Hệ thống kiến thức Vật lý 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Thạnh

doc 3 trang thaodu 8021
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức Vật lý 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_vat_ly_6_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_huynh.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức Vật lý 6 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Thạnh

  1. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬT LÝ 6 (Học kỳ I - Năm học 2019-2020) A. LÝ THUYẾT Câu 1: Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét , kí hiệu: m * Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước. - Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước. *Quy tắc đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. + Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. Câu 2: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm cĩ ghi sẵn dung tích. Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc. * Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ + Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình. + Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. Câu 3: Quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ: + Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; + Lựa chọn bình chia độ cĩ GHĐ và ĐCNN thích hợp; + Đổ chất lỏng vào bình; + Đặt bình chia độ thẳng đứng; + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình; + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng; Câu 4 Để đo thể tích vật rắn khơng thấm nước, cĩ thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn: + Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ. + Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn khơng bỏ lọt bình chia độ. Câu 5: Cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước khi vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ. - Đo thể tích nước ban đầu cĩ trong bình chia độ V1. - Thả chìm vật rắn vào bình chia độ. Đo thể tích lúc sau V2. - Thể tích vật rắn bằng thể tích phần nước dâng lên, được tính theo cơng thức: V= V2 – V1 Câu 6: Cách đo thể tích vật rắn khơng thấm nước bằng bình tràn? Đổ nước đầy vào bình tràn. Thả vật rắn vào bình tràn, nước tràn qua bình chứa, đổ nước từ bình chứa sang bình chia độ đĩ cính là thể tích của vật rắn. Câu 7: Khối lượng là gì +Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật. Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa Ơng Thọ cĩ ghi 397g, đĩ chính là lượng sữa chứa trong hộp. *Đơn vị để đo khối lượng là kilơgam, kí hiệu là kg. Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t). Một số loại cân thường gặp là: cân địn, cân đồng hồ, cân y tế. Câu 8 : Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì ? +Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực cĩ phương thẳng đứng và cĩ chiều hướng về phía Trái Đất. +Trọng lượng của một vật là lực của vật tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo vật. +Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N. Mail:huynhvanthanh66@gmail.com Hệ thống kiến thức Vật Lý 6 học kỳ 1
  2. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ Câu 9: Dây dọi là gì? - Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm. Phương của dây dọi là phương thẳng đứng. Câu 10: Lực đàn hồi là gì? +Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nĩ biến dạng. +Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại Ví dụ: Dây cao su bị kéo căng, do biến dạng, trên dây xuất hiện lực đàn hồi. Nếu buơng tay ra dây bật rất mạnh. Câu 11: Lực kế là gì?Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, cĩ nhiều loại lực kế. Câu 12: Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng P Cơng thức: P = 10m; trong đĩ, m = 10 + m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; +P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N Câu 13: Khối lượng riêng: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đĩ. m Cơng thức: D ; trong đĩ, V + D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; + m là khối lượng của vật; +V là thể tích của vật. * Đơn vị của khối lượng riêng là kilơgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3. Câu 14: cách xác định khối lượng riêng của một chất. Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng m chất đĩ, rồi dùng cơng thức D để tính tốn V Câu 15: Trọng lượng riêng? Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất P đĩ. Cơng thức: d ; trong đĩ, V +d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật; (là N/m3.) +P là trọng lượng của vật; ( N) +V là thể tích của vật.( m3 Câu 16: Tác dụng của dịn bẩy? -Tác dụng của địn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật. - Địn bẩy cĩ tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống. - Dùng địn bẩy cĩ thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng địn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. Ví dụ: Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường cĩ phần tay cầm dài hơn phần lưỡi kéo để được lợi về lực Câu 17: Tìm hiểu cấu tạo của địn bẫy. * Mỗi địn bẫy đều cĩ: - Điểm tựa là o. - Điểm tác dụng của lực F1 là O1 - Điểm tác dụng của lực F2 là O2 * Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. Mail:huynhvanthanh66@gmail.com Hệ thống kiến thức Vật Lý 6 học kỳ 1
  3. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ II. BÀI TẬP Bài 1: Tính KLR của một vật cĩ khối lượng 226 kg và cĩ thể tích 20dm3 ra đơn vị kg/m3 vật đĩ làm bằng chất gì? m = 226kg Khối lượng riêng của vật đĩ là : 3 3 m 226 3 V = 20 dm = 0,02 m D = 11300 ( kg/m ) V 0,02 D =? Vật đĩ làm bằng chất chì Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt cĩ thể tích 0,05m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 Giải Viết được cơng thức D=m/V => m=D.V Thay số để tính m =7800.0,05=390 (kg) Viết được P=10.m=10.390=3900 (N) Bài 3: a/Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Cho biết khối đá cĩ thể tích là 520dm 3 và khối lượng riêng của của đá là 2600kg/m3 b/Tính trọng lượng riêng của khối đá Tĩm tắt Giải V = 520dm3 = 0,52m3 a/ * Khối lượng của khối đá là D = 2600kg/m3 D = m/V => m = D.V= 2600.0,52 = 1352kg m = ? * Trọng lượng của khối đá là P = ? P = 10.m = 10.1352 = 13520 N b/Trọng l ượng riêng của khối đá d = 10D= 2600.10= 26000 (N/m3) 3 Bài 4: Một bình chia độ cĩ chứa chất lỏng với thể tích ban đầu là V 1 = 50cm . Người ta bỏ vào trong 3. bình chia độ đĩ một hịn đá thì thấy thể tích trong bình lúc này là V 2 = 80cm Hãy tính thể tích của hịn đá. TL: Thể tích hịn đá 3 3 3 V = V2 – V1 =80cm – 50cm = 30cm Bài 5: Chiều dài tự nhiên của lị xo là 30cm. Lị xo được treo thẳng đứng, một đầu gắn với một điểm cố định, đầu cịn lại gắn với một quả nặng thì chiều dài của lị xo là 40cm. Tính độ biến dạng của lị xo? Đáp án: Độ biến dạng: 40cm – 30cm = 10cm Bài 6: Một vật cĩ khối lượng 500g. Trọng lượng của vật đĩ là bao nhiêu? Đáp án: m=500g =0,5kg Trọng lượng của vật: P=? (N) P=10m = 10.0,5 = 5N Bài 7: Một bình chức sẵn 100cm 3 nước, người ta thả chìm quả trứng vào thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 132cm 3, tiếp tục thả chìm quả cân vào thì mực nước dâng lên đế vạch 155cm 3. Hãy xác định: a. Thể tích của quả trứng. b. Thể tích quả cân. Đáp án: Thể tích quả trứng: 132cm3- 100cm3 = 32cm3 Thể tích quả cân: 155cm3 - 132cm3 = 23cm3 Bài 8: Thả 10 viên bi vào một bình chia độ chứa 50 cm3 thì thấy mực nước trong bình dâng lên tới vạch 65cm3. Hãy tính: a) Thể tích của 10 viên bi? b) Thể tích của 1 viên bi? 3 3 3 15 3 Đáp án: a/ V10viên =65cm - 50cm = 15cm b/ V1viên = = 1,5cm 10 Mail:huynhvanthanh66@gmail.com Hệ thống kiến thức Vật Lý 6 học kỳ 1