Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng

doc 6 trang thaodu 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_8_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng

  1. Ngày soạn: 15/10/2019 TIẾT 8 : KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học: Đo độ dài, đo thể tích thể tích của chất lỏng, đo thể tích của vật rắn không thấm nước, khối lượng – đo khối lượng, trọng lực và đơn vị lực. - Nêu được ví dụ về hai lực cân bằng, tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. - Giải thích được một số hiện tượng vật trong đời sống hàng ngày. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, làm việc độc lập. 3.Thái độ : Nghiêm túc, trung thực. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 7 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực). 2. Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần cơ học từ bài 1 đến bài 8. Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp. 3. Hình thức kiểm tra: Tự luận 100% III.BẢNG MA TRẬN
  2. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Đo độ Câu hỏi 1 dài. Đo thể tích chất lỏng. Số câu 1 1 Số điểm 2 1 Tỉ lệ % 20% 20% 2. Lực kế . Câu hỏi 5 Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% 3. Tìm hiểu Câu hỏi 4 kết quả tác dụng của lực Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% 4. Khối Câu hỏi 2,3 lượng. Đo khối lượng Số câu 2 2 Số điểm 3 3 Tỉ lệ% 30% 30% Tổng 20% 30% 30% 20% 100%
  3. TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Vật lí 6. Năm học : 2019-2020 Lớp: Ngày kiểm tra: Ngày trả bài: Điểm: Nhận xét của thầy cô giáo: ( Ghi bằng số và chữ) Đề 1: Câu 1:(2 điểm) Thế nào là giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của thước ? Câu 2: (1 điểm) Ở mặt đất khối lượng của một học sinh là 36kg thì trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu? Câu 3:(2 điểm) Hãy điền số thích hợp vào vị trí dấu a. 2400g = kg = .tạ. b. 3m3 = dm3 = lít. Câu 4:(3 điểm) Hãy nêu 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực: - Vật bị biến dạng. - Chuyển động của vật bị thay đổi. - Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động. Câu 5:(2 điểm) Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên. a. Giải thích vì sao vật đứng yên. b. Cắt sợi dây vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động ? Bài làm:
  4. TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Vật lí 6. Năm học : 2019-2020 Lớp: Ngày kiểm tra: Ngày trả bài: Điểm: Nhận xét của thầy cô giáo: ( Ghi bằng số và chữ) Đề 2: Câu 1:(2 điểm) Nêu cách đo thể tích của một vật rắn bất kì không thấm nước bằng bình tràn ? Câu 2: (1 điểm) Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ điều gì? Câu 3: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau a. 400g = kg ; b. 5 tấn = tạ. a. 10m3 = . dm3; d. 3dm3 = lít . Câu 4: (3 điểm) Hãy nêu 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực: - Vật bị biến dạng. - Chuyển động của vật bị thay đổi. - Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động. Câu 5:(2 điểm) Một vật có khối lượng 800g treo trên một sợi dây đứng yên. c. Giải thích vì sao vật đứng yên. d. Cắt sợi dây vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động ? Bài làm:
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM : ĐỀ 1 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 1 điểm Câu 1 - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp 1 điểm trên thước. Câu 2 - Khối lượng của một học sinh là 36kg thì trọng lượng của học sinh 1 điểm đó là 360N b. 2400g = 2,4 kg = 0,024 tạ. 1 điểm Câu 3 c. 3m3 = 3000 dm3 = 3000 lít. 1 điểm Nêu đúng 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực - Vật bị biến dạng. Câu 4 1 điểm - Chuyển động của vật bị thay đổi. 1 điểm - Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động. 1 điểm a. Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Trọng lực và lực 1 điểm kéo của dây. Câu 5 b. Vì vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, khi 1 điểm cắt dây lực tác dụng của dây sẽ mất đi. Vật không còn cân bằng nữa, dưới tác dụng của trọng lực thì vật rơi xuống. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM : ĐỀ 2 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình 2 điểm Câu 1 tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. - Chỉ khối lượng của hộp mứt là 250g 1 điểm Câu 2 a. 400g = 0,4kg ; b. 5 tấn = 50 tạ. 1 điểm Câu 3 c. 10m3 =10000dm3; d. 3dm3 = 3 lít . 1 điểm Nêu đúng 3 thí dụ minh họa kết quả của tác dụng lực - Vật bị biến dạng. Câu 4 1 điểm - Chuyển động của vật bị thay đổi. 1 điểm - Vật vừa bị biến dạng, vừa thay đổi chuyển động. 1 điểm a. Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Trọng lực và lực 1 điểm kéo của dây. Câu 5 b. Vì vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, khi 1 điểm cắt dây lực tác dụng của dây sẽ mất đi. Vật không còn cân bằng nữa, dưới tác dụng của trọng lực thì vật rơi xuống.