Nội dung ôn tập Ngữ văn 6 (Tiếp theo)

docx 3 trang thaodu 7240
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Ngữ văn 6 (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_ngu_van_6_tiep_theo.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Ngữ văn 6 (Tiếp theo)

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 ( tiếp theo) I. Phần tiếng Việt 1. Nêu tác dụng của phép so sánh trong các đoạn trích dưới đây: a. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông (Quê hương- Đỗ Trung Quân) b. Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Có cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. ( Mây và bông- Ngô Văn Phú) 2.Em hãy phân tích cấu tạo của các phép so sánh trong BT 1. 3. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như búp trên cành a. Phép so sánh trong câu trên bị lược bỏ yếu tố nào? b. Theo em, yếu tố bị lược bỏ có thể được khôi phục bởi những từ ngữ nào? 4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh dòng sông quê hương em,trong đó có sử dụng ít nhất hai phép so sánh. II. Phần Tập làm văn: 2. Cho đoạn văn sau: Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?" a. Đoạn văn trên tả đối tượng nào? Dựa vào dấu hiệu nào mà em khẳng định như vậy? b. Đoạn văn có 3 câu. Hãy chỉ ra câu nào thể hiện rõ cách tưởng tượng, so sánh khi miêu tả? Câu nào bộc lộ rõ nhận xét của người viết? c. Viết 1-2 câu nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên? 3. Nếu phải tả cảnh làng xóm nơi em ở vào một ngày mùa đông giá lạnh, em dự định sẽ lựa chọn những hình ảnh nào? Hãy liệt kê những hình ảnh đó
  2. III. Phần Đọc- hiểu: VB: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) Câu 1: Trong đoạn trích có bao nhiêu nhân vật? Những nhân vật nào tham gia vào câu chuyện? Dựa vào đâu để khẳng định điều này? Việc Dế Mèn xưng "tôi" (tự kể về mình) có tác dụng gì? Câu 2: a, Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn. b, Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Nhận xét về cách dùng từ ấy của tác giả. c, Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này. Câu 3: Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu, ) Câu 4: Tại sao bài học đối với Dế Mèn trong câu chuyện này lại là bài học đường đời đầu tiên? Bài học này có tác dụng gì trong cuộc đời phiêu lưu của Dế Mèn sau này? VB: Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai? Nhân vật chính trong truyện có tài gì? 2. Câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ mấy? Lựa chon ngôi kể ấy có tác dụng gì? 3. Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào? 4. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì? Người anh trai đã gọi những gì em gái vẽ trong bức tranh là gì? 5. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái? 6. Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
  3. VB: Vượt thác Câu 1. Đoạn trích Vượt thác tập trung miêu tả nhân vật nào? Câu 2. Vị trí quan sát của người kể truyện ở đâu? Câu 3. Nhận xét về đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả đoạn trích Vượt thác? Câu 4. Cảnh quan sông nước Thu Bồn cho thấy điều gì về đặc điểm địa lý của dòng sông này?