (5 phút). - Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gv gọi 1-2 học sinh đọc phần “ghi nhớ”. - Luân canh, xen canh, tăng vụ là gì ? - ở địa phương em áp dụng hình thức canh tác này nh thế nào ? - Gv: Tổng hợp lại các kiến thức đã học, các kĩ năng cần nắm vững 4.5. Hướng dẫn về nhà (2 phút). - Về nhà học kĩ lại lý thuyết. - Làm bài tập cuối bài. - Đọc trước bài 22 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 54
  55. Ngày soạn: Tiết 18 Ngày giảng: PHẦN 2: LÂM NGHIỆP CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GIEOTRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Bài 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng. - Xác định được các vai trò của rừng. Nêu được thực trạng rừng của nước ta hiện nay. Nêu được các nhiệm vụ của việc trồng rừng ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng. 1.2. Kĩ năng: Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường sinh thái. 1.3. Thái độ: Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc pt rừng, bảo vệ môi trường sống, sx, cải thiện môi trường sinh thái. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Tranh ảnh. 2.2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Tác dụng của luân canh, tăng vụ là gì? - Luân canh làm cho đất tăng: độ phì nhiêu, điều hoà chất dinh dỡng và giảm sâu bệnh. (5 điểm) - Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh. - Tăng vụ: góp phần tăng thêm sản phẩm. (5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (3 phút): GV đặt vấn đề - Vì sao mùa lũ nước sông thường có màu đỏ ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Phá rừng là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho trái đất như: ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nước biển ngày một dâng cao, nhiệt độ trái đất tăng dần, nhiều Công nghệ 7 – Kì I 55
  56. loại thực vật, động vật bị tiêu diệt. Do đó, loài người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống và sản xuất, tích cực bảo vệ rừng và phủ xanh trái đất. Vậy bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của việc trồng rừng. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu vai trò I. Vai trò của rừng và trồng rừng của trồng rừng. - Cho biết vai trò của cây xanh đối với - Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ môi trường ? các loại khí độc hại, bụi trong không khí. Cho hs quan sát các hình ảnh ở SGK để - Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, nêu lên các vai trò của rừng đối với đời hạn hán, bảo vệ cải tạo đất. sống và sản xuất. - Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống - tại sao ở thành phố và khu công nghiệp sản xuất, xuất khẩu. lại cần trồng nhiều cây rừng ? - Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt - Trồng rừng ven biển nhằm mục đích gì ? Văn hoá khác . Gv: Nêu 4 vai trò của rừng và lấy ví dụ Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên minh hoạ. tai: Rừng hấp thu CO2, hấp thu bụi, ngăn - Hãy nêu 1 số ví dụ về tác hại của việ phá cản nước mưa, điều tiết lượng nước ngầm rừng ? và dòng chảy, giải phóng O2 có vai trò điều hòa khí hậu. Trồng rừng góp phần Nội dung giáo dục môi trường: Nâng tích lũy cácbon trong gỗ lâu dài, do vậy cao nhận nhận thức của học sinh về vai góp phần cải thiện các yếu tố gây BĐKH, trò của rừng, những thiên tai do nạn phá giảm thiểu thiên tai. rừng gây ra Giáo dục HS ý thức bảo vệ và trồng rừng Hoạt động 3 (12 phút): Tìm hiểu nhiệm II. Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta. vụ trồng rừng ở nớc ta. 1. Tình hình rừng hiện nay. Gv: Mô tả tình hinh rừng từ năm 1943 - Rừng Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm đến 1995 trên biểu đồ 35 sgk. trọng, diện tích và độ che phủ của rừng Từ đó rút ra kết luận. giảm nhanh; diện tích đồi trọc, đất hoang - Rừng VN bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng tăng. suy giảm là do những nguyên nhân nào? Hs : Thảo luận và trả lời. 2. Nhiệm vụ của trồng rừng - Trồng rừng đáp ứng nhiệm vụ gì? + Trồng rừng để phòng hộ. Hs : Trả lời câu hỏi. + Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật ở địa phương nhiệm vụ chủ yếu của trồng liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu. rừng là gì ? + Trồng rừng đặc dụng. Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Dùng lâm sản làm nhiên liệu sinh học (ethanol) thay thế các nhiên liệu hóa thạch góp phần giảm thiểu các khí nhà kính. Dùng gỗ làm đồ mộc dân dụng và trang trí nội thất; sử dụng ván gỗ, xà gồ, phục Công nghệ 7 – Kì I 56
  57. vụ xây dựng để giữ cácbon trong cấu trúc xenlulôza lâu dài hơn. Tuy nhiên, cần khai thác rừng đúng quy định để bảo tồn và phát triển rừng nhằm chống BĐKH, thiên tai. Trồng rừng chắn cát, chống gió bão, chắn sóng để thu giữ cacbon, đồng thời hạn chế tác hại do thủy triều và nước biển dâng. 4.4. Củng cố (8 phút). - Gọi 1-2 học sinh đứng dậy đọc phần ghi nhớ. - Gv: hệ thống lại toàn bài. Cho Hs đọc phần: “Có thể em chưa biết”. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). Về nhà học bài –đọc trước bài mới “ Làm đất gieo ươm cây rừng”. - Làm bài tập ở sách giáo khoa. 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 57
  58. Ngày soạn: Tiết 19 Ngày giảng: Bài 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Biết được quy trình gieo ươm, trồng cay con và chăm sóc cây rừng. 1.2. Kĩ năng: Hiểu được các công việc cơ bản trong quy trình làm đất hoang. 1.3. Thái độ: Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Tranh ảnh; giáo án; tài liệu tham khảo. 1 bầu đất có kích thước đúng quy trình 2.2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút) GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Vai trò của rừng và trồng rừng là gì? Vai trò của rừng và trồng rừng - Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí. - Phòng hộ: Phòng gió bão hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất. (5 điểm) - Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu. - Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hoá khác . (5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (3 phút): GV đặt vấn đề Đất lâm nghiệp thường có đặc điểm khô cứng, nhiều cây cỏ hoang dại, chua và có nhiều ổ sâu bệnh. Do đó làm đất gieo ươm là khâu kĩ thuật rất quan trọng trong khâu tạo cây giống. Gv: Phân tích các mục tiêu của bài cho hs nắm vững Công nghệ 7 – Kì I 58
  59. Hoạt động 2 (13 phút): Lập vườn gieo, ươm cây rừng. - Vườn ơm đưc đặt ở nơi đất sét có được không ? I. Lập vườn gieo ươm cây rừng - Đất vườn ươm đất chua ,đất phèn có được không ? Vì sao ? 1. Điều kiện lập vườn ươm - Đất vườn ươm có độ dốc có được - Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ không - Vì sao ? sâu, bệnh hại. - Đất vườn ươm nơi xa nguồn nước có đ- - Độ pH từ 6->7 (tung tinh hay it chua). ợc không ? Vì sao ? - Mặt đất bằng hay hơi dốc( từ 20 -> 40) - Tại sao vườn ươm phải được đặt nơi - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. trồng rừng Gv : hệ thống lại 4 yêu cầu lập vườn ươm như sgk Gv : Treo tranh vẽ lên bảng giói thiệu các khu vực trong vườn ươm 2. Phân chia đất trong vườn gieo vườn - Phân chia đất vườn ươm phải đảm bảo ươm những yêu cầu gì ? Gv : yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, (Giảm tải ) rồi gv tổng kết lại ý kiến. - Theo em ở xung quang vườn ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu bò phá hoại ? Hoạt động 3 (14 phút): Làm đất gieo ơm II. Làm đất gieo ươm cây rừng. cây trồng. 1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp - Nêu đặc điểm của đất lâm nghiệp ? theo qui trình sau : - Hãy nhắc lại cách làm đất tơi xốp đã Đất hoang dại hay đã qua sử dụng học ở phần Nông nghiệp ? Dọn cây hoang dại cày sâu, bừa kĩ, - Nêu qui trình làm đất tơi xốp? khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại Đập và Gv : Viết 2 qui trình lên bảng phụ để Hs san mặt phẳng Đất tơi xốp. so sánh tìm ra nguyên nhân của những điểm khác biệt đó. 2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng. Gv : trong SX lâm nghiệp thờng có 2 cách tạo nền đất gieo ươm : Lên luống và đóng bầu đất a. Luống đất. Gv : Cho hs quan sát H36 - Kích thước luống. - Qui trình lên luống, kích thước luống, - hướng luống : Theo hướng Bắc- Nam hướng luống, phân bón lót nh thế nào - Bón phân lót :với công thức phân Gv: đa 1 bầu đất đã chuẩn bị sẵn để cho chuồng (hoai) từ 4 5 kg/m2 với lân từ hs quan sát và giới thiệu. 40 100 kg/ m2. - Vỏ bầu có thể làm bằng nguyên liệu b. Bầu đất . nào ? - Vỏ bầu. - Ruột bầu đướclàm nh thế nào ? - Ruột bầu - Gieo hạt trên bầu có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống ? Công nghệ 7 – Kì I 59
  60. 4.4. Củng cố (8 phút). - Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Gv hệ thống lại toàn bài. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1 phút). - Làm bài tập sách giáo khoa. - Đọc trước bài mới 5. Rút kinh nghiệm Công nghệ 7 – Kì I 60
  61. Ngày soạn: Tiết 20 Ngày giảng: Bài 24: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm 1.2. Kĩ năng: Hiểu đựợc thời vụ, quy trình gieo hạt cây rừng. 1.3. Thái độ: Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên: Tranh ảnh 2.2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập. 3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định lớp. (1 phút): GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ. Đáp án biểu điểm - Điều kiện lập vườn ươm là gì? Điều kiện lập vườn ươm - Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại. (5 điểm) - Độ pH từ 6->7 (tung tinh hay it chua). - Mặt đất bằng hay hơi dốc( từ 20 -> 40) - Gần nguồn nước, nơi trồng rừng.(5 điểm) 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 (2 phút): GV đặt vấn đề Gv: gieo hạt là khâu kĩ thuật rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tới tỷ lệ sống và phat triển của cây con. Bài học hôm nay giúp chúng ta nắm được các nội dung cơ bản nhằm kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm, quy trình gieo hạt chăm sóc vườn - ươm. Hoạt động 2 (11 phút): Kích thích hạt I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy giống cây rừng nảy mầm. mầm Gv : cho học sinh đọc thông tin sách giáo 1. Đốt hạt. khoa. - áp dụng với những hạt có vỏ dày và - Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì ? cứng (lim, dẻ, xoan .), đốt hạt nhưng - Cho hs nhắc lại cách xử lý hạt giống không làm cháy hạt. Sauk hi đốt, trộn hạt bằng nước ấm đã được học ? với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt - Cách xử lý hạt giống đối với cây rừng ẩm Công nghệ 7 – Kì I 61