Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023

docx 78 trang Hàn Vy 03/03/2023 5784
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phu_dao_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023

  1. Tiết 1,2 Ngày soạn: 14/9/ Ngày dạy : /9 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Chủ đề là gì,phân biệt chuyện và chủ đề - Tính thống nhất của chủ đề : 2.Kĩ năng: -Luyện kĩ năng nhận diện chủ đề,tạo tính mạch lạc khi hành văn 3.Thái độ -Giáo dục ý thức trau dồi học tập B. PHƯƠNG PHÁP : Luyện đọc , nêu vấn đề, gợi mở C. Chuẩn bị : GV: Giáo án HS : Ôn bài D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : 3. Bài mới a.Giáo viên giới thiệu bài b.Triển khai bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 1. Chủ đề là gì? 1. Chủ đề là gì? - Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản cao cả có chủ đề như sau: biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện “Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành trong văn bản. vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ” - Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ. 2. Chuyện với chủ đề 2. Chuyện với chủ đề - Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề - VD: “chuyện” và “chủ đề” của truyện VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê “lão Hạc” là gì? Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện + Chuyện về lão Hạc- một người nông buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng. chết bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng trai đang làm thuê ở đồn điền cao su. mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân + Chủ đề: Số phận đau thương của tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để người nông dân trong xã hội cũ và phẩm giành lại tự do. chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân. 3. Đại ý: 3. Đại ý: Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình
  2. thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề. VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan *. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ => Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa li khách khi bước tới Đèo Ngang trong chủ đề) ngày tàn. VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. - “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề + Những khổ cực đày đoạ của thân tù + ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan + Lòng khao khát tự do + Lòng yêu nước +Lòng thương người +Tình yêu thiên nhiên +Phong thái ung dung, tự tại -Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại + Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo. - Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ hử”, “chiến tranh và hoà bình” đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề. VD: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt 4. Tính thống nhất của chủ đề chẽ: Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn - Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm văn, các tình tiết là xương thịt của tác - Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, một mình, thì em gái theo ra. của truyện. Nếu không nắm được toàn - Hai anh em chia đồ chơi bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình - Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B. phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm - Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ hai con búp bê . Thành nhìn theo bóng em gái rối đề. Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, khóc. tường, nóc, ngói, tranh hợp thành mới => Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là: ra cái nhà. - Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia Tính thống nhất của chủ đề là sự liên đình (cha mẹ bỏ nhau) kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của - Tình thương yêu của anh em, của bè bạn các bộ phận tác phẩm như nhan đề, trong bi kịch gia đình. lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng
  3. biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá * Luyện tập vỡ tính thống nhất của chủ đề. Bài 1: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính * Luyện tập thống nhất về chủ đề của văn bản đó? Bài 1: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của Gợi ý truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh 1. Xuất xứ, chủ đề Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ Truyện “tôi đi học” như một trang hồi kí ghi đề của văn bản đó? lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941 “Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” 2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học” Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường. - Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp - Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước cho cầm thử để thử sức mình. - Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa. Lòng tôi “đâm ra - Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc, còn tôi cũng nức nở theo. Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ đang - Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn xung quanh, nhìn bạn rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài tập viết: “Tôi đi học” => Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ Lí, phòng học lớp Năm. Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa. Ví dụ con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi. Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bâng
  4. khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đời mình) 4.Củng cố: 5. Dặn dò:về nhà xem lại nội dung bài. Chuản bị bài TT * Rút kinh nghiệm Tiết 3,4 Ngày soạn: 14/9/ Ngày dạy : /9 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Chủ đề là gì,phân biệt chuyện và chủ đề - Tính thống nhất của chủ đề : 2.Kĩ năng: -Luyện kĩ năng nhận diện chủ đề,tạo tính mạch lạc khi hành văn 3.Thái độ -Giáo dục ý thức trau dồi học tập B. PHƯƠNG PHÁP : nêu vấn đề, gợi mở C. Chuẩn bị : GV: Giáo án HS : Ôn bài D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp HĐGV-HS NỘI DUNG I-Bố cục của văn bản I- Bố cục của văn bản HS nhắc lại Ghi nhớ : a. Văn miêu tả - Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật - Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh VD: - Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ Câu chuyện: Con chim hồng b. Văn tự sự 1. Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy - Mở bài: giới thiệu câu chuyện vào rừng đánh bắt được một con chim hồng mái - Thân bài: kể diễn biến câu chuyện rất đẹp. Bỏ chim vào lồng, đem về. Con chim - Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất ai oán. Con suy nghĩ, cảm nghĩ trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịt mới chịu bay đi. 2. Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trước sân. Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì. Người đi săn lại gần định bắt lấy cho được cả đôi. Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh. Người đi săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra. Đôi chim mừng mừng tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi.
  5. 3. Người đi săn cân vàng. Được hai lạng sáu đồng cân. Cầm cục vàn trên tay, anh ta xúc động nghĩ : “ Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn của đôi lứa phải chia li. Loài cầm thú cũng thế ư? ” (Theo “liêu trai chí dị”) c. Văn nghị luận VD: Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh - Mở bài: nêu vấn đề - Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một - Thân bài: giải quyết vấn đề. Có thể lần lòng nồng nàn yêu nước”. Lòng yêu nước của lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải nhân dân ta là một truyền thống quý báu, có sức thích, hay chứng minh, hay bình luận từng mạnh vô địch để chiến thắng thù trong, giặc luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề ngoài. - Kết bài: khẳng định vấn đề. Liên hệ cảm - Thân bài:tác giả chứng minh tinh thần yêu nước nghĩ của nhân dân ta + Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miền ngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước ) - Kết bài: tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để kháng 3. Xây dựng đoạn văn trong văn bản. chiến và kiến quốc. a. Đoạn văn là gì? 3. Xây dựng đoạn văn trong văn bản. a. Đoạn văn là gì? Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào độ một ô tính từ lề. Kết b. Câu chủ đề của đoạn văn thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng. b. Câu chủ đề của đoạn văn Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp) VD1 : Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp.
  6. (Hồ Chí Minh) VD2: Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Tuổi trẻ VN được cắp sách đến trường, được hưởng thụ một nền giáo dục hoàn toàn tự do. Một chân trời tươi sáng bao la mở rộng trước tầm mắt thanh, thiếu niên nhi đồng. Học không phải để làm quan. Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người người học tập, nhà nhà c. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn học tập để nâng cao dân trí. Vì vậy, học tập là nghĩa vụ của chúng ta. c. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Có thể bổ sung ý nghĩa 4. Cách trình bày nội dung trong đoạn cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý văn: nghĩa. 4. Cách trình bày nội dung trong đoạn - Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình văn: bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt VD: Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm thì hiền. Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt, nụ cười minh hoạ câu chốt đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo. Mẹ đã về hưu được vài năm nay. Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang. Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo Mẹ luôn dặn các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học - Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy hành”. Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý lắm! chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng chủ đề đứng cuối đoạn. tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại thiết, có bạn tri âm, tri kỉ Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên - Dựng đoạn song hành (là đoạn văn nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cảm cao đẹp của chúng ta. cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta chung. Đoạn song hành không có câu chủ cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen đề. thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xoá. Còn thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ loong boong
  7. trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc ộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn - Dựng đoạn móc xích ( là đoạn văn trong sương . đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước. ( Vịnh Hạ Long) VD: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt 5. Chuyển đoạn văn trong văn bản thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ a. Mục đích của việc chuyển đoạn văn thuật cải tiến thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ Mỗi văn bản do nhiều đoạn văn hợp túc văn hoá là cực kì cần thiết. thành. Người viết và nói phải chuyển đoạn văn để liên kết lại thành một khối chặt * Chuyển đoạn văn trong văn bản chẽ, tránh rời rạc, lộn xộn. VD: “Học thơ ca dân gian và thơ cổ điển b. Các phương tiện chuyển đoạn. cho vững chãi nghề thơ, thà biết rất sâu rất thạo Muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn, rồi sau đó không dùng không theo, vì mình thấy người ta có thể sử dụng từ ngữ hoặc dùng cái lối mới của mình hay hơn nhiều, khong theo câu văn một cách tự giác, chứ không phải vì chưa hiểu * Dùng từ ngữ để liên kết đoạn, chuyển biết. đoạn, có thể: Trở lại với vần thơ dân gian. Trong bài - Dùng các quan hệ từ “Biển” (1961), tôi đã dùng nhiều vần theo lối hát - Dùng từ ngữ chỉ sự liệt kê dặm Nghệ Tính: - Dùng từ ngữ thể hiện ý tiểu kết, Bờ đẹp đẽ cát vàng tổng kết, khái quát sự việc Thoai thoải hàng thông đứng - Dùng từ ngữ chỉ sự tiếp diễn, nối Như lặng lẽ mơ màng tiếp Suốt ngàn năm bên sóng ” - Dùng từ ngữ chỉ ý tương phản, đối (Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống lập – Xuân Diệu) - Dùng từ ngữ thay thế (các đại từ ) * Dùng câu nối để chuyển đoạn văn 4.Củng cố: 5. Dặn dò:về nhà xem lại nội dung bài. Chuản bị bài TT * Rút kinh nghiệm Tiết 5-6 Ngày soạn: /9/ Ngày dạy : /9 Ôn tập truyện kí Việt Nam Tôi đi học- Trong lòng mẹ-TNVB A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: -Đặc điểm của truyện ký:Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm
  8. _Đọc tìm hiểu nội dung ý nghĩa của truyên ngắn: Tôi đi học và đoạn trích : Trong lòng mẹ 2.Kĩ năng: -Luyện kĩ năng đọc,phân tích tâm trạng nhân vật 3.Thái độ -Giáo dục ý thức trân trọng các nhân vật B. PHƯƠNG PHÁP : Luyện đọc , nêu vấn đề, gợi mở C. Chuẩn bị : GV: Giáo án HS : Ôn bài D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính I.Văn bản : Tôi đi học ? Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo Truyện ngắn trữ tình . thể loại nào? ?Nhân vật chính được thể hiện ở phương -Tâm trạng. diện nào ? -Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng,nảy ?Nêu chủ đề của tác phẩm ? nở trong lòng n /v “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. -Truỵên được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nv “Tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường ?Nêu những yếu tố tạo nên chất thơ của tác +Kết hợp hài hoà tự sự ,miêu tả biểu cảm phẩm ? +Tình huống truyện chứa đựng chất thơ ? Phát biểu chủ đề của văn bản : Tôi đi học +Hình ảnh so sánh giàu chất trử tình bằng một câu ngắn gọn ?Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được II.Văn bản :Trong lòng mẹ viết theo thể loại nào? _Thể loại hồi ký ? Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới -Là những sự kiện đã xãy ra trong quá khứ trong hồi ký? mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến ? Nêu nội dung của đoạn trích :Trong lòng -Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm mẹ? trạng của bé Hồng *HĐ3 Phân tích chương “trong lòng mẹ” III – Phân tích chương “trong lòng mẹ” 1)Sự kiện 1: Tình cảnh đáng thương và nỗi * Tình cảnh đáng thương của Hồng đau của bé Hồng - Hồng mồ côi cha gần 1năm -Qua đoạn 1 và qua lời tự thuật của nhân vật - Mẹ Hồng do bị mọi người hắt hủi, khinh “tôi”, ta thấy chú bé Hồng có tình cảnh đáng ghé, xa lánh nên phải đi vào Thanh hoá tha thương như thế nào ? phương kiếm sống. Người mẹ khốn khổ ấy một phần vì túng bấn, một phần khác vì chưa hết tang chồng mà lại có con, nên không thể sống nổi với cái xã hội đầy những thành kiến, hủ tục độc ác, đã phải bỏ nhà đi xa. => Chú bé đã mất bố, lại xa mẹ, sống cuộc sống côi cút, bơ vơ đói rách giữa sự ghẻ lạnh của những người họ hàng giầu có mà ích kỉ, cay nghiệt. Em thiếu một mái ấm gia đình, một chỗ dựa cho tuổi ấu thơ, thiếu một tình thương yêu đích thực.
  9. Song nỗi đau khổ sâu xa không chỉ dừng lại ở sự thiếu tình thương mà Hồng còn phải chịu những nỗi đau khác nữa do người khác xúc xiểm Em hãy lược thuật lại cuộc đối thoại giữa - Cuộc trò chuyện với bà cô là kỷ niệm bà cô với bé Hồng? Qua đoạn đối thoại, em không thể quên về một nỗi đau uất nghẹn mà thấy chú bé Hồng phải chịu thêm những nỗi tuổi thơ NH đã phải trải qua. Đã xa mẹ, nhớ đau như thế nào ? Hãy phân tích tâm trạng đau mẹ, bé Hồng lại luôn luôn phải nghe những lời đớn ấy của Hồng ? nói xấu cay nghiệt về mẹ. Những lời nói cay nghiệt của bà cô chính là những nhát dao cứa sâu vào trái tim thơ trẻ của chú bé. - Qua đoạn đối thoại, ta thấy bà cô bé Hồng + Đầu tiên, bà cô gợi ý cho bé Hồng vào là người như thế nào ? thăm mẹ. Nỗi nhớ mẹ của đứa trẻ từng nhiều phen “rớt nước mắt” vì “thiếu thốn một tình thương ấp ủ” lại được khơi dậy. Chú bé “im lặng cúi đầu không đáp.” “chú bé nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói rất kịch của bà * Bà cô: ta. - Bên ngoài: đóng vai người cô tốt + Rồi bà cô lại ngọt ngào giả dối “Mẹ mày + Nói cười ngọt ngào, làm ra vẻ quan tâm. dạo này phát tài lắm” trong khi bà ta thừa biết + Có lúc bà ta tỏ sự ngậm ngùi thương xót tình cảnh khốn khổ của mẹ nơi tha hương. Hồng và người cha bất hạnh của em. Lúc nào Cậu bé cảm thấy lòng “càng thắt lại” và “khoé bà ta cũng nhân danh vì quyền lợi của Hồng mắt đã cay cay”. “sao lại không vào ? mợ mày phát tài lắm + Rồi bà cô giục bé Hồng vào Thanh hoá vào đi, tao chạy tiền tầu cho) để đòi mẹ “may sắm và thăm em bé”. Bà ta cố - Thâm tâm: Bà ta cố ý, tìm mọi cách nói ngân dài từ “em bé” thật ngọt. Đấy là những xấu mẹ Hồng, rắp tâm tanh bẩn là gieo rắc vào tiếng đầy dụng ý xấu xa. đầu óc chú bé những hoài nghi để chú bé + Dường như chưa cho thế là đủ, bà cô còn khinh miệt và ruồng rẫy người mẹ. “tươi cười” kể cho chú bé nghe rằng “mẹ chú Đặc điểm nổi bật của người đàn bà này là ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, ngồi sự tàn nhẫn và độc ác. Là người trong gia cho con bú ở chợ .” => chú bé chưa nghe đình, chắc chắn bà ta không lạ gì nỗi khổ xa hết câu đã nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi cha đối với Chú đau đớn vô cùng, tình cảm dâng trào mẹ, và chắc chắn bà ta thừa thấu hiểu Hồng mạnh mẽ, cuồng nhiệt đến mức bật thành giả là một chú bé dễ xúc cảm và rất mau nước thiết: “Giá những cổ tục là một vật như hòn đá mắt. Và bà ta cũng biết rõ về tình cảnh khốn hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ khổ của chị dâu mình. Đáng lẽ trong hoàn ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì cảnh ấy, bà ta sẽ phải chăm sóc, an ủi đứa nát vụn mới thôi”. Hồng muốn “cắn, nhai, cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất nghiến” một cách nát vụn những hủ tục ấy. Ba là nỗi đau xa mẹ. Nhưng bà ta hoàn toàn khác, động từ ấy chỉ ba trạng thái phản ứng của bà ta tìm mọi cách hành hạ, giễu cợt nỗi đau Hồng ngày càng dữ dội để thể hiện nỗi căm xa mẹ của Hồng, rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ phẫn tới cực điểm con, huỷ diệt niềm yêu thương kính trọng của - Trong lòng chú bé Hồng luôn có hình chú bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ. ảnh người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê thích thú - Đúng là “rắp tâm ranh bẩn” của bà cô trước tình cảnh khốn khổ của chị dâu. không thể xâm phạm đến tình thương yêu và => Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc lòng kính mến mẹ của bé Hồng, chú không hề sảo, sinh động. Chỉ cần ghi lại một cuộc trò mảy may dao động. chuyện, đối thoại bằng mấy câu nói, có kèm - Bà cô càng cố khoét sâu vào nỗi đau thì theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà lòng yêu thương mẹ và nỗi căm ghét những văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân hủ tục phong kiến vô lý tàn ác càng dâng lên
  10. vật bà cô tiêu biểu cho một hạng người. Bà ta dào dạt và mãnh liệt trong tâm hồn bé. Với chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ chú, mẹ chú hoàn toàn vô tội. => Vậy là chú hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là bé không chịu ảnh hưởng của những thành người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khoét kiến đạo đức phong kiến, do có một tình cảm sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn tự nhiên, mạnh mẽ đối với người mẹ mà chú nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào vô vàn yêu thương kính mến. lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với Thật là hồn nhiên, thật là trẻ con, và cũng người mẹ mà nó vô vàn yêu thương. thật là mãnh liệt, lớn lao cái ý nghĩ đó của chú bé ! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt của chú bé đối với mẹ chú. Có thể nói chương truyện là bài ca bất diện của tình mẹ con- tình cảm thiêng liêng muôn đời không một thế lực nào có thể ngăn cản, tàn phá. * Tóm lại, đây là những trang miêu tả hay và tinh tế của nhà văn về tâm trạng của bé Hồng. Những nét thay đổi nhỏ nhất, sâu kín nhất trong tâm hồn bé Hồng đã được tác giả ghi lại bằng những câu văn bình dị, rất trẻ thơ nhưng chính xác và gợi cảm. Bé Hồng đã hiện lên qua những dòng miêu tả là một em bé giầu tình cảm, đặc biệt là lòng thương mẹ, một đứa trẻ thông minh và cũng rất quả quyết. Nguyên Hồng muốn nói to lên nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ, qua đó kết án đanh thép sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy. - Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ, . 2)Sự kiện hai: Cuộc gặp gỡ đầy nước - Hồng đã gặp lại mẹ một cách bất ngờ mắt của niềm vui và hạnh phúc sau buổi học. Chỉ cần thoáng qua Phần cuối của chương hồi ký thuật lại + Thoáng nhìn thấy -> cuống quýt gọi mẹ cảnh bé Hồng bất ngờ được gặp mẹ. Niềm một cách thất thanh, thảng thốt, bối rối, mừng vui, niềm hạnh phúc tuyệt vời được trở về rỡ, hy vọng. Nhưng do quá sung sướng, bất “trong lòng mẹ” của đứa trẻ “thiếu thốn một ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm” nhưng em tình thương ấp ủ “là kỷ niệm sâu sắc nhất, vẫn gọi và chạy theo. - Nỗi sung sướng đến ngọt ngào nhất của cuộc gặp gỡ ấy cuống quýt của bé Hồng được thể hiện ở Niềm vui sướng cao độ của Hồng khi gặp những hành động: “Thở hồng hộc”, “Trán mẹ được diễn tả bằng những chi tiết nào ? đẫm mồ hôi”, “ríu cả chân lại”, “oà lên khóc, Hãy tìm và phân tích ? khóc nức nở khi mẹ kéo tay, xoa đầu em”. Biết Tác giả đặc biệt miêu tả những cảm xúc bao hồi hộp sung sướng, đau khổ toát lên từ bên trong của Hồng, đó là những cảm xúc gì những cử chỉ cuống quýt ấy.Dường như bao ? nhiêu sầu khổ dồn nén không được giải toả trong chú bé suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ oà. Đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ oà. Ai biết được trong cuộc đời mình, NH đã khóc bao nhiêu lần ? Nhưng tiếng khóc của bé Hồng chẳng lần nào giống nhau cả. Lần này là tiéng khóc của niềm vui và hạnh phúc tràn ngập. Có thể nói mỗi dòng mỗi chữ ông viết ra là một dòng nước
  11. mắt nóng bỏng tình xót thương, ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. - Dưới cái nhìn vô vàn thương yêu của đứa con mong mẹ, mẹ chú hiện ra thật đẹp, thật phúc hậu, thật hiền: - Cảm giác khi nằm trong lòng mẹ được hình dung rất tỉ mỉ, cụ thể: “tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi. - Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn nêu lên nhận xét khái quát đầy cảm động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, . Hồng lúc ấy chỉ là chú bé con trở về trong lòng người mẹ yêu dấu, rất thơ ngây và trong trắng. => Tóm lại, khi gặp mẹ, Hồng đã tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt của mình. Có lẽ chưa nhà văn nào diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc, thấm thía như dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Ông đã viết những dòng miêu tả tâm lí trẻ thơ rất hay, xúc động có thể xếp vào những trang miêu tả tâm lí đặc sắc nhất của văn chương Việt Nam. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn trên đã là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam) IV – TỔNG KẾT 1) Nội dung: - Là chương cảm động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi xa mẹ và niềm hạnh phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Qua đó NH thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với Phụ nữ và trẻ em, và luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay cả khi trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống. 2) Nghệ thuật - Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, tâm trạng nhân vật trong nhiều tình huống. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé Hồng . Trong cuộc đối thoại với bà cô . - Bút pháp giầu chất trữ tình. Cả chương truyện đều tràn đầy cảm xúc. Đặc biệt là đoạn sau – cảnh chú bé gặp mẹ và nhào vào lòng mẹ, cảm xúc dâng trào như thác lũ . - Lối viết văn tự truyện tạo nên ở người đọc một sự đồng cảm, gần gũi và tin cậy
  12. - Ngoài những nghệ thuật trên, chúng ta trân trọng tài năng bẩm sinh của người nghệ sỹ. Chương truyện này thực sự hấp dẫn gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi sau từng câu, từng chữ đều thẫm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn 4.Củng cố: Đặc điểm của truyện ký Việt Nam? -Nội dung ý nghĩa của các văn bản 5.Dặn dò :Về học kỹ bài Chuẩn bị đọc ,tóm tắt văn bản :Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc 6. Rút kinh nghiệm * Rút kinh nghiệm Tuần 7-8 Ngày soạn : / 9/ Tiết 7-8 ,9-10 Ngày dạy : / 9/ ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức : -Đọc ,kể tóm tắt và nắm vững nội dung ,nghệ thuật văn bản :Tức nước vỡ bờ 2.Kỹ năng :Rèn đọc ,kể tóm tắt và phân tích tâm trạng nhân vật . 3.Thái độ :Căm ghét g/c thống trị tàn bạo độc ác ,thông cảm sâu sắc vơi nổi khổ của người nông dân trước c/m tháng tám . B.PHƯƠNG PHÁP :Trao đổi ,luyện tập . C .CHUẨN BỊ : GV :Giáo án . HS: Đọc lại văn bản ,kể tóm tắt . D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp . 2.Kt bài cũ : 3.Bài mới : I. Tức nước vỡ bờ Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
  13. HĐ1. Giới thiệu đoạn trích: 1. Giới thiệu đoạn trích: Trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, chí ít người đọc cũng nhớ chị Dậu, người phụ nữ rất mực dịu dàng và biết chịu đựng nhẫn nhục, đã ba lần vùng lên chống trả quyết liệt sự áp bức của bọn thống trị để bảo vệ nhân phẩm của mình và bảo vệ chồng con. Trong đó thì tiểu biểu nhất là cảnh “tức nước vỡ bờ” mà nhà văn viết thành một chương truyện đầy ấn tượng khó phai, chương thứ 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. - Tiêu đề “Tức nước vỡ bờ”? 2. Tiêu đề “Tức nước vỡ bờ” thâu tóm được : - Các phần nội dung liên quan trong văn bản: chị Dậu bị áp bức cũng quẫn, buộc phải phản ứng chống lại Cai lệ và người nhà lí trưởng. - Thể hiện đúng tư tưởng của văn bản : có áp bức, có đấu tranh - Từ tên gọi của văn bản, có thể xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích này là chị Dậu. -Bố cục? 3. Bố cục: Chuyện tức nước vỡ bờ của chị Dậu diễn ra ở hai sự việc chính: - Phần 1: Từ đầu đến chỗ “ngon miệng hay không”: Chị Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế - Phần 2: Từ “anh Dậu uốn vai đến hết”: Chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầu với bọn tay sai phong kiến như Cai Lệ và người nhà Lý trưởng. - : Theo em, hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào? vì sao em khẳng định như thế? - Sự việc chị Dậu đương đầu với Cai Lệ và người nhà lí trưởng. Vì khi đó tính cách ngoan cường của chị Dậu được bộc lộ. Trong hoàn cảnh bị áp bức cùng cực, tinh thần phản kháng của chị Dậu mới có dịp bộc lộ rõ ràng. 4. Phân tích: a. Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện mối xung đột cao độ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. - Giữa vụ sưu thuế căng thẳng, gia đình chị Dậu bị dồn đến bước đường cùng trong cơn khốn quẫn nhất: phải bán con, bán đàn chó mới đẻ mới đủ suất tiền sưu cho anh Dậu để cứu chồng đang ốm yếu bị đánh đập ngoài đình. Nhưng nguy cơ anh Dậu lại bị bắt nữa vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột đã chết từ năm ngoái. - Nhờ hàng xóm giúp, chị Dậu ra sức cứu sống chồng nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song tay
  14. thước và dây thừng, tính mạng của anh Dậu bị đe doạ nghiêm trọng. Anh chưa kịp húp ít cháo cho đỡ xót ruột như mong muốn của người vợ thương chồng thì bọn đầu trâu mặt ngựa đã ào vào như một cơn lốc dữ khiến anh lăn đùng ra không nói được câu gì. => Như vậy, tình huống vừa mới mở ra mà xung đột đã nổi lên ngay, báo trước kịch tính rất cao đề dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ” như là một quy luật không thể nào tránh khỏi. b.Bộ mặt tàn ác bất nhân của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. Trong phần hai của văn bản này xuất hiện các nhân vật đối lập với chị Dậu. Trong đó nổi bật là tên cai lệ. Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ. Hắn cùng với người nhà lí trưởng kéo đến nhà chị Dậu để tróc thuế sưu, thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hằng năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thực dân; sưu là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước đó. Gia đình chị Dậu phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái cho thấy thực trạng xã hội thời đó thật bất công, tàn nhẫn và không có luật lệ. - Theo dõi nhân vật cai lệ, ta thấy ngòi bút hiện thực NTT đã khắc họa hình ảnh tên cai lệ bằng những chi tiết điển hình thật sắc sảo. + Vừa vào nhà, cai lệ đã lập tức ra oai “gõ đầu roi xuống đất”, hách dịch gọi anh Dậu là “thằng kia”, “mày” và xưng “ông”, “cha mày”. “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau!” + Cai Lệ trợn ngược hai mắt, hắn quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!” + Vẫn giọng hầm hè: “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! ” + Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu : “tha này! tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.” => Ngòi bút của NTT thật sắc sảo, tinh tế khi ông không dùng một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ tên cai lệ trong cảnh này. Bởi vì lũ đầu trâu mặt ngựa xem việc đánh người, trói người như là việc tự nhiên hàng ngày, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn thì làm gì chúng còn biết suy nghĩ? Nhà văn đã kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật. Từ đó ta thấy
  15. tên cai lệ đã bộc lộ tính cách hống hách, thô bạo, không còn nhân tính. Từ hình ảnh tên cai lệ này, ta thấy bản chất xã hội thực dân phong kiến là một xã hội đầy rẫy bất công tàn ác, một xã hội có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất kì lúc nào, một xã hội tồn tại trên cơ sỏ của các lí lẽ và hành động bạo ngược. c. Hình ảnh đẹp đẽ của người nông dân lao động nghèo khổ. Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã tạo dựng được hình ảnh chân thực về người phụ nữ nông dân bị áp bức cùng quẫn trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của người lao đông, đó là chị Dậu. * Trước hết là tấm lòng của người vợ đối với người chồng đang đau ốm được diễn tả chân thật và xúc động từ lời nói đến hành động. - Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh : Giữa vụ sưu thuế căng thẳng, nhà nghèo, phải bán chó, bán con mà vẫn không lo đủ tiền sưu. Còn anh Dậu thì bị tra tấn, đánh đập và bị ném về nhà như một cái xác rũ rượi => Trước hoàn cảnh khốn khó, chị Dậu đã chịu đựng rất dẻo dai, không gục ngã trước hoàn cảnh. - Trong cơn nguy biến chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng: Cháo chín, chị Dậu mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội. Chị rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không. => Đó là những cử chỉ yêu thương đằm thắm, dịu dàng của một người vợ yêu chồng. Tình cảm ấy như hơi ấm dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Tác giả miêu tả thật tỉ mỉ, kĩ lưỡng từng hành động cử chỉ, từng dấu hiệu chuyển biến của anh Dậu : “anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng” Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dạu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo da diết. Cứ tưởng rằng đây là một phút giây ngắn ngủi trong cả cuộc đời đau khổ của chị Dậu để chị có thể vui sướng tràn trề khi anh Dậu hoàn toàn sống lại. Nhưng dường như chị Dậu sinh ra là để khổ đau và bất hạnh nên dù chị có khao khát một giây phút hạnh phúc ngắn ngủi nhưng nào có được. Bọn Cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào như cơn lốc dữ dập tắt ngọn lửa sống đang nhen nhóm trong anh Dậu. Nỗi cay đắng trong chị Dậu không biết lớn đến mức nào. Nhưng giờ đây chị sẽ phải xử sự ra sao để cứu được chồng thoát khỏi đòn roi.
  16. * Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. - Ban đầu chị nhẫn nhục chịu đựng: + Chị Dậu cố van xin thiết tha bằng giọng run run cầu khẩn: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất” => Cách cư xử và xưng hô của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, người nông dân thấp cổ bé họng, biết cái tình thế khó khăn, ngặt nghèo của gia đình mình (anh Dậu là kẻ có tội thiếu suất sưu của người em đã chết, lại đang ốm nặng). Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói hành hạ anh. - Khi tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng bị đe doạ, chị Dậu “xám mặt” vội vàng chạy đến đỡ lấy tay hắn, nhưng vẫn cố van xin thảm thiết: “Cháu van ông ! Nhà cháu vừa mới tỉnh được mọt lúc, ông tha cho”. (“Xám mặt”tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Mặc dù vậy, lời nói của chị vẫn rất nhũn nhặn, chị đã nhẫn nhục hạ mình xuống- chứng tỏ sức chịu đựng của chị rất lớn. Tất cả chỉ là để cứu chồng qua cơn hoạn nạn. - Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. + Khi tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên “bịch vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát đánh bốp vò mặt chị thậm chí nhảy vào chỗ anh Dậu” . tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. . Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ : “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. -> Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng nhìn vào mặt đối Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thủ. Với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu đã trở nên mạnh mẽ, đáo để. trong đoạn . Tác dụng của các biện . Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm pháp nghệ thuật đó? trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: Chị Dậu nghiến hai hàm răng “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Một cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân thể hiện tư thế “đứng trên đầu thù” sẵn sàng đè bẹp đối phương. Rồi chị “túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa,
  17. lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm”. Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng, chị trả lời: “thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Câu hỏi: Em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao? => Chi tiết chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến. Hành động dã man của tên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên quá mức. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu. Và chúng ta khi đọc đến những dòng này cũng sung sướng, hả hê như Ngô Tất Tố. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. - Kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu trong đoạn . Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? với lời nói và hành động. - Tư sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Từ nhũn nhặn, tha thiết van xin đến cứng cỏi thách thức, quyết liệt - Dùng phép tương phản tính cách chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. => Tác dụng:tạo được nhân vật chị Dậu giống thật, chân thực, sinh động, có sức truyền cảm. Tính cách chị Dậu hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, giầu tình yêu thương, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. - Từ hình ảnh của chị Dậu ta liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng tháng Tám: tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời. Nhưng họ sẽ đứng lên phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ.
  18. - Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc chưa có kết quả (chỉ một lúc sau, cả nhà chị bị trói giải ra đình trình quan) tức là chị vẫn bế tắc nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh. Chính với ý nghĩa ấy mà Nguyễn Tuân viết: “tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì tổng khởi nghĩa. => Như vậy, từ hình ảnh “cái cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” và từ hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong “Tắt đèn”, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí. 5. Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Tức nước vỡ bờ” - Với ngòi bút hiện thực sinh động, Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ. Nhà văn còn ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân nghèo khổ: giàu tình thương yêu và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. - Đây là một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật xung đột. Khắc hoạ nhân vật bằng kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói và hành động. Thể hiện chính xác quá trình tâm lí nhân vật. Có thái độ rõ ràng đối với nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. NS: ./9/ Tuần : 8 Tiết 9-10 ND 10/ Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 1. Em hiểu về như thế nào về 6. Câu hỏi luyện tập nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho BT1. Em hiểu về như thế nào về nhan đề đoạn trích? Theo em đặt tên như “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em vậy có thoả đáng không? đặt tên như vậy có thoả đáng không? - Kinh nghiệm của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ đó đã bắt gặp sự khám phá chân lí đời sống của cây bút hiện thực NTT, được ông thể hiện thật sinh động, đầy sức thuyết phục.
  19. - Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô gic hiện thực “tức nước vỡ bờ”, “có áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: Ngô TẤt Tố với “tắt đèn” đã xui người nông dân nổi loạn. NTT chưa nhận thức được chân lí cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ” đó. Và không quá lời nếu nói rằng 2. Nhà văn Nguyễn Tuân cho cảnh “tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, NTT cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này. đã xui người nông dân nổi loạn. Nên BT2. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với hiểu như thế nào về nhận định này? tác phẩm Tắt đèn, NTT đã xui người nông dân nổi loạn. Nên hiểu như thế nào về nhận định này? Gợi ý: - Chế độ phong kiến còn áp bức, bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người lương thiện như chị Dậu được sống - Những người nông dân như chị Dậu muốn sống được, không có cách nào khác phải vùng lên 3. Từ đó, có thể nhận ra thái độ đấu tranh chống áp bức bóc lột. nào của nhà văn NTT đối với thực - Đó là một nhận xét chính xác. trạng xã hội và đối với phẩm chất BT3.Thái độ nào của nhà văn NTT đối với của người nông dân trong xã hội thực trạng xã hội và đối với phẩm chất của người cũ? nông dân trong xã hội cũ? - Lên án xã hội thống trị áp bức vô nhân đạo - Cảm thông với cuộc sống cùng khổ của người nông dân nghèo - Cổ vũ tinh thần phản kháng của họ 4. Viết đoạn văn tổng phân hợp - Lòng tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ. khoảng 15 câu để làm rõ câu chủ đề BT4. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 sau: câu để làm rõ câu chủ đề sau: - Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất. Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàm răng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô “cháu - ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng “bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là
  20. cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, sẵn sàng đè bẹp đối phương. Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chị “ra đòn”. Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm! Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào 5. Hãy viết một số đoạn văn hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau chứng minh ý kiến của nhà phê bình khi đọc những trang rất buồn thảm. văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn BT5. . chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là Gợi ý: một đoạn “tuyệt khéo”. Sau đó hãy Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là phân tích các phương tiện chuyển một đoạn “tuyệt khéo”, đó là lời bình luận của nhà đoạn văn được sử dụng. văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. “ Tắt đèn” có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đó có cảnh “tức nước vỡ bờ”, một trang văn “tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền và tên cai lệ. Anh Dậu vừa mới tỉnh được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng “sầm sập” kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét “thằng kia”! thế mà tên cai lệ đã làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã “lăn đùng ra chết ngất!” Hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha xin khất sưu. Hắn “trợn ngược hai mắt” quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! Hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu. Hắn dã man “bịch” vào ngực chị Dậu, tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ. Ngôn ngữ, điệu bộ, hành động
  21. của tên cai lệ được đặc tả “tuyệt khéo” đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sai nha mất hết cả tính người. Còn có gì tuyệt khéo nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không. Trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu cận lý trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị “bịch” vào ngực, bị tát đánh “bốp” vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái “nghiến hai hàm răng” thách thức, chị Dậu đã “túm lấy cổ” và ấn dúi tên cai lệ, làm cho hắn “ngã chỏng quèo” trên mặt đất. Thật hài hước, kẻ “hút nhiều xái cũ” tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Sau đó, chị Dậu còn “vật nhau” với tên hầu cận lí trưởng. Chị đã “túm tóc” và “lẳng cho một cái”, làm cho hắn “ngã nhào ra thềm”. Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi. Cảnh “tức nước vỡ bờ” còn có gì “tuyệt khéo”nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố “tuyệt khéo” khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ, hành động của chị Dậu. Lúc đầu chị nín nhịn nhẫn nhục van xin: “nhà cháu đã túng lại phải Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất ”; không nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!” Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi. Chị trở nên táo bạo và quyết liệt. Chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và bịch vào ngực mấy cái. Chị cự lại: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Và chị đã đã đánh ngã nhào hai tên chó má! Dưới ngòi bút “tuyệt khéo” của ông Đầu xứ Tố, ta thấy “trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân). Thật vậy, Ngô Tất Tố viết “tuyệt khéo”. Sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực, rất sống. Trang văn thấm đầy tình nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng “con giun xéo mãi cũng quằn”. Ông đã nêu lên một quy luật hiển nhiên: “có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi. Cái “tuyệt
  22. BT6. Đề tập làm văn: Hãy tưởng khéo” của Ngô Tất Tố là đã dựng nên bức chân tượng : em nhập vai chị Dậu kể lại dung chị Dậu. chuyện đánh tên Cai lệ. => Các chữ in đậm là phương tiện chuyển đoạn. Người viết đã chứng minh cái “tuyệt khéo” trong cảnh “tức nước vỡ bờ”. Các đoạn văn được nối kết khá chặt chẽ. BT6. Đề tập làm văn: Hãy tưởng tượng : em nhập vai chị Dậu kể lại chuyện đánh tên Cai lệ. Xế trưa hôm ấy, lí trưởng làng Đông Xá bắt tôi giải ra đình. Chúng bắt tôi khai về chuyện chống đối chính quyền, để lập cung giải huyện. Có đủ mặt quan viên. có cả lí cựu nữa. Nhiều người dân kéo đến, đứng lố nhố phía ngoài đình. - Thị Đào, sao mày dám đánh người nhà của quan! Tội mày to lắm. Tù mọt gông! Mày hãy kể lại việc làm ngỗ ngược của mày, để làng lập cung. - Lí đương vừa nói vừa đập tay xuống chiếu. Mấy tên tay chân chạy lăng xăng. Tôi chẳng sợ. - Các ông nên hỏi hai thằng khốn nạn ấy chứ! Nhưng các ông muốn lập cung chứ gì? Ừ thì tôi nói. Chồng tôi bị ông lí đánh trói thập tử nhất sinh. Sợ xảy ra án mạng, ông lí đã sai tay chân gánh chồng tôi về nhà trả cho mẹ con tôi. Mẹ con tôi, bà con hàng xóm chạy chữa mãi, chồng tôi mới hoàn hồn. - Thị Đào, mày dài dòng lắm! Nói ngay vào sự việc! – Lí đương ngắt lời tôi và nạt bằng giọng lè nhè. - “Trời đánh còn tránh miếng ăn”, có phải không nào? Chồng tôi vừa kề miệng vào bát cháo thì tên cai lệ xồng xộc kéo tới, hắn thét trói. Chồng tôi chết ngất lăn đùng ra! Tôi van xin. Tôi đâu phải là kẻ quá quắt. Nhưng hắn lá đứa bất nhân đã chửi tôi thậm tệ. Hắn gào lên: “Tha này! Tha này!”. Hắn bịch vào ngực tôi mấy bịch. Hắn sấn đến trói chồng tôi. Phải cứu chồng tôi chứ. Tôi nghiêm sắc mặt, nói với hắn: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Sự đời mềm nắn, rắn buông! Ai ngờ, hắn lấn tới áp chế. Hắn tát đánh bốp vào mặt tôi. Hắn như con chó dại lồng lên, hắn nhảy vào trói chồng tôi. Máu trong người tôi sôi lên. Tôi nghiến hai hàm răng. Tôi chỉ tay vào mặt hắn: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Tôi còn sợ gì nữa. Cái đồ nghiện oặt ấy, tôi coi như rơm như rác. Tôi túm lấy cổ hắn, tôi ấn dúi hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Còn cái thằng hầu cận ông lí, không tự biết thân lại còn giơ gậy đánh tôi. Hắn bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Hai thằng khốn nạn ấy lồm ngồm bò dậy, chạy thục mạng về đình. Chúng đã bỏ lại ở nhà tôi roi song, tay thước, dây thừng Đáng lẽ tôi phải
  23. BT7.Phân tích nhân vật chị Dậu đánh cho hai tên ấy một trận nhừ tử. Nhưng đánh trong đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » chó còn ngó đến chúa nhà. Tôi nể ông Lí đấy! của Ngô Tất Tố Xung quanh đình có tiếng cười rúc rích. Lí Cựu ngồi trên chiếu, xoay mình vuốt râu, tủm tỉm cười. Lí đương cất tiếng: “con thị Đào này ghê gớm lắm! Bướng bỉnh lắm! Phải giải ngay lên quan phủ để trừng trị! BT7.Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » của Ngô Tất Tố I - Mở bài : - Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực, xuất sắc viết rất thành công và chân thực về hình tượng người nông dân trước CMT8. - Với một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim yêu thương con người tha thiết, Đoạn trích « tức nước vỡ bờ » đã cho ta thấy thêm một vẻ đẹp bất ngờ trong tính cách của chị Dậu, đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến II- Thân bài : 1. Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng a. Thái độ của chị Dậu khi bọn tay sai ập vào - Mọi cố gắng chăm sóc chồng của chị Dậu đều uổng phí ( Anh Dậu vừa kề bát cháo đến miệng, nghe tiếng thét của Cai Lệ thì sợ quá lăn đùng ra phản) - Thái độ của bọn tay sai : hách dịch, hành động thì hung hãn, lời nói thì thô lỗ - Trong hoàn cảnh ấy, thái độ của chị Dậu + Run run ( chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều) + Chị cầu khẩn bằng giọng thiết tha « nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại » + Cách xưng hô : gọi « ông » và xưng « cháu » b. Nhận xét : Cách cư xử của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của chị. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái khó khăn ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong cho chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh) 2. Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. a. Phân tích lời nói bộc lộ tính cách của nhân vật chị Dậu - Khi tên Cai Lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu thì :
  24. + Chị xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống, đỡ lấy tay hắn và tiếp tục van xin : « ông tha cho nhà cháu » « Xám mặt »- > Tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Thái độ của chị thì bất bình nhưng lời nói của chị vẫn nhũn nhặn => Chứng tỏ sức chịu đựng của chị - Khi tên Cai Lệ bịch vào ngực chị và đánh trói anh Dậu : + Chị cự lại bằng lời nói : « chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ » -> Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo + Cách xưng hô : ngang hàng « ông- tôi »=> thể hiện sự uất ức củ chị + Thái độ : quyết liệt : một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để - Khi Cai Lệ tát chị Dậu và tiếp tục nhẩy vào cạnh anh Dậu + Chị nghiến hai hàm răng=> Thể hiện sự uất ức cao độ không thể kìm nén + Ngang nhiên thách thức : « mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem ! » + Túm cổ Cai Lệ, ấn dúi ra cửa + Lẳng người nhà Lý trưởng ra thềm => Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. b. Nhận xét, đánh giá, bình luận * Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn - Uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa - Là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến - Hành dộng dã man của tên Cai Lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên đến quá mức * Từ hình ảnh chị Dậu liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng - Tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời - Họ sẽ phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ - Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc nên chưa có kết quả * Liên hệ quy luật xã hội - Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh * Thái độ của nhà văn : Những trang viết với sự hả hê, nhà văn đứng về phía những người cùng khổ đồng tình với họ, lên án, tố cáo sự dã man của bọn tay sai, phong kiến. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
  25. - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế - Tính cách nhân vật chị Dậu hiện lên thật nhất quán. III- Kết luận Tóm lại chưa mấy nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nông dân bị chà đạp tưởng đâu chỉ biết an phận, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Đoạn trích đã cho thấy sự tìm tòi khám phá và tiến bộ trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Vì thế Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong VHVN có một điển hình chân thực, toàn vẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động. 4Củng cố,Dặn dò: TUẦN 9: Ngày soạn: /10 Tiết 10-11: Ngày dạy: /10 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ ,TẬP LÀM VĂN A. Môc tiªu cÇn ®¹t: - ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ v¨n b¶n tù sù - RÌn kÜ n¨ng c¶m thô v¨n häc qua bµi “L·o H¹c” cña Nam Cao. B. ChuÈn bÞ: ThÇy: C¸c d¹ng bµi tËp Trß: ¤n tËp C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. KiÓm tra: 2. ¤n tËp: Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung 1. Bµi tËp 1 §Ò: TruyÖn ng¾n L·o H¹c cña Nam * LËp dµn ý: Cao gióp em hiÓu g× vÒ t×nh c¶nh cña a. Më bµi: Giíi thiÖu vÒ truyÖn ng¾n “L·o H¹c ” vµ kh¸i ng­êi n«ng d©n tr­íc c¸ch m¹ng? qu¸t t×nh c¶nh cña ng­êi n«ng d©n b. Th©n bµi: I. TruyÖn ng¾n L·o H¹c cña Nam Cao gióp ta hiÓu vÒ t×nh c¶nh thèng khæ cña ng­êi n«ng d©n tr­íc c¸ch m¹ng. 1. L·o H¹c *. Nçi khæ vÒ vËt chÊt C¶ ®êi th¾t l­ng buéc bông l·o còng chØ cã næi trong tay mét m¶nh v­ên vµ mét con chã. Sù sèng lay l¾t cÇm chõng b»ng sè tiÒn Ýt ái do bßn v­ên vµ lµm thuª. Nh­ng thiªn tai, tËt bÖnh ch¼ng ®Ó l·o yªn æn. Bao nhiªu tiÒn dµnh dôm ®­îc, sau mét trËn èm ®· hÕt s¹ch sµnh sanh, l·o ®· ph¶i kiÕm ¨n nh­ mét con vËt. Nam Cao ®·
  26. dòng c¶m nh×n th¼ng vµo nçi khæ vÒ vËt chÊt cña ng­êi n«ng d©n mµ ph¶n ¸nh. *. Nçi khæ vÒ tinh thÇn. §ã lµ nçi ®au cña ng­êi chång mÊt vî, ng­êi cha mÊt con. Nh÷ng ngµy th¸ng xa con, l·o sèng trong nçi lo ©u, phiÒn muén v× th­¬ng nhí con v× ch­a lµm trßn bæn phËn cña ng­êi cha. Cßn g× xãt xa h¬n khi tuæi giµ gÇn ®Êt xa trêi l·o ph¶i sèng trong c« ®éc. Kh«ng ng­êi th©n thÝch, l·o ph¶i kÕt b¹n chia sÎ cïng cËu vµng Nçi ®au, niÒm ©n hËn cña l·o khi b¸n con chã. §au ®ín ®Õn møc miÖng l·o mÐo xÖch ®i Khæ së, ®au xãt buéc l·o ph¶i t×m ®Õn c¸i chÕt nh­ mét sù gi¶i tho¸t. L·o ®· chän c¸i chÕt thËt d÷ déi. L·o H¹c sèng th× mái mßn, cÇm chõng qua ngµy, chÕt th× thª th¶m. Cuéc ®êi ng­êi n«ng d©n nh­ l·o H¸c ®· kh«ng cã lèi tho¸t 2. Con trai l·o H¹c V× nghÌo ®ãi, kh«ng cã ®­îc h¹nh phóc b×nh dÞ nh­ m×nh mong muèn khiÕn anh phÉn chÝ, bá lµng ®i ®ån ®iÒn cao su víi mét giÊc méng viÓn v«ng cã b¹c tr¨m míi vÒ. NghÌo ®ãi ®· ®Èy anh vµo tÊn bi kÞch kh«ng cã lèi tho¸t. Kh«ng chØ gióp ta hiÓu ®­îc nçi ®au trùc tiÕp cña ng­êi n«ng d©n, truyÖn cßn gióp ta hiÓu ®­îc c¨n nguyªn s©u xa nçi ®au cña hä. §ã chÝnh lµ sù nghÌo ®ãi vµ nh÷ng hñ tôc phong kiÕn l¹c hËu II. TruyÖn ng¾n L·o H¹c gióp ta hiÓu ®­îc vÎ ®Ñp t©m hån cao quý cña ng­êi n«ng d©n 1. Lßng nh©n hËu Con ®i xa, bao t×nh c¶m chÊt chøa trong lßng l·o dµnh c¶ cho cËu vµng. L·o coi nã nh­ con, c­u mang, ch¨m chót nh­ mét ®øa ch¸u néi bÐ báng c«i cót: l·o b¾t rËn, t¾m, cho nã ¨n b»ng b¸t nh­ nhµ giµu, ©u yÕm, trß chuyÖn gäi nã lµ cËu vµng, råi l·o m¾ng yªu, c­ng nùng. Cã thÓ nãi t×nh c¶m cña l·o dµnh cho nã nh­ t×nh c¶m cña ng­êi cha ®èi víi ng­êi con. Nh­ng t×nh thÕ ®­êng cïng, buéc l·o ph¶i b¸n cËu vµng. B¸n chã lµ mét chuyÖn th­êng t×nh thÕ mµ víi l·o l¹i lµ c¶ mét qu¸ tr×nh ®¾n ®o do dù. L·o coi ®ã lµ mét sù lõa g¹t, mét téi t×nh kh«ng thÓ tha thø. L·o ®· ®au ®ín, ®· khãc, ®· x­ng téi víi «ng gi¸o mong ®­îc dÞu bít nçi ®au d»ng xÐ trong t©m can. Tù huû diÖt niÒm vui cña chÝnh m×nh, nh­ng l¹i x¸m hèi v× danh dù lµm ng­êi khi ®èi diÖn tr­íc con vËt. L·o ®· tù vÉn. Trªn ®êi cã bao nhiªu c¸i chÕt nhÑ nhµng, vËy mµ l·o chän cho m×nh c¸i chÕt thËt ®au ®ín, vËt v· d­êng nh­ l·o muèn tù trõng ph¹t m×nh tr­íc con chã yªu dÊu. 2. T×nh yªu th­¬ng s©u nÆng Vî mÊt, l·o ë vËy nu«i con, bao nhiªu t×nh th­¬ng l·o ®Òu dµnh cho con trai l·o. Tr­íc t×nh c¶nh vµ nçi ®au cña con, l·o lu«n lµ ng­êi thÊu hiÓu t×m c¸ch chia sÎ, t×m lêi lÏ an ñi gi¶ng gi¶i cho con hiÓu d»n lßng t×m ®¸m
  27. kh¸c. Th­¬ng con l·o cµng ®au ®ín xãt xa khi nhËn ra sù thùc phò phµng: SÏ mÊt con vÜnh viÔn “ThÎ cña nã chø ®©u cã cßn lµ con t«i ”. Nh÷ng ngµy sèng xa con, l·o kh«ng ngu«i nçi nhí th­¬ng, niÒm mong mái tin con tõ cuèi ph­¬ng trêi . MÆc dï anh con trai ®i biÒn biÖt n¨m s¸u n¨m trêi, nh­ng mäi kû niÖm vÒ con vÉn lu«n th­êng trùc ë trong l·o. Trong c©u chuyÖn víi «ng gi¸o , l·o kh«ng quªn nh¾c tíi ®øa con trai cña m×nh L·o sèng v× con, chÕt còng v× con : Bao nhiªu tiÒn bßn ®­îc l·o ®Òu dµnh dôm cho con. §ãi kh¸t, c¬ cùc song l·o vÉn gi÷ m¶nh v­ên ®Õn cïng cho con trai ®Ó lo cho t­¬ng lai cña con. Hoµn c¶nh cïng cùc, buéc l·o ph¶i ®øng tr­íc sù lùa chän nghiÖt ng·: NÕu sèng, l·o sÏ lçi ®¹o lµm cha. Cßn muèn trän ®¹o lµm cha thi ph¶i chÕt. Vµ l·o ®· quyªn sinh kh«ng ph¶i l·o kh«ng quý m¹ng sèng, mµ v× danh dù lµm ng­êi, danh dù lµm cha. Sù hy sinh cña l·o qu¸ ©m thÇm, lín lao. 3. VÎ ®Ñp cña lßng tù träng vµ nh©n c¸ch cao c¶ §èi víi «ng gi¸o ng­êi mµ L·o H¹c tin t­ëng quý träng, còng lu«n gi÷ ý ®Ó khái bÞ coi th­êng. Dï ®ãi kh¸t c¬ cùc, nh­ng l·o døt kho¸t tõ chèi sù gióp ®ì cña «ng gi¸o, råi «ng cè xa dÇn v× kh«ng muèn mang tiÕng lîi dông lßng tèt cña ng­êi kh¸c. Tr­íc khi t×m ®Õn c¸i chÕt, l·o ®· toan tÝnh s¾p ®Æt cho m×nh chu ®¸o. L·o chØ cã thÓ yªn lßng nh¾m m¾t khi ®· göi «ng gi¸o gi÷ trän m¶nh v­ên, vµ tiÒn lµm ma. Con ng­êi hiÒn hËu Êy, còng lµ con ng­êi giµu lßng tù träng. Hä thµ chÕt chø quyÕt kh«ng lµm bËy. Trong x· héi ®Çy rÉy nh¬ nhuèc th× tù ý thøc cao vÒ nh©n phÈm nh­ l·o H¹c qu¶ lµ ®iÒu ®¸ng träng. III. TruyÖn gióp ta hiÓu sù tha ho¸ biÕn chÊt cña mét bé phËn tÇng líp n«ng d©n trong x· héi ®­¬ng thêi: Binh T­ v× miÕng ¨n mµ sinh ra lµm liÒu b¶n chÊt l­u manh ®· chiÕn th¾ng nh©n c¸ch trong s¹ch cña con ng­êi. Vî «ng gi¸o v× nghÌo ®ãi cïng quÊn mµ sinh ra Ých kû nhá nhen, tµn nhÉn, v« c¶m tr­íc nçi ®au cña ng­êi kh¸c . c. KÕt bµi: Kh¸i qu¸t vÒ cuéc sèng vµ phÈm chÊt cña ng­êi n«ng d©n. ViÕt bµi C¶m nghÜ cña b¶n th©n. * ViÕt bµi a. Më bµi: Nãi ®Õn Nam Cao lµ ph¶i nãi ®Õn L·o H¹c. T¸c phÈm nµy ®­îc coi lµ mét truyÖn ng¾n hiÖn thùc xuÊt s¾c trong trµo l­u hiÖn thùc phª ph¸n cña thêi k× 1930 – 1945. TruyÖn kh«ng nh÷ng tè khæ ng­êi n«ng d©n tr­íc tai trêi ¸ch ®Êt, tr­íc x· héi suy tµn mµ ®¸ng chó ý h¬n c¶ lµ ®· nªu bËt HS triÓn khai phÇn th©n bµi theo c¸c ®­îc h×nh ¶nh mét l·o n«ng ®¸ng kÝnh víi phÈm chÊt cña ý trong dµn bµi. mét con ng­êi ®«n hËu, giµu lßng tù träng vµ rÊt mùc yªu th­¬ng con, ®Ó l¹i trong lßng ng­êi ®äc niÒm xãt xa, c¶mm th«ng vµ mÕn phôc. b. Th©n bµi:
  28. c. KÕt bµi: - Cã thÓ nãi LH lµ ®iÓn h×nh vÒ cuéc ®êi vµ sè phËn cña ng­êi n«ng d©n trong x· héi cò. L·o lµ ng­êi nghÌo khæ bÞ ®Èy vµo b­íc ®­êng cïng, bÞ øc hiÕp bÞ chµ ®¹p vïi dËp mét c¸ch trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp d­íi bµn tay cña XHPK. Hoµn c¶nh cña l·o ph¶i b¸n chã th©m chÝ ph¶i tù kÕt liÔu ®êi m×nh v× qu¸ tóng quÉn c¬ cùc. Dï trong hoµn c¶nh nµo l·o vÉn ¸nh lªn phÈm chÊt cao ®Ñp cña ng­êi n«ng ®©n hiÒn lµnh l­¬ng thiÖn giµu t×nh yªu th­¬ng vµ giµu lßng tù träng. 3. Cñng cè, h­íng dÉn vÒ nhµ: Tuần 10 Ngày soạn; /10/ Tiết :12-13 Ngày dạy: ./10/ ÔN TẠP TIẾNG VIỆT,VĂN BẢN A. Môc tiªu cÇn ®¹t: - ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ trî tõ, th¸n tõ. - RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n tù sù. B. ChuÈn bÞ: ThÇy: C¸c d¹ng bµi tËp Trß: ¤n tËp C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. KiÓm tra: sù chuÈn bÞ 2. ¤n tËp Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung Ca 1 1. Bµi tËp 1 ? ThÕ nµo lµ tõ t­îng h×nh, tõ t­îng *Tõ t­îng h×nh gîi t¶ h/a d¸ng vÎ ho¹t ®éng tr¹ng th¸i cña thanh? VD? con ng­êi *Tõ t­îng thanh gîi t¶ ©m thanh cña tù nhiªn , con ng­êi *C«ng dông: gîi ®­îc h/a ©m thanh cô thÓ sinh ®éng cã gi¸ trÞ biÓu c¶m cao. - C¸c tõ t­îng h×nh t­îng thanh lµ soµn so¹t, ha h¶, h× h×, h« hè, h¬ hí, bÞch, bèp - C¸c tõ t­îng h×nh: Lß dß, khËt kh­ìng,ngÊt ng­ëng, lom khom, dß dÉm, liªu xiªu. rãn rÐn, lÎo khÎo,cháng quÌo. ? T×m c¸c tõ t­îng h×nh, t­îng thanh VD: trong c¸c VD sau? a) Lom khom d­íi nói tiÒu vµi chó L¸c ®¸c bªn s«ng chî mÊy nhµ b) D«c lªn khóc khuûu, dèc th¨m th¼m Heo hót cån m©y sóng ngöi trêi c) Th©n gÇy guéc l¸ mong manh Mµ sao nªn lòy nªn thµnh tre ¬i
  29. d) Khi bê tre rÝu rÝt tiÕng chim kªu Khi mÆt n­íc chËp chên con c¸ nh¶y §Ò bµi: ng­êi Êy sèng m·i trong 2. Bµi tËp 2 lßng t«i * LËp dµn ý: G: H/d lËp dµn ý a. Më bµi: Giíi thiÖu vÒ ng­êi Êy vµ c¶m xóc cña m×nh ®èi víi ng­êi Êy. b. Th©n bµi: - Giíi thiÖu vÒ ng­êi Êy: h×nh d¸ng, tÝnh nÕt. - KÓ vÒ kØ niÖm s©u s¾c gi÷a m×nh vµ ng­êi Êy. c. KÕt bµi: Nªu Ên t­îng cña b¶n th©n vÒ truyÖn ng¾n (hoÆc nªu nh÷ng c¶m nghÜ vÒ nh©n vËt “t«i” trong sù liªn hÖ víi b¶n th©n). * ViÕt bµi ViÕt bµi a. Më bµi: Tuæi th¬ mçi ng­êi g¾n liÒn víi nh÷ng ngµy th¸ng thËt ªm ®Òm. Tuæi th¬ t«i còng vËy, nh­ng sao mµ mçi lÇn nh¾c ®Õn, lßng t«i l¹i rung ®éng vµ xãt xa v« cïng. Ph¶i ch¨ng ®iÒu ®ã ®· v« t×nh kh¬i ®Ëy trong t«i nh÷ng c¶ xóc yªu th­¬ng m·nh liÖt, da diÕt vÒ ng­êi. §ã kh«ng ai kh¸c ngoµi néi. HS triÓn khai phÇn th©n bµi theo c¸c b. Th©n bµi: ý trong dµn bµi. Néi sinh ra vµ lín lªn khi ®Êt n­íc cßn trong chiÕn tranh löa ®¹n. Do ®ã nh­ bao ng­êi cïng c¶nh ngé, néi hoµn toµn "mï ch÷". §· bao lÇn, néi nh×n tõng dßng ch÷, tõng con sè víi mét sù th¬ d¹i, néi coi ®ã nh­ mét phÐp mµu cña sù sèng vµ kh¸t khao ®­îc cÇm bót viÕt chóng, ®­îc ®äc, ®­îc ®¸nh vÇn. ThÕ råi ®iÒu bµ thèt ra l¹i ®i ng­îc l¹i nh÷ng g× t«i kÓ: "Bµ giµ c¶ råi, giê ch¼ng lµm ch¼ng häc ®­îc g× n÷a ®©u, chØ mong sao ch¸u bµ ®­îc häc hµnh ®Õn n¬i ®Õn chèn. GÝa nh­ bµ cã thªm søc khoÎ ®Ó ®­îc chøng kiÕn c¶nh c« ch¸u bÐ báng h«m nµo ®­îc ®i häc nhØ? " Mét ­íc muèn cán con nh­ thÕ, vËy mµ bµ còng kh«ng cã ®­îc! Lªn n¨m tuæi, bµ t«i qua ®êi. §ã qu¶ lµ mét mÊt m¸t lín lao, kh«ng g× bï ®¾p næi. Bµ ®i ®Î l¹i trong t«i ba xóc c¶m kh«ng nãi ®­îc thµnh lêi. §Ó råi h«m nay, nh÷ng xóc c¶m ®ã nh­ nh÷ng ngän sãng ®ang trµo d©ng m¹nh mÏ trong lßng. Néi lµ ng­êi ®µn bµ phóc hËu. Néi trë nªn thËt ®Æc biÖt trong t«i víi vai trß lµ ng­êi kÓ chuyÖn cæ tÝch ®ªm ®ªm. T«i nhí bµ kÓ rÊt nhiÒu chuyÖn cæ tÝch. H×nh nh­ bµ cã c¶ mét kho tµng chuyÖn cæ tÝch, bµ lÊy ®©u ra nhiÒu chuyÖn thó vÞ vµ k× diÖu ®Õn thÕ nhØ??? Còng gièng nh­ chó bÐ A- li-«-sa, tuæi th¬ cña t«i ®· ®­îc s­ëi Êm b»ng thø c©u chuyÖn cæ tÝch Êy. T«i lín lªn nhê chuyÖn cæ tÝch, nhê c¶ bµ. Bµ lµ ng­êi ®µn bµ tµi giái, ®¶m ®ang. Bµ th«ng th¹o mäi chuyÖn trong nhµ ngoµi xãm. Bµ thµnh th¹o trong mäi viªc: viÖc néi trî, ®Õn viÖc coi sãc t«i. Bµ lµm tÊt c¶ chØ víi ®«i bµn tay chai s¹n. H×nh ¶nh cña bµ ®«i khi cø hiÖn vÒ trong kÝ øc t«i, trong nh÷ng giÊc m¬ nh­ lµ mét bµ tiªn. Nhí rÊt râ nh÷ng h«m cã chî ®ªm, hai bµ ch¸u ®i bé ra ®ã ch¬i. Khung c¶nh hiÖn lªn rùc rì mµu s¾c ¸nh ®Ìn, chî
  30. thËt ®«ng vui víi ®Çy ®ñ c¸c thø hµng ho¸ vµ thªm c¶ trß ch¬i ®u quay "së tr­êng". " P»ng! P»ng! P»ng!" Bµ vÉy tay ®­a m¾t dâi theo." Bay lªn nµo! H¹ xuèng th«i! Bïm bïm chÐo! " T«i thÝch thó v« cïng. §ªm vÒ ng· vµo vßng tay bµ nghe bµ ru vµ kÓ chuyÖn cæ tÝch. Giäng kÓ ªm ¸i vµ ®Çy ngät ngµo ®­a t«i ch×m s©u vµo giÊc ngñ. c. KÕt bµi: Míi ®ã mµ ®· h¬n chôc n¨m tr«i. Chôc n¨m ®· ®i qua nh­ng " bµ ¬i, bµ µ ! Nh÷ng kØ niÖm vÒ bµ trong kÝ øc ch¸u vÉn cßn nguyªn vÑn. Dï cho bµ kh«ng cßn hiÖn diÖn trªn câi ®êi nµy n÷a nh­ng tr¸i tim ch¸u, bµ cßn sèng m·i". Ng­êi bµ trong linh hån cña mét ®øa trÎ nh­ t«i còng còng gièng nh­ thÇn tiªn trong chuyÖn cæ tÝch. M·i m·i cßn ®ã kh«ng phai mê." Bµ ¬i, ch¸u sÏ ngoan ngo·n vµ cè g¾ng häc hµnh ch¨m chØ nh­ lêi bµ ®· tõng d¹y b¶o, bµ nhÐ." Ch¸u g¸i bÐ báng cña bµ 3. Cñng cè, h­íng dÉn vÒ nhµ: - Häc bµi, chuÈn bÞ «n tËp C« bÐ b¸n diªm TUẦN11: Ngày dạy: /10/ Tiết 14-15 Ngày soạn: ./10/ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT,VĂN BẢN A. Môc tiªu cÇn ®¹t: - ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ tõ ng÷ ®Þa ph­¬ng, biÖt ng÷ x· héi. - RÌn kÜ n¨ng c¶m thô v¨n häc qua bµi “C« bÐ b¸n diªm” cña An ®Ðc xen. B. ChuÈn bÞ: ThÇy: C¸c d¹ng bµi tËp Trß: ¤n tËp C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. KiÓm tra: sù chuÈn bÞ 2. ¤n tËp Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung I./ TIẾNG VIỆT: 1. Bµi tËp 1 ? ThÕ nµo lµ tõ ®Þa ph­¬ng? thÕ nµo lµ -Tõ ng÷ ®Þa ph­¬ng lµ tõ ng÷ chØ ®­îc dïng ë 1 ®Þa ph- biÖt ng÷ x· héi? ­¬ng nhÊt ®Þnh. Cho VD? - BiÖt ng÷ x· héi chØ ®­îc dïng trong mét tÇng líp x· héi nhÊt ®Þnh. ? G¹ch ch©n c¸c tõ ng÷ ®Þa ph­¬ng vµ - Nãn: mò vµ nãn, th¬m: qu¶ døa, tr¸i: qu¶, chÐn: c¸i biÖt ng÷ x· héi trong c¸c VD sau. T×m b¸t, c¸ lãc: c¸ qu¶, ghe: thuyÒn, v«: vµo. tõ ng÷ toµn d©n t­¬ng øng vµ tÇng líp -MÌ ®en - võng ®en; qu¶ døa (Nam Bé). sö dông biÖt ng÷ x· héi nµy? VD: a) Con ra tiÒn tuyÕn xa x«i Yªu bÇm (mÑ) yªu n­íc c¶ ®«i mÑ hiÒn b) Chuèi ®Çu v­ên ®· læ (træ) Cam ®Çu ngâ ®· vµng
  31. Em nhí ruéng nhí v­ên Kh«ng nhí anh r¨ng (sao) ®­îc c) Nã ®Èy (b¸n) con xe víi gi¸ hêi d) LÖch tñ (kh«ng tróng phÇn m×nh häc) nªn nã kh«ng lµm ®­îc bµi kiÓm tra. e) Con nÝn ®i! Mî (mÑ) ®· vÒ víi c¸c con råi mµ II./ TẬP LÀM VĂN G: h/d häc sinh «n tËp truyÖn “C« bÐ Bµi tËp 1 b¸n diªm” cña An ®Ðc xen. 1. Giíi thiÖu thªm vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm: Giíi thiÖu thªm vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm: - An®ecxen lµ nhµ v¨n næi tiÕng cña §an M¹ch vµ thÕ giíi. ¤ng cã së tr­êng vÒ nh÷ng truyÖn viÕt cho trÎ em. - TruyÖn cña «ng, dï lµ truyÖn thÇn tiªn hay truyÖn ®êi, ®Òu b¾t nguån tõ cuéc sèng vµ ®Òu chøa ®ùng mét ý nghÜa nh©n lo¹i rÊt s©u s¾c. Nh©n vËt cña «ng, tõ thÇn tiªn cho ®Õn ng­êi ®êi, tõ mu«ng thó ®Õn nh÷ng vËt t­ëng nh­ v« tri v« gi¸c ®Òu cã mét sinh mÖnh vµ mét linh hån v« cïng phong phó. Cho nªn, truyÖn cña «ng, dï viÕt ë nh÷ng thÕ kØ tr­íc mµ ®Õn nay ng­êi ®äc vÉn thÊy gÇn gòi, ch©n thËt. §óng nh­ Paut«pxki - nhµ v¨n Liªn X« næi tiÕng ®· nhËn xÐt: "Trong mçi truyÖn cæ tÝch cho trÎ con cña «ng cßn cã mét truyÖn cæ tÝch kh¸c mµ chØ ng­êi lín míi cã thÓ hiÓu hÕt ý nghÜa ¤ng lµ nhµ th¬ cña nh÷ng ng­êi nghÌo khæ. ¤ng lµ mét ca sÜ b×nh d©n. C¶ cuéc ®êi «ng chøng tá r»ng kho b¸u cña nghÖ thuËt ch©n chÝnh chØ cã ë trong tri thøc cña nh©n d©n vµ kh«ng ë mét n¬i nµo kh¸c". ?Tãm T¾t truyÖn “C« bÐ b¸n diªm”: BT2. Tãm T¾t truyÖn “C« bÐ b¸n diªm”: - Gi¸o viªn nhËn xÐt, ®¸nh gi¸. - Häc sinh tãm t¾t; Ca 2: 2. Kh¸i qu¸t nh÷ng thµnh c«ng vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt cña truyÖn “C« bÐ BT3. Kh¸i qu¸t nh÷ng thµnh c«ng vÒ néi dung vµ b¸n diªm” nghÖ thuËt cña truyÖn “C« bÐ b¸n diªm” a. Néi dung: - TryÖn ng¾n ®· t¸i hiÖn ®­îc hiÖn thùc vÒ t×nh c¶nh khèn khæ cña “C« bÐ b¸n diªm”, ®ång thêi vÏ lªn thÕ giíi méng t­ëng víi nh÷ng kh¸t khao ®Õn téi nghiÖp cña “C« bÐ b¸n diªm”: + Kh¸t khao ®­îc sèng trong t×nh yªu th­¬ng. + Kh¸t khao ®­îc tho¸t khái cuéc ®êi buån ®au, khæ ¶i. - Còng qua ®ã, ta hiÓu ®­îc tÊm lßng tr¾c Èn vµ niÒm c¶m th­¬ng ch©n thµnh cña nhµ v¨n ®èi víi nh÷ng sè phËn ph¶i chÞu nhiÒu thiÖt thßi, bÊt h¹nh. b. NghÖ thuËt : Gi¸o viªn tæng kÕt kh¸i qu¸t: Víi c©u chuyÖn vÒ cuéc ®êi c« bÐ b¸n diªm, - NghÖ thuËt ®èi lËp, h×nh ¶nh t­¬ng ph¶n nhµ v¨n An ®ecxen ®· göi tíi mäi - H×nh ¶nh ¶o - thùc ®an xen. ng­êi bøc th«ng ®iÖp: H·y yªu th­¬ng
  32. trÎ em, h·y giµnh cho trÎ em mét cuéc - KÕt hîp hµi hoµ gi÷a tù sù, miªu t¶ vµ biÓu c¶m. sèng b×nh yªn vµ h¹nh phóc! H·y cho trÎ em mét m¸i Êm gia ®×nh! H·y biÕn nh÷ng méng t­ëng ®»ng sau ¸nh löa diªm thµnh hiÖn thùc cho trÎ th¬. BT4. T¹i sao An®ecxen l¹i ®Æt t×nh huèng: C« bÐ ®i b¸n diªm mµ kh«ng ph¶i b¸n mét thø hµng nµo kh¸c? ý nghÜa cña h×nh ¶nh nghÖ thuËt nµy lµ g×? Gîi ý: Nhµ v¨n ®· ®Ó cho c« bÐ ®i b¸n diªm mµ kh«ng ph¶i lµ mét thø hµng nµo kh¸c lµ mét dông ý. V× diªm lµ nguån gèc cña ¸nh s¸ng, cña sù Êm ¸p, ®èi lËp víi bÇu trêi ®ªm giao thõa tèi t¨m, buèt gi¸, ®èi lËp víi cuéc sèng ®en tèi, l¹nh lïng cña ®Êt n­íc §an M¹ch thÕ kû XIX, khi chñ nghÜa t­ b¶n cßn ®ang ngù trÞ. §ã còng lµ c¸ch t¸c gi¶ thÓ hiÖn th¸i ®é phñ nhËn ®èi víi c¸i x· héi bÊt c«ng ®­¬ng thêi, ®ång thêi thÓ hiÖn niÒm tin vµ kh¸t väng sèng tèt ®Ñp cho nh÷ng con ng­êi ? Cã ý kiÕn cho r»ng: Nh÷ng que khèn khæ. diªm nhá bÐ kia ®· trë thµnh "nh÷ng BT5. Cã ý kiÕn cho r»ng: Nh÷ng que diªm nhá bÐ kia que diªm hi väng" cña t©m hån trÎ ®· trë thµnh "nh÷ng que diªm hi väng" cña t©m hån trÎ th¬. Em cã ®ång ý víi ý kiÕn ®ã th¬. Em cã ®ång ý víi ý kiÕn ®ã: kh«ng? V× sao? Trong t¨m tèi khæ ®au, nh÷ng que diªm nhá bÐ thùc sù lµ "nh÷ng que diªm hi väng" cña t©m hån trÎ th¬, bëi v×: - ¸nh s¸ng Êy xua tan c¸i l¹nh lÏo, t¨m tèi ®Ó em bÐ cã thÓ quªn ®i nh÷ng bÊt h¹nh, cay ®¾ng cña kiÕp m×nh, sèng trong niÒm vui gi¶n dÞ víi nh÷ng niÒm hi väng thiªng liªng. - ¸nh s¸ng löa diªm ®· th¾p s¸ng nh÷ng ­íc m¬ ®Ñp ®Ï, nh÷ng kh¸t khao m·nh liÖt cña tuæi th¬, ®em ®Õn thÕ giíi méng t­ëng víi nh÷ng niÒm vui, niÒm h¹nh phóc thùc sù, nh÷ng g× mµ em bÐ kh«ng thÓ cã ®­îc ë cuéc sèng trÇn gian. Ngän löa diªm cã ý nghÜa xo¸ mê hiÖn thùc, phñ nhËn hiÖn thùc, th¾p s¸ng lªn vµ gióp em bÐ v­¬n tíi ? §»ng sau ngßi bót kÓ, t¶ kh¸ch mét thÕ giíi t­ëng t­îng kh«ng cßn c« ®¬n, khæ ®au vµ quan lµ nh÷ng th¸i ®é rÊt râ rµng cña ®ãi rÐt. t¸c gi¶. Em h·y chØ râ. BT6. §»ng sau ngßi bót kÓ, t¶ kh¸ch quan lµ nh÷ng th¸i ®é rÊt râ rµng cña t¸c gi¶. Em h·y chØ râ. - Miªu t¶ hoµn c¶nh cña em b»ng nçi xãt xa, th­¬ng c¶m. - Miªu t¶ nh÷ng méng t­ëng cña em bÐ víi th¸i ®é tr©n träng, n©ng niu. - Miªu t¶ th¸i ®é v« t×nh cña nh÷ng ng­êi kh¸ch qua ®­êng mµ ngÇm béc lé sù bÊt b×nh, phÉn né 3. Cñng cè, h­íng dÉn vÒ nhµ: BTVN: ViÕt ®o¹n v¨n PBCN cña em vÒ C« bÐ b¸n diªm.
  33. - Xem l¹i lý thuyÕt ë v¨n b¶n “C« bÐ b¸n diªm”. - Tãm t¾t v¨n b¶n; - S­u tÇm nh÷ng truyÖn cã néi dung t­¬ng tù truyÖn “C« bÐ b¸n diªm” ë VN - VÒ nhµ hoµn thiÖn nèt bµi tËp 7. Häc bµi, chuÈn bÞ «n tËp §¸nh nhau víi cèi xay giã Tuần 12 Ngày soạn : /11/ Tiết : 16-17 Ngày dạy: /11/ LUYỆN TẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MT,BIỂU CẢM 1 . Mục tiêu bài học -HS lập được dàn ý bài văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm -Luyện cách trình bày dàn ý , luyện viết đoạn 2 , Nội dung bài học Yêu cầu HS nêu bố cục bài văn tự sự ? Đề 1: Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô buồn HS lựa chọn sự việc : khuyết điểm gì ? 2HS lập – chú ý cách trình bày HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG HDD1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT I:ÔN TẬP LÍ THUYẾT: -Cho biết vai trò yếu tố miêu tả -biểu cảm 1/ Khái niệm: trong văn tự sự? 2: cách lập dàn ý: Đề 1: Kể lại một lần em mắc khuyết điểm II: LUYỆN TẬP: khiến thầy cô buồn 1,Mở bài - Giới thiệu khuyết điểm gì với thầy cô giáo ( không học bài , giở sách ,thái độ không đúng mực ) -Khái quát suy nghĩ của mình 2, Thân bài *Tập trung kể về khuyết điểm : xảy ra ở đâu ? với thầy cô nào ? chuyện xảy ra như thế nào ? ( mở đầu , diễn biến , kết quả ) Suy nghĩ cảm xúc của em ?
  34. *Yếu tố miêu tả :hình ảnh cô , thái độ biểu hiện của em *Yếu tố biểu cảm : tháI độ thầy cô , sự day dứt của em 2, Kết bài Suy nghĩ bài học qua sự việc đó Đề 2 Đề 2 Kể về một sự việc khiến bố mẹ vui lòng Kể về một sự việc khiến bố mẹ vui lòng Yêu cầu HS chọn sự việc ngôi kể Yêu cầu HS chọn sự việc ngôi kể Lập dàn ý 1, M ở bài -Giới thiệu sự việc làm cha mẹ vui lòng ( được điểm cao , chăm em , giúp việc nhà ) -Khái quát suy nghĩ của mình 2, Thân bài * Kể về sự việc khiến cha mẹ vui lòng : -Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh nào ? chuyện xảy ra như thế nào ? Thái độ bố mẹ ? niềm vui của em ? * Yếu tố miêu tả : hình ảnh thiên nhiên , hình ảnh bố mẹ , công việc của mình . *Biểu cảm : tâm trạng , thái độ bố mẹ , tâm trạng bản thân 3,Kết bài Suy nghĩ , bài học qua sự việc đó Bàì tập A, Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả biểu cảm ( phần thân bài ) ở đề 1 B ,Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả biểu cảm ( Phần thân bài , nội dung tự chọn ) ở đề 2 Yêu cầu học sinh viết đoạn - đọc –nhận xét – chú ý cách đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm hiệu quả, hợp lý • Hướng dẫn về nhà : • Chuẩn bị viết bài số 3 • Rút kinh nghiệm Ngày soạn : 1/12/2009 Ngày dạy : 8/12 Tiết 19,20,21: RÌn kü n¨ng lµm bµi v¨n thuyÕt minh A ,Môc tiªu bµi d¹y - Rèn kỹ năng lập dàn ý bài văn thuyết minh: giới thiệu nón lá , áo dài , bánh chưng - HS tập viết đoạn văn thuyết minh B , Néi dung bµi d¹y
  35. Đề 1 : Giới thiệu chiếc nón lá HS xác định yêu cầu đề Lập dàn ý: 1, Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nón lá:định nghĩa về nón lá(che nắng che mưa) và hình ảnh nón lá trong cuộc Cuộc sống con người VN - đọc mở bài trang 278 thiết kế bài soạn 2, Thân bài : * Nguồn gốc :nghề làm nón có từ thời nhà Trần thế kỷ 13 * Chủng loại : nón tam giangcho ông bà già , nón lá cho nhà giàu , nón tu lờ cho nhà sư nón chéo vành cho lính Nón ngày xưa này xưa rộng vành nặng . Đầu thế kỷ 20 nón được cảI tiến nhẹ nhàng thanh thoát * Nơi làm nón nổi tiếng: làng Chuông, Quảng Bình , Huế * Cấú tạo : hình chóp , gồm khung tre , lá gồi, móc * Cách làm: tre chuốt mỏng uốn vành ;lá nón sấy phơi,là phẳng,dựng khuôn xếp vành, lợp lá , chằm nón bằng sợi móc , sơn dầu bóng Một lao động trung bình làm 1 nón / ngày Gía thành: 8000 -10000đ / chiếc *Gia trị : sản phẩm văn hoá được du khách mến mộ 3 Kết bài : - Khôi phục làng nghề thủ công - Sản phẩm mỹ nghệ mang nét đẹp đặc trưng người Việt Nam Đề 2 : Giới thiệu áo dài Việt Nam 1, Mở bài Giới thiệu áo dài Việt Nam 2 Thân bài: a.Nguồn gốc áo dài - Chúa Nguyễn Phúc Khoát thế kỷ 18 ra chỉ dụ : chế ra 1 chiếc áo lễ phục cổ đứng , tay dài , mằu tuỳ ý- chiếc áo dài ra đời thô sơ nhưng kín đáo - Phụ nữ thêu thùa quanh cổ cho đẹp b. Sự phát triển hoàn thiện - Chiếc áo dài được hoàn thiện thành y phục dân tộc - Thập niên 30 : Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ (hoạ sĩ du học ở Pháp) dùng diễn đàn Phong hoá ngày nay quản bá cho áo dài Việt Nam không eo , cổ cao,-Lơ Muya ,Cát Tường - Bà Trịnh Thục Oanh hiệu trưởng trường trung học nữ Hà nội áo có eo ôm sát đường cong –tôn vẻ đẹp người phụ nữ c. Ngày năy - Chiếc áo dài :y phục , hồn dân tộc Phụ nữ mặc ngày lễ tết , tiếp khách quốc tế ,HS mặc đồng phục Thi hoa hậu :áo dài Kiểu dáng : cổ cao , eo , vạt dài , không cổ , màu sắc rực rỡ Chất liệu phong phú: lụa ,nhung,von d. Y nghĩa - Hai vạt trước tứ thân phú mẫu ,vạt ngắn chéo như yếm che ngực như hình ảnh người mẹ ôm ấp con 5 khuy cân xứng tượng trưng cho 5 đạo làm người: nhân, nghĩa, l , trí ,tín 3, Kết bài - Là tác phẩm nghệ thuật Mang vẻ đẹp cốt cách con người Việt Nam
  36. Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam Đề 3: Giới thiệu chiếc bánh chưng 1, Mở bài - Giới thiệu chiếc bánh chưng : bánh chưng , món ăn truyền thống , quen thuộc của người dân Việt Nam 2, Thân bài * Nguồn gốc : có từ xa xưa – truyền thuyết bánh chưng , bánh dày (vua Hùng thứ 8) * Nguyên liệu :lá dong,gạo nếp, đỗ,thịt lợn, hành , hạt tiêu, lạt tre * Cách làm :lá dong rửa sạch, gạo nếp vo sạch ngâm 12 tiếng,đỗ xay vỡ đồ giã nhuyễn, thịt lợn thái miếng to bản ướp gia vị giải 1 lớp lá dong , đổ gạo nếp , đặt nhân đậu thịt , đổ tiếp 1 lớp gạo nếp , gói hình vuông , dùng lạt buộc chặt – người ta có thể gói khuôn hoặc gói đùm * Bánh chưng thường nấu vào dịp tết cổ truyền của người Việt Nam là thứ bánh không thể thiếu được trong dịp tết Thịt mỡ , dưa hành ,câu đối đỏ Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh * Y nghĩa :bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất ,gạo nếp ,đỗ, thịt lợn tượng trưng cho muông thú cây cỏ . Bánh chưng thường được cúng chung với bánh dày hình tròn làm bằng gạo nếp tượng trưng cho trời .Bánh được bày trên bàn thờ cúng tổ tiên , tạ ơn trời đấtmỗi khi xuân về tết đến đến Ngày nay cuộc sống nâng cao bánh chưng có quanh năm , nó còn được thắp hương vào ngày rằm mùng 1 3 , Kết bài Bánh chưng là thứ bánh truyền thống mang bản sắc dân tộc, là món ăn ngon , là niềm tự hào của con người Việt Nam *Đề bổ sung: Thuyết minh về chiếc kính Yêu cầu: Mở bài: giới thiệu về chiếc kính Thân bài: -Chủng loại:kính thời trang , kính thuốc -Công dụng: thời trang-chống bụi, giúp người bị cận , viễn nhìn rõ -Cấu tạo: Nhựạ,kim loại Gọng:Đỡ hai mắt , định vị Mắt kính:chất liệu Mi ca Thấu kính hình en líp -Cách bảo quản: tránh va đập, để trong hộp có lót vải mềmđể tránh vỡ xước -Gía cả: 80-100 000đ Kết bài :y nghĩa *Đề bổ sung :thuyết minh chiếc bút Mở bài : giới thiệu về chiếc bút Thân bài: Nguồn gốc :có từ rất lâu đời -bút lông -cải tiến thành bút hiện đại Cấu tạo: ngòi ,ruột , thân ,nắp Bảo quản: giữ gìn cẩn thận ,không làm toè ngòi , để trong hổptránh vỡ Kết bài: bút rẻ tiện lợi , thông dụng CỦNG CỐ :
  37. TUẦN 12: Ngày soạn: /10/ Tiết: 16-17 Ngày dạy: /10/ ÔN TẬP TRỢ TỪ,THÁN TỪ,TẬP LÀM VĂN A. Môc tiªu cÇn ®¹t: - ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ trî tõ, th¸n tõ - RÌn kÜ n¨ng c¶m thô v¨n häc qua bµi “§¸nh nhau víi cèi xay giã” cña Xecvantet. B. ChuÈn bÞ: ThÇy: C¸c d¹ng bµi tËp Trß: ¤n tËp C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. KiÓm tra: sù chuÈn bÞ 2. ¤n tËp Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung I. TIẾNG VIỆT. 1. Bµi tËp 1 ? §äc c¸c vÝ dô sau vµ rót ra trËt tù cña trî tõ? a. T«i th× t«i xin chÞu. b. ChÝnh b¹n Lan nãi víi m×nh nh­ vËy. c. Ngay c¶ cËu còng kh«ng tin m×nh ­? - Trî tõ dïng ®Ó nhÊn m¹nh: ®øng ngay tr­íc tõ mµ nã muèn nhÊn m¹nh; - Trî tõ biÓu hiÖn th¸i ®é ®¸nh gi¸ sù vËt, sù viÖc. ? Nªu ®Æc ®iÓm cña th¸n tõ * §Æc ®iÓm cña th¸n tõ: - Dïng ®Ó béc lé c¶m xóc bÊt ngê, trùc tiÕp cña ng­êi nãi tr­íc mét sù viÖc nµo ®ã - Th­êng lµm thµnh phÇn biÖt lËp trong c©u hoÆc t¸ch thµnh c©u ®éc lËp.
  38. ? T×m nh÷ng c©u v¨n, c©u th¬ cã dïng * T×m nh÷ng c©u v¨n, c©u th¬ cã dïng th¸n tõ thÓ hiÖn th¸n tõ thÓ hiÖn râ hai ®Æc ®iÓm trªn. râ hai ®Æc ®iÓm trªn. a. B¸c ®· ®i råi sao B¸c ¬i! Mïa xu©n ®ang ®Ñp n¾ng xanh trêi. b. Hång! Mµy cã muèn vµo Thanh Ho¸ ch¬i víi mî mµy kh«ng? ? X¸c ®Þnh ý nghÜa cña trî tõ qua c¸c vÝ c. V©ng! Ch¸u còng nghÜ nh­ cô. dô sau? VD a. Nã h¸t nh÷ng mÊy bµi liÒn. b. ChÝnh c¸c ch¸u ®· gióp Lan häc tËp tèt. c. Nã ¨n mçi b÷a chØ l­ng b¸t c¬m. d. Ngay c¶ b¹n th©n nã còng Ýt t©m sù. e. Anh t«i toµn nh÷ng lä lµ lä. Gîi ý: - Tr­êng hîp a, e: trî tõ nhÊn m¹nh sù qu¸ ng­ìng vÒ møc ®é; - Tr­êng hîp b, c, d: NhÊn m¹nh ®é chÝnh x¸c, ®¸ng tin cËy. ? §Æt c©u sö dông trî tõ, th¸n tõ? §Æt c©u A! MÑ ®· vÒ! Eo ¬i, con l­¬n nh÷ng 20kg. GV: h/d häc sinh «n tËp truyÖn “§¸nh II. VĂN BẢN nhau víi cèi xay giã” cña Xecvantet. Bµi tËp 1 ? Giíi thiÖu thªm vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm: Giíi thiÖu thªm vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm: Xecvantec cã biÖt hiÖu "ng­êi côt tay trong trËn Lªpant«". ¤ng ®· tõng tham gia qu©n ®éi vµ tõng bÞ bän c­íp biÓn b¾t vµ cÇm tï. Trë vÒ n­íc, «ng lµ mét viªn chøc nhá, gia ®×nh cã nhiÒu khã kh¨n vÒ kinh tÕ. ChÝnh v× vËy, «ng ph¶i viÕt s¸ch ®Ó kiÕm thªm tiÒn vµ trong hoµn c¶nh ®ã, «ng ®· cho ra ®êi tiÓu thuyÕt §«nkih«tª bÊt hñ. "§«n Kih«tª" cña Xecvantec lµ mét kiÖt t¸c gåm hai phÇn: phÇn I cã 52 ch­¬ng, xuÊt b¶n n¨m 1605; phÇn II gåm 70 ch­¬ng, xuÊt b¶n n¨m 1615. T¸c phÈm ®· thÓ hiÖn ®­îc t­ t­ëng nh©n ®¹o vµ nghÖ thuËt x©y dùng t¸c phÈm cña nhµ v¨n, nhÊt lµ nghÖ thuËt kh¾c ho¹ nh©n vËt. Trong ®o¹n trÝch "§¸nh nhau víi cèi xay giã", b»ng tµi n¨ng x©y dùng nh©n vËt rÊt ®éc ®¸o, Xecvantec ®· kh¾c ho¹ râ nÐt tÝnh c¸ch cña §«nkih«tª vµ Xanch« Panxa. §©y lµ cÆp nh©n vËt bÊt hñ mµ Xecvantec ®· gãp vµo v¨n häc nh©n lo¹i. 2. LËp b¶ng so s¸nh sù ®èi lËp gi÷a hai nh©n vËt §«n Kih«tª vµ Xanch« Panxa ®­îc thÓ hiÖn trong ®o¹n trÝch "§¸nh nhau víi cèi xay giã".
  39. §«n Kih«tª vµ Xanch« Panxa lµ cÆp nh©n vËt t­¬ng ph¶n vÒ mäi mÆt: xuÊt th©n, h×nh d¸ng, môc ®Ých lÝ t­ëng, hµnh ®éng, tÝnh c¸ch, 3. X©y dùng cÆp nh©n vËt t­¬ng ph¶n song song bªn nhau, nhµ v¨n cã dông ý: - §em ®Õn cho ng­êi ®äc lêi nh¾c nhë: Mçi ng­êi ®Òu ph¶i biÕt ph¸t huy nh÷ng ­u ®iÓm, kh¾c phôc nh÷ng nh­îc ®iÓm cña b¶n th©n ®Ó h­íng tíi sù hoµn thiÖn nh©n c¸ch vµ t©m hån m×nh. - H¬n n÷a, qua tõng nh©n vËt, t¸c gi¶ ®· thÓ hiÖn rÊt râ th¸i ®é cña m×nh ®èi víi nhiÒu h¹ng ng­êi trong x· héi ®­¬ng thêi. + Qua nh©n vËt §«n Kih«tª, t¸c gi¶ phª ph¸n nh÷ng lÝ t­ëng hiÖp sÜ ®· trë nªn lçi thêi qua hµng lo¹t nh÷ng suy nghÜ, hµnh ®éng nùc c­êi, hµi h­íc. + Qua nh©n vËt Xanch« Panxa, t¸c gi¶ c¶nh tØnh mäi ng­êi tr­íc lèi sèng thùc dông, ch¨m chót qu¸ ®Õn nh÷ng nhu cÇu cña b¶n th©n, khiÕn con ng­êi trë nªn tÇm th­êng, Ých kØ. - ViÕt bé tiÓu thuyÕt nµy, Xecvantex ®· cè t×nh nh¹i l¹i nh÷ng tiÓu thuyÕt hiÖp sÜ ®ang nhan nh¶n trong ®êi sèng x· héi ®­¬ng thêi ®Ó nh»m phª ph¸n, chÕ giÔu, thËm chÝ kÕt téi lo¹i tiÓu thuyÕt ®ã. ?Em h·y lËp b¶ng so s¸nh sù ®èi lËp gi÷a hai nh©n vËt §«n Kih«tª vµ Xanch« Panxa ®­îc thÓ hiÖn trong ®o¹n trÝch "§¸nh nhau víi cèi xay giã". ? X©y dùng cÆp nh©n vËt t­¬ng ph¶n song song bªn nhau, nhµ v¨n cã dông ý g×? 4. ViÕt mét ®o¹n v¨n vÒ nh©n vËt §«n Kih«tª trong ViÕt mét ®o¹n v¨n vÒ nh©n vËt §«n ®o¹n trÝch "§¸nh nhau víi cèi xay giã". Kih«tª trong ®o¹n trÝch "§¸nh nhau víi - HS viÕt bµi. cèi xay giã". - GV gäi mét sè HS ®äc tr­íc líp, nhËn xÐt vµ ch÷a bµi. B¶ng so s¸nh: C¸c mÆt so s¸nh §«n Kih«tª Xanch« Panxa - XuÊt th©n - Quý téc nghÌo, tr¹c 50 tuæi - N«ng d©n - H×nh d¸ng - GÇy gß, cao lªnh khªnh - BÐo, lïn - VËt c­ìi - Ngùa cßm R«xinantª - Lõa x¸m - NhËn thøc - Mª muéi, ¶o t­ëng h·o huyÒn; - TØnh t¸o, thùc tÕ; - Hµnh ®éng - Dòng c¶m nh­ng ®iªn rå; - HÌn nh¸t, nÐ tr¸nh - Kh¸t väng, lÝ t­ëng - §Ñp ®Ï, cao c¶: Muèn trë thµnh - ¦íc muèn tÇm th­êng: Muèn lµm mét hiÖp sÜ, hµnh hiÖp giang hå ®Ó thèng ®èc mét vµi hßn ®¶o, muèn cøu khèn phß nguy. ®­îc ¨n uèng no nª. - TÝnh c¸ch - Ng­êi dòng m·nh, kh¸t khao c«ng - Ng­êi thËt thµ, chÊt ph¸c nh­ng lÝ, träng danh dù nh­ng gµn dë, thùc dông, tÇm th­êng ng«ng cuång.
  40. Lµ nh©n vËt võa ®¸ng kh©m Cã c¶ ­u ®iÓm vµ nh­îc ®iÓm phôc, võa ®¸ng chª c­êi. 3. Cñng cè, h­íng dÉn vÒ nhµ: BTVN: ViÕt ®o¹n v¨n cã sö dông trî tõ, th¸n tõ ? Gîi ý - ViÕt mét ®o¹n v¨n vÒ chñ ®Ò häc tËp trong ®ã cã sö dông trî tõ, th¸n tõ, S­u tÇm nh÷ng c©u th¬ cã sö dông trî tõ, th¸n tõ mµ em biÕt. - Häc bµi, chuÈn bÞ «n tËp ChiÕc l¸ cuèi cïng TUẦN 12: Ngày soạn: /10/ Tiết 17-18 Ngày dạy: /10/ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT,VĂN BẢN A. Môc tiªu cÇn ®¹t: - ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ t×nh th¸i tõ. - RÌn kÜ n¨ng c¶m thô v¨n häc qua bµi “ChiÕc l¸ cuèi cïng” cña O Hen ri. B. ChuÈn bÞ: ThÇy: C¸c d¹ng bµi tËp Trß: ¤n tËp C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 1. KiÓm tra: sù chuÈn bÞ 2. ¤n tËp Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung Ca 1 I. TIẾNG VIỆT ? ThÕ nµo lµ t×nh th¸i tõ? Cho vÝ 1. Bµi tËp 1 dô? - Lµ nh÷ng tõ dïng ®Ó thªm vµo c©u vµ t¹o c¸c kiÓu c©u. VD: µ, ­, hö, h¶, thay, sao ®i, nµo, víi, ¹, nhÐ, c¬, mµ - Chøc n¨ng + T¹o c©u nghi vÊn, kh¼ng ®Þnh, c¶m th¸n ? T×nh th¸i tõ cã nh÷ng chøc n¨ng + BiÓu thÞ s¾c th¸i cña c©u g×? Nªu c¸ch sö dông? - Sö dông tÝnh th¸i tõ ph¶i chó ý sao cho phï hîp víi hoµn c¶nh giao tiÕp. vÝ dô: a. U nhÊt ®Þnh b¸n con ®Êy µ? U kh«ng cho con ë nhµ n÷a ? Cho vÝ dô sau. §äc kÜ vµ t×m t×nh ­? "µ, ­" t¹o c©u nghi vÊn. th¸i tõ? b. §Ìn khoe ®Ìn tá h¬n tr¨ng §Ìn ra tr­íc giã cßn ch¨ng hìi ®Ìn. "ch¨ng" t¹o c©u nghi vÊn. c. Nµy u ¨n ®i! U ¨n khoai ®i ®Ó . "®i" t¹o c©u cÇu khiÕn. d. Em kh«ng! Nµo! Em kh«ng cho b¸n chÞ TÝ nµo! "nµo" t¹o c©u cÇu khiÕn. e. MÑ cho con ®i víi. "víi" t¹o c©u cÇu khiÕn. g. S­íng vui thay tÊt c¶ cña ta å tÊt c¶ cña ta ®©y s­íng thËt! "Thay, å, thËt" t¹o c©u c¶m th¸n. h. KiÕp ai còng thÕ th«i cô ¹!
  41. i. ThÕ nã cho b¾t µ? "µ" t¹o c©u nghi vÊn. X¸c ®Þnh a. Em chµo thÇy. ? X¸c ®Þnh chøc n¨ng cña t×nh b. Chµo «ng, ch¸u vÒ. th¸i tõ trong c¸c c©u sau c. Con ®· ®i häc vÒ råi. d. MÑ ¬i, con ®i ch¬i mét l¸t. Trong giao tiÕp, nh÷ng ph¸t ng«n trªn th­êng bÞ phª ? Trong giao tiÕp, nh÷ng ph¸t ph¸n bëi nã ch­a thÓ hiÖn ®óng th¸i ®é t×nh c¶m trong ng«n trªn th­êng bÞ phª ph¸n? V× giao tiÕp cña ng­êi d­íi ®èi víi ng­êi trªn, cña ng­êi nhá sao? H·y söa l¹i. tuæi víi ng­êi lín tuæi. Bëi vËy, cÇn thªm "¹" vµo cuèi mçi c©u. VÝ dô ? Tõ “vËy” trong c¸c c©u sau cã g× ®Æc biÖt? ý nghÜ cña c¸c tõ "vËy" a. Anh b¶o sao t«i nghe vËy. ChØ tõ. kh¸c nhau v× sao b. Kh«ng ai h¸t th× t«i h¸t vËy. T×nh th¸i tõ. c. B¹n Lan h¸t vËy lµ ®¹t yªu cÇu. ChØ tõ. ? §Æt c©u cã c¸c t×nh th¸i tõ biÓu §Æt c©u thÞ th¸i ®é kh¸c nhau? - Con nhÊt thiÕt ph¶i ®i ¹! MiÔn c­ìng - §· khuya l¾m råi mÑ ¹! KÝnh träng - Con hay ng¹i viÖc nhÊt ®Êy nhÐ! Th©n mËt II. VĂN BẢN G: h/d häc sinh «n tËp truyÖn Bµi tËp 1 “ChiÕc l¸ cuèi cïng” cña O.Henri a. T×m hiÓu chung ? Tr×nh bµy hiÓu biÕt cña em vÒ -T¸c gi¶: 1862 – 1910, nhµ v¨n Mü chuyªn viÕt truyÖn t¸c gi¶ O.Henri? ng¾n.TruyÖn cña «ng phÇn lín h­íng vÒ nh÷ng ng­êi nghÌo khæ, bÊt h¹nh víi t×nh yªu th­¬ng s©u xa vµ cã kÕt cÊu chÆt chÏ, hÊp dÉn. -TruyÖn s¸ng t¸c kho¶ng cuèi thÕ kû XIX 1®Çu thÕ kû XX. ?TruyÖn s¸ng t¸c vµo kho¶ng thêi - §o¹n trÝch chiÕm kho¶ng 1/4 phÇn cuèi t¸c phÈm. gian nµo? VÞ trÝ ®o¹n trÝch? -Ng«i kÓ: ng«i thø 3-T¹o cho sù viÖc mang tÝnh chÊt kh¸ch ?TruyÖn ®­îc kÓ theo ng«i thø quan. mÊy? T¸c dông cña ng«i kÓ? -Ph­¬ng thóc biÓu ®¹t: tù sù kÕt hîp miªu t¶ vµ biÓu c¶m. ?V¨n b¶n sö dông ph­¬ng thøc biÓu ®¹t nµo? b.DiÔn biÕn t©m tr¹ng cña Gi«n-xi ? Ph©n tÝch diÔn biÕn t©m tr¹ng cña - BÞ bÖnh nÆng, nghÌo, mang t©m tr¹ng yÕu ®èi gÇn nh­ bÊt Gi«n-xi lùc tr­íc bÖnh tËt. C« chØ tr«ng ®îi chiÕc l¸ cuèi cïng cña c¸i d©y leo giµ cçi kia rông xuèng th× c« l×a ®êi. C« ch¸n n¶n, mÖt mái vµ tuyÖt väng bu«ng xu«i
  42. - Lóc nh×n thÊy chiÕc l¸ cuèi cïng ch­a rông vµo s¸ng h«m sau, Gi«n-xi Ng¹c nhiªn nh­ng råi l¹i trë l¹i t©m tr¹ng ban ®Çu - LÇn thø hai, khi trêi võa höng s¸ng Gi«n-xi l¹i kÐo mµnh lªn hµnh ®éng ®ã thÓ hiÖn t©m tr¹ng tµn nhÉn, l¹nh lïng, thê ¬ víi chÝnh b¶n th©n m×nh - Khi thÊy chiÕc l¸ cuèi cïng vÉn dai d¼ng kiªn c­êng chèng chäi l¹i kh¾c nghiÖt cña thiªn nhiªn, Gi«n-xi ®· Nh×n chiÕc l¸ håi l©u, c« gäi Xiu ®Ó t©m sù “ cã c¸i g× ®Êy muèn chÕt lµ mét téi.”. C« thÌm ¨n ch¸o, uèng s÷a, ­íc m¬ vÏ vÞnh Napl¬ - Nguyªn nh©n dÉn ®Õn t©m tr¹ng håi sinh ë Gi«n –xi: Thuèc men, sù ch¨m sãc nhiÖt t×nh cña b¹n, kh©m phôc sù gan gãc kiªn c­êng cña chiÕc l¸. §ã cßn lµ qu¸ tr×nh ®Êu tranh cña b¶n th©n Gi«n-Xi ®Ó chiÕn th¾ng c¸i chÕt. ChiÕc l¸ cuèi cïng Êy ®· ®em l¹i nhiÖt t×nh tuæi trÎ cña Gi«n-xi, trë l¹i cho c«, lµ ph­¬ng thuèc mµu nhiÖm kú diÖu. Nã nh­ mét tia löa, mét ®éng lùc lµm ph¸t sinh, néi lùc gióp Gi«n- xi thay ®æi t©m tr¹ng, cã ®­îc t×nh yªu céng sèng vµ ®Êu trang ®Ó chiÕn th¾ng bÖnh tËt. c. Cô B¬men ? Ph©n tÝch nh©n vËt cô B¬men? -Lµ mét ho¹ sÜ nghÌo, kiÕm tiÒn b»ng c¸ch ngåi lµm mÉu vÏ cho c¸c ho¹ sÜ trÎ. Cô m¬ ­íc vÏ mét kiÖt t¸c nh­ng 40 n¨m nay ch­a thùc hiÖn ®­îc. - Cô B¬-men ngã ra ngoµi cöa sæ nh×n d©y th­êng xu©n sî sÖt khi thÊy d©y th­êng xu©n ®ang rông dÇn hÕt l¸. Cã lÏ lóc nµy cô ®ang nghÜ ph¶i lµm g× ®Ó cøu con bÐ téi nghiÖp. - Cô B¬-men vÏ chiÕc l¸ cuèi cïng trong ®ªm m­a tuyÕt l¹nh lÏo, cô vÏ ©m thÇm, lÆng lÏ b»ng chøng lµ: “Ng­êi ta t×m thÊy chiÕc thang trén lÉn ” - §ã lµ mét kiÖt t¸c v×: + nã gièng nh­ thËt ®Õn nçi 2 ho¹ sÜ thËt còng kh«ng nhËn ra. + Nã ra ®êi trong hoµn c¶nh kh¾c nghiÖt cña mét t×nh yªu th­¬ng m¹nh mÏ vµ sù hy sinh cao th­îng.
  43. + Nã thæi vµo t©m hån Gi«n –xi h¬i Êm vµ nghÞ lùc, gióp c« v­ît qua c¸i chÕt trë vÒ sù sèng. Bøc vÏ lµ mét t¸c phÈm nghÖ thuËt h­íng tíi con ng­êi - Cô kh«ng hÒ nghÜ ®Õn viÖc m×nh ®ang lµm nghÖ thuËt, ®ang thùc hiÖn c«ng tr×nh ®Ó cã l­u danh mµ chØ ®¬n gi¶n lµ may ra cã thÓ cøu ®­îc c« bÐ Gi«n-xi ®¸ng th­¬ng. §iÒu ®ã cµng lµm t¨ng thªm gi¸ trÞ nh©n v¨n cña t¸c phÈm vµ lµm næi bËt ®øc hy sinh vµ lßng vÞ tha cña B¬-men :Yªu th­¬ng lo l¾ng hÕt lßng cho sè phËn cña Gi«n-xi. Bøc vÏ lµ mét kiÖt t¸c bëi nã ®· cøu sèng mét con ng­êi. §Ó hoµn thµnh nã ng­êi ho¹ sÜ kh«ng chØ dïng bót l«ng, bét mµu mµ b»ng c¶ t×nh yªu th­¬ng, ®øc hi sinh cao quý. Cô ®· ®¸nh ®æi c¶ m¹ng sèng cña m×nh ®Ó giµnh l¹i sù sèng cho Gi«n –Xi. *Cô B¬-men trë thµnh ng­êi ch©m ngßi, ng­êi kh¬i nguån lµm rùc lªn ngän löa t×nh yªu cuéc sèng vÜnh cöu cho Gi«n- xi nh­ng chÝnh nã ®· ®Çy nhanh ng­êi s¸ng t¹o ra nã vÒ câi h­ v«. c¸i nghÜa cö Êy cña cô B¬-men chÝnh lµ mét kiÖt t¸c; kh«ng cã bè côc, ®­êng nÐt, s¾c mµu nh­ng thËt kú diÖu vµ bÊt diÖt. * Nhµ v¨n muèn ca ngîi t×nh yªu th­¬ng, tÊm lßng vÞ tha cña nh÷ng con ng­êi nghÌo khæ trªn ®Êt Mü nãi riªng, trªn mäi miÒn tr¸i ®Êt nãi chung -NghÖ thuËt ch©n chÝnh ph¶i h­íng tíi con ng­êi vµ v× con ng­êi. 3. Cñng cè, h­íng dÉn vÒ nhµ: BTVN: ViÕt ®o¹n v¨n cã sö dông trî tõ, th¸n tõ, t×nh th¸i tõ? Gîi ý - ViÕt mét ®o¹n v¨n vÒ chñ ®Ò häc tËp trong ®ã cã sö dông trî tõ, th¸n tõ, t×nh th¸i tõ. S­u tÇm nh÷ng c©u th¬ cã sö dông trî tõ, th¸n tõ mµ em biÕt. TUẦN 13: Ngày soạn?: 11/ TIẾT 19-20 Ngày dạy: /11/ ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 1.MỤC TIÊU 1.Kiến thức : Học sinh đọc ,nắm chắc :Nội dung,nghệ thuật ,các văn bản văn học nước ngoài.
  44. 2.Kĩ năng: -Rèn kỹ năng đọc ,kể tóm tắt văn bản.Tập phân tích các nhân vật trong văn bản. 3.Thái độ : Thông cảm yêu mến những con người con người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng tâm hồn cao đẹp. 2. PHƯƠNG PHÁP : Trao đổi -Luyện tập. 3.CHUẨN BỊ : GV giáo án H/S ôn bài 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt văn bản :Tức nước vỡ bờ ,văn bản :Lão Hạc 3.Bài mới : I.Văn bản :Cô bé bán diêm .(trích) Hoạt động của thầy trò Nội dung chính 3h/s đọc -nhận xét cách đọc 1. Văn bản:Cô bé bán diêm * .Kể tóm tắt. 1em kể tóm tắt - nhận xét cách kể ? Nêu tính chất của truyện :Cô bé bán diêm? -Cô bé bán diêm:Là một truyên ngắn có tính bi kịch ? Nêu nội dung của truyện :Cô bé bán diêm? -+Kể về số phận của em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa +Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi em ? Nêu những mộng tưởng hiện lên sau những lần bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không quẹt diêm của cô bé ? có tình người. H/S trả lời +Thể hiện tình thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khỗ. ? Câu văn sau sử dụng bút pháp tu từ nào? -Nhân hoá _Những thần chết đã đến cướp bà của em đi mất, gia sản tiêu tan ? Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong -Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô câu văn sau là gì ? bé bán diêm khao khát _ Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu mà em đã trông thấy,nhất là cảnh huy hoàng lúc 2 bà -Nghệ thuật tương phản cháu bay lên để đón lấy niềm vui, hạnh phúc đầu năm mới. -Nghệ thuật nổi bật : Đan xen giửa hiện thực ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giã dùng để và mộng tưỡng làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bán diêm. ?Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc_xen ở chuyện cô bé bán diêm là gì ? II.Văn bản : Đánh nhau với cối xay gió Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính ?Nhận xét về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc- van-tet ? 1. Kể tóm tắt. Là một tiểu thuyết nhại lại tiểu thuyết “hiệp sĩ” để chế giểu loại tiểu thuyết này. ? Ý nghĩa của từ “hiệp sĩ” ?
  45. -Hiệp sĩ :Là một người có sức mạnh, lòng hào hiệp hay bênh vực kẻ yếu trong xã hội ? Đoạn trích: Đánh nhau với cối xay gió được kể cũ bằng lời của ai? ?Hai nhân vật có tính trái ngược nhau ntn? -Lời kể Xéc-van-tét -Đôn ki-hô tê Xan-chô-Pan-xa Hoang tưởng >< Tỉnh táo nhưng Nhưng cao thực dụng,tầm ? Với chúng ta bài học từ 2 t/p này là gì ? thượng thường -Con người muốn tốt đẹp không được hoang ? Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-tét từ 2nhân tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao vật nổi tiếng đó của ông? thượng. -Tác giả sử dụng tiếng cười khôi hài để giểu cợt cái hoang tưởng và tầm thường. Đề cao cái thực tế và cao thượng III.Văn bản :Chiếc lá cuối cùng Hoạt động của thầy và trò 3 em đọc- nhận xét cách đọc 1 em kể -nhận xét cách kể - bổ sung 1Kể tóm tắt 2Luyện tâp a.Phân tích tâm trạng của nhân vật Giôn-xi. Hướng dẩn h/s luyện tập b.Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác H/S đọc bài làm- gv sửa 4.Củng cố :Nội dung ,nghệ thuật 3 văn bản 5.Dặn dò :Về nhà đọc, kể và ôn văn lại văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám -Ôn tập phần tiếng việt đã học 6.Rút kinh nghiệm Tuần 14 -15 Ngày soạn : 1/11/ Tiết 21-22 Ngày dạy : 8/11/ RÌn kü n¨ng lµm bµi v¨n thuyÕt minh 1 ,Môc tiªu bµi d¹y - Rèn kỹ năng lập dàn ý bài văn thuyết minh: giới thiệu nón lá , áo dài , bánh chưng - HS tập viết đoạn văn thuyết minh 2 , Néi dung bµi d¹y Hoạt động của thầy trò NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG1: I: ÔN TẬP LÍ THUYẾT: 1. Khái niệm: 2. Phương pháp thuyết minh: 3: Các bước làm bài văn thuyết minh: HOẠT ĐỘNG 2: II.LUYỆN TẬP. Đề 1 : Giới thiệu chiếc nón lá Đề 1 : Giới thiệu chiếc nón lá HS xác định yêu cầu đề HS xác định yêu cầu đề Lập dàn ý:
  46. 1, Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nón lá:định nghĩa về nón lá(che nắng che mưa) và hình ảnh nón lá trong cuộc Cuộc sống con người VN - đọc mở bài trang 278 thiết kế bài soạn 2, Thân bài : * Nguồn gốc :nghề làm nón có từ thời nhà Trần thế kỷ 13 * Chủng loại : nón tam giangcho ông bà già , nón lá cho nhà giàu , nón tu lờ cho nhà sư nón chéo vành cho lính Nón ngày xưa này xưa rộng vành nặng . Đầu thế kỷ 20 nón được cảI tiến nhẹ nhàng thanh thoát * Nơi làm nón nổi tiếng: làng Chuông, Quảng Bình , Huế * Cấú tạo : hình chóp , gồm khung tre , lá gồi, móc * Cách làm: tre chuốt mỏng uốn vành ;lá nón sấy phơi,là phẳng,dựng khuôn xếp vành, lợp lá , chằm nón bằng sợi móc , sơn dầu bóng Một lao động trung bình làm 1 nón / ngày Gía thành: 8000 -10000đ / chiếc *Gia trị : sản phẩm văn hoá được du khách mến mộ 3 Kết bài : - Khôi phục làng nghề thủ công - Sản phẩm mỹ nghệ mang nét đẹp đặc trưng người Đề 2 : Giới thiệu áo dài Việt Nam Việt Nam Đề 2 : Giới thiệu áo dài Việt Nam 1, Mở bài Giới thiệu áo dài Việt Nam 2 Thân bài: a.Nguồn gốc áo dài - Chúa Nguyễn Phúc Khoát thế kỷ 18 ra chỉ dụ : chế ra 1 chiếc áo lễ phục cổ đứng , tay dài , mằu tuỳ ý- chiếc áo dài ra đời thô sơ nhưng kín đáo - Phụ nữ thêu thùa quanh cổ cho đẹp b. Sự phát triển hoàn thiện - Chiếc áo dài được hoàn thiện thành y phục dân tộc - Thập niên 30 : Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ (hoạ sĩ du học ở Pháp) dùng diễn đàn Phong hoá ngày nay quản bá cho áo dài Việt Nam không eo , cổ cao,- Lơ Muya ,Cát Tường - Bà Trịnh Thục Oanh hiệu trưởng trường trung học nữ Hà nội áo có eo ôm sát đường cong –tôn vẻ đẹp người phụ nữ c. Ngày năy - Chiếc áo dài :y phục , hồn dân tộc Phụ nữ mặc ngày lễ tết , tiếp khách quốc tế ,HS mặc đồng phục Thi hoa hậu :áo dài
  47. Kiểu dáng : cổ cao , eo , vạt dài , không cổ , màu sắc rực rỡ Chất liệu phong phú: lụa ,nhung,von d. Y nghĩa - Hai vạt trước tứ thân phú mẫu ,vạt ngắn chéo như yếm che ngực như hình ảnh người mẹ ôm ấp con 5 khuy cân xứng tượng trưng cho 5 đạo làm người: nhân, nghĩa, l , trí ,tín 3, Kết bài - Là tác phẩm nghệ thuật Mang vẻ đẹp cốt cách con người Việt Nam Đề 3: Giới thiệu chiếc bánh chưng Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam Đề 3: Giới thiệu chiếc bánh chưng 1, Mở bài - Giới thiệu chiếc bánh chưng : bánh chưng , món ăn truyền thống , quen thuộc của người dân Việt Nam 2, Thân bài * Nguồn gốc : có từ xa xưa – truyền thuyết bánh chưng , bánh dày (vua Hùng thứ 8) * Nguyên liệu :lá dong,gạo nếp, đỗ,thịt lợn, hành , hạt tiêu, lạt tre * Cách làm :lá dong rửa sạch, gạo nếp vo sạch ngâm 12 tiếng,đỗ xay vỡ đồ giã nhuyễn, thịt lợn thái miếng to bản ướp gia vị giải 1 lớp lá dong , đổ gạo nếp , đặt nhân đậu thịt , đổ tiếp 1 lớp gạo nếp , gói hình vuông , dùng lạt buộc chặt – người ta có thể gói khuôn hoặc gói đùm * Bánh chưng thường nấu vào dịp tết cổ truyền của người Việt Nam là thứ bánh không thể thiếu được trong dịp tết Thịt mỡ , dưa hành ,câu đối đỏ Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh * Y nghĩa :bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất ,gạo nếp ,đỗ, thịt lợn tượng trưng cho muông thú cây cỏ . Bánh chưng thường được cúng chung với bánh dày hình tròn làm bằng gạo nếp tượng trưng cho trời .Bánh được bày trên bàn thờ cúng tổ tiên , tạ ơn trời đấtmỗi khi xuân về tết đến đến Ngày nay cuộc sống nâng cao bánh chưng có quanh năm , nó còn được thắp hương vào ngày rằm mùng 1 3 , Kết bài Bánh chưng là thứ bánh truyền thống mang bản sắc dân tộc, là món ăn ngon , là niềm tự hào của con người Việt Nam * CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Bài tập về nhà: đề 1: Thuyết minh về một đồ dùng học tập Đề 2: Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
  48. Ngày soạn : 8 /11 /2009 Ngày dạy :10 /11 Tiết 7,8,9 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu cần đạt : 1.Kiến thức: Ôn,luyện về cấp độ khái quát của từ ,trường từ vựng ,từ tượng hình từ tượng thanh ,từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ,trợ từ ,thán từ ,tình thái từ ,nói quá ,nói giảm nói tránh . 2.Kỹ năng : Ôn-Thực hành 3.Thái độ : Tích cực vận dụng kiến thưc vào nói ,viết . B.Phương pháp : Ôn luyện C.Chuẩn bị : GV- Giáo án H/S -Học , ôn bài D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài củ : Kết hợp bài ôn 3.Bài mới : I.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn )hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn )nghĩa của từ ngữ khác. ? Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa : - -Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó Rộng ? bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. -Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó ?Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa : -Hẹp được bao hàm trong phạm vi nghĩa ? của một từ ngữ khác Ví dụ: -Đồ dùng học tập( bút chì,thước kẻ,com pa,sgk,vỡ ) -Cây cối (tre,chuối,mít,cau,trầu ) II.Trường từ vựng ? Thế nào là trường từ vựng ? -Tập hợp của những từ có ít nhất Ví dụ:Tâm trạng của con người: Buồn ,vui,hờn một nét chung về nghĩa giận,rầu rỉ,sung sướng III.Từ tượng hình ,từ tượng thanh
  49. ? Thế nào là từ tượng hình ,từ tượng thanh? -Từ tượng hình:Gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật. Ví dụ:-Rủ rượi,xồng xộc,xộc xệch -Từ tượng thanh:Là từ mô phổng -Xôn xao âm thanh của tự nhiên, của con người IV.Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Thế nào là từ ngữ địa phương? 1.Từ ngữ địa phương. ?Thế nào là biệt ngữ xã hội ? 2.Biệt ngữ xã hội H/S trả lời V. Trợ từ, thán từ ? Thế nào là trợ từ ?Cho ví dụ ? 1.Trợ từ H/S nêu,GV sửa chữa. Ví dụ:-Chính lúc này toàn thân các cây cũng run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. -Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:Hôm nay tôi đi học. -Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. 2.Thán từ Là những từ biểu lộ cảm xúc,tình ? Thế nào là thán từ ? Cho ví dụ ? cảm thái độ của người nói hoặc Ví dụ : _Trời ơi ! Ngày mai con chơi với ai dùng để gọi đáp ?Con ngủ với ai? -Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta,nếu ta không cố tìm mà hiểu họ (Lảo Hạc ) ? Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn? Than thở vì đau đớn. VI.Tình thái từ ? Tình thái từ là gì? Cho ví dụ ? Là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiển,câu Ví dụ :TTTừ nghi vấn: à, ư, hả , hử cảm thán và để biểu thị sắc thái tình TTTừ cầu khiến : Đi ,nào ,với cảm của người nói. TTTừ cảm thán :Thay , sao ,thật TTTừ biểu thị sắc thái tình cảm: Ạ ,nhé ,cơ mà VII. Nói quá ?Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? 1.Khái niệmnói quá H/s trả lời –cho ví dụ . 2.Cho ví dụ : VIII .Nói giảm nói tránh . ?Thế nào là nói ciảm nói tránh ?Cho ví dụ ? 1.Khái niệm nói giảm nói tránh. H/s trả lời –Cho ví dụ ? 2 .Cho ví dụ *Củng cố : GVchốt kiến thức về trợ từ ,thán từ ,tình thái từ ,nói quá ,nói giảm nói tránh. *Dặn dò :Học kỹ bài ,choví dụ . Ôn về câu ghép ,dấu ngoặc đơn ,dấu ngoặc kép. *Rút kinh nghiệm :